Thông tin tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc A.T Calci plus
Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc A.T Calci plus (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Calcium glucoheptonate + Calcium gluconate
Phân loại: Khoáng chất và chất điện giải dạng kết hợp.
Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC (Over the counter drugs).
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A12AA20.
Biệt dược gốc:
Biệt dược: A.T Calci plus
Hãng sản xuất : Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên
2. Dạng bào chế Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch uống: Calcium glucoheptonate 700 mg; Calcium gluconate 300 mg.
Thuốc tham khảo:
A.T CALCI PLUS | ||
Mỗi ống dung dịch uống có chứa: | ||
Calcium gluconate | …………………………. | 300 mg |
Calcium gluconolactate | …………………………. | 700 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Cung cấp calci cho cơ thể ở người suy nhược, lao phổi, trẻ em chậm lớn, biếng ăn, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén.
4.2. Liều dùng Cách dùng:
Cách dùng :
Dùng đường uống.
Liều dùng:
Người lớn: uống 1 ống 10 ml x 3 lần/ngày
Trẻ em: uống 1 ống 10 ml x 1 lần/ngày
4.3. Chống chỉ định:
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Tăng calci huyết, bệnh sỏi calci, rung thất trong hồi sức tim, bệnh tim và bệnh thận; u ác tính phá hủy xương; calci niệu nặng và loãng xương do bất động, người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).
4.4 Thận trọng:
Tránh dùng thuốc nếu có tăng calci huyết hay trường hợp bị sỏi thận.
Dùng thận trọng trong trường hợp suy hô hấp hoặc nhiễm toan máu.
Dùng thận trọng cho bệnh nhân bị giảm chức năng thận. Do tăng calci huyết có thể xảy ra khi chức năng thận giảm, cần thường xuyên kiểm tra calci huyết.
Cảnh báo tá dược
Thành phần thuốc có chứa sorbitol, sucralose và-đường trắng, bệnh nhân ,mắc rối loạn di truyền hiếm gặp như không dung nạp fructose, rối loạn hấp thu glucose – galactose hoặc thiếu hụt enzyme sucrose – isomaltose không nên sử dụng thuốc này. Màu vàng tartrazin có thể gây các phản ứng dị ứng.
Thành phần thuốc có chứa sodium benzoate có thể làm tăng nguy cơ vàng da, vàng mắt ở trẻ sơ sinh (4 tuần tuổi trở xuống). Chế phẩm có chứa natri, cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân đang trong chế độ ăn cần kiểm soát natri.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Không ảnh hưởng.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: NA
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Thuốc sử dụng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Thời kỳ cho con bú:
Thuốc sử dụng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Thường gặp: 1/100 < ADR < 1/10:
Tuần hoàn: Hạ huyết áp (chóng mặt), giãn mạch ngoại vi.
Tiêu hóa: Táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn.
Da: Đỏ da, nổi ban, đau hoặc nóng nơi tiêm, cảm giác ngứa buốt. Đỏ bừng và/hoặc có cảm giác ấm lên hoặc nóng.
Ít gặp: 1/1.000 < 1/100:
Thần kinh: Vã mồ hôi.
Tuần hoàn: Loạn nhịp, rối loạn chức năng tim cấp.
Hiếm gặp: 1/10.000 < ADR < 1/1.000:
Máu: Huyết khối.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci qua thận: các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, chlorthalidon, thuốc chống co giật.
Calci làm giảm hấp thu demeclocyclin, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, oxytetracyclin, tetracyclin, enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, sắt, kẽm, và những chất khoáng thiết yếu khác.
Calci làm tăng độc tính đối với tim của các glycosid digitalis vì tâng nồng độ calci huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+ – K+ – ATPase của glycosid tim.
Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu calci qua đường tiêu hóa.
Chế độ ăn có phytat, oxalat làm giảm hấp thu calci vì tạo thành những phức hợp khó hấp thu.
Phosphat, calcitonin, natri sulfat, furosemid, magnesi, cholestyramin, estrogen, một số thuốc chống co giật cũng làm giảm calci huyết.
Thuốc lợi niệu thiazid, trái lại làm tăng nồng độ calci huyết.
4.9 Quá liều và xử trí:
Nồng độ calci máu vượt quá 2,6 mmol/lít (10,5 mg/100 ml) được coi là tăng calci huyết.
Các triệu chứng tăng calci huyết bao gồm: Chán ăn, nôn, mửa, táo bón, đau bụng, yếu cơ, đa niệu, khát, ngủ gật, trường hợp nặng: Hôn mê, loạn nhịp, ngừng tim.
Ngừng uống bất kỳ thuốc gì có khả năng gây tăng calci huyết sẽ có thể giải quyết được tình trạng tăng calci huyết nhẹ ở người bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và có chức năng thận bình thường.
Khi nồng độ calci huyết vượt quá 2,9 mmol/lít (12 mg/100 ml) phải ngay lập tức dùng các biện pháp sau đây:
Bù dịch bằng truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9%. Cho lợi tiểu cưỡng bức bằng furosemid hoặc acid ethacrynic để tăng thải trừ nhanh caici và natri khi đã dùng quá nhiều dung dịch natri clorid 0,9%.
Theo dõi nồng độ kali và magnesi trong máu và thay thế máu sớm để đề phòng biến chứng trong điều trị
Theo dõi điện tâm đồ và có thể sử dụng các chất chẹn beta – adrenergic để phòng loạn nhịp tim nặng.
Có thể thẩm phân máu, có thể dùng calcitonin và adrenocorticoid trong điều trị.
Xác định nồng độ calci máu theo từng khoảng thời gian nhất định một cách đều đặn để có định hướng cho điều trị.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Chưa có thông tin.
Cơ chế tác dụng:
Calci là một ion ngoài tế bào quan trọng, hóa trị 2. Người lớn bình thường có khoảng 1.300g calci (nam) hoặc 1.000g calci (nữ), mà 99% ở xương dưới dạng giống hydroxyapatit, số còn lại có mặt trong dịch ngoại bào, và một số rất nhỏ trong tế bào. Trong huyết tương người, nồng độ calci vào khoảng 8,5mg đến 10,4mg/decilít (2,1 2,6mmol) trong đó khoảng 45% gắn với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và khoảng 10% phúc hợp với các chất đệm anionic (như Citrat và phosphat). Phần còn lại là calci ion hóa (Ca2+ ). Ca2+ rất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học: kích thích neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, bảo toàn màng và làm đông máu. Ca2+ còn giúp chức năng truyền tin thứ cấp cho hoạt động của nhiều hormon.Trên hệ tim mạch: ion canxi rất cần thiết cho kích thích và co bóp cơ tim cũng như cho sự dẫn truyền xung điện trên một số vùng của cơ tim đặc biệt qua nút nhĩ thất. Trên hệ thần kinh cơ: ion canxi đóng vai trò quan trọng trong kích thích và co bóp cơ. Calci cũng là thành phần chính của xương và là thành phần cần thiết cho sự vôi hoá xương mới thành lập. Lượng canxi tiêu thụ ở trẻ em đang lớn, người mang thai hay cho con bú cán được tăng cường
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Chưa có thông tin.
5.3. Hiệu quả lâm sàng:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Tá dược: Vừa đủ 10 ml. (Đường trắng, Sucrắlose, Sodium hydroxide, Sorbitol 70%, Lactic acid, Vàng Tartrazin, Sodium benzoate, Sodium chloride, Hypophosphorous acid, Hương cam, Nước tinh khiết).
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
HDSD Thuốc A.T Calci plus do Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên sản xuất (2016).
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM