Nadroparine – Fraxiparine

Thuốc Fraxiparine là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Fraxiparine (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Nadroparin

Phân loại: Thuốc chống đông máu nhóm heparin trọng lượng phân tử thấp.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): B01AB06.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Fraxiparine

Hãng sản xuất : Aspen Notre Dame de Bondeville

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Bơm tiêm nạp sẵn để tiêm có chứa:

Dung dịch tiêm 2850 UI anti Xa/0,3 ml: Bơm tiêm chứa 0,3 ml (loại không phân vạch), hộp 10 ống.

Dung dịch tiêm 3800 UI anti Xa/0,4 ml: Bơm tiêm chứa 0,4 ml (loại không phân vạch), hộp 10 ống.

Dung dịch tiêm 5700 UI anti Xa/0,6 ml: Bơm tiêm chứa 0,6 ml (loại có phân vạch), hộp 10 ống.

Thuốc tham khảo:

FRAXIPARINE 0.3ml
Mỗi bơm tiêm đóng sẵn có chứa:
Nadroparine calcium …………………………. 2850 IU
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

FRAXIPARINE 0.4ml
Mỗi bơm tiêm đóng sẵn có chứa:
Nadroparine calcium …………………………. 3800 IU
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

FRAXIPARINE 0.6ml
Mỗi bơm tiêm đóng sẵn có chứa:
Nadroparine calcium …………………………. 5700 IU
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Phòng ngừa các rối loạn thuyên tắc huyết khối:

liên quan đến phẫu thuật tổng quát hoặc phẫu thuật chỉnh hình;

Ở những bệnh nhân nội khoa có nguy cơ cao (suy hô hấp và/ hoặc nhiễm khuẩn hô hấp và/ hoặc suy tim), điều trị tại khoa chăm sóc tích cực (ICU).

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu.

Ngăn ngừa cục máu đông trong quá trình thẩm phân máu.

Điều trị đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có sóng Q trong giai đoạn cấp tính, kết hợp với aspirin

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Nên thận trọng đặc biệt khi hướng dẫn liều cụ thể cho mỗi loại Heparin trọng lượng phân tử thấp vì liều được thể hiện bằng những đơn vị đo lường khác nhau (đơn vị hoặc mg). Do đó không nên hoán đổi nadroparin với heparin trọng lượng phân tử thấp khác trong thời gian điều trị. Hơn nữa, nên thận trọng để sử dụng dạng bào chế đúng của nadroparin, hàm lượng đơn hoặc gấp đôi, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến chế độ liều.

Nên sử dụng bơm tiêm có chia vạch khi cần điều chỉnh liều theo thể trọng

Không tiêm bắp nadroparin

Nên theo dõi số lượng tiểu càu trong suốt thời gian điều trị bằng nadroparin (xem Cảnh báo và Thận trọng).

Phải thực hiện theo các khuyến cáo cụ thể về thời gian sử dụng nadroparin trong gây tê tủy sống/ ngoài màng cứng hoặc chọc dò tủy sống thắt lưng (xem Cảnh báo và Thận trọng).

Kỹ thuật tiêm dưới da:

Vị trí tiêm dưới da thường là bên phải hoặc bên trái của thành bụng nhưng cũng có thể tiêm ở đùi. Để tránh hao hụt thuốc khi sử dụng bơm tiêm đóng sẵn, không loại bỏ bọt khí khỏi bơm tiêm trước khi tiêm. Nên chọc kim tiêm vuông góc với vùng da bị véo lên phần da này nên được giữ nhẹ và chắc trong suốt thời gian tiêm. Không nên chà xát vị trí tiêm.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG/ XỬ LÝ

Trước khi tiêm nên kiểm tra dung dịch nadroparin bằng mắt xem có tiểu phân hoặc đổi màu dung dịch không. Nếu thấy có bất kỳ sự thay đổi nào bằng mắt thường, phải loại bỏ dung dịch.

Bơm tiêm chỉ dùng một lần, phần thuốc trong bơm tiêm không dùng đến phải bỏ đi. Không trộn dung dịch với các chế phẩm khác hoặc tái sử dụng.

Sau khi dùng, phải trượt vỏ bảo vệ kim tiêm qua khỏi phần kim lộ ra sao cho kim tiêm được phù kín hoàn toàn. Sau đó hủy bơm tiêm theo cách thích hợp

Hướng dẫn tự sử dụng bơm tiêm đóng sẵn

Luôn sử dụng FRAXIPARINE theo đúng hướng dẫn của bác sỹ hoặc y tá. Nên tham vấn ý kiến của họ nếu gặp khó khăn khi tiêm FRAXIPARINE.

(1). Rửa tay kỹ với xà phòng và nước. Lau khô bằng khăn.

(2). Ngồi hoặc nằm xuống ở tư thế thoải mái.

Vị trí tiêm tại phía bên của vùng bụng dưới (Hình 1). Luân phiên vị trí tiêm ở bên trái và bên phải bụng cho mỗi lần tiêm

(3). Lau sạch vùng sẽ tiêm bằng tấm gạc tẩm cồn.

(4). Tháo bỏ nắp bảo vệ kim tiêm. Bỏ nắp này.

Nếu thể tích thuốc trong bơm tiêm nhiều hơn lượng cần tiêm, phải bỏ phần thừa trước khi tiêm.

Giữ bơm tiêm với mũi tiêm chỉ thẳng xuống.

Nhẹ nhàng đẩy ống pitton xuống đến khi phần đáy của bọt thuốc nằm ngang với vạch đánh dấu thể tích mà bác sỹ đã kê đơn cho bạn.

Nhỏ phần dung dịch chảy ra ngoài kim tiêm lên một miếng giấy thấm và bỏ đi.

Bây giờ bạn có thể sử dụng bơm tiêm.

Đặc biệt chú ý:

Không chạm vào kim tiêm hoặc để kim tiêm chạm vào bất kỳ bề mặt nào trước khi tiêm.

Sự xuất hiện của bọt khí nhỏ trong bơm tiêm là bình thường. Không nên cố gắng loại bỏ bọt khí này trước khi tiêm.

(5). Véo nhẹ phần da đã được làm sạch để tạo một nếp gấp. Giữ nếp da giữa ngón cái và ngón trỏ trong suốt quá trình tiêm (Hình 2).

(6). Giữ chặt bơm tiêm tại vòng tròn phía cuối bơm tiêm, cắm ngập toàn bộ chiều dài kim tiêm thẳng đứng (một góc 90‘) vào nếp gấp da (Hình 3).

(7). Tiêm TOÀN BỘ phần dung dịch tiêm trong bơm tiêm bằng cách ấn pittong xuống hết mức có thể. Rút bơm tiêm khỏi da (Hình 4). Không chà xát vị trí vừa tiêm

(9). Bơm tiêm có lớp vỏ bảo vệ bằng nhựa bên ngoài. Sau khi tiêm, dùng vỏ bảo vệ này che kim tiêm để tránh bị kim tiêm đâm phải. Để làm điều này, dùng một tay nắm chặt vỏ bảo vệ, dùng tay còn lại kéo mạnh tại vòng tròn phía cuối bơm tiêm (nơi giữ tay khi tiêm). Động tác này làm mở vỏ bảo vệ. Trượt vỏ này theo thân bơm tiêm cho đến khi nó khớp vào vị trí che phủ kim tiêm.

(10). Không vứt bơm tiêm đã sử dụng vào rác thải sinh hoạt. Loại bỏ bơm tiêm đã sử dụng theo hướng dẫn của y tá hoặc bác sỹ.

Liều dùng:

Đối tượng sử dụng:

Người lớn

Phòng ngừa các rối loạn thuyên tắc huyết khối

Phẫu thuật tổng quát

Liều FRAXIPARINE khuyến cáo là 0,3 ml (2.850 IU anti-Xa) tiêm dưới da 2 đến 4 giờ trước phẫu thuật và sau đó là 1 lần/ngày cho những ngày kế tiếp. Nên điều trị liên tục trong ít nhất là 7 ngày, và trong suốt giai đoạn nguy cơ, cho đến khi bệnh nhân đi lại được.

Phẫu thuật chỉnh hình

Tiêm FRAXIPARINE dưới da với liều được điều chỉnh theo trọng lượng cơ thể theo bảng dưới đây. Bảng này dựa trên liều mục tiêu là 38 IU anti-Xa/kg cân nặng và tăng 50% vào ngày hậu phẫu thứ 4. Liều khởi đầu được sử dụng 12 giờ trước phẫu thuật và liều thứ 2 vào 12 giờ sau khi kết thúc phẫu thuật. Sau đó nên tiếp tục tiêm 1 lần/ngày suốt giai đoạn nguy cơ và cho đến khi bệnh nhân đi lại được. Thời gian điều trị tối thiểu là 10 ngày

Trọng lượng cơ thể (kg) 12 giờ trước và sau phẫu thuật và sau đó 1 lần/ngày cho đến ngày hậu phẫu thứ 3 Từ ngày hậu phẫu thứ 4 trở đi
Thể tích tiêm (ml) IU anti-Xa Thể tích tiêm (ml) IU anti-Xa
< 50 0,2 1.900 0,3 2.850
50-69 0,3 2.850 0,4 3.800
>70 0,4 3.800 0,6 5.700

Bệnh nhân nội khoa có ngụy cơ cao đang đươc chăm sóc tích cực (suy hô hấp và/hoặc nhiễm khuẩn hô hấp và/hoặc suy tim)

Tiêm dưới da FRAXIPARINE 1 lần/ngày. Nên điều chỉnh liều theo trọng lượng cơ thể theo bảng dưới đây. Nên điều trị liên tục suốt giai đoạn nguy cơ thuyên tắc huyết khối.

Trọng lượng cơ thể (kg) Một lần mỗi ngày
Thể tích tiêm (ml) IU anti-Xa
<70 0,4 3.800
> 70 0,6 5.700

Điều trị rối loạn thuyên tắc huyết khối

Trong điều trị các rối loạn thuyên tắc huyết khối nên khởi đầu bằng thuốc chống đông đường uống ngay khi có thề trừ khi có chống chỉ định. Không nên ngừng điều trị với FRAXIPARINE trước khi đạt được chỉ số INR mục tiêu (the International Normalised Ratio). FRAXIPARINE được khuyến cáo tiêm dưới da 2 lần/ngày (mỗi 12 giờ) thường trong khoảng 10 ngày. Nên điều chỉnh liều theo trọng lượng cơ thể theo bảng dưới đây dựa trên liều mục tiêu là 86 IU anti-Xa/kg cân nặng.

Trọng lượng cơ thể (kg) Hai lần/ngày thường trong khoảng 10 ngày
Thể tích tiêm (ml) IU anti-Xa
< 50 0,4 3.800
50-59 0,5 4.750
60-69 0,6 5.700
70-79 0,7 6.650
80-89 0,8 7.600
>90 0,9 8.550

Ngăn ngừa cục máu đông khi thẩm phân máu

Trong ngăn ngừa cục máu đông khi thẩm phân máu, nên điều chỉnh liều FRAXIPARINE tối ưu cho từng cá thể bệnh nhân và cũng nên quan tâm đến điều kiện kỹ thuật của việc thẩm phân.

Thường tiêm FRAXIPARINE dưới dạng đơn liều vào động mạch khi bắt đầu thẩm phân. Đối với bệnh nhân không có nguy cơ chảy máu cao, các liều khởi đầu sau đây được đề nghị tùy theo trọng lượng cơ thể và thường đủ cho một liệu trình 4 giờ:

Trọng lượng cơ thể (kg) Tiêm vào động mạch tại thời điểm bắt đầu thẩm phân
Thể tích tiêm (ml) IU anti-Xa
< 50 0,3 2.850
50-69 0,4 3.800
>70 0,6 5.700

Nên giảm còn nửa liều ở những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao.

Có thể tiêm thêm 1 liều nhỏ hơn trong quá trình thẩm phân nếu thời gian thẩm phân kéo dài quá 4 giờ. Nếu cần thiết nên điều chỉnh liều trong những lần thẩm phân tiếp theo tùy thuộc tác dụng quan sát được.

Bệnh nhân nên được theo dõi cẩn thận trong mỗi lần thẩm phân, tìm các dấu hiệu chảy máu hoặc cục máu đông trong vòng thẩm phân.

Điều trị đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có sóng Q FRAXIPARINE được khuyến cáo tiêm dưới da 2 lần/ngày (mỗi 12 giờ). Thời gian điều trị thông thường là 6 ngày. Trong các nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhản đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có sóng Q, FRAXIPARINE đã được sử dụng kết hợp với aspirin với liều đến 325 mg/ngày.

Liều khởi đầu được khuyến cáo tiêm tĩnh mạch nhanh (i.v.), các liều tiếp theo được tiêm dưới da. Nên điều chỉnh liều theo trọng lượng cơ thể theo bảng dưới đây dựa trên liều mục tiêu là 86 IU anti-Xa/kg cân nặng.

Trọng lượng cơ thể (kg) Khởi đầu tiêm tĩnh mạch nhanh Tiêm dưới da (mỗi 12 giờ) III anti-Xa
< 50 0,4 ml 0,4 ml 3.800
50-59 0,5 ml 0,5 ml 4.750
60-69 0,6 ml 0,6 ml 5.700
70-79 0,7 ml 0,7 ml 6.650
80-89 0,8 ml 0,8 ml 7.600
90-99 0,9 ml 0,9 ml 8.550
> 100 1,0 ml 1,0 ml 9.500

Trẻ em và thanh thiếu niên

Không khuyến cáo sử dụng nadroparin cho trẻ em và thanh thiếu niên do không có đủ số liệu về an toàn và hiệu quả để thiết lập liều dùng cho những bệnh nhân dưới 18 tuổi.

Người cao tuổi

Không cần thiết phải điều chỉnh liều cho bệnh nhân cao tuổi trừ khi có suy giảm chức năng thận. Nên kiểm tra chức năng thận trước khi bắt đầu điều trị (xem Suy thận dưới đây).

Suy thận

Phòng ngừa các rối loạn thuyên tắc huyết khối

Không cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ (độ thanh thải creatinine lớn hơn hoặc bằng 50 ml/phút).

Suy thận vừa và nặng đi kèm với tăng phơi nhiễm nadroparin. Những bệnh nhân này có nguy cơ thuyên tắc huyết khối và xuất huyết tăng.

Nếu bác sỹ kê đơn cho rằng cần giảm liều, có tính đến các yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối và xuất huyết trên từng cá thể ở những bệnh nhân suy thận vừa (độ thanh thải creatinine lớn hơn hoặc bằng 30 ml/phút và nhỏ hơn 50 ml/phút), nên giảm 25 đến 33% liều dùng (xem Cảnh báo và Thận trọng và Dược động học).

Nên giảm 25% đến 33% liều dùng ở những bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine dưới 30 ml/phút) (xem Cảnh báo và Thận trọng và Dược động học).

Điều trị các rối loạn thuyên tắc huyết khối, đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có sóng Q

Không cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ (độ thanh thải creatinine lớn hơn hoặc bằng 50 ml/phút).

Suy thận vừa và nặng đi kèm với tăng phơi nhiễm với nadroparin. Những bệnh nhân này có nguy cơ thuyên tắc huyết khối và xuất huyết tăng.

Nếu bác sỹ kê đơn cho rằng cần gỉam liều, có tính đến các yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối và xuất huyết trên từng cá thể ở bệnh nhân suy thận vừa (độ thanh thải creatinine lớn hơn hoặc bằng 30 ml/phút và nhỏ hơn 50 ml/phút), nên giảm 25 đến 33% liều dùng (xem Cảnh báo và Thận trọng và Dược động học).

Chống chỉ định dùng Nadroparin cho bệnh nhân suy thận nặng (xem Cảnh báo và Thận trọng và Dược động học).

Suy gan

Chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên bệnh nhân suy gan.

4.3. Chống chỉ định:

Chống chỉ định dùng nadroparin cho những trường hợp sau:

quá mẫn với nadroparin hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc tiêm nadroparin

tiền sử giảm tiểu cầu khi dùng nadroparin (xem Cảnh báo và Thận trọng)

đang chảy máu hoặc tăng nguy cơ chảy máu liên quan đến rối loạn đông máu ngoại trừ đông máu nội mạch rải rác không do heparin

sang thương cơ quan dễ gây chảy máu (như loét đường tiêu hóa thể hoạt động)

xuất huyết não

viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấp

suy thận nặng (độ thanh thải creatinine dưới 30 ml/phút) ở những bệnh nhân đang điều trị các rối loạn thuyên tắc huyết khối, đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có sóng Q

không thực hiện gây tê tủy sống hay gây tẽ ngoài màng cứng trong thời gian sử dụng thuốc.

không sử dụng ống đa liều cho trẻ dưới 3 tuổi do có chứa benzyl alcohol

4.4 Thận trọng:

Giảm tiểu cầu do Heparin

Nên theo dõi số lượng tiểu cầu trong suốt liệu trình điều trị bằng nadroparin vì có thể xảy ra giảm tiểu cầu do heparin.

Đã có những báo cáo (tuy hiếm) về giảm tiểu cầu, đôi khi nặng, có thể đi kèm huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch. Do đó nên cân nhắc chẩn đoán này trong những trường hợp sau:

giảm tiểu cầu

giảm đáng kể số lượng tiểu cầu (30 đến 50% so với giá trị lúc bắt đầu điều trị)

tình trạng xấu đi của huyết khối ban đầu trong khi điều trị

xuất hiện huyết khối trong thời gian điều trị

đông máu nội mạch rải rác

Nên ngừng điều trị bằng nadroparin khi xuất hiện những biến cố trên.

Các tác động này có thể là bản chất dị ứng miễn dịch và trong trường hợp điều trị lần đầu tiên được báo cáo chủ yếu từ ngày điều trị thứ 5 đến 21, nhưng có thể xuất hiện sớm hơn nhiều nếu có tiền sử giảm tiểu cầu do heparin.

Nêu có tiền sử giảm tiểu cầu xảy ra với heparin (heparin trọng lượng phân tử chuẩn hoặc thấp) có thể cân nhắc điều trị bằng nadroparin nếu cần. Trong trường hợp này, nên theo dõi lâm sàng chặt chẽ và kiểm tra số lượng tiểu cầu ít nhất là mỗi ngày. Nên ngừng điều trị ngay nếu xuất hiện giảm tiểu cầu.

Khi xuất hiện giảm tiểu cầu xảy ra với heparin (heparin trọng lượng phân tử chuẩn hoặc thấp) nên cân nhắc thay thế bằng thuốc chống huyết khối nhóm khác. Nếu không có sẵn thì có thể cân nhắc dùng heparin trọng lượng phân tử thấp khác nếu việc điều trị bằng heparin là cần thiết. Trong những trường hợp này nên tiến hành theo dõi số lượng tiểu cầu ít nhất mỗi ngày và nên ngừng điều trị ngay khi có thể vì các trường hợp giảm tiểu cầu ban đầu được cho là vẫn tiếp tục sau khi điều trị thay thế (xem Chống chỉ định).

Xét nghiệm kết tập tiểu cầu in vitro chỉ có giá trị giới hạn trong chẩn đoán giảm tiểu cầu do heparin.

Nên thận trọng khi dùng nadroparin trong những trường hợp sau do có thể làm tăng nguy cơ chảy máu:

suy gan

tăng huyết áp động mạch nặng

tiền sử loét đường tiêu hóa hoặc sang thương cơ quan khác có khuynh hướng chảy máu

rối loạn mạch máu của màng mạch võng mạc

trong giai đoạn hậu phẫu sau phẫu thuật não, tủy sống hoặc mắt

Suy thận

Nadroparin được biết đào thải chủ yếu qua thận, dẫn đến tăng phơi nhiễm với nadroparin ở những bệnh nhân suy thận (xem Dược động học – Suy thận). Bệnh nhân suy giảm chức năng thận có nguy cơ chảy máu tăng và nên thận trọng khi điều trị. Với bệnh nhân có độ thanh thải 30 đến 50 ml/phút có thể xem xét việc có giảm liều hay không giảm liều dựa trên đánh giá của bác sỹ trên từng cá thể người bệnh về nguy cơ chảy máu so với nguy cơ thuyên tắc huyết khối (xem Liều lượng và Cách dùng).

Người cao tuổi

Nên đánh giá chức năng thận trước khi bắt đầu điều trị (xem Chống chỉ định).

Tăng kali huyết

Heparin có thể gây ức chế tiết aldosteron tại tuyến thượng thận gây tăng kali huyết, nhất là ở những bệnh nhân tăng kali huyết tương hoặc có nguy cơ tăng kali trong huyết tương, như những bệnh nhân tiểu đường, suy thận mạn, nhiễm toan chuyển hóa trước đó hoặc đang dùng các thuốc có thể gây tăng kali huyết (như các chất ức chế men chuyển angiotensin (ACE), các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)).

Điều trị càng dài thì nguy cơ tăng kali huyết càng cao nhưng thường tự hồi phục.

Nên theo dõi nồng độ kali huyết tương ở những bệnh nhân có nguy cơ.

Gây tê tủy sống/ ngoài màng cứng, chọc dò tủy sống thắt lưng và thuốc dùng đồng thời

Nguy cơ tụ máu tủy sống/ ngoài màng cứng tăng cao do catheter luồn vảo màng cứng hoặc do việc sử dụng đồng thời với các thuốc có thể ảnh hưởng đến sự cầm máu như thuốc kháng viêm không steroid, ức chế tiểu cầu hoặc các thuốc chống đông khác. Nguy cơ này có vẻ tăng do chấn thương hoặc chọc tủy sống hay ngoài màng cứng lặp lại.

Do đó nên cân nhắc thận trọng lợi ích/ nguy cơ trên từng cá thể khi quyết định kê toa đồng thời các thuôc ức chế trục não tủy và một liệu pháp chống đông trong những trường hợp sau:

Ở những bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc chống đông, cần cân nhắc thận trọng lợi ích của chất ức chế trục não tủy so với nguy cơ.

Ở những bệnh nhân đã được lên kế hoạch phẫu thuật theo chương trình sử dụng chất ức chế trục não tùy, cần cân nhắc thận trọng lợi ích của việc điều trị bằng thuốc chống đông so với nguy cơ.

Trong trường hợp bệnh nhân chọc dò tủy sống thắt lưng, gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng nên có khoảng cách thời gian ít nhất 12 giờ đối với các liều dự phòng và 24 giờ với các liều điều trị giữa lần tiêm nadroparin với lần đưa vào hoặc rút catheter hay kim tiêm ở tủy sống/ ngoài màng cứng. Khoảng thời gian này có thể dài hơn đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

Nên theo dõi thường xuyên các dấu hiệu và triệu chứng của suy giảm thần kinh. Nếu cần thiết nên điều trị cấp cứu khi có biểu hiện tổn thương hệ thần kinh.

Các thuốc salicylate, kháng viêm không steroid và kháng tiểu cầu

Trong phòng ngừa hoặc điều trị các rối loạn thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch và trong ngăn ngừa cục máu đông trong thẳm phân máu, không nên sử dụng đồng thời với aspirin, các salicylate khác, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), và các thuốc kháng tiểu cầu do có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Khi không thể tránh được việc kết hợp các thuốc trên thì nên theo dõi cần thận về lâm sàng và sinh hóa.

Trong các nghiên cứu lâm sàng về điều trị đau thắt ngực không ỗn định và nhồi máu cơ tim không có sóng Q, nadroparin đã được dùng kết hợp với aspirin liều lên đến 325 mg/ngày (xem Liếu lượng và Cách dùng).

Hoại tử da

Rất hiếm có báo cáo về hoại tử da. Hoại tử da được biểu hiện trước đó bằng ban xuất huyết hoặc các vết đỏ thâm nhiễm hoặc đau trên da có hoặc không kèm theo các dấu hiệu toàn thân. Trong những trường hợp như thế nên ngừng điều trị ngay.

Dị ứng latex

Vỏ bảo vệ kim tiêm của bơm tiêm đóng sẵn có thể chứa latex khô tự nhiên có khả năng gây phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm với latex.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Không có số liệu về ảnh hưởng của nadroparin lên khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: C

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác dụng sinh quái thai hoặc gây độc phôi thai. Tuy nhiên, số liệu lâm sàng liên quan đến việc nadroparin truyền qua rau thai ở phụ nữ mang thai còn hạn chế. Do đó không nên sử dụng nadroparin trong thời gian mang thai trừ khi lợi ích điều trị vượt trội nguy cơ có thể xảy ra.

Khả năng sinh sản

Không có nghiên cứu lâm sàng về ảnh hưởng của nadroparin lên khả năng sinh sản

Thời kỳ cho con bú:

Thông tin về bài tiết nadroparin qua sữa mẹ còn hạn chế. Do đó không nên sử dụng nadroparin trong thời gian cho con bú

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Các tác dụng không mong muốn được liệt kê dưới đây theo hệ cơ quan và tần suất.

Quy ước dưới đây được sử dụng để phân loại tác dụng không mong muốn theo tần suất: Rất phổ biến > 1/10, phổ biến > 1/100 đến < 1/10, không phỗ biến > 1/1000 đến < 1/100, hiếm > 1/10.000 đến < 1/1000, rất hiếm < 1/10.000.

Rối loạn hệ máu và bạch huyết

Rất phổ biến: Chảy máu tại nhiều vị trí, thường gặp ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác (xem Chống chì định và Tương tác).

Hiếm: Giảm tiểu cầu, bao gồm cả giảm tiểu cầu do heparin (xem Cảnh báo và Thận trọng), tăng tiểu cầu.

Rất hiếm: Tăng bạch cầu ưa eosin, hồi phục sau khi ngừng điều trị.

Rối loạn hệ miễn dịch

Rất hiếm: Phản ứng quá mẫn (bao gồm phù mạch và phản ứng ở da), phản ứng dạng phản vệ.

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng

Rất hiếm: Tăng kali huyết có hồi phục liên quan đến ức chế aldosterone do heparin, nhất là ở những bệnh nhân có nguy cơ (xem Cảnh báo và Thận trọng).

Rối loạn hệ gan mật

Phỗ biến: Tăng transaminase, thường thoáng qua.

Rối loạn hệ sinh dục và ngực

Rất hiếm: Cương dương vật kéo dài và đau.

Rối loạn da và mô dưới da

Hiếm: Phát ban, mày đay, ban đỏ, ngứa

Rất hiếm: Hoại tử da, thường xuất hiện tại chỗ tiêm (xem Cảnh báo và Thận trọng).

Rối loạn chung và tình trạng tại chỗ tiêm

Rất phỗ biến: Tụ máu nhẹ tại chỗ tiêm. Trong một vài trường hợp xuất hiện nốt cứng nhưng không ghi nhận sự nang hóa của heparin. Những nốt này thường mất đi sau vài ngày.

Phổ biến: Phản ứng tại chỗ tiêm.

Hiếm: Vôi hóa tại chỗ tiêm. Vôi hóa thường gặp hơn ở những bệnh nhân có calcium phosphate bất thường, như trong vài trường hợp suy thận mạn.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Trước khi tiêm, phải tôn trọng cách thức điều trị, đặc biệt thời gian điều trị và điều chỉnh liều theo cân nặng.

Để tránh gây bọc máu trong ống sống do gây tê tủy sống, cần phải ngừng thuốc 12 giờ trước khi gây tê.

Để tránh máu tụ, hoại tử da, cần thực hiện đúng kỹ thuật tiêm hoặc dùng dụng cụ tiêm thích hợp. Sau khi tiêm, có thể nổi cục rắn chắc, cục này sẽ hết trong vài ngày, không cần ngừng điều trị.

Đôi khi gặp giảm tiểu cầu, có hai loại (typ). Phổ biến nhất là typ I, thường tiểu cầu giảm vừa phải (> 100 000/mm3) xuất hiện sớm (trước ngày thứ 5) và không cần ngừng điều trị. Typ II hiếm hơn nhưng nặng hơn nhiều, nguyên nhân miễn dịch dị ứng, phải ngừng điều trị ngay. Phải theo dõi số lượng tiểu cầu trước khi điều trị hoặc chậm nhất 24 giờ sau khi điều trị, sau đó 2 lần mỗi tuần trong thời gian điều trị. Phải nghĩ là giảm tiểu cầu typ II khi thấy số lượng tiểu cầu < 100 000/ mm3 và/hoặc số lượng tiểu cầu tụt xuống 30 – 50% giữa hai lần thử. Giảm tiểu cầu typ II chủ yếu xuất hiện vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 21 sau khi điều trị, thường gặp nhiều nhất vào ngày thứ 10, nhưng cũng có khi sớm hơn hoặc muộn hơn.

Phải theo dõi chức năng thận ở người cao tuổi hoặc có suy thận nhẹ hoặc vừa. Nếu thấy độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút tính theo công thức Cockcroff thì ngừng nadroparin và thay thế bằng heparin thông thường (không phân đoạn).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Một số loại thuốc hoặc nhóm điều trị làm tăng nguy cơ gây tăng kali máu: muối kali, thuốc lợi tiểu giữ kali, thuốc ức chế men chuyển, các chất ức chế angiotensin II, thuốc chống viêm không steroid, heparin (trọng lượng phân tử thấp hoặc không phân đoạn), cyclosporin và tacrolimus, trimethoprim.

Nguy cơ tăng kali máu có thể tăng lên khi dùng kết hợp các thuốc.

Không khuyến khích kết hợp với các thuốc sau

Ở những bệnh nhân dưới 65 dùng liều điều trị, và ở người lớn tuổi (> 65 tuổi) không phụ thuộc liều.

Acid acetylsalicylic (và các salicylat khác) ở liều giảm đau, thuốc chống viêm (NSAID và glucocorticoid toàn thân) và thuốc kháng tiểu cầu (abciximab, acid acetylsalicylic kháng tiểu cầu trong các chỉ định về tim mạch và thần kinh, beraprost, clopidogrel, eptifibatide, iloprost, ticlopidine, tirofiban):

Do tăng nguy cơ chảy máu (Các salicylat và NSAID ức chế chức năng tiểu cầu và gây hại cho niêm mạc dạ dày-tá tràng).

Sử dụng một thuốc hạ sốt giảm đau không salicylat (như paracetamol) thay thế.

Trong trường hợp điều trị đau thắt ngực không ỗn định hoặc nhồi máu cơ tim mà không có sóng Q, có kết hợp với aspirin, nadroparin phải dùng ở liều không quá 325 mg mỗi ngày.

Nếu bắt buộc phải kết hợp với NSAID, cần theo dõi lâm sàng chặt chẽ.

Dextran 40 (đường tiêm)

Do tăng nguy cơ chảy máu (Dextran 40 gây ức chế chức năng tiểu cầu).

Có thể kết hợp với các thuốc sau, cần thận trọng:

Thuốc chống đông đường uổng

Do tiềm lực của tác dụng chống đông máu.

Khi chuyển từ heparin với thuốc kháng đông đường uống, tăng cường giám sát lâm sàng và tiếp tục điều trị bằng nadroparin cho đến khi chỉ số INR đạt được trạng thái ỗn định ở giá trị mục tiêu.

Có thể kết hợp với các thuốc sau, cần giám sát:

Sử dụng kết hợp các thuốc chống đông máu ở các mức độ khác nhau làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy, bất kể tuổi tác, sự kết hợp của LMWH ở liều phòng ngừa với các thuốc chống đông đường uống, các thuốc kháng tiểu cầu (như abciximab, NSAIDs, acetylsalicylic acid không phụ thuộc vào liều, clopidogrel, eptifibatide, iloprost, ticlopidine, tirofiban) và các thuốc làm tan huyết khối phải được theo dõi bằng các giám sát lâm sàng và sinh hóa.

4.9 Quá liều và xử trí:

Triệu chứng và dấu hiệu

Khi tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch, dấu hiệu lâm sàng chủ yếu của quá liều là chảy máu.

Nên kiểm tra số lượng tiểu cầu và các thông số đông máu khác. Chảy máu nhẹ hiếm khi yêu cầu điều trị đặc biệt và thường chỉ cần giảm hoặc trì hoãn những liều nadroparin tiếp theo.

Điều trị

Chỉ nên cân nhắc sử dụng protamine sulphate trong những trường hợp nặng. Phần lớn tác dụng chống đông của nadroparin được trung hòa bời protamine sulphat nhưng một phần hoạt tính anti-Xa vẫn còn.

0,6ml protamine sulphate trung hòa khoảng 950 IU anti-Xa của nadroparin. Nên tính lượng protamine tiêm dựa vào thời gian tính từ khi tiêm heparin và có thể cần giảm liều protamine..

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Cơ chế tác dụng

Nhóm dược lý điều trị: Thuốc chống huyết khối – nhóm Heparin.

Nadroparin là một heparin trọng lượng phân tử thấp được tạo thành bởi quá trình depolyme hóa của heparin chuẩn. Nadroparin là một glycosaminoglycan với trọng lượng phân tử trung bình khoảng 4.300 dalton.

Nadroparin có liên kết ái lực cao với anti-thrombin III (ATIII) của protein huyết tương. Liên kết này gây ức chế nhanh yếu tố Xa và điều này góp phần vào khả năng kháng huyết khối cao của nadroparin.

Các cơ chế khác đóng góp vào tác dụng kháng huyết khối của nadroparin bao gồm sự kích thích chất ức chế đường yếu tố mô TFP1, sự hoạt hóa quá trình tiêu sợi huyết (fibrinolysis) thông qua giải phóng trực tiếp chất hoạt hóa plasminogen mô từ tế bào nội mô, và sự thay đổi các thông số huyết lưu biến học (giảm độ nhớt của máu và tăng tiểu cầu và độ lỏng của màng bạch cầu hạt).

Tác dụng dược lực

Nadroparin có tỷ số hoạt tính anti-Xa trên anti-lla cao. Thuốc có cả tác dụng kháng huyết khối ngay lập tức và kéo dài. So với heparin không phân đoạn, nadroparin ít ảnh hưởng đến chức năng và sự kết tập của tiểu cầu và chỉ có ít tác động đến giai đoạn cầm máu ban đầu

Cơ chế tác dụng:

Nadroparin là một heparin trọng lượng phân tử thấp, gồm một hỗn hợp không đồng nhất các mạch glycosaminoglycan polysaccarid sulfat, trong đó pentasaccarid là vị trí liên kết đặc hiệu của antithrombin III, dẫn tới ức chế mạnh yếu tố X . Đây được coi là cơ chế tác dụng chống huyết khối chủ yếu của nadroparin.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Các đặc tính dược động học của nadroparin đã được đánh giá dựa trên hoạt tính sinh học, tức là đo hoạt tính kháng yếu tố Xa.

Hấp thu

Hoạt tính anti-Xa cao nhất (Cmax) đạt được sau khi tiêm dưới da khoảng 3 đến 5 giờ (Tmax). Sinh khả dụng gần như hoàn toàn (khoảng 88%).

Nồng độ đỉnh anti-Xa trong huyết tương đạt được khoảng dưới 10 phút sau khi tiêm tĩnh mạch và nửa đời thải trừ khoảng 2 giờ.

Thải trừ

Nủa đời thải trừ sau tiêm dưới da khoảng 3,5 giờ. Tuy nhiên hoạt tính kháng Xa có thể được phát hiện ít nhất 18 giờ sau khi tiêm 1900 IU anti-Xa.

Các nhóm bệnh nhân đặc biệt

Người cao tuổi

Nhìn chung chức năng thận giảm dần theo tuổi nên quá trình đào thải chậm đi ở người cao tuổi (xem Dược động học: Suy thận dưới đây). Nên xem xét khả năng suy thận ở nhóm bệnh nhân này và điều chỉnh liều cho phù hợp (xem Cảnh báo và Thận trọng).

Suy thận

Một nghiên cứu lâm sàng khảo sát đặc tính dược động học của nadroparin tiêm tĩnh mạch trên bệnh nhân suy thận ở những mức độ khác nhau đã cho thấy mối tương quan giữa thanh thải nadroparin và thanh thải creatinine.

Ở bệnh nhân suy thận vừa (độ thanh thải creatinine 36-43 ml/phút) cả AUC trung bình và nửa đời thải trừ tăng tương ứng 52% và 39% so với người tình nguyện khỏe mạnh, ở nhóm bệnh nhân này, độ thanh thải huyết tương trung bình của nadroparin giảm xuống còn 63% so với người bình thường. Đã quan sát thấy sự biến thiên rộng giữa các cá thể trong nghiên cứu này. Ở các bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine 10-20 ml/phút) cả AUC trung bình và nửa đời thải trừ tăng tương ứng 95% và 112% so với người tình nguyện khỏe mạnh. Độ thanh thải huyết tương ở những bệnh nhân suy thận nặng giảm xuống 50% so với ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Ở những đối tượng suy thận nặng (độ thanh thải creatinine 3-6 ml/phút) trong thẩm tách máu, cả AUC trung bình và nửa đời thải trừ tăng tương ứng 62% và 65% so với người tình nguyện khỏe mạnh. Độ thanh thải huyết tương ở bệnh nhân suy thận nặng phải thẩm tách máu giảm xuống còn 67% so với bệnh nhân có chức năng thận bình thường (xem Liều dùng và cách dùng, Cảnh báo và Thận trọng).

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược: Dung dịch calcium hydroxide hoặc acid hydrochloric loãng để điều chình pH và nước pha tiêm.

6.2. Tương kỵ :

Không trộn lẫn với các thuốc khác.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C. Không để đông đá. Không bảo quản lạnh vì dung dịch tiêm lạnh có thể gây đau. Bảo quản thuốc trong hộp cho đến khi sử dụng.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM