1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Vancomycin
Phân loại: Thuốc Kháng sinh nhóm glycopeptid.
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A07AA09, J01XA01..
Biệt dược gốc:
Biệt dược: Vancomycin hydrochloride for infusion, Vancomycin Kabi
Hãng sản xuất : Xellia Pharmaceuticals ApS – Đan Mạch
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Lọ bột tinh khiết đông khô đế pha tiêm 500 mg; 750 mg, 1 000 mg.
Thuốc tham khảo:
VANCOMYCIN KABI 1000 | ||
Mỗi lọ bột có chứa: | ||
Vancomycin | …………………………. | 1000 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
VANCOMYCIN HYDROCHLORIDE for infusion 1000MG | ||
Mỗi lọ bột có chứa: | ||
Vancomycin | …………………………. | 1000 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Nhiễm trùng nghiêm trọng gây ra bởi những chủng staphylococci (viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng tủy xương, viêm phổi, nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn mô mềm) chủ yếu ở những bệnh nhân không dung nạp hoặc đã thất bại trong điều trị với các penicillin và cephalosporin, hoặc những người bị nhiễm trùng gây ra bởi các vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc khác.
Viêm nội tâm mạc gây ra bởi Streptococcus viridan hoặc nhóm Streptococcus bovis, hoặc viêm nội tâm mạc do diphteroid kháng thuốc.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Vancomycin được truyền tĩnh mạch chậm để điều trị nhiễm khuẩn toàn thân. Thuốc rất kích ứng với mô nên không được tiêm bắp. Thuốc tiêm vào ống sống, não thất hoặc màng bụng chưa xác định được mức độ an toàn và tính hiệu quả
Tiêm truyền tĩnh mạch
Thêm 10 ml nước cất pha tiêm vào lọ chứa 500 mg hoặc 20 ml vào lọ 1000 mg bột vancomycin vô khuẩn. Như vậy sẽ được dung dịch chứa 50 mg/ml. Dung dịch chứa 500 mg (hoặc 1000 mg) vancomycin phải được pha loãng trong 100 ml (hoặc 200 ml) dung môi, và được truyền tĩnh mạch chậm ít nhất trong 60 phút. Dung dịch vancomycin có thể pha loãng với dung dịch dextrose 5% hoặc natri clorid 0,9%.
Cần tránh tiêm tĩnh mạch nhanh và trong khi truyền phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện hạ huyết áp nếu xảy ra.
Khi không thể truyền tĩnh mạch gián đoạn, có thể truyền liên tục: Cho 1-2 gam vancomycin đã pha vào dung dịch dextrose 5% hoặc natri clorid 0,9% vừa đủ đổ truyền nhỏ giọt trong 24 giờ. Tốc độ truyền không vượt quá 10 mg/phút.
Liều dùng:
Liều dùng được tính theo vancomycin base.
Đa số nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm có đáp ứng với điều trị trong vòng 48-72 giờ. Thời gian điều trị phụ thuộc vào loại và mức độ nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân có chức năng thận bình thường:
Người lớn: 500 mg, cứ 6 giờ/lần hoặc 1 g cứ 12 giờ/lần.
Viêm nội tâm mạc do tụ cầu: Phải điều trị ít nhất 3 tuần.
Để phòng viêm nội tâm mạc ở người bệnh dị ứng penicilin có nguy cơ cao khi nhổ răng hoặc một thủ thuật ngoại khoa, có thể cho một liều duy nhất 1 gam vancomycin truyên tĩnh mạch trước khi làm thủ thuật, cùng với gentamycin tĩnh mạch. Nếu người bệnh phải phẫu thuật tiêu hóa hoặc tiết niệu – sinh dục, cho thêm 1 liều các thuốc đó sau 8 giờ.
Trẻ em: 10 mg/kg, cứ 6 giờ/lần.
Trẻ sơ sinh (đủ tháng): Liều đầu tiên 15 mg/kg, sau đó 10 mg/kg cứ 12 giờ/lân trong tuần đầu tuổi, và cứ 8 giờ/lần các tuần sau cho tới 1 tháng tuổi.
Phòng viêm nội tâm mạc ở bệnh nhi có nguy cơ cao bị dị ứng penicilin cần nhổ răng hoặc thủ thuật ngoại khoa khác: 20 mg/kg bắt đầu 1 giờ trước khi làm thủ thuật và lặp lại 8 giờ sau.
Phẫu thuật dạ dày – ruột hoặc đường tiết niệu sinh dục: 20 mg/kg bắt đầu 1 giờ trước khi phẫu thuật, và kèm với gentamycin 2 mg/kg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, bắt đầu nửa giờ tới 1 giờ trước khi phẫu thuật. Tiêm lại 2 thuốc đó sau 8 giờ.
Với người có chức năng thận suy giảm và người cao tuổi:
Liều lượng cần phải điều chỉnh ở người bệnh có chức năng thận suy giảm, trẻ đẻ non và người cao tuổi. Đo nồng độ vancomycin trong huyết thanh có thể giúp ích đặc biệt ở người bị bệnh rất nặng.
Nếu đo được hoặc tính được chính xác độ thanh thải creatinin thì liều lượng dổi với đa số người bệnh bị tổn thương thận có thể tính theo tốc độ lọc cầu thận ml/phút (gấp khoảng 15 lần tốc độ lọc cầu thận ml/phút). Thí dụ, độ thanh thải creatinin là 100 ml/phút, thì liều vancomycin trong 24 giờ bằng 1545 mg.
Độ thanh thải creatinin Cl (ml/phút) | Liều vancomycin (mg/24 giờ) |
100 | 1545 |
90 | 1390 |
80 | 1235 |
70 | 1080 |
60 | 925 |
50 | 770 |
40 | 620 |
30 | 465 |
20 | 310 |
10 | 155 |
Liều đầu tiên không được dưới 15 mg/kg, ngay cả ở người bệnh có suy thận nhẹ và trung bình, số liệu trên không có giá trị đối với người bệnh mất chức năng thận. Đối với người bệnh loại này, liều đầu tiên 15 mg/kg và để duy trì nồng độ, cần cho liều duy trì 1,9 mg/kg/24 giờ. Sau đó cứ 7 đến 10 ngày dùng 1 liều 1 g.
Suy gan:
Cảnh báo tương tự áp dụng cho bệnh nhân suy gan nặng như với bệnh nhân suy thận.
Sử dụng đồng thời với aminoglycosid:
Liều dùng tối đa của vancomycin là 500 mg trong mỗi 8 giờ. Bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu độc tính trên tai và thận, cần phải chấm dứt hoặc điều chỉnh liều nếu có bất kỳ ảnh hưởng nào lên chức năng thận
4.3. Chống chỉ định:
Mẫn cảm với vancomycin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
4.4 Thận trọng:
Cảnh báo:
Khi xuât hiện vô niệu cấp tính hoặc tổn thương ốc tai, vancomycin chỉ có thể được dùng khi thực sự cần thiết cho sự sống.
Ở bệnh nhân giảm chức năng thận hoặc điều trị đồng thời với aminoglycosid, chức năng thận phải được kiểm tra thường xuyên và điều chỉnh liều dùng cho phù hợp.
Vancomycin có độc tính trên tai, do đó nên tránh sử dụng thuốc ở những bệnh nhân mất khả năng nghe. Nếu vancomycin là cần thiết cho những bệnh nhân này, có thể xem xét mức liều thấp hơn. Nồng độ máu nên được kiểm tra định kỳ để từ đó xác định liều cho phù hợp. Ù tai có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh điếc. Nguy cơ tổn thương thính giác lớn hơn ở người già. Kinh nghiệm với các kháng sinh khác cho thấy, vẫn có thể bị điếc mặc dù ngừng dùng thuốc.
Vancomycin nên được dùng thận trọng ở những bệnh nhân bị dị ứng với teicoplanin, vì phản dị ứng chéo giữa vancomycin và teicoplanin được báo cáo.
Thận trọng:
Xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, xét nghiệm chức năng gan và thận phải được thực hiện thường xuyên ở bệnh nhân điều trị với vancomycin. Đặc biệt, theo dõi thường xuyên số lượng bạch cầu được khuyến cáo ở bệnh nhân điều trị kéo dài với vancomycin và ở bệnh nhân điêu trị đồng thời với các thuốc gây giảm bạch cầu trung tính.
Trẻ em: Vancomycin phải được dùng với sự chăm sóc đặc biệt ở trẻ sinh non hoặc trẻ em, bởi vì chức năng thận chưa hoàn thiện và có thể gia tăng nồng độ của thuốc trong huyết thanh. Do đó nồng độ trong máu của vancomycin cần được theo dõi cẩn thận. Sử dụng đồng thời vancomycin và các thuốc gây vô cảm (thuốc gây mê, thuốc gây tê) gây ra ban đỏ và đỏ da giống giải phóng quá mức histamin ở trẻ em.
Sử dụng kéo dài vancomycin có thể dẫn đến sự gia tăng các chủng vi khuấn kháng thuốc. Bội nhiễm nấm cũng có thể xảy ra. Theo dõi chặt chẽ bệnh nhân là cần thiết.
Chức năng thận và thính giác phải được kiểm tra định kỳ và nồng độ trong huyết thanh của vancomycin phải được theo dõi ở bệnh nhân suy thận hoặc người già.
Vancomycin chỉ được dùng theo đường tiêm tĩnh mạch, do nguy cơ hoại tử. Nguy cơ kích ứng tĩnh mạch được giảm thiểu bằng cách pha loãng dung dịch (2,5 tới 5 g/1) và bằng cách thay đổi vị trí tiêm.
Vancomycin nên được truyền dưới dạng dung dịch pha loãng trong khoảng thời gian không ít hơn 60 phút để tránh phản ứng do truyền nhanh. Thông thường ngừng truyền thì những phản ứng này sẽ ngừng ngay lập tức.
Gây mê: Truyền vancomycin trong khi gây mê, gây tê có thể kích thích các rối loạn khác nhau, bao gồm: hạ huyết áp, ban đỏ, biểu hiện mày đay, và phản ứng phản vệ. Điều này có thể tránh được bằng cách cho truyền vancomycin ít nhất 60 phút trước khi gây mê.
Viêm đại tràng giả mạc đã được báo cáo với gần như tất cả các thuốc kháng sinh, bao gồm cả vancomycin, và có thể dao động trong mức độ nghiêm trọng từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Vì vậy, điều quan trọng là xem xét chẩn đoán điều trị ở bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy sau khi dùng thuốc kháng sinh. Chống chi định khi có cử động phản nhu động ruột.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Chóng mặt, choáng váng khi sử dụng vancomycin hiếm khi xảy ra, tuy nhiên cần thận trọng trong khi lái xe và vận hành máy móc
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: B2
US FDA pregnancy category: B (đường uống)
Thời kỳ mang thai:
Không có đủ kinh nghiệm về việc sử dụng vancomycin trong khi mang thai và cho con bú ở người.
Kinh nghiệm trên động vật không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về ảnh hưởng gây quái thai. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn gây độc thận và tai của thai nhi và trẻ sở sinh chưa được loại trừ.
Do đó, vancomycin chỉ được sừ dụng ở phụ nữ có thai sau khi đánh giá cân thận lợi ích – nguy cơ
Thời kỳ cho con bú:
Vancomycin được bài tiết trong sữa và do đó chỉ nên được sử dụng trong khi cho con bú khi các các kháng sinh khác đã thất bại. Ở trẻ bú sữa mẹ, rối loạn vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy, nhiễm nấm và có khả năng nhạy cảm có thể xảy ra. Khuyến cáo dừng cho con bú trong khi điều trị với vancomycin. Rủi ro ảnh hưởng toàn thân ở trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh phơi nhiễm với vancomycin trong sữa mẹ có thể không được loại trừ do tính thấm của ruột tương đối cao và chức năng thải trừ chưa hoàn thiện ở những trẻ này
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Phản ứng có hại phổ biến nhất liên quan đến truyền tĩnh mạch vancomycin quá nhanh là viêm tĩnh mạch, phàn ứng dị ứng giả và đỏ da phần thân trên (‘hội chứng cổ đỏ”) hoặc đau và co thắt cơ ở ngực và lưng.
Rối loạn máu và hệ bạch huyết
Hiếm (>1/10.000 đến <1/1.000): Giảm bạch cầu trung tính có phục hồi, thường bắt đầu một hoặc nhiều tuần sau đợt điều trị với vancomycin hoặc sau tổng liều lớn hơn 25g, chứng mất bạch cầu hạt, tăng tế bào bạch cầu ưa acid, giảm tiểu cầu, thiếu máu trầm trọng.
Rối loạn tai và mê đạo:
Hiếm ((>1/10.000 đến <1/1.000): chóng mặt, ù tai, choáng váng.
Rất hiếm (<1/10.000): Mất thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn
Ù tai, có thể là xuất hiện trước khi bị điếc, cần quan tâm như một chỉ dẫn để ngừng điều trị.
Rối loạn mạch:
Phổ biến (>1/100 đến <1/10) Giảm huyết áp
Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất
Phổ biến (>1/100 đến <1/10): Khó thở
Rối loạn hệ tiêu hóa:
Hiếm (>1/10.000 đến <1/1.000): buồn nôn
Rất hiếm (<1/10.000): Viêm đại tràng giả mạc
Rối loạn da và mô dưới da:
Phổ biến (>1/100 đến <1/10): Đỏ da phần trên cơ thể (“hội chứng cổ đỏ”), phát ban và viêm cơ, ngứa, mày đay.
Rất hiếm (<1/10.000): viêm da bong tróc, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell’s, viêm mạch máu.
Không biết (không thể ước tính từ số liệu sẵn có): Viêm da bóng nước tuyến tính với IgA. Nếu nghi ngờ rối loạn bóng nước, phải ngừng điều trị với thuốc và cân được đánh giá bởi các chuyên gia da liễu.
Rối loạn thân và tiết niệu:
Phổ biến (>1/100 đến <1/10): Suy thận biểu hiện rõ ràng bằng sự tăng creatinin huyết thanh.
Hiếm (>1/10.000 đến <1/1.000): viêm thận kẽ, suy thận nặng.
Rối loạn chung và tại vị trí tiêm thuốc:
Phổ biến (>1/100 đến <1/10): Viêm tĩnh mạch, đỏ da phần trên cơ thể và mặt.
Hiếm (>1/10.000 đến <1/1.000): sốt và run do thuốc. Đau và co thắt cơ lưng và ngực.
Phản ứng phản vệ có thể xuất hiện trong hoặc ngay sau khi truyền tĩnh mạch nhanh. Phản ứng này mất đi sau khi ngừng dùng, thông thường giữa khoảng 20 phút đến 2 giờ. Vancomycin phải được truyền chậm (hơn 60 phút).
Độc tính trên tai được báo cáo lần đầu tiên ở bệnh nhân được dùng liều cao, hoặc điêu trị đồng thời với các thuốc cũng có độc tính trên tai khác, hoặc bệnh nhân giảm chức năng tai hoặc thận sẵn có
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Để giảm thiểu nguy cơ xảy ra hội chứng “người đỏ” cần truyền thuốc chậm trong khoảng 60 phút. Dùng thuốc kháng histamin trước khi truyền vancomycin làm giảm bớt nguy cơ của các phản ứng này. Nếu bị tụt huyết áp nặng, cần sử dụng thuốc kháng histamin, corticosteroid, truyền dịch.
Độc tính trên thính giác thường được bắt đầu bằng ù tai. Do vậy phải ngừng thuốc ngay nếu thấy dấu hiệu này.
Các trường hợp viêm đại tràng nhẹ sẽ tự hết khi ngừng thuốc. Tuy nhiên các trường hợp nặng cần truyền dịch, điện giải, bổ sung protein và có thể cần dùng kháng sinh thích hợp (ví dụ metronidazol)
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Sử dụng toàn thân hoặc cục bộ, đồng thời hoặc hệ thống các thuốc khác có khă năng gây độc cho tai, độc thần kinh, hoặc thuốc độc cho thận như amphotericin B, aminoglycosid, bacitracin, polymixin B, colistin, viomycin hoặc cisplantin, khi có chỉ định, cần theo dõi cẩn thận. Trong những trường hợp này, liều vancomycin phải được giảm dến tối đa là 500 mg mỗi 8 giờ.
Sử dụng đồng thời vancomycin và các thuốc vô cảm (gây mê, gây tê) gây ra ban đỏ, mề đay, và phản ứng phản vệ.
Có khả nãng gia tăng phong tỏa thần kinh khi sử dụng đồng thời vancomycin và các thuốc phong tỏa thần kinh cơ
4.9 Quá liều và xử trí:
Trong các trường họp suy thận hoặc viêm ruột kết tích lũy có thể xảy ra là kết quả của nồng độ thuốc cao trong huyết thanh. Tỉ lệ độc tính trên thận và trên tai có thể gia tăng ở bệnh nhân với nồng độ trong huyết thanh tăng (> 35mcg/ml một giờ sau khi truyền hoặc > l0mg/ml ngay trước khi truyền). Bởi vì vancomycin được thải trừ chủ yếu bởi lọc ở cầu thận, sự tích lũy có thể xảy ra nếu chức năng thận giảm do các nhân tố liên quan đến tuổi, bị bệnh thông thường, sử dụng các thuốc gây độc cho thận (aminoglycosid, cisplatin, amphotericin, …) hoặc sự giảm thể tích (ví dụ: là kết quả của việc sử dụng đồng thời các thuốc lợi tiểu). Nếu sự giảm chức năng thận bị nghi ngờ, nông độ thuốc trong huyết thanh cần được theo dõi chặt chẽ và liều dùng cần được điều chỉnh.
Vancomycin rất ít bị loại bỏ ra khỏi huyết tương bằng phương pháp lọc máu, sự tăng độ thanh thải của vancomycin bằng thẩm tách máu tổc độ cao, lọc máu và truyền máu với nhựa polysulfon đã được báo cáo.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Nhóm dược lý: J01XA01
Cơ chế tác dụng:
Vancomycin là một kháng sinh glycopeptid ba vòng với trọng lượng phân tử 1449. Vancomycin cơ bản 1 g tương ứng với 0,67 mmol. Trong hoạt động của mình, vancomycin ngăn chặn sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn ở giai đoạn sớm hơn so với kháng sinh beta-lactam.
Tính nhạy cảm:
Vancomycin đặc biệt kháng lại các vi khuẩn gram dương, như staphylococci, streptococci, bao gồm enteroccocci, pnếumococci, và Clostridia. Vi khuẩn gram âm đề kháng với vancomycin.
Vi khuẩn nhạy cảm (MIC< 4mcg/ml):
Staphylococci, treptococci, enterococci, pneumococci. Các chủng Staphylococcus aureus có độ nhạy trung gian với vancomycin (VISA), các chủng Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) giảm độ nhạy cảm với vancomycin cũng đã được báo cáo.
Vi khuẩn nhạy cảm trung gian (4mcg/ml <MIC< 8mcg/ml):
Actinomyces, Clostridium và các loài corynebacterium (diphteroid).
Vi khuẩn không nhạy cảm (MIC > 8mcg/ml):
Trực khuẩn gram âm. Leuconostoc, lactobacillus, pediococcus và erysipelothrix.
Kháng chéo với Teicoplanin đã được báo cáo.
Sự đề kháng với vancomycin khác nhau từ bệnh viện này đến các bệnh viện khác và phòng thí nghiệm vi sinh địa phương, do đó cần liên lạc để có thông tin địa phương liên quan.
Cơ chế tác dụng:
Vancomycin có tác dụng diệt khuấn thông qua ức chế quá trình sinh tổng hợp vỏ tế bào vi khuấn bằng cách gắn với nhóm carboxyl ở các tiếu đơn vị peptid chứa D-alanyl-D-alanin tự do, từ đó ức chế peptidoglycan polymerase và phản ứng transpeptid. Vancomycin còn tác động đến tính thấm màng tế bào và ức chế quá trình tổng hợp RNA của vi khuấn. Do vị trí tác dụng khác nhau, không xảy ra kháng chéo của vi khuấn giữa các kháng sinh beta-lactam và vancomycin.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Vancomycin được hấp thu rất ít qua đường uống. Thuốc được tiêm tĩnh mạch để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn toàn thân. Tiêm bắp gây đau.
Với những người có chức năng thận bình thường, khi truyền tĩnh mạch 1 g vancomycin (15 mg/kg) trong 60 phút, nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương là 60 – 65 mg/l, đạt được ngay sau khi truyền xong. 25 – 35 mg/l sau 2 giờ và 8 mg/l sau 11 giờ. Sau khi tiêm màng bụng 30 mg/kg, 60% liều dùng được hấp thu trong 6 giờ, nồng độ huyết tương khoảng 10 mg/l.
Sau khi tiêm tĩnh mạch, thuốc được phân bố trong các dịch ngoại bào. Nồng độ ức chế vi khuẩn đạt được tại dịch màng phổi, dịch màng ngoài tim, dịch cổ trướng hoạt dịch, trong nước tiểu, trong dịch thẩm tách màng bụng, và trong mô tiểu nhĩ. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy rất thấp khi màng não không bị tổn thương.
Thể tích phân bố khoảng 60 lít/ 1,73 m2 bề mặt cơ thể . Liên kết với protein huyết tương khoảng 55% liều dùng. Thuốc hầu như không chuyển hóa. Thời gian bán thải của thuốc từ 3 đến 13 giờ trung bình là 6 giờ ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, kéo dài hơn với bệnh nhân có chức năng thận suy giảm và tới 7 ngày hoặc dài hơn ở bệnh nhân suy thận nặng.
Vancomycin thải trừ chủ yếu qua thận, vì vậy chức năng thận đóng vai trò rất quan trọng. Ở người có chức năng thận bình thường, khoảng 70 – 80% liều dùng được thải trừ ở dạng không đổi qua nước tiểu trong vòng 24 giờ. Thẩm tách máu hay thẩm tách màng bụng không loại bỏ được vancomycin.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
6.2. Tương kỵ :
Dung dịch vancomycin hydroclorid có pH acid nên tương kỵ với các chế phẩm kiềm và các thuốc không bền vững ở pH thấp. Đã thấy có tương kỵ giữa vancomycin với aminophylin, aztreonam, barbiturat kể cả phenobarbiton, benzylpenicilin (đặc biệt là trong dung dịch dextrose), ceftazidim, ceftriaxon, cloramphenicol natri, dexamethason natri phosphat, dung dịch tăng thể tích huyết tương gelatin hoặc polygelin, heparin natri, idarubicin, methicilin natri, natri bicarbonat, ticarcilin và warfarin natri. Các báo cáo về tương kỵ nhiều khi không thống nhất. Nồng độ dung dịch và thành phần các dung dịch dùng pha loãng cũng ảnh hưởng đến tính tương kỵ.
6.3. Bảo quản:
Bột pha tiêm: Bảo quản thuốc trong hộp, dưới 30°c.
Dung dịch sau khi pha: Bào quản ở nhiệt dộ từ 2-8°C.
Dung dịch sau khi pha: 24 giờ
6.4. Thông tin khác :
Dữ liệu an toàn tiền lâm sàng
Độc tính liều lặp lại:
Truyền tĩnh mạch liều 25 mg/kg ở chó và 50 mg/kg ở khỉ dẫn đến kết quả phản ứng tại chỗ, đặc biệt tại vị trí tiêm. Liều khởi đầu cao 50 mg/kg truyền tĩnh mạch ở chó và 350 mg/kg ở chuột được lựa chọn đã chỉ ra độc tính trên thận.
Độc tính trên khả năng sinh sản:
Những dữ liệu sẵn có từ các nghiên cứu khả năng sinh sản không tiết lộ bất kì ảnh hưởng gây quái thai nào của vancomycin. Không có nghiên cứu sẵn có trên động vật sử dụng quanh thời điểm sinh và về ảnh hường lên khả năng sinh sản.
Khả năng gây đột biến và gây khối u:
Vancomycin chỉ thử nghiệm hạn chế về khả năng gây đột biến gen. Các thử nghiệm thực hiện cho dến nay mang kết quả âm tính. Những nghiên cứu khả năng sinh sản và điều tra kéo dài ở động vật liên quan để đánh giá khà năng gây ung thư là không có sẵn
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam
Hoặc HDSD Thuốc.
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM