Thuốc Silymarin là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Silymarin (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Silymarin
Phân loại: Thuốc bảo vệ tế bào gan.
Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A05BA03.
Brand name:
Generic : Samarin , Sicviga , Argmagi , A.T Silymarin, Kehl, HergaminDHT , Medi-Silymarin, Doglitazon, Motuzen, Cbiregutin Tablet, Phabadarin , Silymarin, Silymarin VCP, Safegan , Amisea, Hepaqueen gold, Silymax, Silymax-F, Hepaqueen Plus, Welliver , Eblamin, Silgran, Liverton , Cadimarin, Sunloc, Abgalic Fort, Anbaliv, Aulev-S, Syhepa, Livermarin, Hepa-Nic, Liverstad, Silygamma, Fynkhepar Tablet, Legalon Protect Madaus, Legalon , Carsil , Livosil , PM-Syrin, Hepadays
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén/nang : Hàm lượng từ 70- 250mg , ví dụ; 70 mg, 140 mg, 150 mg….
Thuốc tham khảo:
WELLIVER 140 | ||
Mỗi viên nén bao phim có chứa: | ||
Silymarin | …………………………. | 140 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan mãn tính, xơ gan và tổn thương gan do nhiễm độc.
Không dùng trong điều trị nhiễm độc cấp tính.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Dùng đường uống.
Liều dùng:
Người lớn và thiếu niên từ 12 tuổi trở lên: 70-150 mg, ngày 2 lần, uống với lượng nước vừa đủ (khoảng 1 ly) trước hoặc trong bữa ăn trừ khi có chỉ định khác.
4.3. Chống chỉ định:
Silymarin chống chỉ định đối với trường hợp có tiền sử mẫn cảm với quả Cúc gai (milk thistle) hoặc với các cây thuộc họ Cúc hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
4.4 Thận trọng:
Silymarin có thể gây giảm đường huyết. Do đó cần giám sát khi dùng cho bệnh nhân tiểu đường hoặc đường huyết thấp và bệnh nhân đang sử dụng các chế phẩm có tác dụng đối với nồng độ đường máu.
Song song với việc điều trị bằng thuốc phải tránh xa các nguyên nhân gây tổn thương gan (rượu).
Phải thông báo cho bác sỹ các trường hợp vàng da (sự biến đổi màu da từ vàng nhạt đến đậm, tròng trắng mắt có màu vàng).
Không có những nghiên cứu đầy đủ trên trẻ em.
Do đó Silymarin không được sử dụng cho trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: NA
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Không dùng Silymarin cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú:
Không dùng Silymarin cho phụ nữ cho con bú do thiếu các nghiên cứu thích hợp.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Thuốc dung nạp tốt. Các tác dụng phụ thường hiếm gặp.
Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc: Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, ngứa…
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Silymarin làm giảm hoạt tính của enzyme CYP3A4 in vitro.
Nếu sử dụng Silymarin cùng với các thuốc chuyển hóa bởi enzyme CYP3A4 thì có thể sẽ làm thay đổi dược động học của các thuốc đó.
Sự ảnh hưởng của của các isoenzymes khác trong hệ thống enzyme cytochrome P450 cũng phải được xem xét.
Những nghiên cứu cụ thể trên thuốc Silymarin chưa được báo cáo. Tuy nhiên, nên theo dõi khi sử dụng đồng thời Silymarin với các thuốc có đặc tính như trên.
4.9 Quá liều và xử trí:
Không ghi nhận thấy trường hợp nào quá liều Silymarin.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Thuốc có tác động hướng gan.
Silymarin có tác dụng bảo vệ tế bào gan và chức năng của các cấu trúc xung quanh và bên trong tế bào gan, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn và tăng hiệu quả thải độc của gan.
Tác dụng bảo vệ tế bào gan đã được chứng minh không chỉ trong các thí nghiệm dùng những tác nhân cổ điển tấn công lên gan như tetrachlorur carbon, Thioacetamide, D- galactosamine, alcol ethylic v.v… mà còn trên các tổn thương nặng ở gan gây bởi Phalloidin, alpha-amanitin và Frog virus 3(FV 3).
Cơ chế tác dụng:
Silymarin được dùng để điều trị các rối loạn ở gan. Thử nghiệm trên thú silymarin được dùng để ngăn ngừa các rối loạn ở gan, thuốc giúp tăng cường chức năng của các cấu trúc xung quanh và bên trong tế bào gan, do đó dẫn đến kích hoạt sự phát triển và sự tái tạo tế bào gan.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Silymarin là hỗn hợp các silibinin, silidianin, silichristin và một số dẫn chất flavonol khác chiết xuất từ quả Cúc gai. Sau khi hấp thu qua đường tiêu hóa, thành phần chính của silymarin là silibinin bị đào thải đến hơn 80% trong mật dưới dạng sulphate và liên hợp glucoronide. Khoảng 10% liều sử dụng đi vào vòng tuần hoàn gan – ruột do vậy hàm lượng tối đa trong máu đạt được tương đối thấp. Thời gian bán thải là 6.3 giờ. Không có sự tích tụ silibinin. Sự bài tiết silibinin đạt trạng thái cân bằng khi dùng liều lặp lại trễ nhất vào ngày thứ 2.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
.
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Chưa có thông tin..
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam
Hoặc HDSD Thuốc.
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM