Thuốc Mincom là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Mincom (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Levofloxacin
Phân loại: Thuốc kháng sinh nhóm quinolon. Fluoroquinolon thế hệ 3
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): J01MA12, S01AE05.
Biệt dược gốc: Tavanic , Cravit , Cravit Ophthalmic
Biệt dược: Mincom
Hãng sản xuất : Norris Medicine Limited
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén bao film 500 mg.
Thuốc tham khảo:
MINCOM 500 | ||
Mỗi viên nén bao phim có chứa: | ||
Levofloxacin | …………………………. | 500 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Levofloxacin được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn sau đây:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Viêm phế quản mãn.
Viêm xoang hàm trên cấp
Nhiễm khuẩn đường niệu.
Nhiễm trùng da và cấu trúc da.
Viêm thận – bể thận cấp
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Dùng đường uống:
Thời điểm uống levofloxacin không phụ thuộc vào bữa ăn (có thể uống trong hoặc xa bữa ăn).
Không được dùng các antacid có chứa nhôm và magnesi, chế phẩm có chứa kim loại nặng như sắt và kẽm, sucralfat, didanosin (các dạng bào chế có chứa antacid) trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống levofloxacin.
Hoặc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc..
Liều dùng:
Dùng đường uống để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm ở liều thông thường 250mg hay 500mg, một hay hai lần/ ngày. Nên giảm liều ở bệnh nhân suy thận.
Bệnh nhân chức năng thận bình thường:
Nhiễm trùng | Liều | Tần số | Thời gian dùng | Liều hàng ngày |
Nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp, cơn cấp viêm phế quản mãn, | 500 mg | Mỗi 24 giờ | 7 ngày | 500 mg |
Viêm phổi mắc phải cộng đồng | 500 mg | Mỗi 24 giờ | 7-14 ngày | 500 mg |
Viêm xoang hàm trên cấp | 500 mg | Mỗi 24 giờ | 10-14 ngày | 500 mg |
Nhiễm trùng da và cấu trúc da | 500 mg | Mỗi 24 giờ | 7-10 ngày | 500 mg |
Nhiễm trùng đường niệu biến chứng | 250 mg | Mỗi 24 giờ | 10 ngày | 250 mg |
Viêm bể thận cấp | 250 mg | Mỗi 24 giờ | 10 ngày | 250 mg |
Nhiễm trùng đường niệu không biến chứng | 250 mg | Mỗi 24 giờ | 3 ngày | 250 mg |
Bệnh nhân suy chức năng thận:
Tình trạng thận | Liều khởi đầu | Liều duy trì |
Nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp, cơn cấp viêm phế quản mãn, viêm phổi mắc phải cộng đồng, viêm xoang hàm trên cấp, nhiễm trùng da và cấu trúc da. | ||
Độ thanh thải Creatinin từ 50-80 ml/phút | Không cần hiệu chỉnh liều | 250 mg mỗi 24 giờ |
Độ thanh thải Creatinin từ 20-49 ml/phút | 500 mg | 250 mg mỗi 48 giờ |
Độ thanh thải Creatinin từ 10-19 ml/phút | 500 mg | 250 mg mỗi 48 giờ |
Thẩm phân máu | 500 mg | 250 mg mỗi 48 giờ |
Thẩm phân màng bụng có thể đi lại | 500 mg | 250 mg mỗi 48 giờ |
Nhiễm trùng đường niệu/ Viêm bể thận cấp | ||
Độ thanh thải Creatinin ≥ 20 ml/phút | Không cần hiệu chỉnh liều | |
Độ thanh thải Creatinin từ 10-19 ml/phút | 250 mg | 250 mg mỗi 24 giờ |
Nhiễm trùng đường niệu không biến chứng | Không cần hiệu chỉnh liều |
4.3. Chống chỉ định:
MINCOM chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Bệnh nhân mẫn cảm với Levofloxacin và các quinolon khác hoặc bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.
Bệnh nhân động kinh
Bệnh nhân có tiền sử rối loạn gân do các thuốc kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon.
Trẻ em dưới 18 tuổi..
4.4 Thận trọng:
Như các Quinolone khác, cần sử dụng levofloxacin thận trọng ở bệnh nhân được biết có hoặc nghi ngờ có rối loạn hệ thần kinh trung ương như động kinh hoặc các yếu tố khác dẫn đến cơn động kinh hay hạ thấp ngưỡng động kinh.
Như các Quinolone khác, rối loạn glucose máu bao gồm triệu chứng tăng hay giảm đường huyết thấy ở bệnh nhân tiểu đường dùng đồng thời tác nhân hạ đường huyết đường uống (v.d: Glyburide/glibenclamide) hay với Insulin. Nên theo dõi cẩn trọng đường huyết ở những bệnh nhân này. .
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Levofloxacin có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như ù tai, chóng mặt, lên cơn động kinh có thể trở thành một nguy cơ trong khi vận hành xe và máy móc..
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: NA
US FDA pregnancy category: C
Thời kỳ mang thai:
Chưa có các nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát khi sử dụng levofloxacin cho phụ nữ có thai. Levofloxacin chỉ được sử dụng cho phụ nữ có thai khi lợi ích của việc dùng thuốc lớn hơn khả năng gây hại cho thai nhi
Thời kỳ cho con bú:
Dựa trên dữ liệu từ floxacin người ta cho rằng levofloxacin có bài tiết vào sữa người. Do khả năng có thể gây những phản ứng có hại trầm trọng lên trẻ bú mẹ, cần quyết định hoặc ngừng cho con bú hoặc ngừng sử dụng thuốc trong đó phải tính đến lợi ích của thuốc đối với bà mẹ.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Rối loạn đường tiêu hóa nói chung bao gồm: buồn nôn, ói mữa, tiêu chảy và đau bụng. Đau đầu, chóng mặt và bồn chồn là các tác dụng phụ nói chung.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Cần ngừng levofloxacin trong các trường hợp: Bắt đầu có các biểu hiện ban da hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng mẫn cảm hay ADR trên thần kinh trung ương. Cần giám sát người bệnh để phát hiện viêm đại tràng màng giả và có biện pháp xứ trí thích hợp khi xuất hiện tiêu chảy trong khi đang dùng levofloxacin.
Khi xuất hiện dấu hiệu viêm gân cần ngừng ngay thuốc, để hai gân gót nghỉ với các dụng cụ cố định thích hợp hoặc nẹp gót chân và hội chẩn chuyên khoa.
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Theophylline: Không có ảnh hưởng đáng kể.
Warfarin: Levofloxacin không làm thay đổi động học Warfarin. Nhưng làm thay đổi quần thể đường ruột.
Cyclosporin: Levofloxacin không ản hưởng đáng kể động học. Vì thế yêu cầu chỉnh liều khi dùng đồng thời Cyclosporin và Levofloxacin.
Tác nhân chống ung thư: Giảm hấp thu Quinolone.
Cimetidine và probenecid: Ức chế bài tiết qua thận của Quinolone, làm tăng nồng độ, nhưng sự thay đổi này không đủ cao nên không cần điều chỉnh liều khi dùng đồng thời Levofloxacin và Cimetidine hay probenecid.
Thuốc kháng viêm không steroid: dùng đồng thời kháng viêm không steroid và quinolone, kể cả Levofloxacin có thể làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và các cơn co giật.
4.9 Quá liều và xử trí:
Levofloxacin có độc tính cấp thấp. Tuy nhiên trong những trường hợp quá liều, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ:
Gây nôn, hoặc rửa dạ dày,
Bù nước và chất điện giải
Thẩm phân máu hay thẩm phân phúc mạc không hiệu quả trong việc loại Levofloxacin..
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Levofloxacin là một kháng sinh phổ rộng thuộc thế hệ thứ 3 của nhóm fluorquinolon sử dụng bằng đường uống. Công thức hóa học của levofloxacin là fluorinate carboxyquinolon, là một chất tinh khiết dạng (-)- (S)-enatiomer của hợp chất racemic của ofloxacin.
Levofloxacin là thuốc kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn do ức chế sự sao chép và hồi phục DNA của vi khuẩn. Ức chế 2 enzyme của vi khuẩn: topoisomerase IV & AND gyrase. Được xếp vào nhóm kháng sinh nhóm fluorquinolon bao gồm ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin, trovafloxacin và lomefloxacin. Levofloxacin có phổ hoạt động rộng chống lại một số vi khuẩn gram dương và gram âm.
Cơ chế tác dụng:
Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp có phổ rộng thuộc nhóm fluoroquinolon. Cũng như các fluoroquinolon khác, levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym topoisomerase II (DNA-gyrase) và/ hoặc topoisomerase IV là những enzym thiết yếu của vi khuẩn tham gia xúc tác trong quá trình sao chép, phiên mã và tu sửa DNA của vi khuẩn.
5.2. Dược động học:
Sau khi uống, levofloxacin được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn. Nồng độ đỉnh trong huyết tương thường đạt được sau một giờ uống thuốc. Thuốc phân bố vào mô cơ thể kể cả phổi và khí quản, nhưng thâm nhập vào dịch não tủy tương đối thấp. Levofloxacin gắn kết với protein huyết tương khoảng 30-40%. Nó chỉ chuyển hóa một lượng nhỏ thành chất chuyển hóa không hoạt tính. Thời gian bán thải khoảng 6-8 giờ, mặc dù có thể kéo dài hơn ở bệnh nhân suy thận. Levofloxacin bài tiết phần lớn dạng không đổi, chủ yếu qua nước tiểu.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Lactose, Tinh bột, Natri Benzoate, Magnesi stearat, Bột Talc, Colloidal Anhydrous Silica, Natri Glycolate, Natri Cross Carmellose, Membrane Coat (PNLO/004) Ponceau 4R Titanium Dioxide.
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 300C. Tránh ánh sáng.
6.4. Thông tin khác :
Chưa có thông tin.
6.5 Tài liệu tham khảo:
HDSD Thuốc Mincom do Norris Medicine Limited sản xuất (2013).
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM