Khoáng chất + Lysine + Các Vitamin

Thông tin chung của thuốc kết hợp Khoáng chất + Lysine + Các Vitamin

Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc kết hợp Khoáng chất + Lysine + Các Vitamins (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Khoáng chất + Lysine + Các Vitamin

Phân loại: Khoáng chất và chất điện giải. Dạng kết hợp

Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): V06DE.

Biệt dược gốc:

Thuốc Generic: Gelodime, Baby A, Cophilex, Palkids, Nutrohadi F, Alphavimin, Bidizym syrup, Danbinavit, Bikidton, Duchat, Euromine, HataPluz, Hommax, Diamtion, Visoftgel, Gadacal, Vidumiton, Obikiton, Pharnaraton, Ibatonic-F, Bilamex, Naphar With Amino Acids, Ubinutro, Aceffex, Osaki, Eurowitmin, Qalyvit, Lycalci, Nutriwell Kid with lysine, Bozeman, Mumekids Stick, Daysamin, Viemit, Supodatin, Tavazid, Tavazid sachet, Tavazid stick, Ibatony, Ibatonic, Quanatonic, Pharextra, Thenvita B New, Mayrovit kid, Lysinkid, Lysinkid-Ca, Trajordan, Bivikiddy +, Kidvita-TDF, Goodkey, Siro Pltkid, Kidviton, Femirat, Nic-Vita Siro, Trajordan Ca, Lysivit, Nutroplex, Oravintin, Caronvax, Pharmaton Kiddi, Appeton Mutivitamin Lysine tablets, Mosismin, Takanergy, Astymin Forte, Esamvit capsule.

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch uống, Siro…

Viên nang, viên nén, viên nén bao phim…

Các thuốc thành phẩm đối với hoạt chất này có nhiều dạng phối hợp khác nhau, với các thành phần thường gặp như:

Nhóm khoáng chất: Calcium, Sắt, Magnesium

Nhóm Vitamin: A (Retinol), D (D2 hoặc Cholecalciferol), E (Tocopheryl), C B1 (Thiamin), B2 (Riboflavin), PP (Nicotinamid), B6 (Pyridoxin), B5 (Dexpanthenol), B12 (Cyanocobalamin), B9 (Acid Folic)

Ngoài ra một số sản phẩm có thêm amino acid: L-Isoleucine; L-Leucine; DL-Methionine; L-Phenyllalanine; L-Tryptophan; L-Threonine; L-Valine; …

Thuốc tham khảo:

ASTYMIN FORTE
Mỗi viên nang có chứa:
L-Lysin …………………………. 25mg
Khoáng chất …………………………. Nhiều TP
Các Vitamin …………………………. Nhiều TP
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Astymin Forte (Khoáng chất + Lysine + Các Vitamin)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Là thuốc bổ cho trẻ em và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển, chế độ ăn đặc biệt và trong thời kỳ dưỡng bệnh (sau khi ốm, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật).

Bổ sung chất khoáng, vitamin và các acid amin thiết yếu cho cơ thể trong thời kỳ dưỡng bệnh, thời kỳ chữa bệnh và trong các trường hợp: Suy nhược, thiếu máu, biếng ăn, mệt mỏi, người mất cân bằng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng, người có nhu cầu cao về vitamin và các acid amin.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng đường uống.

Uống thuốc trước bữa ăn sáng hay trưa.

Có thể pha loãng siro với nước hay trộn với thức ăn.

Liều dùng:

Mỗi dạng bào chế/sản phẩm có hàm lượng khác nhau, tham khảo chi tiết tại tờ hướng dẫn sử dụng của từng sản phẩm. Dưới đây là liều khuyến cáo thường gặp trong một số chế phẩm:

Dưới một tuổi: 2.5ml /ngày

Trẻ em từ 1-12 tuổi: 5ml /ngày

Người lớn và Trẻ em trên 12 tuổi: 10ml/ngày (Hoặc 1 viên /ngày)

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Bệnh nhân đang dùng thuốc khác chứa Vitamin A.

Rối loạn chuyển hóa calci như tăng calci huyết hay tăng calci niệu.

Thừa vitamin D.

Suy thận.

Dùng chung với các thuốc khác chứa vitamin D.

Bệnh gan nặng.

Loét dạ dày tiến triển.

Nếu trong công thức có Vitamin C nên không dùng vitamin C liều cao cho người bị thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu huyết tán, người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).

Xuất huyết động mạch, hạ huyết áp nặng.

4.4 Thận trọng:

Không dùng quá liều đề nghị trong thời gian kéo dài, trừ khi có chỉ định của bác sỹ.

Khi dùng lượng lớn thức ăn chứa Vitamin A nên tránh tự ý dùng thuốc để tránh gây quá liều Vitamin A.

Thận trọng khi dùng muối calci cho bệnh nhân suy thận hoặc các bệnh có liên quan đến tình trạng tăng calci huyết như bệnh sarcoid và một số khối u ác tính.

Tránh dùng các muối calci cho những bệnh nhân bị sỏi thận calci hoặc có tiền sử sỏi thận.

Thiếu vitamin B2 thường xảy ra khi thiếu những vitamin nhóm B khác.

Bệnh sarcoid hoặc thiểu năng cận giáp có thể gây tăng nhạy cảm với vitamin D.

Thận trọng khi dùng liều cao nicotinamid cho bệnh nhân có tiền sử bệnh loét dạ dày, bệnh túi mật hoặc tiền sử có vàng da hoặc bệnh gan, bệnh nhân tiểu đường, bệnh gút, viêm khớp do gút hoặc dị ứng.

D-panthenol có thể kéo dài thời gian chảy máu nên phải sử dụng thận trọng ở người có bệnh ưa chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu khác.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Chưa có báo cáo. Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Có thể sử dụng thuốc trong thời gian mang thai và cho con bú với liều dùng các vitamin và muối khoáng tương đương với nhu cầu hàng ngày.

Vitamin A được khuyến cáo: Phụ nữ có thai không nên dùng vượt qua 8000 đơn vị quốc tế / ngày vì quá thừa vitamin A sẽ có thể có hại cho thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai nghén. Vì vậy không kê đơn vượt qua 8000 đơn vị quốc tế 7 ngày ở phụ nữ có thai (ngoại trừ bệnh nhân thiếu vitamin A).

Thời kỳ cho con bú:

Có thể sử dụng thuốc trong thời gian mang thai và cho con bú với liều dùng các vitamin và muối khoáng tương đương với nhu cầu hàng ngày.

Không nên dùng vitamin D với liều lớn hơn khuyến cáo cho người cho con bú (400/U).

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Muối calci đường uống có thể gây kích thích đường tiêu hóa, táo bón.

Vitamin B1 rất hiếm có tác dụng phụ và thường theo kiểu dị ứng.

Dùng liều cao vitamin B2 dẫn đến nước tiểu chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch một số xét nghiệm nước tiểu.

Dùng liều cao vitamin B6 trong thời gian dài (200 mg/ngày x 2 tháng) có thể làm tiến triển nặng thêm bệnh thần kinh ngoại vi.

Có thể xảy ra thừa vitamin D khi điều trị liều cao hoặc kéo dài hoặc khi tăng đáp ứng với liều bình thường vitamin D, và sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng rối loạn chuyển hóa calci.

Vitamin E thường được dung nạp tốt. Tuy nhiên dùng liều cao có thể gây tiêu chảy, đau bụng và các rối loạn tiêu hóa khác, mệt mỏi, yếu.

Nicotinamid liều nhỏ thường không độc.

D-pathenol có thể gây dị ứng nhưng hiếm gặp.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Vitamin A: Neomycin, cholestyramin, parafin lòng làm giảm hấp thu vitamin A. Các thuốc tránh thai cỏ thể làm tâng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai, cần tránh dùng đồng thời vitamin A với Isotretinoin vi có thế dẫn đến tinh trạng như dùng vitamin A quá liều.

Vitamin D3:

Không nên điều trị đồng thời vitamin D với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid vì có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin D ở ruột.

Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D ở ruột.

Điều trị đồng thời vitamin D với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết. Trong trường hợp đó cần phải giảm liều vitamin D hoặc ngừng dùng vitamin D tạm thời. Dùng lợi tiểu thiazid ờ những người thiểu năng cận giáp gây tăng calci huyết cố lẽ do tàng giải phóng calci từ xương.

Không nên dùng đồng thời vitamin D với phenobarbital và/hoặc phenytoin (và có thể với những thuốc khác gây cảm ứng men gan) vi những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25 – hydroxyergocalciferol và 25 – hydroxy – colecalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hóa vitamin D thành những chất không có hoạt tính.

Không nên dùng đồng thời vitamin D với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D. Không nên dùng đồng thời vitamin D vởi các glycosid trợ tim vì độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng calci huyết, dẫn đến loạn nhịp tim.

Vitamin B2: Đã gặp một số ca “thiếu riboflavin” ờ người đã dùng clopromazin, imipramin, amitriptilin và adriamycin. Rượu có thể gây càn trở hấp thu riboflavin ờ ruột. Probenecid sử dụng cùng riboflavin gây giảm hấp thu riboflavin ở dạ dày, ruột.

Vitamin B6: Vitamin B6 làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson, điều này không xảy ra với chế phẩm là hỗn hợp levodopa – carbidopa hoặc levodopa – benserazid. Liều dùng 200mg/ ngày có thẻ gây giảm 40 – 50% nồng độ phenyltoin và phenobarbiton trong máu ờ một số người bệnh. Vitamin B6 có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ờ phụ nữ uống thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai uống cỏ thể làm tăng nhu cầu Vitamin B6.

Sử dụng nicotinamide đồng thời với:

Thuốc chẹn alpha-adrenergic trị tăng huyết áp có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức.

Chất ức chế men khử HMG-CoA có thể làm tăng nguy cơ gây tiêu cơ vân.

4.9 Quá liều và xử trí:

Vitamin D

Độc tính của chế phẩm trong sử dụng liều cao là do vitamin D tan trong dầu. Sử dụng lâu dài lượng lớn (khoảng 50 ml) có thể gây những triệu chứng ngộ độc mãn tính như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng. Triệu chứng ngộ độc cấp tính chỉ xảy ra ở liều cao hơn.

Vitamin A

Ngộ độc mãn tính: Dùng vitamin A liều cao kéo dài có thể dẫn đến ngộ độc. Các triệu chứng đặc trưng là: mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sút cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, gan-lách to, da bị biến đổi, rụng tóc, tóc khô giòn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, tăng can-xi huyết, phù nề dưới da, đau ở xương và khớp. Ở trẻ em, ngộ độc mãn tính còn có thể có các triệu chứng như tăng áp lực nội sọ, phù gai thị, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài.

Ngộ độc cấp: Uống vitamin A liều rất cao có thể dẫn đến ngộ độc cấp với các dấu hiệu buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, dễ bị kích thích, nhức đầu, mê sảng và co giật, tiêu chảy. Các triệu chứng xuất hiện sau khi uống từ sáu đến 24 giờ. Xử trí: phải ngừng dùng thuốc. Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Thuốc chứa lysin bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển. Thuốc cũng được chỉ định là một sản phẩm bổ sung dinh dưỡng trong thời gian dưỡng bệnh cũng như cho chế độ ăn đặc biệt.

Sự cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất thường được đảm bảo bởi một chế độ dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ. Duchat chứa các vitamin, khoáng chất cũng như lysin. Acid amin thiết yếu này rất quan trọng cho sự hình thành xương. Vì các acid amin thiết yếu không thể tự tạo ra bởi cơ thể nên chúng phải được cung cấp cho cơ thể với số lượng đủ. Các phức hợp vitamin B cũng rất cần thiết cho hoạt động bình thường của các quá trình trao đổi chất khác nhau. Khoáng chất calci không thể thiếu cho sự hình thành khối lượng xương. Chúng chủ yếu được cung cấp bởi sữa và các sản phẩm từ sữa.

Vitamin B1 cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrat. Thiếu hụt vitamin B1 gây ra bệnh beri-beri và hội chứng bệnh não Wernicke. Các cơ quan chính bị ảnh hưởng do thiếu hụt thiamin là hệ thần kinh ngoại biên, hệ tim mạch và hệ tiêu hóa.

Vitamin B6 được biến đổi nhanh thành coenzym pyridoxal phosphat và pyridoxamin phosphat, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa protein. Trẻ thiếu vitamin B6 sẽ có khả năng bị co giật và thiếu máu nhược sắc.

Vitamin D3 là thành phần chống còi xương mạnh. Nó cần thiết cho chức năng của tuyến cận giáp. Vị trí mục tiêu quan trọng nhất của vitamin D là ở ruột, thận và hệ thống xương. Vitamin D3 đóng vai trò chính trong việc hấp thụ canxi và photphat từ ruột, vận chuyển muối khoáng, tham gia vào quá trình canxi hoá của xương, điều chỉnh lượng canxi và phosphat được thải ra ngoài qua thận, duy trì nồng độ canxi và phosphat ở mức bình thường. Mức độ tập trung các ion canxi ảnh hưởng lên số lượng các quy trình sinh hóa quan trọng chịu trách nhiệm cho việc duy trì độ chắc khỏe của cơ, kích thích thần kinh và đông máu. Vitamin D3 tham gia vào quá trình tổng hợp adenosine, triphotphat và tương phản với hoóc môn cortisol, là loại hooc môn ngăn cản việc hấp thu canxi. Vitamin D3 tham gia vào chức năng bình thường của hệ miễn dịch, ảnh hướng đến việc sản sinh các tế bào miễn địch.

Riboflavin cũng cần cho sự hoạt hóa pyridoxin, sự chuyển tryptophan thành niacin, và liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu. Riboflavin ở dạng flavin nucleotid cần cho hệ thống vận chuyển điện tử và khi thiếu riboflavin, sẽ sần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng. Có thể có những triệu chứng về mắt như ngứa và rát bỏng, sợ ánh sáng và rối loạn phân bố mạch ở giác mạc. Một số triệu chứng này thực ra là biểu hiện của thiếu các vitamin khác, như pyridoxin hoặc acid nicotinic do các vitamin này không thực hiện được đúng chức năng của chúng khi thiếu riboflavin. Thiếu riboflavin có thể xảy ra cùng với thiếu các vitamin B, ví dụ như ở bệnh pellagra. Vitamin E có tác dụng như một chất chống oxy hóa, giúp cho quá trình bảo vệ các tế bào bị tổn thương gây ra bởi quá trình oxy hóa của các gốc tự do.

Nicotinamide là vitamin nhóm B, được tạo thành từ acid nicotinic có sẵn trong cơ thể và từ sự oxy hóa một phần Tryptophan có trong thức ăn. Trong cơ thể, Nicotinamide được chuyển hóa thành Nicotinamide Adenin Dinucleotide (NAD) hoặc Nicotinamide Adenin Dinucleotide Phosphate (NADP) xúc tác phản ứng oxy hóa-khử, cần thiết cho hô hấp tế bào, phân giải glycogen và chuyển hóa lipid.

Cơ chế tác dụng:

Bổ sung các Vitamin và khoáng chất. Xem phần dược lực học.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Chưa có nghiên cứu về dược động học ở dạng hỗn hợp.

5.3. Hiệu quả lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM