Thông tin chung của thuốc kết hợp Hydrochlorothiazide + Olmesartan
Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc kết hợp Hydrochlorothiazide + Olmesartan (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Hydrochlorothiazide + Olmesartan
Phân loại: Thuốc chống tăng huyết áp. Dạng kết hợp
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): C09DA08.
Biệt dược gốc:
Thuốc Generic: Andirel-HCTZ, Zokora-HCTZ, Olartane-H, Glanta HCTZ, Idisten D40, Co-Olesta, Torsartan H
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén bao phim hoặc viên nén, mỗi viên chứa Olmesartan medoxomil 20mg; Hydroclorothiazid 12,5mg hoặc Olmesartan medoxomil 40mg; Hydroclorothiazid 12,5mg hoặc Olmesartan medoxomil 40mg; Hydroclorothiazid 25 mg.
Thuốc tham khảo:
CO-OLESTA 20MG | ||
Mỗi viên nén bao phim có chứa: | ||
Olmesartan | …………………………. | 20 mg |
Hydrochlorothiazide | …………………………. | 12,5 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Điều trị tăng huyết áp. Không khuyến cáo dùng dạng phối hợp để điều trị khởi đầu.
Viên kết hợp được chỉ định ở bệnh nhân người lớn có huyết áp không được kiểm soát thích hợp với olmesartan medoxomil dùng riêng lẻ. Để thuận tiện, bệnh nhân đang sử dụng olmesartan medoxomil và hydroclorothiazid riêng lẻ có thể chuyển qua sử dụng viên kết hợp với liều tương tự.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Dùng đường uống. Thuốc có thể được uống cùng hoặc không cùng với bữa ăn.
Liều dùng:
Liều khởi đầu khuyến cáo là 1 viên (20mg/12,5mg) một ngày ở người không suy giảm thể tích dịch. Có thể tăng liều lên 40 mg/ 25 mg nếu cần thiết.
Suy thận
Liều tối đa của olmesartan medoxomil ở bệnh nhân suy thận nhẹ và vừa (Clcr 30 – 60 mL/ phút) là 20 mg x 1 lần/ ngày.
Chống chỉ định dùng cho bệnh nhân suy thận nặng (Clcr < 30 mL/ phút).
Suy gan
Nên thận trong khi dùng thuốc cho những bệnh nhân suy gan nhẹ. Khuyến cáo theo dõi chặt chẽ huyết áp và chức năng thận ở những bệnh nhân suy giảm chức năng gan đang dùng thuốc lợi tiểu và/ hoặc thuốc điều trị tăng huyết áp khác.
Không nên dùng thuốc cho bệnh nhân suy gan mức độ trung bình và nặng.
4.3. Chống chỉ định:
Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc các chất chứa sulfonamide khác (vì hydroclorothiazide là chất có nguồn gốc từ sulfonamide).
Suy thận
Tăng/giảm kali máu, tăng calci máu, xuất hiện các triệu chứng tăng acid uric máu.
Suy gan trung bình đến nặng, ứ mật và rối loạn gan mật.
Phụ nữ mang thai 2-3 tháng cuối thai kỳ.
Bệnh nhân tiểu đường hoặc suy thận ( mức lọc cầu thận (GFR) < 60ml/phút/1.73m2) đang được điều trị với aliskiren.
4.4 Thận trọng:
Hạ huyết áp
Giảm huyết áp quá mức, đặc biệt là sau khi dùng liều đầu tiên, có thể xảy ra ở những bệnh nhân đang bị giảm natri máu, giảm thể tích máu do dùng thuốc lợi tiểu mạnh hoặc thực hiện chế độ ăn ít muối, bệnh nhân tiêu chảy, nôn mửa. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân này và có thể xem xét giảm liều dùng nếu cần.
Các thuốc kích thích hệ renin-angiotensin-aldosterone:
Ở những bệnh nhân huyết áp và chức năng thận phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của hệ renin-angiotensin-aldosterone ( như bệnh nhân suy tim sung huyết nặng hoặc mắc bệnh thận kèm theo, bao gồm cả hẹp động mạch thận), điều trị với Olartane-H có thể dẫn tới hạ huyết áp cấp tính, thiếu máu, xuất huyết (hiếm khi xảy ra), suy thận cấp.
Bệnh nhân mắc bệnh mạch máu thận
Nguy cơ hạ huyết áp quá mức và suy thận nặng tăng lên khi dùng thuốc cho những bệnh nhân hẹp động mạch thận hai bên hoặc l bên dang điều trị bằng các thuốc tác động lên hệ renin- angiotensin-aldosterone.
Suy thận và cấy ghép thận
Không nên dùng thuốc ở những bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine<30ml/phút). Liều dùng tối đa với những bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình (độ thanh thải creatinine 30-60 ml/phút) là 20mg olmesartan medoxomil/lần/ngày. Khi dùng mức liều này, bệnh nhân nên được theo đõi định kỳ kali huyết thanh, creatinine và acid uric. Hội chưng tăng ure huyết có thể xảy ra ở những bệnh nhân suy thận đang được điều trị với thuốc lợi tiểu thiazide. Nếu suy thận tiến triển rõ ràng, cần đánh giá cẩn thận việc điều trị và xem xét ngưng điều trị bằng thuốc lợi tiểu.
Không có kinh nghiệm sử dụng thuốc ở bệnh nhân ghép thận.
Các thuôc ức chế hệ renin-angiotensin-aldosteron (RAAS)
Có bằng chứng cho thấy việc sử dụng đồng thời các thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II hoặc aliskiren làm tăng nguy cơ hạ huyết áp quá mức, tăng kali máu, giảm chức năng thận (bao gồm cả suy thận cấp). Không khuyến cáo sử dụng đồng thời Olartane-H với các thuốc trên. Nếu bắt buộc phải sử dụng đồng thời, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ chức năng thận, điện giải và huyết áp.
Không nên dùng đồng thời thuốc ức chế men chuyển (ACE) và các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II cho bệnh nhân suy thận mắc kèm đái tháo đường.
Suy gan
Chưa có nhiêu nghiên cứu về sử dụng olmesartan medoxomil cho bệnh nhân suy gan nặng. Những bệnh nhân suy gan trung bình, liều tối đa là 20mg olmesartan medoxomil/ngày. Do đó. không nên dùng Olartane-H cho bệnh nhân suy gan trung bình đến nặng, bệnh nhân ứ mật, tắc nghẽn mật. Nên thận trong khi dùng cho bệnh nhân suy gan nhẹ.
Hẹp động mạch chủ, hẹp van tim, phì đại cơ tim
Giống như các thuốc giãn mạch khác, cần thận trọng khi dùng Olartane-H cho những bệnh nhân bị hẹp động mạch chủ hoặc hẹp van hai lá hoặc bị suy tim sung huyết gây phì đại cơ tim.
Bệnh cường aldosterone
Do bệnh nhân bị tăng aldosterone nguyên phát nên thường không đáp ứng với những thuốc điều trị tăng huyết áp ức chế hệ renin-angiotensin. Do đó, Olartane-H không khuyến cáo dùng cho các bệnh nhân này.
Tác động lên nội tiết và trao đổi chất
Thuốc lợi tiểu thiazide làm giảm dụng nạp glucose. Do đó, các bệnh nhân tiểu đường cần điều chỉnh liều insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết khác.
Thuốc lợi tiểu thiazide làm tăng nồng độ cholesterol và triglyceride, tăng acid uric máu.
Mất cân bằng điện giải
Các thiazide, bao gồm hydroelorothiazide, có thể gây mất cân bằng nước và điện giải (bao gồm hạ kali máu, hạ natri máu, và toan máu). Dấu hiệu cảnh báo mất cân bằng nước – điện giải: khô miệng, khát, buồn ngủ, bồn chồn, đau cơ, co cứng, hạ huyết áp, người mệt mỏi, lơ mơ, nôn, buồn nôn.
Olmesartan medoxomil kháng thụ thể angiotensin II (AT1) làm tăng kali máu, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận và/hoặc suy tim và đái tháo đường. Do đó, nên thận trọng khi dùng Olartane-H đồng thời với các thuốc lợi tiểu giữ kali, chất bổ sung kali hoặc muối chứa kali và các sản phẩm khác có thể làm tăng nồng độ kali huyết thanh (ví dụ heparin). Cần theo dõi kali máu đối với các bệnh nhân có nguy cơ cao tăng kali.
Thuốc lợi tiểu thiazide làm tăng bài tiết magie qua nước tiểu, có thể dẫn tới hạ magie máu.
Thiazide làm giảm bài tiết canxi trong nước tiểu, làm tăng canxi huyết, không ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi. Tăng canxi máu có thể là dấu hiệu của cường giáp thể ẩn. Do đó, nên ngưng dùng thuốc trước khi thực hiện các xét nghiệm chức năng tuyến cận giáp.
Thuốc lợi tiểu thiazide làm tăng bài tiết magnesi trong nước tiểu dẫn tới giảm magnesi huyết.
Lithium
Không nên dùng thuốc đồng thời với lithium.
Bệnh lý đường tiêu hóa mạn tính tương tự bệnh sprue
Tiêu chảy mạn tính nghiêm trọng kèm theo giảm cân ở các bệnh nhân sử dụng olmesartan medoxomil xuất hiện vài tháng đến vài năm sau khi bắt đầu dùng thuốc.
Kết quả sinh thiết ruột của các bệnh nhân thường phát hiện có teo nhung mao ruột.
Nếu xuất hiện những triệu chứng này trong quá trình điều trị bằng olmesartan medoxomil, cần rà soát các nguyên nhân gây tiêu chảy khác và ngừng sử dụng thuốc olmesartan medoxomil sau khi đã loại trừ được các nguyên nhân khác.
Glacucoma cấp tính và glaucoma góc đóng thứ cấp
Hydorclorothiazid có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến glaucoma cấp tính và glaucoma góc đóng thứ cấp. Các triệu chứng khởi phát bao gồm giảm thị lực và đau mắt cấp tính, thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến vài tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc. Glaucoma góc đóng không được điều trị có thể dẫn đến mắt thị lực vĩnh viễn.
Do đó, khi bệnh nhân bị glaucoma góc đóng, cần ngừng dùng thuốc ngay lập tức và cân nhắc tiến hành các phẫu thuất cần thiết nêu áp lực nội nhãn không kiểm soát được.
Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với sulfonamide và penicillin có nguy cơ tăng nhãn áp góc đóng cao hơn.
Xét nghiệm chống Doping
Hydrochlorothiazide có thể gây kết quả dương tính với xét nghiệm chống Doping.
Các thận trọng khác
Hạ huyết áp ở bệnh nhân thiếu máu cục bộ hoặc bệnh thiểu máu não cục bộ có thể gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quy. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân này.
Thận trọng với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc hen phế quản, do những bệnh nhân này có nguy cơ cao xảy ra phản ứng quá mẫn khi sử dụng hydrochlorothiazide
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc, chóng mặt có thể xảy ra.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: D
US FDA pregnancy category: D
Thời kỳ mang thai:
Khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai trong kỳ ba tháng thứ hai và thứ ba. thuốc tác dụng trực tiếp lên hệ thống Renin-Angiotensin gây ra tổn thương, thậm chí gây chết bào thai đang phát triển. Khi phát hiện, ngừng sử dụng thuốc ngay khi có thể.
Chống chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai.
Thời kỳ cho con bú:
HCTZ bài tiết một lượng nhỏ vào sữa mẹ. Không khuyến cáo dùng HCTZ và Olmesarian khi cho con bú. Cân nhắc việc ngưng thuốc hoặc ngưng cho con bú dựa vào tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
* OLMESARTAN:
Thường gặp, 1/100 < ADR < 1/10
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng triglycerld huyết, tăng acid uric huyết
Thần kinh: Chóng mặt, nhức đầu
Hô hấp: Viêm phế quản, viêm họng, ho, viêm mũi
Tiêu hóa: viêm dạ dày và ruột, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, khó tiêu
Cơ xương khớp và mô liên kết: Viêm khớp, đau lưng, đau xương
Thận và tiết niệu: Tiểu ra máu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Toàn thân: Bau, đau ngực, phù ngoại biên, các triệu chứng giống cúm, mệt mỏi
Khảo sát: Tăng enzym gan, tăng urê huyết, tăng creatin phosphokinase huyết.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Máu và hệ bạch huyết: Giảm tiểu cầu
Hệ miễn dịch: Phản ứng phản vệ
Tai: Chóng mặt
Tim mạch: Đau thắt ngực
Tiêu hóa: Nôn
Da và mô dưới da: Viêm da dị ứng, mề day, nổi ban, ngứa
Cơ xương và mô liên kết: Đau cơ
Toàn thân: Phù mặt, suy nhược, mệt mỏi
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng kali huyết
Mạch máu: Hạ huyết áp
Da và mô dưới da: Phù mạch
Cơ xương và mô liên kết: Co cơ
Thận và tiết niệu: Suy thận cấp, suy thận
Toàn thân: Ngủ lịm
Khảo sát: Tăng Creatinin huyết
Rất hiếm gặp, ADR < 1/10000
Tiêu hóa: Bệnh lý đường tiêu hóa tương tự bệnh Sprue
Các trường hợp ly giải cơ vân đơn lẻ đã được báo cáo liên quan đến việc uống thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II.
*HYDROCLOROTHIAZID:
Hydroclorothiazid có thể gây mất kali quá mức. Tác dụng này phụ thuộc liều và có thể giảm khi dùng liều thấp (12,5 mg/ngày), liều tốt nhất điều trị tăng huyết áp, đồng thời giảm thiểu các phản ứng có hại.
Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
Chuyển hóa: Giảm kali huyết, tăng acid uric huyết, tăng glucose huyết, tăng lipid huyết (ở liều cao).
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Tuần hoàn: Hạ huyết áp tư thế, loạn nhịp tim.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, chán ăn, táo bón, ỉa chảy, co thắt ruột.
Da: Mày đay, phát ban, nhiễm cảm ánh sáng.
Chuyển hóa: Hạ magnesi huyết, hạ natri huyết, tăng calci huyết, kiềm hóa giảm clor huyết, hạ phosphat huyết.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: Phản ứng phản vệ, sốt.
Máu: Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết.
Thần kinh: Dị cảm, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm.
Da: Viêm mạch, ban, xuất huyết.
Gan: Viêm gan, vàng da ứ mật trong gan, viêm tụy.
Hô hấp: Khó thở, viêm phổi, phù phổi (phản ứng phản vệ).
Sinh dục, tiết niệu: Suy thận, viêm thận kẽ, liệt dương.
Mắt: Mờ mắt.
Phản ứng tăng acid uric huyết, có thể khởi phát cơn bệnh gút tiềm tàng. Có thể xảy ra hạ huyết áp tư thế khi dùng đồng thời với rượu, thuốc gây mê và thuốc an thần.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Tương tác vơi Olmesartan và HCTZ:
Thuốc kháng viêm không Steroid, kể cả chất ức chế chọn lọc COX-2: có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp và giảm chức năng thận có hổi phục (kể cả suy thận cấp), nhất là ở người già, giảm thể tích dịch hoặc tổn thương chức năng thận.
Lithi: tăng nguy cơ độc tính của lithi (HCTZ có thể làm giảm độ thanh thải của lithi và Olmesartan có thể làm tăng nồng độ lithi trong huyết thanh).
Tương tác với Candesartan:
Tác dụng chống tăng huyết áp của Olmesartan được tăng cường khi dùng đồng thời với các thuốc làm hạ huyết áp khác.
Sinh khả dụng của olmesartan không biến đổi đáng kể khi dùng đồng thời với các thuốc kháng acid.
Olmesartan được chuyển hóa bởi hệ enzym cytochrom P450 và tương tác có thể xảy ra với các thuốc tác động vào hệ enzym này.
NSAID có khả năng làm tăng nguy cơ suy thận và giảm tác dụng chống tăng huyết áp của olmesartan khi dùng đồng thời.
Thuốc gắn acid mật colesevelam: Dùng đồng thời thuốc gắn acid mật colesevelam hydroclorid làm giảm sự phơi nhiễm toàn thân, nồng độ đỉnh trong huyết tương của olmesartan và thời gian bán thải. Nên dùng olmesartan trước colesevelam hydroclorid ít nhất 4 giờ để giảm tương tác này.
Tương tác vơi HCTZ :
Khi phối hợp, thì những thuốc sau đây có thể tương tác với thuốc lợi niệu thiazid:
Alcohol, barbiturat hoặc thuốc gây nghiện: làm trầm trọng thêm tác dụng phụ là hạ huyết áp tư thế đứng.
Thuốc hạ đường huyết (insulin và các thuốc uống): cần điều chỉnh liều lượng thuốc làm hạ đường huyết. Các thuốc trị tăng huyết áp khác: tác dụng hiệp đồng.
Cholestyramine và nhựa colestipol: làm giảm hấp thu hydrochlorothiazide khi có mặt nhựa trao đổi anion. Liều đơn của cholestyramine hoặc nhựa colestipol kết hợp với hydrochlorothiazide làm giảm hấp thu thiazid qua ống tiêu hóa theo thứ tự là 85% và 43%.
Corticoid, ACTH: làm tăng sự mất điện giải, đặc biệt là giảm kali máu.
Các amin làm co mạch (nhựa adrenaline): có thể làm giảm đáp ứng với amin làm co mạch, nhưng không đủ căn cứ để ngừng sử dụng.
Thuốc giãn cơ loại không khử cực (như tubocurarin): có thể làm tăng đáp ứng với thuốc giãn cơ.
Lithium: thuốc lợi niệu làm giảm độ thanh thải của thận với lithium và tạo nguy cơ cao về độc tính của lithium, vì vậy không nên phối hợp. Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng lithium trước khi dùng các chế phẩm này.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) kể cả các chất ức chế cyclooxygenase – 2: ở một số người, dùng thuốc chống viêm không steroid kể cả các chất ức chế chọn lọc cyclooxygenase – 2 sẽ làm giảm tác dụng của thiazid về lợi niệu, thải natri và trị tăng huyết áp.
4.9 Quá liều và xử trí:
Chưa có báo cáo về quá liều. Nếu xảy ra quá liều cần theo dõi và điều trị triệu chứng.
Candesaratan
Triệu chứng: Dấu hiệu của quá liều Olmesartan gồm hạ huyết áp, tim đập nhanh, mạch chậm.
Xử trí: Lập tức làm rỗng dạ dày bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nếu triệu chứng hạ huyết áp xảy ra, nên điều trị hỗ trợ.
Hydrochlorothiazide
Những dấu hiệu và triệu chứng chung nhất về quá liều thuốc lợi niệu này là giảm các điện giải (hạ kali máu, hạ clo máu, ha natri máu) và mất nước do lợi niệu mạnh. Nếu phối hợp với digitalis, thì tình trạng giảm kali máu có thể làm cho loạn nhịp tim trầm trọng thêm.
Chưa xác định được mức độ loại bỏ của hydrochlorothiazide bằng thẩm phân lọc máu.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
* Olmesartan medoxomil:
Olmesartan medoxomil là một thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (loại AT1) mạnh và chọn lọc đường uống. Olmesartan medoxomil có khả năng đối kháng tác dụng của angiotensin II được hoạt hóa bởi thụ thể AT1, bất kể nguồn gốc hoặc con đường tổng hợp của angiotensin II. Đối kháng chọn lọc thụ thể angiotensin II (AT1) dẫn đến làm tăng nồng độ renin huyết tương và nồng độ angiotensin I và II và giảm nồng độ một số aldosterone huyết tương. Angiotensin II là hormone tác động lên mạch máu chủ yếu của hệ thống renin-angiotensinaldosterone và đóng vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh của tăng huyết áp thông qua thụ thể AT1. Trong điều trị tăng huyết áp, olmesartan medoxomil làm giảm huyết áp kéo dài và phụ thuộc vào liều dùng. Hiện tại chưa có báo cáo thuốc gây hạ huyết áp liều đầu tiên, loạn nhịp trong quá trình điều trị lâu dài hoặc tăng huyết áp trở lại sau khi ngừng điều trị. Khi dùng đơn liều hàng ngày, olmesartan medoxomil giúp giảm huyết áp hiệu quả và trơn tru hơn khoảng liều 24 giờ. Đơn liều hàng ngày làm giảm huyết áp tương tự như khi dùng ngày 2 lần mà tổng liều hàng ngày không đổi.
Khi điều trị liên tục, sự giảm huyết áp tối đa sẽ đạt được sau 8 tuần kể từ liều đầu tiên trong khi sự giảm huyết áp đạt được sau 2 tuần điều trị. Khi dùng đồng thời với hydrochlorothiazid, sẽ hiệp đồng tác dụng giúp hạ huyết áp và dung nạp tốt. Chưa có báo cáo olmesartan gây tử vong hay làm bệnh trầm trọng.
*Hydrochlorothiazide:
Hydroclorothiazid và các thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng bài tiết natri clorid và nước kèm theo do cơ chế ức chế tái hấp thu các ion natri và clorid ở ống lượn xa. Sự bài tiết các chất điện giải khác cũng tăng đặc biệt là kali và magnesi, còn calci thì giảm. Hydroclorothiazid cũng làm giảm hoạt tính carbonic anhydrase nên làm tăng bài tiết bicarbonat nhưng tác dụng này thường nhỏ so với tác dụng bài tiết Cl – và không làm thay đổi đáng kể pH nước tiểu. Các thiazid có tác dụng lợi tiểu mức độ vừa phải, vì khoảng 90% ion natri đã được tái hấp thu trước khi đến ống lượn xa là vị trí chủ yếu thuốc có tác dụng.
Hydroclorothiazid có tác dụng hạ huyết áp, trước tiên có lẽ do giảm thể tích huyết tương và dịch ngoại bào liên quan đến sự bài niệu natri. Sau đó trong quá trình dùng thuốc, tác dụng hạ huyết áp tùy thuộc vào sự giảm sức cản ngoại vi, thông qua sự thích nghi dần của các mạch máu trước tình trạng giảm nồng độ Na+. Vì vậy, tác dụng hạ huyết áp của hydroclorothiazid thể hiện chậm sau 1 – 2 tuần, còn tác dụng lợi tiểu xảy ra nhanh có thể thấy ngay sau vài giờ. Hydroclorothiazid làm tăng tác dụng của các thuốc hạ huyết áp khác.
Tác dụng của các thiazid là thông qua ức chế chất đồng vận Na+Cl- có lẽ do tranh chấp vị trí của Cl do dó ảnh hưởng tới cơ chế tái hấp thu chất điện giải: trực tiếp là làm tăng bài tiết Na và Cl với khối lượng tương dương, gián tiếp tăng hoạt động lợi tiểu dẫn đến giảm thể tích huyết tương, kết quả tăng cường hoạt động của renin, tăng cường bài tiết aldosteron, tăng lượng kali bài tiết qua nước tiểu, và giảm nồng dộ kali trong huyết thanh. Mối liên hệ giữa renin-aldosteron trung gian qua angiotensin II, do đó việc dùng phối hợp với thuốc đối kháng với receptor angiotensin II làm phục hồi lượng kali bị mất do thuốc lợi tiểu này.
Cơ chế tác dụng:
Olmesartan là một chất đối kháng thụ thể angiotensin II loại 1 (AT1) cụ thể, ngắn chặn tác dụng làm tăng huyết áp của angiotensin II thông qua hệ thống renin-angiotensin-aldosterone (RAAS). Trong quá trình kích thích giao cảm hoặc khi huyết áp thận hoặc lưu lượng máu giảm, renin được giải phóng từ các tế bào hạt của bộ máy juxtaglomeular trong thận. Renin phân cắt angiotensinogen lưu hành thành angiotensin I, được phân cắt bởi enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE) thành angiotensin II. Angiotensin II làm tăng huyết áp bằng cách tăng tổng sức đề kháng ngoại biên, tăng tái hấp thu natri và nước ở thận thông qua bài tiết aldosterone và thay đổi cấu trúc tim mạch. Angiotensin II liên kết với hai thụ thể: AT1 và AT2. AT1 là một thụ thể kết hợp G-protein (GPCR) làm trung gian tác dụng ức chế vận mạch và aldosterone của angiotensin II. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) là chất ức chế cạnh tranh không peptide của AT1. ARB ngắn chặn khả năng của angiotensin II để kích thích tác dụng tăng sinh tế bào và tế bào. Không giống như thuốc ức chế men chuyển, ARB không ảnh hưởng đến sự giãn mạch do bradykinin gây ra. Tác dụng chung của ARB là giảm huyết áp.
Hydrochlorothiazide là một thuốc lợi niệu và hạ huyết áp. Có tác dụng trên cơ chế tái hấp thu điện giải ở ống lượn xa. Hydrochlorothiazide làm tăng bài tiết natri và chloride ở mức xấp xỉ tương đương nhau. Natri-niệu, có thể kèm theo hiện tượng mất kali và bicarbonate.
5.2. Dược động học:
Olmesartan medoxomil:
Olmesartan medoxomil được hoạt hóa sinh học nhanh và hoàn toàn do thủy phân thành Olmesartan trong quá trình hấp thu tại đường tiêu hóa. Olmesartan được bài xuất theo 2 đường với nửa đời thải trừ giai đoạn cuối cùng xấp xỉ 13 giờ. Nồng độ Olmesartan đạt trạng thái ổn định trong 3-5 ngày và không xảy ra hiện tượng tích lũy thuốc trong huyết tương với liều 1 lần/ ngày. Olmesartan đạt nồng độ tối đa trong huyêt tương sau khi uống 1 – 2 giờ. Thức ăn không ảnh hưởng tới sinh khả dụng của Olmesartan.
Xấp xỉ 35% – 50% lượng thuốc đã được hấp thu có trong nước tiểu, phần còn lại được bài tiết qua phân và mật. Olmesartan gắn kết cao với protein huyết tương (99%) và không thâm nhập vào các tế bào hồng cầu.
Hydrochlorothiazide:
Sau khi uống, hydroclorothiazid hấp thu tương đối nhanh, khoảng 65 – 75% liều sử dụng, tuy nhiên tỷ lệ này có thể giảm ở người suy tim. Hydroclorothiazid tích lũy trong hồng cầu. Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận, phần lớn dưới dạng không chuyển hóa. Nửa đời của hydroclorothiazid khoảng 9,5 – 13 giờ, nhưng có thể kéo dài trong trường hợp suy thận nên cần điều chỉnh liều. Hydroclorothiazid đi qua hàng rào nhau thai, phân bố và đạt nồng độ cao trong thai nhi.
Tác dụng lợi tiểu xuất hiện sau khi uống 2 giờ, đạt tối đa sau 4 giờ và kéo dài khoảng 12 giờ.
Tác dụng chống tăng huyết áp xảy ra chậm hơn tác dụng lợi tiểu nhiều và chỉ có thể đạt được tác dụng đầy đủ sau 2 tuần, ngay cả với liều tối ưu giữa 12,5 – 25 mg/ngày. Ðiều quan trọng cần biết là tác dụng chống tăng huyết áp của hydroclorothiazid thường đạt được tối ưu ở liều 12,5 mg (nửa viên 25 mg). Các hướng dẫn điều trị và thử nghiệm lâm sàng hiện đại đều nhấn mạnh cần sử dụng liều thấp nhất và tối ưu, điều đó làm giảm được nguy cơ tác dụng có hại. Vấn đề quan trọng là phải chờ đủ thời gian để đánh giá sự đáp ứng của cơ thể đối với tác dụng hạ huyết áp của hydroclorothiazid, vì tác dụng trên sức cản ngoại vi cần phải có thời gian mới thể hiện rõ.
5.3. Hiệu quả lâm sàng:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chứng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
…
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược thư Quốc gia Việt Nam.
HDSD Thuốc.
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM