Olanzapine – Olan

Thuốc Olan là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Olan (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Olanzapine

Phân loại: Thuốc an thần /Thuốc chống loạn thần nhóm Benzodiazepine

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): N05AH03.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Olan

Hãng sản xuất : Hetero Labs Limited

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 5 mg, 10 mg.

Thuốc tham khảo:

OLAN-5
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Olanzapine …………………………. 10 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Olanzapin được chỉ định điều trị bệnh tâm thần phân liệt.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Olanzapin được dùng đường uống, có thể uống trong bữa ăn hoặc cách xa bữa ăn.

Liều dùng:

Olanzapin uống 1 lần mỗi ngày, không phụ thuộc vào bữa ăn.

Liều khởi đầu thường dùng là 5 – 10 mg một lần mỗi ngày, sau đó tăng liều 5 mg một ngày tuỳ theo đáp ứng, khoảng cách tăng liều không được dưới 1 tuần, cho tới khi đạt 15 mg mỗi ngày

Người ta khuyến cáo rằng liều 15 mg hoặc cao hơn chỉ được dùng khi đã kiểm tra về lâm sàng. Sự an toàn của liều trên 20 mg/ ngày chưa được đánh giá trong các phép thử lâm sàng.

4.3. Chống chỉ định:

Olanzapin được chống chỉ định cho những người mẫn cảm với olanzapin hoặc bất cứ thành phần nào của viên thuốc.

Với trẻ em do độ an toàn của olanzapin đối với trẻ em chưa được xác định.

4.4 Thận trọng:

Hội chứng liệt thần ác tính (NMS): cần giám sát bệnh nhân một cách chặt chẽ vì hội chứng liệt thần ác tính đã được báo cáo.

Rối loạn vận động chậm: Hội chứng rối loạn vận động chậm,không có ý, không phục hồi đã xuất

hiện ở một số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống loạn tâm thần. Olanzapin phải được chỉ định với liều lượng sao cho hạn chế tối đa rối loạn vận động muộn. Nếu xảy ra triệu chứng rối loạn vận động muộn phải ngừng thuốc ngay.

Thận trọng

Olanzapin có thể gây hạ huyết áp tư thế do đó phải sử dụng hết sức thận trọng với những bệnh nhân bị bệnh tim mạch.

Phải thận trọng khi sử dụng olanzapin cho những bệnh nhân tiền sử động kinh hoặc những người có nguy cơ tiềm ân dưới mức động kinh như bệnh mất trí nhớ Alzheimer

Phải thận trọng với những bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng suy gan, những, bệnh nhân tiền sử bị bệnh có liên quan đến chức năng gan và những bệnh nhân đang điều trị với các thuốc có độc tính cao đối với gan.

Vi olanzapin anh hưởng mạnh đến nhận thức và hành động đòi hỏi sự khéo léo, do đó bệnh nhân phải chú ý khi vận hành máy móc nguy hiểm, kể cả lái xe, trừ khi bệnh nhân thấy việc điều trị bằng olanzapin không ảnh hưởng đối với bản thân.

Olanzapin có thể ảnh hưởng đến khả năng điều hoà thân nhiệt do đó phải thận trọng khi dùng olanzapin cho bệnh nhân phải làm việc trong điều kiện có thể bị tăng thân nhiệt như: làm việc nặng nhọc, tiếp xúc với nhiệt độ cao, sử dụng đồng thời với các thuốc có hoạt tính kháng-cholinergic, hoặc những người bị mất nước.

Olanzapin và các thuốc chống loạn thần khác phải sử dụng thận trọng cho những bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh đường hô hấp.

Thông tin cho bệnh nhân:

Khi chỉ định olanzapin, bác sỹ cần thông tin cho bệnh nhân như sau:

Bệnh nhân cân được thông báo về tác dụng không mong muốn hạ huyết ap tu thể, đặc biệt khi khởi đầu điều trị và khi dùng đồng thời với những thuốc có thể làm tăng tác dụng này của olanzapin, ví dụ: diazepam hoặc rượu.

Bệnh nhân phải chú ý khi vận hành máy móc hoặc lái xe, trừ khi thấy việc điều trị bằng olanzapin không ảnh hưởng đối với bản thân.

Bệnh nhân cần thông báo cho bác sỹ nếu bản thân có thai hoặc có ý định có thai trong thời gian điều trị với olanzapin.

Phải khuyến cáo bệnh nhân ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.

Bệnh nhân cần báo cho bác sỹ biết bản thân đang hoặc có kế hoạch dùng bất cứ thuốc gì để tránh tương tác thuốc.

Bệnh nhân không được uống rượu khi đang điều trị với olanzapin.

