Thuốc Smectites (Diosmectite hoặc Dioctahedral smectite) là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Smectites (Diosmectite hoặc Dioctahedral smectite) (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
Nội dung chính
Toggle1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Smectites (Diosmectite hoặc Dioctahedral smectite)
Phân loại: Thuốc bảo vệ niêm mạc. Thuốc điều trị tiêu chảy
Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A07BC05.
Brand names:
Generic: Smecta, Smecta Hương cam vani , Smecta Hương Dâu, SmectaGo, Macfor, Smail, Diosmectit, Smechedral, Nadymec, Smecgim, A.T Diosmectit, Atizal, Bosmect, Lufogel, Mectomal, Smenter, Medismetit, Stanmece, Smeclife, Tismet, Diosmectite , Smanetta, Diosmectit, Vacometa, Cezmeta, Pymesmec, Cadismectite , Mectathepharm, Dimonium, Smectaneo, Becosmec , Smec – Meyer, Stamectin, Smetstad, Hamett, Deimec, Daewon Fotagel suspension, Grafort, Smixtal.
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc bột pha hỗn dịch: Gói 3 g.
Hỗn dịch uống: 3g
Thuốc tham khảo:
ATIZAL | ||
Mỗi gói hỗn dịch có chứa: | ||
Diosmectite | …………………………. | 3000 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Điều trị triệu chứng đau của viêm thực quản – dạ dày – tá tràng và đại tràng.
Ỉa chảy cấp và mạn tính sau khi đã bồi phụ đủ nước và điện giải mà còn ỉa chảy kéo dài. Diosmectit không có trong danh mục thuốc dùng trong Chương trình quốc gia phòng và chống ỉa chảy cấp ở trẻ em.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Pha gói thuốc thành dịch treo trước khi dùng.
Trẻ em: Hòa mỗi gói thuốc với khoảng 50 ml nước, trước mỗi lần dùng thuốc cần lắc hoặc khuấy đều. Có thể thay nước bằng dịch thức ăn như cháo, nước canh, nước rau hoặc trộn kỹ với thức ăn nửa lỏng như món nghiền rau – quả.
Người lớn: Pha 1 gói vào 1/4 cốc nước ấm, khuấy đều. Uống sau bữa ăn với người bệnh viêm thực quản. Uống xa bữa ăn với các chỉ định khác
Liều dùng:
Trẻ em:
Dưới 1 tuối ngày 1 gói, chia 2 – 3 lần. Ỉa chảy cấp cho tới ngày 2 gói trong 3 ngày đầu, sau đó ngày 1 gói.
Từ 1 – 2 tuối ngày 1 – 2 gói, chia 2 – 3 lần. Ỉa chảy cấp cho tới ngày 4 gói trong 3 ngày đầu, sau đó ngày 2 gói.
Trên 2 tuối ngày 2 – 3 gói, chia 2 – 3 lần.
Người lớn:
Mỗi lần 1 gói, 3 gói/ngày. Trường hợp ỉa chảy cấp liều khởi đầu có thể tới ngày 6 gói.
Riêng viêm loét trực tràng dùng cách thụt.
Thụt trực tràng:
Mỗi lần 1 – 3 gói hòa với 50 đến 100 ml nước ấm, rồi thụt. Ngày 1 – 3 lần.
4.3. Chống chỉ định:
Mẫn cảm với diosmectit hoặc một thành phần của thuốc.
Chống chỉ định cho bệnh nhân không dung nạp fructose.
Không dùng chữa ỉa chảy cấp mất nước và điện giải nặng cho trẻ em, khi chưa bồi phụ đủ nước và điện giải
4.4 Thận trọng:
Diosmectite phải được dùng thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử táo bón nặng.
Ở trẻ em, tiêu chảy cấp phải được điều trị phối hợp với việc dùng sớm dung dịch bù nước, điện giải đường uống (ORS) nhằm tránh mất nước và các chất điện giải.
Ở người lớn, điều trị không được bỏ qua việc bù nước và các chất điện giải nếu điều này là cần thiết.
Lượng dịch cần bù, bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch, phải được điều chỉnh phù hợp với mức độ tiêu chảy, tuổi và đặc điểm của bệnh nhân.
Bệnh nhân nên được thông báo về việc cần thiết phải:
Uống nhiều dịch mặn hoặc ngọt, để bồi hoàn lượng dịch mất do tiêu chảy (nhu cầu lượng dịch trung bình hàng ngày ở người lớn là 2 lít)
Chế độ ăn khi bị tiêu chảy:
Nên tránh: Rau sống, trái cây, rau xanh, các món ăn nhiều gia vị, thức ăn đông lạnh.
