Thiamphenicol

Thuốc Thiamphenicol là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Thiamphenicol (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Thiamphenicol

Phân loại: Thuốc kháng sinh nhóm Phenicol.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): J01BA02.

Biệt dược gốc:

Thuốc Generic :

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 250 mg.

Thuốc tiêm thiamphenicol glycinat, lọ 750 mg/5 ml.

Hiện nay thuốc này chỉ được sử dụng trong thú y và không được chấp nhận sử dụng ở người.

Thuốc tham khảo:

BIOTHICOL 250
Mỗi viên nén có chứa:
Thiamphenicol …………………………. 250 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Hình ảnh mang tính chất tham khảo, thuốc không lưu hành tại Việt Nam

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Nhiễm khuẩn nặng nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm như Rickettsia hay gặp ở Việt Nam (sốt mò Scrub typhus) do Haemophilus influenzae, bệnh thương hàn do S. typhi nhạy cảm; áp xe não; viêm xương chũm; bệnh chét chuột; bệnh dịch hạch; bệnh tularaemia; điều trị viêm màng não mủ.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng uống hoặc tiêm tĩnh mạch

Liều dùng:

Nhiễm khuẩn nặng, người lớn có thể dùng 30 – 50 mg/kg/ngày, bắt đầu tiêm tĩnh mạch sau đó cho uống càng sớm càng tốt.

Đối với trẻ em bị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não nặng cũng có thể tiêm khởi đầu với liều 30 – 100 mg/kg/24 giờ và giảm nhanh xuống 30 mg/kg/24 giờ chia làm 4 lần.

Thiamphenicol không bị glycuro liên hợp nên giảm độc với gan và thận; nên có thể sử dụng khi có suy thận nhưng phải giảm liều dùng 0,50 g/ ngày x 2 lần, nếu độ thanh thải creatinin từ 60 – 30 ml/phút; nếu độ thanh thải từ 30 đến 10 ml/phút, dùng 0,50 g/ngày.

4.3. Chống chỉ định:

Thuốc chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hoặc tăng mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Thời kỳ mang thai; trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng.

Tiền sử có bệnh lý về suy tuỷ; suy thận nặng; dị ứng với thuốc.

4.4 Thận trọng:

Những phản ứng nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong, ở người bệnh dùng Thiamphenicol đã được thông báo. Cần phải điều trị người bệnh dùng Thiamphenicol tại bệnh viện để có thể thực hiện những xét nghiệm thích hợp và khám nghiệm lâm sàng.

Tác dụng trên huyết học: Một trong những phản ứng bất lợi nghiêm trọng nhất của Thiamphenicol là ức chế tủy xương. Mặc dù hiếm, thiếu máu không tái tạo, thiếu máu giảm sản, giảm tiểu cầu, và giảm bạch cầu hạt đã xảy ra cả trong hoặc sau khi điều trị ngắn hoặc kéo dài Thiamphenicol. Có hai loại ức chế tủy xương: loại thứ nhất không phụ thuộc liều, ức chế tủy xương không thuận nghịch, dẫn đến thiếu máu không tái tạo với tỷ lệ tử vong là 50% hoặc cao hơn, chủ yếu do xuất huyết hoặc nhiễm trùng. Loại tác dụng bất lợi này có thể xảy ra ngay sau đơn liều Thiamphenicol, nhưng thường gặp hơn sau khi ngừng Thiamphenicol vài tuần đến vài tháng. Loại ức chế tủy xương thứ hai phổ biến hơn và có phụ thuộc liều, thường hồi phục sau khi ngừng thuốc. Loại tác dụng bất lợi này được biểu hiện bởi thiếu máu, giảm hồng cầu lưới, giảm bạch cầu, tăng nồng độ sắt trong huyết thanh, tăng dự trữ sắt huyết thanh. Loại tác dụng bất lợi này thường xảy ra khi nồng độ Thiamphenicol trong huyết tương vượt quá 25 microgam/ml hoặc khi dùng cho người lớn với liều trên 4 g/ngày. Cần định kỳ kiểm tra công thức máu trong khi sử dụng Thiamphenicol. Phải ngừng liệu pháp Thiamphenicol nếu xảy ra giảm hồng cầu lưới, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu, hoặc các triệu chứng huyết học bất thường khác được quy cho Thiamphenicol. Không thể dựa vào những xét nghiệm máu ngoại biên để tiên đoán sự ức chế tủy xương không hồi phục và thiếu máu không tái tạo có xảy ra hay không.

Hội chứng xám: Hội chứng này có thể xảy ra khi dùng Thiamphenicol trên trẻ sơ sinh thiếu tháng và trẻ sơ sinh, phần lớn các trường hợp gặp khi dùng thuốc ngay trong vòng 48 giờ đầu đời của trẻ. Hội chứng xám cũng có thể xảy ra ở trẻ đến 2 tuổi và ở những trẻ sinh ra bởi các bà mẹ đã sử dụng Thiamphenicol trong giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc khi chuyển dạ. Các triệu chứng của hội chứng xám thường xuất hiện 2 – 9 ngày sau khi bắt đầu điều trị Thiamphenicol với các biểu hiện bỏ ăn, trướng bụng, có hoặc không có nôn, xanh tím tiến triển, trụy mạch có thể kèm theo rối loạn hô hấp, tử vong có thể xảy ra trong vòng vài giờ. Nếu ngừng sớm Thiamphenicol ngay sau khi xuất hiện triệu chứng, tác dụng bất lợi này có thể đảo ngược và hồi phục hoàn toàn sau đó. Hội chứng xám là hậu quả của nồng độ thuốc quá cao do trẻ nhỏ không đủ khả năng liên hợp thuốc hoặc thải trừ thuốc dạng không liên hợp.

Tác dụng trên thần kinh: Viêm dây thần kinh thị giác, hiếm khi dẫn đến mù mắt, đã được báo cáo sau khi điều trị dài hạn Thiamphenicol liều cao. Viêm dây thần kinh ngoại vi cũng đã xảy ra sau khi điều trị Thiamphenicol lâu dài. Nếu xảy ra viêm dây thần kinh thị giác hoặc viêm dây thần kinh ngoại vi, nên dừng ngay lập tức Thiamphenicol.

Thận trọng khác: Cũng như những kháng sinh khác, dùng Thiamphenicol có thể dẫn đến sự sinh trưởng quá mức những vi khuẩn không nhạy cảm, kể cả nấm. Nếu xảy ra bội nhiễm, phải tiến hành liệu pháp thích hợp.

Phải dùng thận trọng Thiamphenicol cho người bệnh suy giảm chức năng thận và/hoặc gan và giảm liều lượng theo tỷ lệ tương ứng.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Chưa có nghiên cứu khi sử dụng trên phụ nữ có thai, tránh sử dụng cho đối tượng này.

Thời kỳ cho con bú:

Chưa có nghiên cứu khi sử dụng trên phụ nữ cho con bú, tránh sử dụng cho đối tượng này.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Thiamphenicol không bị glycuro liên hợp nên giảm độc với gan và thận;

Về huyết học, chỉ có biểu hiện nhiễm độc với liều cao, kéo dài ngày, hoặc dùng nhiều lần. Tổn thương thường giới hạn ở một dòng huyết cầu: thiếu máu với giảm hồng cầu lưới, hoặc giảm bạch cầu, hay giảm tiểu cầu.

Ngừng thuốc thì sự hồi phục các huyết cầu cũng nhanh chóng; buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm miệng, viêm lưỡi, đau bụng phản ứng quá mẫn ở da.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Thiamphenicol ức chế enzym cytochrom P450 ở gan, là enzym chịu trách nhiệm về chuyển hóa của nhiều thuốc.

Thiamphenicol có thể tác động tới chuyển hóa của clorpropamid, dicumarol, phenytoin và tolbutamid do ức chế hoạt tính các men của microsom, và như vậy có thể kéo dài nửa đời huyết tương và làm tăng tác dụng của những thuốc này; do đó phải hiệu chỉnh một cách phù hợp liều lượng những thuốc này. Ngoài ra, Thiamphenicol có thể kéo dài thời gian prothrombin ở người bệnh nhận liệu pháp chống đông vì tác động tới sự sản sinh vitamin K của vi khuẩn đường ruột.

Dùng đồng thời Thiamphenicol và phenobarbital có thể dẫn đến giảm nồng độ thuốc kháng sinh trong huyết tương vì phenobarbital gây cảm ứng enzym cytochrom P450 có khả năng phá hủy Thiamphenicol.

Khi dùng đồng thời với những chế phấm sắt, vitamin B12 hoặc acid folic, Thiamphenicol có thể làm chậm đáp ứng với những thuốc này. Do đó, nếu có thể được, nên tránh liệu pháp Thiamphenicol ở người bệnh thiếu máu dùng chế phấm sắt, vitamin B12, hoặc acid folic. Vì rifampin gây cảm ứng những enzym của microsom cần cho chuyển hóa Thiamphenicol, dùng đồng thời những thuốc này có thể dẫn đến giảm nồng độ Thiamphenicol trong huyết tương.

Nên tránh dùng đồng thời Thiamphenicol với những thuốc có thể gây suy giảm tủy xương.

4.9 Quá liều và xử trí:

Những triệu chứng quá liều gồm thiếu máu, nhiễm toan chuyển hóa, hạ thân nhiệt và hạ huyết áp. Điều trị triệu chứng sau khi rửa dạ dày.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Thiamphenicol là dẫn xuất tổng hợp, cấu trúc khác Thiamphenicol do nhóm nitro thơm trong phân tử Thiamphenicol được thay bằng nhóm methyl sulfon.

Thiamphenicol là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng lên nhiều vi khuẩn gram dương và âm. Thuốc có tác dụng tốt với Salmonella, Salmonella typhi, Shigella, Vibrio cholerae và các vi khuẩn kị khí gram âm như bacteroides fragilis, nhưng không có tác dụng trên P. aeruginosa.

Thuốc thấm nhiều vào phế quản nên hay dùng điều trị các nhiễm khuẩn ở phổi, khí phế quản, nhất là vi khuẩn đã kháng các kháng sinh khác.

Thuốc ít chuyển hoá qua gan nên ít gây hội chứng xanh xám ở trẻ sơ sinh.

Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng còn hoạt tính nên còn được dùng điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục.

Cơ chế tác dụng:

Thiamphenicol ức chế tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom. Thuốc có cùng vị trí tác dụng với erythromycin, clindamycin, lincomycin, oleando­mycin và troleandomycin.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Hấp thu: Thiamphenicol hấp thu cả đường uống và đường tiêm.

Phân bố: thuốc phân bố rộng rãi vào các mô và dịch cơ thể, qua nhau thai, sữa mẹ và dịch não tuỷ.

Chuyển hoá: thuốc ít chuyển hoá qua gan.

Thải trừ: chủ yếu thận dưới dạng không đổi.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM

Pharmog Team

Pharmog Team

Được thành lập từ năm 2017 bởi các dược sỹ, bác sỹ trẻ có chuyên môn tốt với mục đích quảng bá, tuyên truyền thông tin về dược tới nhân viên y tế.