Valproate (Valproic Acid) – Sodium Valproate Aguettant

Thuốc Sodium Valproate Aguettant là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Sodium Valproate Aguettant (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Muối Valproate (Sodium Valproate/Valproic Acid/Magnesium Valproate)

Phân loại: Thuốc chống co giật / thuốc chống động kinh

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): N03AG01.

Biệt dược gốc: Depakine

Biệt dược: Sodium Valproate Aguettant

Hãng sản xuất : Laboratoire Aguettant

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch tiêm 400mg/4ml.

Thuốc tham khảo:

SODIUM VALPROATE AGUETTANT
Mỗi ml dung dịch có chứa:
Natri valproat …………………………. 100 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Điều trị tạm thời động kinh ở người lớn và trẻ em, thay cho dạng uống khi tạm thời không dùng được đường uống để điều trị.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Trong trường hợp thay thế đơn thuần (ví dụ trường hợp mổ chương trình): từ 4 đến 6 giờ sau liều uống cuối cùng, truyền tĩnh mạch natri valproat trong dung dịch pha tiêm natri clorua 0,9%

có thể truyền tĩnh mạch liên tục trong 24 giờ

hoặc chia thành 4 đợt truyền tĩnh mạch mỗi ngày, mỗi đợt 1 giờ, với liều như đã dùng trước đó (liều thông dụng trung bình là 20 đến 30 mg/kg/ngày).

Trong trường hợp cần nhanh chóng đạt nồng độ có tác dụng trị liệu trong huyết tương và duy trì nồng độ này sau đó: nên tiêm bolus tĩnh mạch 15 mg/kg trong vòng 5 phút trước khi truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 1 mg/kg/giờ và điều chỉnh tăng dần để đạt được nồng độ acid valproic trong máu khoảng 75 mg/L. Sau đó, điều chỉnh tốc độ truyền tùy theo diễn biến của tình trạng lâm sàng.

Ngay sau khi ngưng truyền, cho dùng thuốc uống trở lại để có thể bảo đảm bù đắp ngay lượng thuốc bị thải trừ. Có thể dùng liều như trước hoặc sau khi đã điều chỉnh liều.

Liều dùng:

Bé gái/trẻ vị thành niên nữ/ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản/ phụ nữ có thai

Dung dịch tiêm SODIUM VALPROATE AGUETTANT 400 mg/ml phải được bắt đầu sử dụng và theo dõi bởi người có kinh nghiệm trong điều trị động kinh.

Chỉ nên sử dụng thuốc này khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc bệnh nhân không dung nạp được (xem phần Các lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc và Sử dụng khi mang thai và cho con bú). Cân bằng lợi ích – nguy cơ của thuốc nên được đánh giá cẩn thận trong mỗi lần thăm khám định kỳ cho bệnh nhân. Tốt nhất, nên kê đơn dung dịch tiêm SODIUM VALPROAT AGUETTANT 400 mg/ml dưới dạng đơn trị liệu và ở liều điều trị thấp nhất có hiệu quả. Nếu có thể nên dùng dạng giải phóng kéo dài để tránh nồng độ đỉnh trong huyết tương cao. Liều hàng ngày nên chia thành ít nhất 2 liều đơn.

Trẻ em: có thể tăng liều dùng tới 40mg/kg/ngày nhưng chỉ đối với những bệnh nhân có thể giám sát được nồng độ acid valproic trong huyết tương. Khi sử dụng liều trên 40mg/kg/ngày, các chỉ số huyết học và sinh hóa lâm sàng phải được giám sát.

Người lớn: liều tối đa 2500mg/ngày.

4.3. Chống chỉ định:

Tiền sử quá mẫn với natri valproat, divalproat, valpromid hoặc một trong những thành phần của thuốc.

Viêm gan cấp.

Viêm gan mãn.

Tiền sử cá nhân hoặc gia đình có bệnh viêm gan nặng, đặc biệt là có liên quan đến thuốc.

Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Phối hợp với mefloquin, hoặc với dược thảo St. John’s Wort (xem mục Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác).

Chống chỉ định valproat cho các bệnh nhân được biết là có rối loạn ty thể gây ra bởi đột biến gen ở hạt nhân mã hóa enzym polymerase ɤ (POLG) của ty lạp thể, ví dụ hội chứng Alpers-Huttenlocher, và cho trẻ em dưới hai tuổi bị nghi ngờ mắc một rối loạn có liên quan đến POLG (xem mục Các lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc).

Rối loạn chu trình ure.

4.4 Thận trọng:

Bé gái/trẻ vị thành niên nữ/ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản/ phụ nữ có thai:

Không nên dùng dịch tiêm SODIUM VALPROATE AGUETTANT 400mg/4mL cho bé gái, trẻ vị thành niên nữ, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ có thai trừ khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc bệnh nhân không dung nạp do valproate có nguy cơ gây quái thai và tiềm tàng nguy cơ rối loạn phát triển của trẻ nhỏ từng bị phơi nhiễm valproat trong thời gian người mẹ mang thai.

Bác sĩ nên đánh giá cẩn thận hiệu quả và nguy cơ của thuốc trong mỗi lần thăm khám định kỳ cho bệnh nhân, khi bệnh nhi đến tuổi dậy thì và ngay lập tức khi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đang điều trị bằng dung dịch tiêm SODIUM VALPROATE AGUETTANT 400mg/4mL có kế hoạch có thai hoặc vừa có thai.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bắt buộc phải sử dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quả trong suốt thời gian điêu trị. Bác sĩ cần thông báo cho bệnh nhân các nguy cơ liên quan tới việc sử dung dịch tiêm SODIUM VALPROATE AGUETTANT 400mg/4mL trong thai kỳ (xem phần Sử dụng khi mang thai và cho con bú).

Bác sĩ kê đơn phải đảm bảo rằng bệnh nhân được cung cấp đầy đủ thông tin về nguy cơ khi khi sử dụng thuốc này. Thông tin này có thể được chuyển đến bệnh nhân dưới dạng tài liệu bỏ túi dành cho bệnh nhân giúp bệnh nhân nữ hiểu hiểu rõ hơn về nguy cơ.

Đặc biệt, bác sĩ kê đơn phải đảm bảo rằng bệnh nhân hiểu được:

Tính chất và mức độ rủi ro khi phơi nhiễm trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là nguy cơ gây quái thai và rối loạn phát triển.

Sự cần thiết của việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả.

Sự cần thiết của việc thăm khám định kỳ.

Sự cần thiết của việc xin ý kiến bác sỹ ngay khi bệnh nhân nữ nghi ngờ có thai hoặc có khả năng có thai.

Bệnh nhân nữ có kế hoạch mang thai cần cổ gắng chuyển sang dùng các biện pháp điều trị khác thay thế trước khi thụ thai nếu có thể (xem phần Sử dụng khi mang thai và cho con bú).

Chỉ tiếp tục điều trị bằng valproat cho bệnh nhân sau khi cân bằng nguy cơ- lợi ích của thuốc đã được đánh giá bởi bác sỹ có kinh nghiệm về điều trị bệnh động kinh.

Dung dịch tiêm SODIUM VALPRỌATE AGUETTANT 400 mg/ml phải được bắt đầu sử dụng và theo dõi bởi người có kinh nghiệm trong điều trị động kinh.

Trong một số hiếm trường hợp, việc khởi đầu điều trị với một thuốc chống động kinh có thể làm tái phát cơn động kinh hoặc xuất hiện một kiểu động kinh mới, độc lập với sự dao động tự nhiên được nhận thấy trong một số rối loạn động kinh. [Pharmog]. Đối với valproat, trường hợp này chủ yếu liên quan đến sự thay đổi các thuốc chống động kinh được dùng đồng thời hoặc do tương tác dược động học (xem mục Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác), độc tính (rối loạn chức năng gan hoặc bệnh lý não xem mục Các lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc và Tác dụng không mong muốn) hoặc do quá liều.

Vì thuốc được biến đổi thành acid valproic trong cơ thể, không nên dùng phối hợp thuốc này với những thuốc khác (như divalproat, valpromid) cũng được biến đổi như thế, để đề phòng quá liều acid valproic.

Nguy cơ hoại tử mô tai chỗ

Thuốc này chỉ được dùng bằng đường tĩnh mạch. Không được tiêm bắp.

Rối loạn chức năng gan

Điều kiện xảy ra:

Tốn thương gan nặng, đôi khi gây tử vong, đã được báo cáo trong những trường hợp rất hiếm.

Trẻ còn bú và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có bệnh động kinh nặng và đặc biệt là động kinh kết hợp với các rối loạn não, chậm phát triển tâm lý-vận động, và (hoặc) có bệnh chuyển hóa hoặc thoái hóa bẩm sinh là những đối tượng dễ có nguy cơ. Sau 3 tuổi, tỷ lệ xảy ra giảm đáng kể và tiếp tục giảm khi lớn lên.

Trong đa số trường hợp, tổn thương gan xảy ra trong vòng 6 tháng đầu điều trị, hay gặp nhất là trong khoảng từ tuần thử 2 đến thứ 12, và thông thường là trong trường hợp điều trị động kinh bằng nhiều thuốc.

Các dấu hiệu gợi ý:

Chẩn đoán sớm dựa trên các dấu hiệu lâm sàng. Đặc biệt, phải lưu ý xem xét 2 dạng tình trạng có thể xảy ra trước vàng da, nhất là trên những bệnh nhân có nguy cơ cao (xem điều kiện xảy ra).

các triệu chứng không đặc hiệu, thường xảy ra đột ngột, như suy nhược, khó ở, chán ăn, trầm cảm, và ngủ gà, đôi khi kết hợp với nôn lặp lại nhiều lần và đau bụng,

tái phát các cơn co giật động kinh, cho dù đang được điều trị đúng cách.

Nên thông báo cho bệnh nhân (hoặc gia đinh bệnh nhi) rằng phải báo ngay cho bác sĩ biết nếu xảy ra những dấu hiệu như thể. Ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm ngay để đánh giá chức năng gan.

Phát hiện:

Phải theo dõi chức năng gan định kỳ trong 6 tháng đầu điều trị.

Trong số các xét nghiệm thông dụng, những xét nghiệm phản ánh sự tổng hợp protein, đặc biệt là thời gian prothrombin, là có ý nghĩa nhất. Nếu có kết quả chắc chắn về thời gian prothrombin thấp bất thường, nhất là khi kết hợp với các số liệu xét nghiệm cận lâm sàng bất thường khác (giảm rõ rệt fibrinogen và các yếu tố đông máu, tăng nồng độ bilirubin và tăng transaminase, xem mục Các lưu ý và Thận trọng khi dùng thuốc), buộc phải ngưng dùng valproat (cũng như ngưng dùng salicylat nếu thuốc này được kê toa dùng cùng lúc, vì chúng có chung một đường chuyển hóa).

Viêm tụy:

Một số rất hiếm các trường hợp viêm tụy dẫn đến tử vong đã được báo cáo. Bệnh có thể xảy ra bất kể tuổi của bệnh nhân và thời gian điều trị là bao lâu, và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ đặc biệt.

Nói chung, viêm tụy với một kết cục không tốt đã được nhận thấy trên trẻ nhỏ hoặc trên bệnh nhân bị động kinh nặng, tổn thương não hoặc bệnh nhân đang điều trị động kinh bằng nhiều thuốc.

Rối loạn chức năng gan kết hợp với viêm tụy làm tăng nguy cơ tử vong.

Trong trường hợp bị hội chứng đau bụng cấp, cũng như trong trường hợp có các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn và/hoặc chán ăn, nên xem xét đến chẩn đoán viêm tụy nếu các enzym tụy tăng cao và phải ngưng điều trị, và cần áp dụng các biện pháp điều trị thay thế.

Nguy cơ tự tử:

Đã có các báo cáo về ý nghĩ và hành vi tự tử trên trên bệnh nhân điều trị với thuốc chống động kinh trong một vài chỉ định. Một phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược về thuốc chống động kinh cũng cho thấy một sự gia tăng chút ít nguy cơ có ý nghĩ và hành vi tự tử. Cơ chế của nguy cơ này không được biết rõ và số liệu hiện có không loại trừ được khả năng tăng nguy cơ vì natri valproat.

Do đó, bệnh nhân phải được theo dõi sát về các dấu hiệu của ý nghĩ và hành vi tự tử, và nên xem xét các điều trị thích hợp. Nên khuyên bệnh nhân (và người chăm sóc họ) hỏi ý kiến bác sĩ nếu thấy có dấu hiệu xuất hiện ý nghĩ và hành vi tự tử.

Bệnh nhân đã biết hoặc nghi ngờ bị các bệnh về ty thể:

Valproat có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các dấu hiệu lâm sàng của bệnh ty thể tiềm ẩn gây ra bởi đột biến ADN ty thề cũng như các rối loạn gen POLG mã hóa ở hạt nhân. Đặc biệt, đã có báo cáo là valproat gây ra suy gan cấp tính và tử vong liên quan tới gan với một tỷ lệ cao hơn ở những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa thần kinh di truyền gây ra bởi đột biến ở gen cho enzym polymerase y (POLG) của ty lạp thể, ví dụ hội chứng Alpers-Huttenlocher.

Nên nghi ngờ các rối loạn liên quan đến POLG ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình hoặc triệu chứng gợi ý của một rối loạn liên quan đến POLG, bao gồm nhưng không giới hạn ở bệnh não không rõ nguyên nhân, động kinh đề kháng thuốc (co giật cục bộ, giật rung cơ), trạng thái thần kinh cục bộ, chậm phát triển, suy thoái tâm thần vận động, rối loạn sợi trục thần kinh vận động cảm giác, bệnh cơ, thất điều tiểu não, liệt cơ mắt, hoặc đau nửa đầu phức tạp với hào quang chẩm. Nên thử nghiệm đột biến POLG kết hợp với thực hành lâm sàng hiện tại để đánh giá chẩn đoán các rối loạn như vậy (xem phần Chống chỉ định).

Tương tác thuốc

Khuyến cáo không dùng phối hợp thuốc này với lamotrigine và các penem (xem mục Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác).

Natri:

Thuốc này có chứa natri. Mỗi ổng thuốc chứa 2.41 mmol (hoặc 55.32 mg) natri. Nên lưu ý lượng natri này khi điều trị bệnh nhân kiêng muối nghiêm ngặt.

Thận trọng khi dùng

Nên làm xét nghiệm đánh giá chức năng gan trước khi bắt đầu điều trị (xem mục Chống chỉ định) rồi sau đó theo dõi định kỳ trong suốt 6 tháng đầu điều trị, đặc biệt là ở bệnh nhân có nguy cơ cao (xem mục Các lưu ý và Thận trọng khi dùng thuốc).

Cần nhấn mạnh rằng, như phần lớn các sản phẩm chống động kinh, có thể thấy một sự gia tăng vừa phải, đơn lẻ và thoáng qua của các men transaminase, đặc biệt khi bắt đầu điều trị, mà không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào.

Trong trường hợp như thế, cần đánh giá cận lâm sàng đầy đủ hơn (đặc biệt là thời gian prothrombin), có thể phải xem lại liều lượng và làm lại các xét nghiệm tùy theo sự thay đổi của những thông số này.

Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, chỉ nên dùng valproat đơn trị liệu, sau khi đánh giá lợi ích điều trị so với nguy cơ rối loạn chức năng gan và viêm tụy trên bệnh nhân ở nhóm tuổi này (xem mục Các lưu ý và Thận trọng khi dùng thuốc).

Nên làm các xét nghiệm huyết học (công thức máu toàn phần, bao gồm đếm số lượng tiểu cầu, thời gian chảy máu và các xét nghiệm đông máu) trước khi khởi đầu điều trị hoặc phẫu thuật, và trong trường hợp có tụ máu hoặc xuất huyết tự phát (xem mục Tác dụng không mong muốn).

Đối với trẻ em, tránh kê toa salicylat để dùng đồng thời, vì nguy cơ độc tính gan (xem mục Các lưu ý và Thận trọng khi dùng thuốc) và xuất huyết.

Đối với bệnh nhân suy thận, nên để ý sự gia tăng nồng độ acid valproic tự do trong huyết thanh và do vậy nên giảm liều.

Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân thiếu men chu trình urê. Một số ít trường hợp tăng ammoniac- máu kết hợp với tình trạng sững sờ hoặc hôn mê đã được mô tả trên những bệnh nhân này.

Đã có trường hợp khi điều trị bằng valproat bị hạ nhiệt, tức là nhiệt độ cơ thể bất ngờ hạ xuống dưới 35°c (95°F), cả có và không kèm với tăng amoniac trong máu. Phản ứng phụ này cũng xảy ra ở bệnh nhân dùng đồng thời topiramat và valproat sau khi bắt đầu điều trị bằng topiramat hoặc sau khi tăng liều topiramat [xem phần Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác], cần tính đến việc ngừng valproat ở những bệnh nhân xuất hiện hạ thân nhiệt, có thể biểu hiện bằng các bất thường lâm sàng khác nhau, bao gồm trạng thái hôn mê, lẫn lộn, mê man, và các dấu hiệu liên quan đáng chú ý trong các hệ cơ quan chủ yếu như tuần hoàn và hô hấp. Kiểm tra đánh giá lâm sàng nên bao gồm cả xét nghiệm lượng amoniac trong máu.

Bệnh nhân đái tháo đường: Natri valproat được thải trừ chủ yếu qua thận, một phần ở dạng ceton; do vậy có thể gây dương tính giả khi thử nghiệm diabet bằng nước tiểu.

Phản ứng thuốc với bạch cầu ưa eosin và triệu chứng toàn thân (DRESS), còn được biết là phản ứng quá mẫn đa cơ quan, cũng đã được ghi nhận ở bệnh nhân dùng Valproat. DRESS có thể gây chết người hoặc đe dọa tới tính mạng. DRESS điển hình, mặc dù không loại trừ các trường hợp khác, có biểu hiện sốt, ban đỏ, và/hoặc sưng hạch, kết hợp với sự tham gia của các cơ quan hệ thống khác như viêm gan, viêm thận, rối loạn huyết học, viêm cơ tim, hoặc viêm cơ đôi khi giống như nhiễm virus cấp tính. Bạch cầu ưa eosin thường xuất hiện. Do rối loạn này có biểu hiện khác nhau nên các hệ thống cơ quan khác chưa được ghi nhận ở đây cũng có thể tham gia. Quan trọng là phải chú ý rằng các triệu chứng sớm của mẫn cảm, như sốt hoặc sưng hạch, có thể xuất hiện ngay cả khi ban đỏ không rõ. Nếu có các dấu hiệu này xuất hiện, cần kiểm tra bệnh nhân ngay, cần dừng ngay valproat và không được tiếp tục nếu chưa tìm được nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên.

Trong một thử nghiệm mù kép đa trung tâm, valproat đưực sử dụng cho bệnh nhân cao tuổi (tuổi trung bình 83) bị mất trí với liều tăng dần từ 125mg/ngày đến liều mục tiêu là 20 mg/kg/ngày. Tỉ lệ bị buồn ngủ ở nhóm bệnh nhân dùng valproat cao hơn đáng kể so với nhóm placebo, và mặc dù không đáng kể nhưng tỉ lệ bệnh nhân bị mát nước của nhóm dùng valproat cũng cao hơn. [Pharmog].Tỉ lệ dừng thuốc do buồn ngủ cũng cao hơn đáng kể so với placebo, ở một số bệnh nhân bị buồn ngủ (khoảng một nửa), có kèm với giảm chể độ dinh dưỡng và giảm cân. Các bệnh nhân này có xu hướng có nồng độ albumin cơ bản thấp hơn, thanh thải valproat thấp hơn, và nitơ ure trong máu (BUN) cao hơn. ở bệnh nhân cao tuổi, cần tăng liều chậm hơn và kiểm soát thường xuyên lưu lượng máu và lượng thức ăn đưa vào, sự mất nước, buồn ngủ, và các phản ứng phụ khác, cần tính đến việc giảm liều hoặc ngừng dùng valproat với những bệnh nhân giảm thức ăn hoặc dịch đưa vào cơ thể và những bệnh nhân bị lơ mơ nặng.

Đối với trẻ em có tiền sử rối loạn gan hoặc tiêu hóa không rõ nguyên nhân (chán ăn, ói mửa, sự cố tiêu tế bào), cơn ngủ lịm hoặc hôn mê, chậm phát triển tâm thần hoặc trong trường hợp tiền sử gia đình có tử vong sơ sinh hoặc chết ở tuổi còn nhỏ, nên thực hiện các thăm dò chuyển hóa, cụ thể là ammoni huyết thanh lúc đói và sau bữa ăn, trước khi điều trị với valproat.

Mặc dù thuốc này được thừa nhận là rất hiếm khi gây rối loạn miễn dịch, nhưng nên cân nhắc tỷ suất lợi ích/nguy cơ khi sử dụng trên bệnh nhân có bệnh lupus ban đỏ toàn thân.

Khi bắt đầu điều trị, nên cảnh báo bệnh nhân về nguy cơ tăng cân và nên áp dụng các biện pháp thích hợp, chủ yếu là liên quan với chế độ ăn, để giảm bớt sự tăng cân.

Bệnh nhân thiếu camitin palmitoyltransferase type II (CPT-II) cần chú ý nguy cơ tiêu cơ vân tăng khi dùng valproat.

Không được dùng rượu trong khi điều trị với natri valproat.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Nên bảo cho bệnh nhân, nhất là những người lái xe và vận hành máy, về nguy cơ ngủ gà, đặc biệt là khi điều trị với nhiều thuốc chống động kinh hoặc phối hợp với các thuốc khác có thể làm tăng buồn ngủ.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: D

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

*Khi mang thai:

Không sử dụng thuốc chứa valproat ở bé gái, trẻ vị thành niên nữ, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ có thai trừ khi các biện pháp điều trị khác không có hiệu quả hoặc bệnh nhân không dung nạp. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản phải dùng các biện pháp tránh thai có hiệu quả trong suốt quá trình điều trị. Ở phụ nữ có kế hoạch mang thai, cần cố gắng chuyển sang các biện pháp điều trị khác thay thế trước khi thụ thai, nếu có thể.

*Nguy cơ liên quan tới việc phơi nhiễm với valproat trong thai kỳ

Việc sử dụng valproat dưới dạng đơn trị liệu hoặc đa trị liệu đều liên quan tới một số bất thường trong thai kỳ. Các dữ liệu hiện có cho thấy nguy cơ dị dạng bẩm sinh khi sử dụng phác đồ đa trị liệu trong đó thuốc valproat lớn hơn so với đơn trị liệu bằng valproat.

*Dị dạng bẩm sinh

Các dữ liệu thu được từ một nghiên cứu gộp (bao gồm cả các nguồn dữ liệu hồ sơ bệnh án và các nghiên cứu thuần tập) đã chỉ ra rằng 10,73% trẻ em có mẹ mắc bệnh động kinh sử dụng valproat đơn trị liệu trong thai kỳ bị dị dạng bẩm sinh (95% 8,16 – 13,29). Nguy cơ dị tật bẩm sinh này lớn hơn so với quần thể bình thường (với tỷ lệ dị tật chỉ chiếm từ 2-3%). Nguy cơ này phụ thuộc liều nhưng liều dưới ngưỡng vẫn chưa chứng minh được là không gây hại.

Các dữ liệu hiện có cho thấy có sự tăng tỉ lệ dị tật thai nhi cả nhẹ và nặng. Loại dị tật thường gặp nhất là các dị tật ống thần kinh, biến dạng mặt, hở hàm ếch, hẹp hộp sọ, các dị tật tim mạch, thận và hệ sinh dục-tiết niệu, dị tật ở chi (bao gồm cả bất sản xương quay hai bên), và đa dị dạng nhiều hệ cơ quan khác trên cơ thể

*Rối loạn phát triển

Dữ liệu hiện có cho thấy việc phơi nhiễm valproat có thể dẫn tới tác dụng bất lợi lên sự phát triển tâm thần và thể chất của trẻ bị phơi nhiễm. Nguy cơ này phụ thuộc liều nhưng liều dưới ngưỡng vẫn không loại trừ được nguy cơ… Khoảng thời gian chính xác trong thai kỳ bị ảnh hưởng bởi nguy cơ này vẫn còn chưa được xác định chắc chắn và khả năng nguy cơ xảy ra trong suốt thai kỳ không thể loại trừ.

Các nghiên cứu trên trẻ ở độ tuổi mẫu giáo từng bị phơi nhiễm với valproat trong tử cung của người mẹ khi mang thai đã chỉ ra rằng 30-40% số trẻ bị chậm phát triển trong thời gian đầu như chậm nói, chậm biết đi, khả năng nhận thức chậm, kỹ nẵng ngôn ngữ (đọc và hiểu) nghèo nàn và có vẩn đề về trí nhớ.

Chỉ số thông minh (IQ) đo được trên đối tượng trẻ ở độ tuổi đi học (6 tuổi) đâ từng bị phơi nhiễm valproat khi người mẹ mang thai thấp hơn trung bình từ 7-10 điểm so với trẻ từng bị phơi nhiễm với các thuốc chống động kinh khác. Mặc dù không thể loại trừ được vai trò của các yếu tố gây nhiễu nhưng những dữ liệu hiện có đã chỉ ra rằng nguy cơ giảm sút về trí tuệ ở trẻ có thể độc lập với IQ của người mẹ..

Dữ liệu đối với hậu quả lâu dài hiện còn hạn chể.

Các dữ liệu hiện có chỉ ra rằng trẻ em phơi nhiễm valproat trong tử cung người mẹ khi mang thai có nguy cơ gây tự kỷ tăngkhoảng 3 lần và tự kỷ thời kỳ niên thiếu tăng khoảng 5 lần so với quần thể thông thường.

Dữ liệu cho thấy rtrẻ em phơi nhiễm valproat trong tử cung người mẹ khi mang thai có nhiều khả năng mắc các triệu chứng của chứng tăng động/giảm tập trung (ADHD) còn hạn chể.

Bé gái, trẻ vi thành niên nữ và phu nữ trong đô tuổi sinh sản (xem ở trên và phần Các lưu V và thân trong khi sử dung)

Nếu phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai:

Trong thai kỳ, cơn co giật – giật rung và trạng thái động kinh kèm theo thiếu oxy ở người mẹ có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cho cả mẹ và thai nhi.

Nếu phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai, việc điều trị bằng valproat nên được đánh giá lại.

Nếu phụ nữ có kế hoạch mang thai, cần cố gắng chuyển sang biện pháp điều trị khác thay thế trước khi thụ thai.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang thai

Việc điều trị bằng valproat không nên ngừng lại khi chưa có sự đánh giá lại lợi ích và nguy cơ bởi bác sĩ có kinh nghiệm điều trị động kinh..

Trong trường hợp cân bằng lợi ích- nguy cơ của việc sử dụng valproat trong thai kỳ đã được đánh giá cẩn thận và việc điều trị bằng valproat có thể tiếp tục, cần lưu ý các khuyến cáo sau:

Sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả và chia liều dùng hàng ngày của valproat thành vài liều nhỏ hơn đề dùng nhiều lần trong ngày.[Pharmog]. Ưu tiên sử dụng dạng bào chế giải phóng kéo dài so với các dạng bào chế khác nhằm mục đích tránh nồng độ đỉnh cao trong huyết tương.

Việc bổ sung folat trước khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh thường xảy ra trong thai kỳ. Tuy nhiên, các dữ liệu hiện có không cho thấy việc này có thể ngăn ngừa dị tật hoặc dị dạng bẩm sinh khi phơi nhiễm với valproat.

Cần bắt đầu giám sát trước sinh để phát hiện sự xuất hiện dị tật ống thần kinh hoặc các dị dạng khác.