Món ăn thích hợp là thịt nướng và cơm.
Thuốc chứa glucose và saccharose khuyến cáo không nên dùng cho bệnh nhân có rối loạn dung nạp fructose, hấp thu kém glucose và galactose hoặc những bệnh nhân thiếu enzym tiêu hóa sucrose và isomaltase.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Chưa có nghiên cứu trên khả năng lái xe và vận hành máy móc của thuốc này. Tuy nhiên thuốc được cho là không có tác động hoặc tác động không đáng kể lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: NA
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Không có ghi nhận quái thai khi dùng thuốc ở động vật. Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú:
Không có chống chỉ định với phụ nữ thời kỳ cho con bú. Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Các tác dụng không mong muốn phần lớn xảy ra ở đường tiêu hóa.
Thường gặp, ADR > 1/100
Táo bón, thường được giải quyết bằng cách giảm liều, nhưng trong một số trường hợp phải ngừng dùng thuốc.
Ít gặp, 1/100 > ADR > 1/1 000
Đầy hơi, nôn.
Trong suốt quá trình thuốc lưu hành trên thị trường, một số trường hợp phản ứng quá mẫn (tần suất không rõ) được báo cáo, bao gồm mề đay/mày đay, phát ban, ngứa và phù mạch.
Có vài trường hợp táo bón tiến triển cũng đã được ghi nhận.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Cần giảm liều khi bị táo bón.
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Diosmectit có thể hấp phụ một số thuốc khác, do đó có thể ảnh hưởng đến thời gian và tỷ lệ hấp thu của các thuốc đó, nên uống diosmectit sau khi uống thuốc cần hấp thu khoảng 2 – 3 giờ
4.9 Quá liều và xử trí:
Triệu chứng: Dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến táo bón hoặc ỉa chảy.
Xử trí: Cần ngừng dùng thuốc và điều trị triệu chứng
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Diosmectit là silicat nhôm và magnesi tự nhiên có cấu trúc từng lớp lá mỏng xếp song song với nhau và có độ quánh dẻo cao, nên có khả năng rất lớn bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa. Diosmectit tương tác với glycoprotein của niêm dịch bao phủ đường tiêu hoá nên làm tăng tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc đường tiêu hóa khi bị các tác nhân lạ xâm hại. Thuốc có khả năng bám dính và hấp phụ cao tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc tiêu hóa. Thuốc có khả năng gắn vào độc tố vi khuẩn ở ruột, nhưng đồng thời cũng có khả năng gắn vào các thuốc khác làm chậm hấp thu hoặc làm mất tác dụng, đặc biệt tetracyclin và trimethoprim (là những kháng sinh đôi khi được chỉ định ở trẻ em bị ỉa chảy).
Diosmectit không cản quang, không làm phân biến màu và với liều thường dùng thuốc không làm thay đổi thời gian chuyển vận sinh lý các chất qua ruột.
Cơ chế tác dụng:
Do cấu trúc từng lớp với độ nhầy cao, Diosmectit có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa rất lớn. Diosmectit tương tác với glycoprotein của chất nhầy làm tăng sức chịu đựng của lớp gel dính trên niêm mạc bị tấn công. Nhờ tác động trên hàng rào niêm mạc tiêu hóa và khả năng bám cao nên Diosmectit bảo vệ được niêm mạc tiêu hóa. Diosmectit không cản quang, không nhuộm màu phân và với liều lượng thông dụng Diosmectit không làm thay đổi thời gian vận chuyển sinh lý của ruột.
Kết quả phối hợp của 2 nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi so sánh hiệu quả của Diosmectit với giả dược trên 602 bệnh nhân từ 1 – 36 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp cho thấy lượng phân trong 72 giờ đầu giảm đáng kể ở nhóm điều trị bằng Diosmectit cùng với bù nước đường uống.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Diosmectit không hấp thu vào máu qua đường tiêu hóa và bị thải trừ hoàn toàn theo phân.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
6.2. Tương kỵ :
Cần tránh ẩm
6.3. Bảo quản:
Diosmectit được đựng trong gói kín, để ở nhiệt độ thường, bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm. Khi hút ẩm thuốc dễ bị chảy ướt và biến màu.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam
Hoặc HDSD Thuốc.
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM