Nadyfer (Đồng gluconat + Mangan gluconat + Sắt gluconat)

Copper gluconate + Ferrous gluconate + Manganese gluconate – Nadyfer

Thông tin tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc Nadyfer

Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc Nadyfer (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Copper gluconate + Ferrous gluconate + Manganese gluconate (Đồng gluconat + Mangan gluconat + Sắt gluconat)

Phân loại: Khoáng chất và chất điện giải. Dạng kết hợp.

Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): B03AA05.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Nadyfer

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần Dược phẩm 2/9

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch uống. Mỗi 10ml chứa: Sắt (dưới dạng sắt gluconat) 25mg; Mangan (dưới dạng mangan gluconat) 2,47mg; Đồng (dưới dạng đồng gluconat) 0,14mg.

Thuốc tham khảo:

NADYFER
Mỗi 10 ml dung dịch có chứa:
Sắt (gluconat) …………………………. 25 mg
Mangan (gluconat) …………………………. 2,47 mg
Đồng (gluconat) …………………………. 0,14 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Nadyfer (Đồng gluconat + Mangan gluconat + Sắt gluconat)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Giảm nồng độ hemoglobin, các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt có nguồn gốc từ thiếu hemoglobin, thường do chế độ ăn thiếu chất sắt (thời kỳ sơ sinh, thơ ấu, dậy thì, phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ sau khi sanh, mãn kinh, thời kỳ dưỡng bệnh).

Mất máu kéo dài: Xuất huyết do loét tiêu hóa, ung thư kết tràng hay dạ dày, xuất huyết đường tiết niệu, mất nhiều máu trong khi hành kinh.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Pha loãng thuốc trong nước, uống cách xa bữa ăn từ 1 – 2 giờ.

Liều dùng:

Theo sự hướng dẫn của thầy thuốc, trung bình:

*Điều trị:

Người lớn: Uống 100 – 200mg sắt/ngày, chia làm 2 – 3 lần.

Trẻ sơ sinh và trẻ em: Uống 5 – 10mg sắt/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần.

*Dự phòng:

Phụ nữ có thai: Uống 50 mg sắt/ngày, trong 6 tháng cuối thai kỳ.

Pha loãng thuốc trong nước, uống cách xa bữa ăn từ 1 – 2 giờ.

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Cơ thể thừa chất sắt: Bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosidenin và thiếu máu tan huyết.

Hẹp thực quản, túi cùng đường tiêu hóa.

Thiếu máu không do thiếu sắt, thiếu acid folic. Thiếu máu ác tính.

4.4 Thận trọng:

Tránh uống nước trà vì ức chế sự hấp thu sắt.

Thận trọng sử dụng cho bệnh nhân loét dạ dày, viêm kết tràng mãn tính.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Thuốc không ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Thời kỳ cho con bú:

Sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón. Phân đen. Rất ít trường hợp nổi ban da.

Đã thấy thông báo có nguy cơ ung thư liên quan đến dự trữ quá thừa sắt.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Không nên phối hợp với muối sắt dạng tiêm chích vì có thể gây sốc do giải phóng sắt nhanh từ dạng phức hợp.

Sắt gluconat làm giảm hấp thu: Ciprofloxacin, tetracyclin, diphosphat, đường uống.

Sắt kết hợp tanin tạo kết tủa tanat sắt.

Muối, oxyd, hydroxyd của magnesi, nhôm, calci phủ niêm mạc dạ dày – ruột làm giảm hấp thu đường tiêu hóa của sắt gluconat.

4.9 Quá liều và xử trí:

Có thể gây đau bụng cấp, rối loạn tiêu hóa.

Điều trị bằng deferoxamin.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Cung cấp chất sắt dưới dạng muối ferrous, sắt là nguyên tố tham gia cấu tạo khung hóa học của huyết cầu tố (hemoglobin), phối hợp với một liều nhỏ đồng (Cu) là chất xúc tác, thúc đẩy tạo thành huyết cầu tố nhanh chóng hơn.

Cơ chế tác dụng:

Sắt cần thiết cho cơ thể để tổng hợp heme, một phần của hemoglobin, myoglobin và các metal-protein khác trong cơ thể. Sắt tham gia trong các quá trình oxy hóa-khử.

Thiếu sắt là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu do dinh dưỡng của người. Nguyên nhân thiếu sắt có thể do thức ăn thiếu sắt, do kém hấp thu, do mất máu hoặc do tăng nhu cầu như trong thời kỳ mang thai, trẻ em đang lớn.

Đồng và mangan là thành phần quan trọng của nhiều hệ thống men trong cơ thể đồng thời cũng tham gia trong các quá trình oxy hoá-khử. Thiếu đồng có thể ảnh hưởng tới sự hấp thu của sắt và sự giải phóng sắt từ tế bào lưới nội mô. Mangan là một nguyên tố cần thiết cho xương, da, dây chằng, chức năng của insulin, đồng thời cũng là tác nhân hoạt hoá của một số enzyme, mangan cần thiết cho quá trình phát triển bình thường của người và có vai trò trong tổng hợp cholesterol (một thành phần của nhiều hormone) và sản xuất tinh trùng.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Hấp thu: Sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu gần hỗng tràng. Muối sắt (II) hấp thu yếu (10 – 20% liều uống vào). Hấp thu sắt tăng lên khi dự trữ sắt thấp hoặc nhu cầu sắt tăng. Hấp thu sắt bị giảm khi có các chất chelat hóa hoặc các chất tạo phức trong ruột và tăng khi có acid hydrocloric và vitamin C.

Chuyển hóa: Sắt được chuyển vận trong huyết tương dưới dạng transferrin đến dịch gian bào, các mô nhất là gan và dự trữ ở dạng ferritin, sắt được đưa vào tủy đỏ xương để trở thành một thành phần của huyết sắc tố trong hồng cầu, vào cơ để trở thành một thành phần của myoglobin. Hai nơi dự trữ sắt lớn nhất là hồng cầu và hệ võng nội mô.

Thải trừ: Sắt được thải trừ chủ yếu qua đường tiêu hóa (mật, tế bào niêm mạc tróc). Khoảng 90% sắt đưa vào cơ thể được thải qua phân, một ít thải qua da, nước tiểu, ở phụ nữ, sắt thải thêm qua đường kinh nguyệt.

5.3. Hiệu quả lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược: Đường trắng, glucose, glycerol, acid citric, methyl hydroxybenzoat, propyl hydroxybenzoat, vanilin, màu caramel, natri metabisulfit, nước tinh khiết vừa đủ.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Ở nhiệt độ không quá 30 độ ​C, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam.

HDSD Thuốc Nadyfer do Công ty cổ phần Dược phẩm 2/9 sản xuất (2015).

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM