Acemetacin

Acemetacine (Acemetacin)

Thông tin chung của thuốc Acemetacin

Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Acemetacin (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Acemetacine (Acemetacin)

Phân loại: Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDS).

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): M01AB11.

Biệt dược gốc:

Thuốc Generic: Acemetacin STADA , Acemetacin , Aupain, Viphune

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nang 60mg , 90mg

Hình ảnh tham khảo:

AUPAIN
Mỗi viên nang có chứa:
Acemetacin …………………………. 60 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Hình ảnh mang tính chất tham khảo, thuốc không còn lưu hành tại Việt Nam.

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Viêm khớp dạng thấp mạn tính, viêm khớp mạn tính trong bệnh vẩy nến.

Kích ứng cấp tính liên quan đến bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt các khớp lớn và cột sống.

Bệnh viêm cứng cột sống.

Đợt cấp của bệnh gout.

Viêm khớp, viêm cơ và gân, viêm bao gân và viêm bao hoạt dịch.

Đau lưng và thần kinh tọa.

Viêm, phù nề hậu phẫu và tổn thương mô mềm.

Viêm tĩnh mạch nông và các tĩnh mạch khác

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng đường uống. Uống sau bữa ăn

Liều dùng:

Người lớn liều thông thường: 60mg x 1- 3 lần/ngày.

Đợt cấp của bệnh gout: 60mg x 3 lần /ngày, uống cho đến khi hết triệu chứng.

Bệnh nhân không bị rối loạn tiêu hóa: có thể tăng liều lên 300mg/ngày, khởi đầu 2 viên, sau đó thêm 60mg mỗi 8 giờ.

Khi điều trị với liều trên 3 viên/ngày thì không nên kéo dài quá 7 ngày.

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Loét tiêu hóa dạng hoạt động.

Tiền sử loét tái phát.

Bệnh nhân có tiền sử bị hen, mày đay hay viêm mũi cấp do dùng aspirin hay các NSAID.

Bệnh nhân có polyp mũi liên quan đến phù mạch thần kinh.

4.4 Thận trọng:

Điều trị bằng viên nang Acemetacine có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh nhân bị động kinh (bệnh co giật), bệnh Parkinson hay có tiền căn rối loạn tâm thần.

Trên bệnh nhân đã có khuynh hướng gia tăng sự chảy máu, độ kết tập tiểu cầu có thể bị ảnh hưởng.

Trị số của các xét nghiệm chức năng gan và thận có thể tăng khi điều trị bằng viên nang Acemetacine trên một số bệnh nhân.

Chỉ nên dùng viên nang Acemetacine trong các trường hợp sau, sau khi đã cân nhắc cẩn thận về lợi hại :

Bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng (hay có tiền căn bị bệnh này).

Bệnh nhân đang mang thai ở ba tháng đầu và ba tháng giữa của thai kỳ.

Chỉ nên dùng viên nang Acemetacine trong các trường hợp sau, dưới sự giám sát chặt chẽ về y khoa :

Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, hay có tiền căn loét dạ dày hay ruột, hay viêm ruột (như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn).

Bệnh nhân có tổn thương gan hay thận, bị cao huyết áp và/hoặc có cung lượng tim thấp (suy tim).

Bệnh nhân lớn tuổi.

Chỉ nên dùng viên nang Acemetacine một cách thận trọng trên bệnh nhân bị phản ứng quá mẫn với thuốc giảm đau và kháng viêm không thuộc nhóm steroid (AINS), với biểu hiện như lên cơn hen, phản ứng da hay viêm mũi dị ứng cấp tính (phải sẵn sàng phương tiện cấp cứu).

Bệnh nhân bị hen, bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (tắc nghẽn đường thở), sốt rơm rạ (hay fever), hoặc bị sưng niêm mạc mũi mạn tính (polyp mũi) có thể dễ bị xảy ra phản ứng với các thuốc kháng viêm không thuộc nhóm steroid (AINS) với biểu hiện như lên cơn hen, phù khu trú da hay niêm mạc (phù mạch thần kinh) hay nổi mề đay.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Ngay cả khi dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, viên nang Acemetacine cũng có thể ảnh hưởng lên tốc độ phản ứng đến mức làm rối loạn khả năng điều khiển phương tiện, vận hành máy móc, hay làm việc ở nơi chênh vênh, đặc biệt là vào thời điểm bắt đầu điều trị, khi tăng liều, khi chế phẩm bị thay đổi, hay khi uống chung với rượu.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Tính an toàn về việc dùng acemetacin cho phụ nữ có thai và cho con bú chưa được chứng minh. Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai hay đang cho con bú và những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trừ khi đang dùng các biện pháp tránh thai hiệu quả.

Thời kỳ cho con bú:

Tính an toàn về việc dùng acemetacin cho phụ nữ có thai và cho con bú chưa được chứng minh. Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai hay đang cho con bú và những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trừ khi đang dùng các biện pháp tránh thai hiệu quả.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Hệ tiêu hóa: Đau/khó chịu hệ tiêu hóa, biếng ăn, buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy và táo bón, loét tiêu hóa, thủng đường tiêu hóa hay xuất huyết tiêu hóa.

Hệ thần kinh trung ương: Các triệu chứng thường gặp là đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và mất ngủ. Hiếm gặp có nhầm lẫn, trạng thái trầm cảm, dễ kích thích.

Gan: Đôi khi làm tăng các thông số thử nghiệm chức năng gan mà không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Hiếm gặp có các triệu chứng ứ mật.

Tim mạch/thận: Hiếm gặp phù nề, đau ngực, đánh trống ngực, tăng urê huyết. NSAID đã được báo cáo là gây độc trên thận với nhiều dạng khác nhau và sử dụng thuốc có thể dẫn đến viêm kẽ thận, hội chứng thận hư và suy thận.

Da/quá mẫn: Ngứa, mề đay, ban đỏ, ban da, rụng tóc, phù mạch thần kinh và đổ mồ hôi quá mức.

Huyết học: Hiếm gặp giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và giảm mức hemoglobin. Rất hiếm gặp xảy ra mất bạch cầu hạt có thể hồi phục, suy giảm tủy xương.

Mắt/thính giác: Ít khi gặp ù tai, mờ mắt và hiếm gặp đau mắt.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Các tương tác thuốc sau đã được mô tả khi dùng chung viên nang Acemetacine với các thuốc sau :

Các chế phẩm digoxin (được dùng để điều trị cung lượng tim thấp) : có thể làm tăng nồng độ digoxin trong máu.

Lithium (để điều trị các rối loạn hành vi) : phải theo dõi sự bài tiết của lithium qua thận.

Thuốc ức chế đông máu (chất kháng đông) : tăng nguy cơ chảy máu.

Corticosteroid hay các thuốc kháng viêm khác : tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

Acetylsalicylic acid (để điều trị viêm và đau) : giảm nồng độ acemetacin trong máu.

Probenecid (để làm giảm nồng độ acid uric bị gia tăng trong máu) : sự bài tiết của acemetacin có thể bị chậm lại.

Kháng sinh nhóm penicillin (để điều trị bệnh nhiễm trùng) : làm chậm bài tiết penicillin.

Thuốc lợi tiểu và các thuốc hạ huyết áp khác : có thể giảm tác dụng hạ huyết áp ; thuốc lợi tiểu frusemide làm tăng bài tiết acemetacin.

Thuốc lợi tiểu giữ kali (một loại thuốc lợi tiểu đặc biệt và chống cao huyết áp) : có thể làm tăng nồng độ kali trong máu (tăng kali huyết) ; phải theo dõi thường xuyên nồng độ kali.

Các thuốc tác động lên thần kinh trung ương (có tác dụng lên não) hay rượu : cần phải lưu ý đặc biệt.

Chưa có báo cáo nào về các phản ứng tương tác giữa viên nang Acemetacine với các hoạt chất gắn kết mạnh với protein huyết tương (protein trong máu).

4.9 Quá liều và xử trí:

Quá liều thuốc hay dùng sai thuốc có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau thượng vị, vã mồ hôi, rối loạn hệ thần kinh trung ương, cao huyết áp, sưng mắt cá chân (phù), giảm lượng nước tiểu trầm trọng (thiểu niệu), bài tiết hồng cầu trong nước tiểu (huyết niệu), ức chế hô hấp, co giật và hôn mê.

Chưa có thuốc đối kháng đặc hiệu (antidote).

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Acemetacin là một thuốc kháng viêm không thuộc nhóm steroid (AINS), có tính giảm đau, kháng viêm và kháng bệnh thấp.

Cơ chế tác dụng:

Acemetacin là một chất ức chế không chọn lọc enzyme COX, COX rất cần thiết cho quá trình tổng hợp prostaglandin E2 và F2 là các phân tử có nguồn gốc từ axit béo và được lưu trữ trong màng tế bào. Acetometacine được chuyển hóa và tạo thành indometacin, cũng là chất ức chế không chọn lọc COX .

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Sinh khả dụng ~ 100%

Liên kết Protein huyết tương 80–90%

Chuyển hóa: thủy phân, glucuronidation

Nửa đời thải trừ 4.5 ± 2.8 (lên đến 16) giờ

Bài tiết 40% thận, 50% mật

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

….

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

HDSD Thuốc Acemetacin stada.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM

Pharmog Team

Pharmog Team

Được thành lập từ năm 2017 bởi các dược sỹ, bác sỹ trẻ có chuyên môn tốt với mục đích quảng bá, tuyên truyền thông tin về dược tới nhân viên y tế.