Cefditoren – Cefdinix

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Cefditoren pivoxil

Phân loại: Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): J01DD16.

Biệt dược gốc: MEIACT , MEIACT FINE GRANULES

Biệt dược: CEFDINIX

Hãng sản xuất : Coral Laboratories – Ấn Độ

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén bao phim: 50mg, 200 mg, 400 mg

Thuốc tham khảo:

CEFPIVOXIL 400
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Cefditoren pivoxil …………………………. 400 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

CEFPIVOXIL 200
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Cefditoren pivoxil …………………………. 200 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Điều trị các nhiễm khuấn do vi khuấn Gram âm, Gram dương nhạy cảm, bao gồm các nhiễm khuấn đường hô hấp, nhiễm khuấn da và tổ chức dưới da.

Điều trị viêm họng và viêm amidan do các chủng Streptococcus pyogenes (liên cầu ß tan máu nhóm A) nhạy cảm. Mặc dù cefditoren có tác dụng tiêu diệt Streptococcus pyogenes vùng mũi họng, nhưng tác dụng của thuốc trong dự phòng thấp khớp vẫn còn đang được xem xét.

Điều trị các đợt cấp của viêm phế quản mạn tính mức độ nhẹ và vừa gây ra bởi các chủng Haemophilus influenzae (bao gồm cả chủng có tiết ß-lactamase), Haemophilus parainfluenzae (bao gồm cả chủng có tiết ß-lactamase), Streptococcus pneumoniae (chỉ với chủng nhạy cảm với penicilin), Moraxella catarrhalis (bao gồm cả chủng tiết ß-lactamase).

Điều trị các trường hợp viêm phổi mắc phải tại cộng đồng gây ra bởi các chủng Haemophilus influenzae (bao gồm cả chủng có tiết ß-lactamase), Haemophilus parainfluenzae (bao gồm cả chủng có tiết ß lactamase), Streptococcus pneumoniae (chỉ với chủngnhạy cảm với penicilin), Moraxella catarrhalis (bao gồm cả chủng có tiết ß-lactamase).

Điều trị nhiễm khuấn da và tổ chức dưới da gây ra bởi các chủng Staphylococcus aureus (bao gồm cả chủng có tiết ß-lactamase), Streptococcus pyogenes nhạy cảm.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Uống thuốc sau khi bữa ăn

Liều lượng

Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

Loại nhiễm khuẩn. Liều dùng Thời gian
Viêm phôi mặc phải trong cộng đồng 400mg. ngày 2 lần 14 ngày
Đợt cấp của viêm phê quản mạn tính 400mg. ngày 2 lần 10 ngày
Viêm amydan/viêm họng 200mg. ngày 2 lần 10 ngày
Nhiễm trùng da và cấu trúc

Bệnh nhân suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều nếu người bệnh nhân suy thận nhẹ (Cl 50 – 80 ml/phút), nhà sản xuất khuyến cáo chỉ dùng tối đa 200 mg/lần, 2 lần/ngày cho những người bệnh suy thận vừa (Cl 30 – 49 ml/phút) và 200 mg/lần, 1 lần 1 ngày cho người bệnh suy thận nặng (Cl < 30 ml/phút).

Bệnh nhân suy gan: không cần hiệu chỉnh liều ở người bệnh suy gan mức độ nhẹ và vừa. Chưa có thông tin về dược động học của cefditoren ở những người bệnh suy gan nặng.

Đối với người cao tuổi: Không có khuyến cáo đặc biệt về liều nếu người bệnh có chức năng thận bình thường.

4.3. Chống chỉ định:

Quá mẫn với cefditoren, các cephalosporin khác và bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thiếu hụt carnitin hoặc rối loạn chuyển hóa bấm sinh dẫn tới thiếu hụt carnitin trên lâm sàng.

4.4 Thận trọng:

Cần theo dõi và phát hiện các biểu hiện quá mẫn khi dùng cefditoren. Thận trọng khi sử dụng cho người bệnh có tiền sử quá mẫn với penicilin (đặc biệt là những trường hợp quá mẫn biểu hiện qua trung gian IgE như phản vệ, mày đay).

Viêm ruột kết màng giả đã được báo cáo ở hau hét các kháng sinh, bao gồm cả cefditoren. Do vậy, cần lưu ý tới chẩn đoán này khi dùng thuốc cho bệnh nhân bị tiêu chảy do dùng kháng sinh.

Điều trị bằng kháng sinh bao gồm cả cefditoren có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh ở đại tràng, làm cho Clostridium difficile phát triển quá mức. Tiêu chảy do Clostridium difficile và viêm đại tràng giả mạc có thể ở mức độ từ nhẹ đến nguy kịch. Các siêu độc tố do Clostridium difficile tiết ra gây ra tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do kháng kháng sinh và phải cắt bỏ đại tràng. Cần theo dõi biểu hiện này trong quá trình điều trị.

Cefpivoxil không khuyến cáo dùng trong những phác đồ cần điều trị kháng sinh dài ngày do các thuốc khác chứa pivalate khi dùng trên 1 tháng gây ra hiện tượng thiếu hụt carnitine. Khi dùng ngắn hạn hoặc dùng lặp lại trong thời gian ngắn, thuốc không gây ra hiện tượng này. Ảnh hưởng của Cefditoren pivoxil tới nồng độ carnitine khi dùng ngắn ngày hiện chưa được biết.

Những bệnh nhân bị viêm phổi cộng đồng mắc phải dùng cefditoren 200mg ngày 2 lần trong 14 ngày, nồng độ carnitine trong máu giảm khoảng 30%. Khi dùng liều 400mg ngày 2 lần trong 14 ngày, nồng độ carnitine giảm khoảng 46%. Nồng độ carnitine trở về mức thông thường trong vòng 7 ngày từ khi ngưng thuốc. Các nghiên cứu với bệnh nhân bị viêm phôi cộng đồng mắc phải cho thấy không ghi nhận tác dụng phụ do giảm nồng độ carnitine. Tuy nhiên, với những nhóm bệnh nhân khác (như bệnh nhân suy thận hoặc giảm khối lượng cơ), nguy cơ này tăng lên khi dùng cefditoren pivoxil. Hơn nữa, sự hiệu chỉnh liều dùng với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối chưa được thiết lập.

Cũng như với các kháng sinh khác, việc dùng kèo đài có thé gây tăng nguy cơ kháng thuốc. Cephalosporins có thể gây ra suy giảm hoạt động prothrombin, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận hoặc gan hoặc dinh dưỡng kém và những bệnh nhân trước đó cần điều trị bằng phác đồ chống đông. Cần theo dõi thời gian prothrombin và có thể phải chỉ định dùng vitamin K nếu cần thiết. Trong các nghiên cứu lâm sàng, không có sự khác biệt giữa cefditoren và cephalosporins đối chiếu với nguy cơ kéo đài thời gian prothrombin.

Cần uống Cefpivoxil sau khi ăn để tăng sinh khả dụng. Thuốc có thể dùng đồng, thời với thuốc tránh thai đường uống. Không khuyến cáo dùng đồng thời Cefpivoxil với thuốc kháng dịch vị.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Hiện chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe hay vận hành máy. Tuy vậy, một số tác dụng phụ được ghi nhận (chóng mặt, ngủ gà, đau đầu) có thể ảnh hưởng tới khả năng lái xe hay vận hành máy. Bệnh nhân cân được khuyến cáo về tác dụng phụ này khi sử dụng thuốc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: B

Thời kỳ mang thai:

Cefditoren pivoxil không gây ra quái thai trong nghiên cứu trên thỏ và chuột với mức liều 1000mg/kg/ngày, tương đương „khoảng 24 lần liều dùng 200mg ngày 2 lần ở người tính tương đương theo mg/m’/ngày. Ở thỏ, liều cao nhất được nghiên cứu là 90mg/kg/ngày, gập 4 lần liều dùng 200mg, ngày 2 lần ở người tính theo mg/m2/ngày. Ở mức liều này, thuốc gây độc cho thỏ mẹ và dẫn tới đẻ non.

Trong nghiên cứu sau sinh ở chuột, cefditoren pivoxil không gây tác dụng phụ nào tới sự sống sót, phát triển hành vi và thể chất cũng như khả năng sinh sản của chuột khi tới giai đoạn phát dục với liều lên tới 750mg/kg/ngày, gấp 18 lần liều dùng 200mg ngày2 lần ở người tính tương đương theo mg/m2/kg.

Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người nên nếu thực sự cần thiết mới dùng cefditoren cho phụ nữ khi mang thai.

Thời kỳ cho con bú:

Cefditoren bài tiết vào sữa khi nghiên cứu trên chuột. Do nhiều thuốc được bài tiết vào sữa nên cần thận trọng khi dùng cefditoren cho phụ nữ cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

ADR >10%:

Tiêu chảy (11 – 15%).

ADR từ 1 đến 10%:

Hệ thần kinh trung ương: Đau đầu (2 – 3%).

Nội tiết và chuyển hóa: Tăng glucose máu (1 – 2%).

Tiêu hóa: Buồn nôn ( 4 – 6%), đau bụng (2%), chán ăn (1 – 2%), nôn (1%).

Sinh dục: Viêm âm đạo (3 – 6%).

Huyết học: Giảm hematocrit (2%).

Thận: Đái máu (3%), bạch cầu niệu (2%).

ADR<1% (hiếm gặp nhưng quan trọng hoặc gây đe dọa tính mạng) Suy thận cấp, dị ứng, đau khớp, hen phế quản, tăng nitơ phi protein máu, giảm calci máu, tăng thời gian đông máu, hồng ban cố định nhiễm sắc, nhiễm nấm, tăng glucose huyết, viêm phổi kẽ, giảm bạch cầu, tăng kali máu, giảm natri máu, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens-Johnson, xuất huyết giảm tiểu cầu, hoại tử da nhiễm độc.

Các phản ứng phụ của nhóm thuốc Cephalosporin

Ngoài các tác dụng phụ liệt kê ở trên, bệnh nhân điều trị bằng cefditoren có thể gặp tác dụng phụ như các thuốc khác trong nhóm kháng sinh cephalosporin bao gồm: Dị ứng, sốc phản vệ. sốt do thuốc, hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa dạng, hoại tử biểu bị nhiễm độc, viêm đại tràng, rối loạn chức năng thận. các rối loạn chức năng gan như ứ mật, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan máu. Một số thay đôi về cận lâm sảng như: kéo dài thời gianprothrombin; dương tính giả với xét nghiệm Coombs trực tiếp, xét nghiệm đường niệu; tăng phosphatase kiềm; tăng bilirubin; giảm tiêu cầu.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Phương pháp xử trí một số ADR như sau:

Nếu có viêm đại tràng giả mạc hoặc tiêu chảy do Clostridium difficile, thường phải ngừng kháng sinh. Có trường hợp chỉ cần ngừng kháng sinh là hết triệu chứng. Những trường hợp tiêu chảy vừa và nặng cần phải truyền dịch, điện giải, bổ sung protein, kháng sinh có tác dụng với Clostridium difficile (như metronidazol uống hoặc vancomycin). Trường hợp cần thiết phải phẫu thuật cắt đại tràng.

Nếu có quá mẫn do cefditoren, cần ngừng cefditoren và điều trị triệu chứng phù hợp.

Giảm tác dụng của prothrombin có thể xảy ra với những đối tượng có nguy cơ (người bệnh suy thận, suy gan, dinh dưỡng kém, sử dụng kháng sinh kéo dài, điều trị dài hạn với thuốc chống đông), những trường hợp này phải theo dõi thời gian đông máu và bổ sung vitamin K.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Thuốc tránh thai đường uống: Cefditoren pivoxil đa liều không ảnh hưởng tới động học của ethinyl estradiol.

Thuốc kháng dịch vị: Dùng đồng thời với thuốc kháng dịch vị chứa nhôm và magnesi hydroxide làm giảm hấp thu của cefditoren sau khi ăn, cụ thể là giảm AUC 11% và Cmax, 14%. Mặc dù ảnh hưởng trên lâm sàng đáng kể chưa được biết nhưng không khuyến cáo dùng đồng thời hai thuốc này.

Thuốc kháng H2: Dùng đơn liều famotidine đường tiêm đồng thời làm giảm hấp thu của cefditoren 400mg liều đơn sau khi ăn, thê hiện bởi giảm AUC 22% và Cmax 27%. Hai thuốc này cũng không khuyến cáo dùng đồng thời mặc dù sự ảnh hưởng rõ rệt trên lâm sàng chưa được biết đến

Probenecid: Cũng như các kháng sinh B-lactam, việc dùng đồng thời với probenecid làm tăng C Cmax của cefditoren 49% va AUC 122% đồng thời kéo dài thời gian bán thải tới 53%.

Tương tác về xét nghiệm: Có thể gây ra phản ứng Coombs’ trực tiếp dương tính, test ferricyanid giả, test glucose niệu dương tính giả khi dùng Clinitest.

Tương tác với thức ăn: Thức ăn làm tăng hắp thu của cefditoren. Bữa ăn nhiều mỡ làm tăng sinh khả dụng của thuốc.

4.9 Quá liều và xử trí:

Thông tin về quá liều của cefditoren pivoxil hiện chưa được ghi nhận. Tuy nhiên, cũng như các kháng sinh 8-lactam khác, phản ứng quá liều bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy vàco giật. Lọc máu có thegiúp loại cefditoren ra khỏi cơ thể. Điều trị quá liều bao gồm điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Cefditoren pivoxil là một kháng sinh bán tổng hợp nhóm cephalosporin thế hệ 3 được sử dụng theo đường uống dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuân cấp tính hoặc đợt cấp của viêm phế quản mạn tính, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng do các vi khuân nhạy cảm gây ra, bao gồm: Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Streptococcus pneumoniae nhạy cảm với penicilin, Moraxella catarrhalis, viêm họng (Streptococcuspyogenes), nhiễm trùng da và tổ chức dưới da không biến chứng (Staphylococcus aureus không có đa kháng, Streptococcus pyogenes).

Cefditoren bền vững với nhiều loại beta-lactamase (bao gồm penicilinase và một số cephalosporinase) do các vi khuân Gram âm và Gram dương sinh ra. Tương tự như các cephalosporin thế hệ 3 hiện nay (cefdinir, cefixim, ceftibuten, cefpodoxim) cefditoren có phổ kháng các vi khuân Gram âm rộng hơn so với cephalosporin thế hệ thứ nhất và thứ hai. Hơn nữa, cefditoren tác dụng với các vi khuân Gram dương tốt hơn so với các cephalosporin thế hệ thứ ba khác vì cấu trúc cefditoren có nhóm methylthiazolyl, trong khi các cephalosprin thế hệ thứ ba khác không có.

Cơ chế tác dụng của cefditoren pivoxil tương tự như các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3. Cefditoren pivoxil là một tiền dược (prodrug) có rất ít tác dụng kháng khuân. Cefditoren pivoxil được hấp thu theo đường tiêu hóa và bị thủy phân bởi các esterase để giải phóng thành cefditoren có hoạt tính và pivalat vào trong máu. Cefditoren có tác dụng ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuân bằng cách gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicilin (penicilin- binding protein-PBPs) làm ức chế bước cuối cùng chuyển acid amin giữa các chuỗi peptid của tổng hợp peptidoglycan ở thành tế bào vi khuân, do đó ức chế sinh tổng hợp thành tế bào vi khuân. Vi khuân bị ly giải do hoạt tính của các enzym autolysin và murein hydrolase.

Cơ chế tác dụng:

Cơ chế tác dụng của cefditoren pivoxil tương tự như các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3. Cefditoren pivoxil là một tiền dược (prodrug) có rất ít tác dụng kháng khuân. Cefditoren pivoxil được hấp thu theo đường tiêu hóa và bị thủy phân bởi các esterase để giải phóng thành cefditoren có hoạt tính và pivalat vào trong máu. Cefditoren có tác dụng ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuân bằng cách gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicilin (penicilin- binding protein-PBPs) làm ức chế bước cuối cùng chuyển acid amin giữa các chuỗi peptid của tổng hợp peptidoglycan ở thành tế bào vi khuân, do đó ức chế sinh tổng hợp thành tế bào vi khuân. Vi khuân bị ly giải do hoạt tính của các enzym autolysin và murein hydrolase.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Hấp thu: Cefditoren pivoxil được hấp thu theo đường tiêu hóa và bị thủy phân bởi các esterase thành cefditoren có hoạt tính và pivalat vào trong máu. Khi uống lúc đói liều 200 mg cefditoren, nồng độ cao nhất đạt được trong huyết tương khoảng 1,8 microgram/ml sau khi uống 1,5 đến 3 giờ. Sinh khả dụng khi uống lúc đói đạt được khoảng 14% và tăng lên nếu uống cùng bữa ăn có nhiều mỡ.

Cefditoren không tích luỹ khi dùng phác đồ ngày 2 lần ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Sinh khả dụng tuyệt đối đường uống khi đói của Cefditoren khoảng 14% và khi ăn bữa ăn ít mỡ là 16.15 + 3%. Thức ăn làm tăng AUC va Cmax của cefditoren tương ứng 70% và 50%.

Phân bố: Thể tích phân bố 9,3 ± 1,6 lít. Cefditoren gắn kết chủ yếu với albumin. khoảng 88% và tỷ lệ này giảm khi lượng albumin trong huyết tương giảm.

Chuyển hóa và thải trừ:

Thời gian bán thải thải trừ của cefditoren 1à 1,6 ± 0,4 giờ ở người khoẻ mạnh.

Thuốc hâu như không chuyên hoá. Sau khi uống, Thuốc thải trừ chủ yêu qua thận với lọc cầu thận khoảng 4-5 L/giờ. Thuốc thải trừ kém ở những bệnh nhân mắc bệnh về thận.

Cefditoren pivoxil được thuỷ phân tạo thành thành phần có hoạt tính là cefditoren kèm theo sự hình thành pivalate. Sau khi uống đa liều cefditoren pivoxil, trên 70% lượng pivalate được hấp thu. Pivalate chủ yếu được thải trừ qua thận qua sự hình thành pivaloylcarnitine.

Bệnh nhân đặc biệt:

Người già: Ở người lớn trên 65 tuổi, AUC va Cmax của cefditoren tăng tương ứng 26% và 33% so với người trẻ. Thời gian bán thải của thuốc cũng kéo dài hơn ở người lớn tuổi, t1/2 tăng khoảng 16 – 26%. Thanh thải thận của thuốc ở người già chậm hơn khoảng 20 – 24% so với người trẻ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi về thanh thải creatinini ở người lớn tuổi.

Không cân điều chỉnh liều của cefditoren cho người lớn tuổi có chức năng thận bình thường (ở mức tuổi của họ)

Giới tính: AUC và Cmax ở nữ cao hơn nam khoảng 14% va 16%. Thanh thải thận của thuốc ở nữ cũng chậm hơn khoảng 13% so với nam. Tuy nhiên, không cần điều chỉnh liều khi dùng thuốc theo giới tính.

Suy thận: Thanh thải creatinin (CLcr) giảm làm tăng lượng thuốc ở dạng tự do và giảm thải trừ cefditoren. Cmax và AUC của thuốc ở trạng thái tự do với bệnh nhân suy thận nhẹ (CLcr 50-80 ml/phút/1,73m2 da) tương đương với ở người bình thường (CLcr >80 ml/phút/1,73m2 da) nhưng tăng ở bệnh nhân suy thận trung bình (CLcr từ 30 – 49 ml/phút/1,73m2 da) và nặng (CLcr <30ml/phút/1,73m2 da) tương ứng 90%/114% với Cmax và 232%/324% với AUC. Thời gian bán thải kéo dài tương ứng là 2,7 và 4,7 giờ ở bệnh nhân suy thận trung bình và nặng.

Bệnh nhân lọc máu: Lọc máu giúp loại khoảng 30% Cefditoren ra khỏi hệ thống (với thời gian lọc 4 giờ) nhưng không làm thay đổi thời gian bán thải của thuốc.

Bệnh gan: Cyax Va AUC của Cefditoren ở bệnh nhân bị suy gan mức nhẹ và trung bình tăng nhẹ (dưới 15%) so với người bình thường; do vậy, không cần điều chỉnh liều với những bệnh nhân này. Động học của thuốc ở bệnh nhân suy gan nặng chưa được nghiên cứu.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Croscarmellose sodium, mannitol, magnesium stearate, sodium caseinate, sodium tripolyphosphate.

Bao phim: carnauba wax, hypromellose, polyethylene glycol, titanium dioxide.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.

 

Pharmog Team

Pharmog Team

Được thành lập từ năm 2017 bởi các dược sỹ, bác sỹ trẻ có chuyên môn tốt với mục đích quảng bá, tuyên truyền thông tin về dược tới nhân viên y tế.