Trong thời gian điều trị với olanzapin, bệnh nhân nên tránh nơi quá nóng hoặc để cơ thể bị mất nhiều nước.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Vì olanzapin ảnh hưởng, mạnh đến nhận thức và hành động đòi hỏi sự khéo léo, do đó bệnh nhân phải chú ý vận hành máy móc, kể cả lái xe, trừ khi bệnh nhân thấy việc điều trị bằng olanzapin không ảnh hưởng đối với bản thân.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: C

US FDA pregnancy category: C

Thời kỳ mang thai:

Thuốc này chỉ được sử dụng cho phụ nữ có thai nếu lợi ích của người mẹ hơn hắn rủi ro cho bào thai.

Thời kỳ cho con bú:

Các bà mẹ phải ngừng cho con bú trong khi điều trị với olanzapin.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Thường gặp, ADR >1/100

Thần kinh trung ương: Ngủ gà, hội chứng ngoại tháp, mất ngủ, chóng mặt, rối loạn phát âm, sốt, ác mộng, sảng khoái, quên, hưng cảm.

Tiêu hóa: Khó tiêu, táo bón, tăng cân, khô miệng, buồn nôn, nôn, tăng cảm giác thèm ăn.

Gan: Tăng ALT

Cơ – xương: Yếu cơ, run, ngã (đặc biệt ở người cao tuổi)

Tim mạch: Hạ huyết áp, nhịp nhanh, phù ngoại vi, đau ngực.

Da: Bỏng rát

Tại chỗ: Đau tại vị trí tiêm (tiêm bắp)

Nội tiết, chuyển hóa: Tăng cholesterol máu, tăng prolactin máu, tăng đường huyết, xuất huyết đường niệu.

Mắt: Giảm thị lực, viêm kết mạc.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100

Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, nhịp chậm, kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ, tăng nhạy cảm với ánh sáng, động kinh.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

Viêm tụy, hội chứng an thần kinh ác tính (tăng thân nhiệt, co cứng cơ, thay đổi trạng thái tâm trí kèm theo rối loạn hệ thần kinh tự quản: Nhịp tim và huyết áp không ổn định)..

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng thuốc trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện của hội chứng an thần kinh ác tính. Điều trị hỗ trợ tích cực và theo dõi chặt bệnh nhân. Cần thận trọng khi sử dụng lại olanzapin cho bệnh nhân sau khi xuất hiện hội chứng an thần kinh ác tính: nên lựa chọn các thuốc ít gây hội chứng này hơn và cần tăng liều từ từ cho bệnh nhân.

Ngừng thuốc hoặc giảm liều olanzapin nếu xuất hiện loạn động muộn trong quá trình sử dụng thuốc.

Giảm liều hoặc dùng thuốc 1 lần/ngày lúc đi ngủ nếu xuất hiện buồn ngủ trong quá trình sử dụng olanzapin.

Sử dụng các biện pháp điều trị dùng thuốc hoặc không dùng thuốc để điều chỉnh rối loạn lipid máu nếu xuất hiện trong quá trình điều trị bằng olanzapin. Có thể cân nhắc sử dụng thay thế bằng các thuốc an thần kinh khác ít gây ảnh hưởng trên chuyển hóa lipid như risperidon, ziprasidon hay aripiprazol.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Tránh không nên phối hợp: Không nên phối hợp olanzapin với levomethadyl do tăng nguy cơ độc tính trên tim (kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, ngừng tim); với metoclopramid do tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng ngoại tháp, hội chứng an thần kinh ác tính.

Làm tăng tác dụng và độc tính của olanzapin: Dùng đồng thời olanzapin với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: Rượu, các dẫn chất benzodiazepin làm tăng tác dụng hạ huyết áp tư thế của olanzapin. Các thuốc ức chế CYP450 (cafein, cimetidin, erythromycin, ciprofloxacin, quinidin, một số thuốc chống trầm cảm như fluvoxamin) làm tăng nồng độ trong máu do đó có thể làm tăng tác dụng và độc tính của clonzapin. Không nên dùng dopamin, adrenalin hoặc các thuốc tác động giống giao cảm khác trên thụ thể beta ở bệnh nhân đang điều trị bằng olanzapin, do có khả năng làm trầm trọng thêm hạ huyết áp do tác dụng ức chế thụ thể alpha của olanzapin.

Làm giảm tác dụng của olanzapin: Các thuốc gây cảm ứng CYP450 (phenobarbital, carbamazepin, phenytoin, rifampicin, omeprazol, nicotin) làm giảm nồng độ olanzapin trong máu.

Làm tăng tác dụng và độc tính của một số thuốc khác: Olanzapin làm tăng tác dụng (táo bón, khô miệng, bí tiểu, an thần, rối loạn thị giác) của các thuốc kháng cholinergic, làm tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc chống tăng huyết áp.

Làm giảm tác dụng và độc tính của một số thuốc khác: Olanzapin có thể làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị Parkinson.

4.9 Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: bồn chồn, loạn ngôn ngữ, nhịp tim nhanh, các triệu chứng ngoại tháp, và giảm nhận thức. Những triệu chứng ít được báo cáo hơn là: khó thở, ngừng tim, ngừng thở, loạn nhịp tim, mê sảng, có thể có hội chứng an thần nặng, hôn mê, suy hô hấp ngừng thở, co giật, tăng huyết áp, hạ huyết áp.

Xử lý: trong trường hợp quá liều cấp tính cần duy trì thông đường thở, đảm bảo đủ oxy và thoáng khí, kể cả đặt ống thông. Rửa dạ dày (sau khi đặt ống thông), nếu bệnh nhân vẫn bất tỉnh. Than hoạt và thuốc tây cũng cần được chỉ định. Khả năng vô tri giác, động kinh, hoặc phản ứng mất trương lực của đầu và cổ sau khi bị quá liều có thể làm tăng nguy cơ khó thở do các chất gây nôn gây ra. Giám sát tim mạch phải tiến hành ngay từ đầu, phải theo dõi điện tim liên tục để phát hiện khả năng loạn nhịp.

Không có chất giải độc đặc hiệu cho olanzapin, vì vậy ngay từ đầu phải áp dụng các biện pháp cấp cứu thích hợp. Tụt huyết áp và trụy tuần hoàn cần điều trị bằng các biện pháp thích hợp như truyền dịch và/ hoặc các chất giống giao cảm (không dùng epinephrin, dopamin hoặc chất giống giao cảm có hoạt tính chủ vận- beta, vì sự kích thích beta có thể làm tình trạng tụt huyết áp nghiêm trọng thêm. Phải giám sát chặt chẽ và kiểm tra liên tục cho đến khi bệnh hhận hồi tỉnh

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Olanzapin là một chất đối kháng chọn lọc monoaminergic. Cũng giống như những thuốc điều trị tâm thần phân liệt khác, cơ chế tác dụng của olanzapin chưa biết rõ, tuy nhiên người ta cho rằng tác dụng của thuốc được trung gian qua sự kết hợp của dopamin và đối kháng serotonin type 2 (5HT2).

Cơ chế tác dụng:

Olanzapin là thuốc an thần kinh (thuốc chống loạn thần) không điển hình (thế hệ thứ hai) và là dẫn chất của dibenzodiazepin. Thuốc có nhiều đặc tính dược lý khác với các thuốc chống loạn thần điển hình là dẫn chất của phenothiazin hay butyrophenon như ít gây hội chứng ngoại tháp, ít làm tăng tiết prolactin, ít gây loạn vận động muộn khi điều trị kéo dài đồng thời có hiệu quả trên cả các biểu hiện dương tính, âm tính và ức chế của tâm thần phân liệt. Tác dụng chống loạn thần của olanzapin có cơ chế phức tạp và còn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Cơ chế này có liên quan đến tính đối kháng của thuốc ở các thụ thể serotonin typ 2 (5-HT2A, 5-HT2C), typ 3 (5-HT3), typ 6 (5-HT6) và dopamin ở hệ thần kinh trung ương. Olanzapin có tác dụng ức chế và làm giảm đáp ứng (điều hòa âm tính) đối với thụ thể 5-HT2A, liên quan đến tác dụng chống hưng cảm của thuốc. Ngoài ra, olanzapin còn làm ổn định tính khí do một phần ức chế thụ thể D2 của dopamin. Olanzapin dùng tiêm bắp để điều trị cơn động kinh cấp một phần do tác dụng an thần, làm dịu hơn là chỉ do tác dụng gây ngủ.

Olanzapin còn có tác dụng đối kháng với các thụ thể muscarin (M1, M2, M3, M4 và M5). Tác dụng kháng cholinergic của thuốc một mặt giải thích việc giảm nguy cơ xuất hiện hội chứng ngoại tháp, mặt khác lại liên quan đến một số tác dụng không mong muốn khác của olanzapin. Olanzapin cũng có tác dụng đối kháng thụ thể H1 của histamin và thụ thể alpha-1 adrenergic. Tác dụng này liên quan đến khả năng gây ngủ gà, hạ huyết áp tư thế khi sử dụng olanzapin

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Sau khi uống, olanzapin được hấp thu tốt và đạt nồng độ tối đa trong vòng xấp xỉ 6 giờ. Thuốc được chuyển hoá ở gan trước khi thải trừ chủ yếu thông qua CYP1A2, một phân nhỏ thông qua CYP2D6 sau đó được liên hợp với acid glucuronic. Hai dẫn chất chính là 4′-N-demethyl olanzapin và 10-glucuronid không còn giữ được hoạt tính của olanzapin. Thức ăn không ảnh hưởng tới tốc độ và , lượng hấp thu của olanzapin. Nửa đời thải trừ trung bình là 33 giờ (21 đến 54 giờ cho bách phân vị thứ 5 đến 95). Độ thanh thải huyết tương trung bình của olanzapin là 26 L/giờ (12 đến 47 L/giờ cho bách phân vị thứ 5 đến 95).

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

6.2. Tương kỵ :

Không có.

6.3. Bảo quản:

Viên nén bảo quản trong bao bì kín, ở nhiệt độ không quá 30 oC.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM