1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Cefdinir
Phân loại: Thuốc Kháng sinh cephalosporin thế hệ 3.
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): J01DD15.
Brand name: OMNICEF.
Hãng sản xuất : Pfizer
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nang cứng: hộp 10 vỉ x 10 viên.
Mỗi viên: Cefdinir 100mg.
Thuốc tham khảo:
OMNICEF 100mg | ||
Mỗi viên nang cứng có chứa: | ||
Cefdinir | …………………………. | 100 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Cefdinir được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây các bệnh được liệt kê dưới đây:
Người lớn và thanh thiếu niên
Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng do Haemophilus influenzae (kể cả các chủng sinh beta-lactamase), Haemophilus parainfluenzae (kể cả các chùng sinh beta-lactamase), Streptococcus pneumoniae (chỉ những chùng nhạy cảm với penicillin), và Moraxella catarrhalis (kể cả các chủng sinh beta-lactamase).
Cơn cấp cùa viêm phế quản mãn tính do Haemophilus influenzae (kể cả các chùng sinh beta-lactamase), Haemophilus parainfluenzae (kể cả các chủng sinh beta-lactamase), Streptococcus pneumoniae (chi những chủng nhạy cảm với penicillin), Moraxella catarrhalis (kể cả các chủng sinh beta-lactamase).
Viêm xoang hàm trên cấp tính do Haemophilus influenzae (kẻ cả các chùng sinh beta-lactamase), Streptococcus pneumoniae (chỉ những chủng nhạy cảm với penicillin), và Moraxella catarrhalis (kể cả các chủng sinh beta-lactamase). Viêm họng/ Viêm amiđan do Streptococcus pyogenes.
Lưu ý: Cefdinir cỏ hiệu quả trong diệt trừ s. pyogenes ở miệng-hầu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về tính hiệu quả của cefdinir trong dự phòng sốt thấp sau viêm họng/ viêm amiđan do s. pyogenes. Chỉ có penicillin tiêm bắp đã được chứng minh là có hiệu quả trong dự phòng sốt thấp.
Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng do Staphylococcus aureus (kể cả các chủng sinh beta-lactamase) và Streptococcus pyogenes.
Bệnh nhân nhi
Viêm tai giữa do vi khuẩn cấp tính gây bởi Haemophilus influenzae (kể cả các chủng sinh beta-lactamase), Streptococcus pneumoniae (chỉ những chủng nhạy cảm với penicillin), và Moraxella catarrhalis (kể cả các chủng sinh beta-lactamase). Viêm họng/Viêm amiđan do Streptococcus pyogenes.
Lưu ý: Cefdinir cỏ hiệu quả trong diệt trừ s. pyogenes ở miệng-hầu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về tính hiệu quả của cefdinir trong dự phòng sốt thấp sau viêm họng/ viêm amiđan do s. pyogenes. Chỉ có penicillin tiêm bắp đã được chứng minh là có hiệu quả trong dự phòng sốt thấp.
Nhiễm khuẩn da và cẩu trúc da không biến chứng do Staphylococcus aureus (kể cả các chủng sinh beta-lactamaseývà Streptococcus pyogenes.
Để làm giảm sự phát triển vi khuẩn đề kháng thuốc và duy trì tính hiệu quả cùa cefdinir và các kháng sinh khác, chỉ nên dụng cefdinir để điều trị hoặc ngăn ngừa các nhiễm trùng đã biết là do những vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Khi đã có thông tin về các vi khuẩn và tính nhạy cảm cùa nó, nên xem xét chọn lọc hoặc điều chỉnh liệu pháp kháng sinh.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Dùng uống. Có thể dùng lúc đói hoặc no..
Liều dùng:
Thuốc này chi dùng theo sự kê đơn của thầy thuốc.
Người lớn và thanh thiếu niên
Liều khuyến cáo và thời gian điều trị các nhiễm khuẩn ở người lớn và thanh thiếu niên được mô tả ở bảng dưới đây; tổng liều hàng ngày đối với tất cả các nhiễm khuẩn là 600 mg. Cách dùng một lần/ngày trong 10 ngày có hiệu quả tương tự như cách dùng 2 lần/ngày. Cách dùng một lần/ngày chưa được nghiên cứu đối với bệnh viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn da; vì vậy, nên dùng viên nang cefdinir hai lần/ngày đối với các nhiễm khuẩn này. Có thể uống viên nang cefdinir mà không cần quan tâm đến bữa ăn.
Bệnh nhân nhi
Liều khuyến cáo và thời gian điều trị các nhiễm khuẩn ở bệnh nhân nhi được mô tả ở bảng dưới đây; tổng liều hàng ngày đối với tất cả các nhiễm khuẩn là 14 mg/kg, đến liều tối đa là 600 mg mỗi ngày. Cách dùng một lần/ngày trong 10 ngày có hiệu quả tương tự như cách dùng 2 lần/ngày. Cách dùng một lần/ngày chưa được nghiên cứu đối với nhiễm khuẩn da; vì vậy, nên dùng chế phẩm cetdinir dạng hỗn dịch uống hai lần/ngày đối với loại nhiễm khuẩn này. Viên nang cetdinir không phù hợp để chia liều cho trẻ em, nên dùng dạng hỗn dịch uống.
Kiểu viêm nhiễm | Liều dùng | Thời gian điều trị |
Người lớn và trẻ vị thành niên (13 tuổi và người già) | ||
Viêm phổi mắc phải từ cộng đồng | 300mg mỗi 12 giờ | 10 ngày |
Viêm phổi mãn tính nặng | 300mg mỗi 12 giờ | 10 ngày |
hoặc 600mg mỗi 24 giờ | ||
Viêm xoang | 300mg mỗi 12 giờ hoặc | 10 ngày |
600mg mỗi 24 giờ | ||
Viêm họng/viêm amidan | 300mg mỗi 12 giờ hoặc | 5 ngày |
600mg mỗi 24 giờ | hoặc 10 ngày | |
Viêm da và mô mềm không biến chứng | 300mg mỗi 12 giờ | 10 ngày |
Bệnh nhân nhi (6 tháng đến 12 tuổi) | ||
Viêm tai giữa nặng | 7 mg/kg mỗi 12 giờ | 5 tới 10 ngày |
hoặc 14 mg/kg mỗi 24 giờ | hoặc 10 ngày | |
Viêm xoang nặng | 7 mg/kg mỗi 12 giờ | 5 ngày |
hoặc 14 mg/kg mỗi 24 giờ | hoặc 10 ngày | |
Viêm họng/ viêm amidan | 7 mg/kg mỗi 12 giờ | 5 tới 10 ngày |
hoặc 14 mg/kg mỗi 24 giờ | hoặc 10 ngày | |
Viêm da và cấu trúc da không biến chứng | 7 mg/kg mỗi 12 giờ | 10 ngày |
Bệnh nhân suy thận:
Đối với bệnh nhân có độ thanh thải creatinine <30 ml/phút, liều cefdinir nên dùng là 300 mg một lần/ngày.
Ở những bệnh nhân ngoại trú, khó đo được độ thanh thải creatinine. Để sự ước lượng có giá trị, nồng độ creatinine huyết thanh nên được phản ánh ở mức ổn định của chức năng thận.
Đối với bệnh nhân nhi có độ thanh thải creatinine <30 mUphút/1,73 m2, liều cefdinir nên dùng là 7 mg/kg (lên đến 300 mg) uống một lần/ngày.
Bệnh nhân thẩm tách máu:
Lọc máu loại được cetdinir ra khỏi cơ thể. Những bệnh nhân lọc máu thường xuyên, liều đầu khởi đầu khuyến cáo là 300 mg hoặc 7 mg/kg hai ngày một lần. Cuối mỗi đợt lọc máu, nên dùng 300 mg (hoặc 7 mg/kg). Các liều dùng tiếp theo (300 mg hoặc 7 mg/kg) nên uống hai ngày một lần.
4.3. Chống chỉ định:
Quá mẫn với thành phần thuốc hoặc những bệnh nhân đã biết dị ứng với các kháng sinh nhóm cephalosporin.
4.4 Thận trọng:
CẢNH GIÁC
Trước khi điều trị với cefdinir, nên xác định thận trọng xem bệnh nhân có phản ứng quá mẫn cảm trước đó với cefdinir, các cephalosporin khác, penicillin, hoặc với các thuốc khác. Nếu dùng cefdinir cho những bệnh nhân nhạy cảm với penicillin, nên dùng thận trọng bởi vì dị ứng chéo giữa các kháng sinh beta-lactam đã được chứng minh rõ ràng và có thể xảy ra đến 10% trên bệnh nhân có tiền sử dị ứng penicillin.
Nếu xảy ra phản ứng dị ứng với cefdinir, nên ngưng thuốc. Phản ứng quá mẫn cảm cấp tính nghiêm trọng có thể cần phải điều trị với epinephrine và các biện pháp cấp cứu khác, kể cả thở oxy, truyền dịch tĩnh mạch, tiêm tĩnh mạch các thuốc kháng histamine, các corticosteroid, các amine tăng áp và mở thông đường thờ nếu có chì định trên lâm sàng.
Viêm kết tràng giả mạc đã được báo cáo với gần như tất cả các kháng sinh, kể cả cefdinir và có thể giới hạn ở mức nhẹ đến nguy hiềm tính mạng. Vì vậy, cần phải xem xét chẩn đoán bệnh này ở những bệnh nhân bị tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh. Điều trị bằng các kháng sinh làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường ở kết tràng và có thể cho phép sự tăng trưởng quả mức của Clostridium. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng độc tố do Clostridium difficile là nguyên nhân hàng đầu gây viêm kết tràng do dùng kháng sinh.
Sau khi chần đoán viêm kết tràng giả mạc đã được xác lập, nên tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp. Các trường hợp viêm kết tràng giả mạc nhẹ thường đáp ứng với việc ngưng thuốc. Các trường hợp từ trung binh đến nặng, nên điều trị bằng cách bổ sung protein, nước và các chất điện giải, và điều trị bằng một kháng sinh có hiệu quả trên lâm sàng đối với Clostridium difficile.
THẬN TRỌNG
Kê toa cetdinir trong trường hợp chỉ định dự phòng hoặc nhiễm trùng không do vi khuẩn thì không chắc đem lại hiệu quả cho bệnh nhân và làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn đề kháng thuốc.
Như các kháng sinh phổ rộng khác, điều trị lâu dài có thể làm xuất hiện và gây tăng trưởng nhanh các vi khuẩn đề kháng thuốc. Cần phải theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Nếu xảy ra bội nhiễm trong quá trình điều trị, nên dùng biện pháp điều trị thay thế thích hợp.
Như các kháng sinh phổ rộng khác, nên cẩn thận khi kê toa cefdinir cho những bệnh nhân có tiền sử viêm kết tràng.
Ở những bệnh nhân suy thận thoáng qua hoặc dai dẳng (thanh thải creatinine <30 ml/phút), tổng liều hàng ngày cùa cefdinir nên giảm.
Sử dụng cho bệnh nhân nhi: Tính an toàn và hiệu quả của thuốc trên trẻ sơ sinh và nhũ nhi dưới 6 tháng tuồi chưa được xác minh.
Sử dụng cho người già: Không cần điều chỉnh liều dùng ở người già trừ khi chức năng thận bị tốn hại nghiêm trọng.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái tàu xe và vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: B
US FDA pregnancy category: B
Thời kỳ mang thai:
Cefdinir không gây quái thai trên chuột lớn khi uống liều lên đến 1000 mg/kg/ngày (gấp 70 lần liều dùng cho người dựa trên mg/kg/ngày, 11 lần dựa trên mg/m2/ngày) hoặc trên thỏ ở liều uống lên đến 10 mg/kg/ngày (gấp 0,7 lần liều dùng cho người dựa trên mg/kg/ngày, 0,23 lần dựa trên mg/m2/ngày).
Trên thỏ, đã quan sát thấy độc tính trên thỏ mẹ (giảm cân) ở liều dung nạp tối đa 10 mg/kg/ngày nhưng không có tác dụng phụ trên các con sinh ra. Giảm cân cũng xảy ra trên bào thai chuột ở liều 100 mg/kg/ngày và trên chuột con ở liều 32 mg/kg/ngày. Không thấy có sự ảnh hường đến các thông số sinh sản trên cơ thể mẹ hoặc sự sống sỏt của các con sinh ra, sự phát triển, hành vi hoặc chức năng sinh sản.
Tuy nhiên, chưa có các nghiên cứu thích hợp và kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Do các nghiên cứu về sự sinh sản trên súc vật không luôn luôn dự đoán được các đáp ứng cho người, chỉ nên dùng thuốc này trong thai kỳ nếu thật sự càn thiết
Thời kỳ cho con bú:
Khi sử dụng liều đơn 600mg, Cefdinir không được phát hiện trong sữa mẹ. Tuy nhiên sử dụng thuốc này cho người nuôi con bú cũng cần phải thận trọng.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Đã gặp 354 trường hợp (2.58%) phản ứng có hại bao gồm các dữ liệu bất thường trong lâm sàng trong tổng số 13715 bệnh nhân dùng Cefdinir. Những phản ứng có hại chủ yếu là các triệu chứng tiêu hoá, như tiêu chảy hoặc đau bụng v.v… ở 110 bệnh nhân (0.8%), các triệu chứng ngoài da, như phát ban, ngứa v.v… ở 31 người (0.23%).
Những dữ liệu bất thường về lâm sàng là tăng ALT (GPT) (0.92%), tăng AST (GOT) (0.65%), tăng bạch cầu ưa eosin (0.30%).
Những phản ứng có hại có ý nghĩa lâm sàng:
Cần kiểm tra bệnh nhân cẩn thận và khi nhận thấy bất kỳ sự bất thường nào, thì phải ngừng ngay thuốc và có biện pháp điều trị thích hợp.
Choáng: Có thể gặp choáng (tần số < 0.1%). Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận, và khi gặp bất kỳ triệu chứng nào như cảm giác khó chịu, khó chịu ở khoang miệng, thở khò khè, chóng mặt, muốn đại tiện, ù tai hoặc toát mồ hôi.
Phản ứng phản vệ: Có thể gặp những phản ứng phản vệ (khó thở, cơn bừng nóng lan toả, phù mạch, mày đay v.v…) (tần số < 0.1%).
Rối loạn ngoài da: Có gặp hội chứng niêm mạc da – mắt (hội chứng Stevens-Johnson, tần số < 0.1%) hoặc hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell tần số < 0.1%). Cần kiểm tra bệnh nhân cẩn thận và nếu gặp các triệu chứng, như sốt, nhức đầu, đau khớp, ban đỏ/phồng da ở da hoặc niêm mạc, cảm giác căng/bỏng/đau ở da thì phải ngừng ngay thuốc và có biện pháp điều trị thích hợp.
Rối loạn về huyết học: Có thể gặp giảm huyết cầu toàn thể (tần số < 0.1%), mất bạch cầu hạt (tần số < 0.1% với các triệu chứng ban đầu là sốt, đau họng, nhức đầu, khó ở v.v…), giảm tiểu cầu (tần số < 0.1% với các triệu chứng ban đầu là sốt, hemoglobin niệu, các triệu chứng thiếu máu v.v…) cần theo dõi bệnh nhân tỉ mỉ, bao gồm kiểm tra định kỳ.
Viêm đại tràng: Viêm đại tràng nghiêm trọng (tần số < 0.1%) có thể gặp, như viêm đại tràng có màng giả biểu hiện bằng phân có máu.
Viêm phổi hoặc hội chứng PIE: Có thể gặp viêm phổi kẽ hoặc hội chứng PIE (tần số cho mỗi bệnh là < 0.1 %) biểu hiện bằng sốt, ho, khó thở, hình chụp X-quang bất thường hoặc tăng bạch cầu ưa eosin. Khi gặp các triệu chứng đó, cần ngừng dùng thuốc và có biện pháp điều trị thích hợp như dùng hormon vỏ thượng thận.
Rối loạn thận: Có thể gặp rối loạn thận nghiêm trọng (tần số < 0.1%) như suy thận cấp tính. Kiểm tra cẩn thận, bao gồm xét nghiệm định kỳ.
Viêm gan đột ngột, rối loạn chức năng gan hoặc vàng da: Viêm gan nghiêm trọng (tần số < 0.1%) như viêm gan đột ngột, rối loạn chức năng gan (tần số < 0.1%) kèm tăng rõ rệt AST (GOT), ALT (GPT) hoặc phosphatase kiềm v.v.., hoặc vàng da (tần số < 0.1%) có thể xảy ra. Kiểm tra cẩn thận, bao gồm xét nghiệm định kỳ.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Các antacid (có chứa nhôm hoạc magiê): uống kết hợp 300mg cefdinir với 30mL hỗn dịch có chứa nhôm hoặc magiê làm giảm tỷ lệ Cmax và AUC của khả năng hấp thụ xuống gần 40%. Thời gian để đạt được Cmax kéo dài 1giờ. Không có hiệu quả đáng kể nào về dược động học của cefdinir nếu uống antacid trước hoặc sau 2 giờ uống cefdinir. Nếu antacid thực sự cần thiết trong quá trình điều trị, thì cần uống Cefdinir trước hoặc sau ít nhất 2 giờ uống các thuốc antacid.
Probenecid: Cũng như các kháng sinh β-lactam khác, probenecid ức chế sự đào thải của thận đối với cefdinir, dẫn đến AUC tăng gần gấp đôi, nồng độ đỉnh huyết tương của cefdinir tăng 54% và kéo dài nửa đời bán thải 50%.
Các thuốc bổ sung sắt và thức ăn có chứa sắt: uống kết hợp cefdinir với các chất có chứa 60mg sắt hoặc các vitamin có chứa 10mg sắt sẽ làm giảm phạm vi hấp thu của cefdinir từ 80% xuống còn 31%. Nếu thực sự cần bổ sung sắt trong quá trình trị liệu, thì cần uống Cefdinir ít nhất trước
hoặc sau 2 giờ.
Ảnh hưởng lên các kết quả cận lâm sàng:
Kết quả dương tính giả có thể xảy ra khi tìm đường trong nước tiểu với dung dịch Benedict’s, dung dịch Fehling và Clintes. Kết quả dương tính giả không được ghi nhận với Tes-Tape.
Phản ứng Coombs trực tiếp dương tính có thể xảy ra.
4.9 Quá liều và xử trí:
Chưa có thông tin về quá liều cefdinir ở người. Các nghiên cứu độc tính cấp trên loài gặm nhấm, một liều uống 5600 mg/kg không gây ra các tác dụng phụ. Các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc sau khi quá liều với các kháng sinh beta-lactam khác gồm buồn nôn, nôn mửa, đau thượng vị, tiêu chảy và co giật. Lọc máu loại được cefdinir ra khỏi cơ thể. Điều này có ích trong trường hợp quá liều gây phản ứng ngộ độc nghiêm trọng, đặc biệt là nếu chức năng thận bị tổn thương
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Phổ kháng khuẩn:
Cũng như với các kháng sinh cephalosporin khác, tác dụng kháng khuẩn của Cefdinir là do ức chế sinh tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Cefdinir ổn định trong sự có mặt của một số nhưng không phải là tất cả các enzym beta-lactamase. Do vậy, nhiều chủng vi khuẩn kháng các penicillin và một số cephalosporin lại nhạy cảm với Cefdinir.
Cefdinir cho thấy có tác dụng với phần lớn các chủng vi khuẩn, cả trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng:
Vi khuẩn ưa khí gram dương
Staphylococcus aureus (bao gồm cả chủng sinh beta-lactamase)
Chú ý: Cefdinir không có tác dụng với Staphyloccoci kháng methicillin.
Streptoccocus pneumoniae (chỉ với chủng nhạy cảm với penicillin)
Streptoccocus pyogenes
Vi khuẩn ưa khí gram âm:
Haemophilus influenzae (bao gồm cả chủng sinh beta-lactamase)
Haemophilus para influenzae (bao gồm cả chủng sinh beta-lactamase)
Moraxella catarrhalis (bao gồm cả chủng sinh beta-lactamase)
Các dữ liệu sau đã có trong phòng thí nghiệm, ý nghĩa lâm sàng thì chưa được biết: Cefdinir cho thấy nồng độ ức chế tối thiểu in vitro (MICs) là 1mcg/mL với hầu hết (90%) các chủng vi khuẩn đã phân lập sau. Tuy nhiên, độ an toàn và hiệu quả khi điều trị Cefdinir cho những nhiễm trùng gây ra bởi các chủng này trong các nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt trên lâm sàng vẫn chưa được thiết lập.
Các vi khuẩn ưa khí gram dương
Streptococcus epidennidis (chỉ những chủng nhạy cảm với methicillin)
Streptococcus agalactiae
Streptococci nhóm viridans
Chú ý: Cefdinir không có tác dụng với Enterococcus và các loài Staphylococcus kháng methicillin
Các vi khuẩn ưa khí gram âm:
Citrobacter diversus
Escherichia coli
Klebsiella pneumoniae
Proteus mirabilis
Providencia rettgeri
Haemophilus parainfluenzae
Chú ý: Cefdinir không có tác dụng với phần lớn các chủng Pseudomonas và Enterobacter.
Cơ chế tác dụng:
Cơ chế tác dụng của cefdinir là ức chế sự tổng hợp của thành tế bào. Nó có ái lực cao với những protein kết hợp penicillin (PBP) 1 (1a, 1bs), 2 và 3, với những điểm tác dụng thay đổi tùy theo loại vi khuẩn.
5.2. Dược động học:
Hấp thu:
Nồng độ đỉnh huyết tương của Cefdinir xảy ra trong vòng 2 – 4 giờ sau khi uống, liều càng cao thì nồng độ càng lớn, tuy nhiên nồng độ tăng ít hơn ở liều 300mg (7 mg/kg) – 600mg
(14 mg/kg).
Ảnh hưởng của thức ăn.
Mặc dù tỷ lệ hấp thu (Cmax) và khoảng hấp thu (AUC) của Cefdinir hỗn dịch giảm lần lượt là 44% và 33% khi thuốc được uống cùng bữa ăn giàu chất béo, nhưng ảnh hưởng này không biểu hiện dấu hiệu trên lâm sàng, do vậy Cefdinir có thể được uống mà không cần quan tâm đến ảnh hưởng của thức ăn.
Nồng độ đỉnh trong huyết tương của Cefdinir và các thông số dược động học sau khi uống liều đơn 7mg/kg và 14mg/kg cho bệnh nhi (từ 6 tháng đến 12 tuổi) được trình bày trong bảng sau:
Các thông số dược động học trung bình trong huyết tương của Cefdinir sau khi điều trị dạng hỗn dịch điều trị cho đối tượng trẻ em (± sai số) | |||
Liều | Cmax (µg/ml) | Tmax ( giờ) | AUC (µg. giờ/ml) |
7mg/kg | 2.30 ( 0.65) | 2.2 ( 0.6) | 8.31 (2.50) |
14mg/kg | 3.86 (0.62) | 1.8 (0.4) | 13.4 ( 2.64) |
Phân bố:
Thể tích phân bố trung bình của Cefdinir ở người lớn là 0.35 L/kg (±0.29); ở bệnh nhân nhi (6 tháng – 12 tuổi) là 0.67 L/kg (±0.08). 60 – 70% Cefdinir gắn kết với huyết tương ở cả người lớn và bệnh nhân nhi, sự gắn kết này không phụ thuộc nồng độ.
Chuyển hoá và đào thải:
Cefdinir không bị chuyển hoá, hoạt tính chủ yếu là do thuốc gốc. Cefdinir được thải trừ chủ yếu qua sự thải trừ của thận với nửa đời bán thải là 1.7 (± 0.6) giờ. Ở những người khoẻ mạnh với chức năng thận bình thường, độ thanh thải là 2.0 (± 1.0) mL/phút/kg và độ thanh thải theo đường uống với liều 300 – 600mg là 11.6 (±6.0) và 15.5 (±5.4) mL/phút/kg. 18.4% (±6.4) và 11.6% (± 4.6) liều dùng 300 – 600mg được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng không đổi. Độ thanh thải Cefdinir giảm ở bệnh nhân suy chức năng thận.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Carboxymethylcellulose calcium, NF, polyoxyl 40 stearate, NF,magnesium stearate, NF, FD&C Blue #1, FD&C Red #40, D&C Red#28, titanium dioxide, NF, gelatin, NF, silicon dioxide, NF, sodium lauryl sulfate, NF
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam.
HDSD Thuốc Omnicef – Abbott