*Trước khi sinh:

Cần đánh giá các yếu tổ đông máu, đặc biệt là số lượng tiểu cầu, đo fibrinogen và thời gian máu đông (Activated Partial Thromboplastin Time: APTT) trên người mẹ trước khi sinh con.

*Nguy cơ với trẻ sơ sinh

Các trường hợp xảy ra hội chứng xuất huyết rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh có mẹ đã từng sử dụng valproat trong thai kỳ. Hội chứng xuất huyết này liên quan đến sự thiếu hụt tiểu cầu, thiếu fibrinogen trong máu và/hoặc liên quan tới việc giảm các yếu tố đông máu khác. Tình trạng máu không có fibrinogen cũng đã được báo cáo và có thễ gây nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, triệu chứng nàỵ cần phải được phân biệt với hội chứng thiếu hụt vitamin K gây ra bởi Phenobarbital và các chất gây cảm ứng enzym. Do đó, cần tiến hành các xét nghiệm huyết học như việc đếm số lượng tiểu cầu, đo nồng độ fibrinogen huyết thanh, các xét nghiệm đông máu và các yếu tố đông máu khác trên trẻ sơ sinh.

Các trường hợp hạ đường huyết đã được báo cáo trên trẻ sơ sinh có mẹ từng sử dụng valproat trong ba tháng cuối của thai kỳ.

Các trường hợp thiểu năng tuyến giáp cũng đã được báo cáo trên trẻ sơ sinh có mẹ từng sử dụng valproat khi mang thai.

Hội chứng cai thuốc (như kích động, vật vã, kích thích quá mức, lo sợ tang động, rối loạn trương lực cơ, run cơ, co giật và rối loạn ăn uổng) có thể xảy ra trên trẻ sơ sinh có mẹ từng sử dụng valproat trong ba tháng cuối kỳ của thai kỳ.

Thời kỳ cho con bú:

Valproat được bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ từ 1 đến 10% so với nồng độ trong thuyết tương của người mẹ. Các rối loạn huyết học cũng đã được bảo cáo trên trẻ có mẹ đang điều trị bằng valproat (xem phần Tác dụng không mong muốn).

Quyết định ngừng cho trẻ bú sữa mẹ hay ngừng điều trị bằng SODIUM VALPROATE AGUETTANT 400mg/4mL cần được cân nhắc dựa trên lợi ích của việc bú sữa mẹ của trẻ và lợi ích của việc điều trị cho người mẹ.

Khả nâng sinh sán

Vô kinh, buồng trứng đa nang và tăng nồng độ testosterone trong máu ở những phụ nữ sử dụng valproat đã được báo cáo (xem phần Tác dụng không mong muốn). Sử dụng valproat cũng có thể dẫn tới suy giảm khả năng sinh sản ở nam giới (xem phần Tác dụng không mong muốn). Tình trạng rối loạn chức năng sinh sản này có thể hồi phục sau khi ngừng điều trị.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Phân loại tần số gặp phải: rất hay gặp (>10%); hay gặp (>1% đến <10%); không hay gặp (>0,1% đến <1%); hiểm gặp (>0,01% đến <0,1%); rất hiểm gặp (<0,01 %); không rõ (không thể ước lượng được từ các dữ liệu hiện có).

Rối loạn bẩm sinh và di truyền:

Dị tật bẩm sinh và rối loạn phát triển trí óc (xem mục Thận trọng và chú ý đặc biệt khi dùng thuốc và mục Sử dụng khi mang thai và cho con bú)

Rối loạn máu và hệ bach huvét

Thường gặp: thiếu máu, giảm tiểu cầu

Có những trường hợp giảm tiểu cầu phụ thuộc liều dùng, thường là được phát hiện một cách có hệ thống và không có ảnh hưởng lâm sàng.

Trong trường hợp giảm tiều cầu không triệu chứng, nếu số lượng tiểu cầu và việc kiểm soát bệnh động kinh cho phép, việc đơn thuần giảm liều thuốc thường đảo ngược được tình trạng giảm tiểu cầu.

Ít gặp: Giảm bạch cầu, giảm 3 dòng tế bào máu ngoại vi

Hiếm gặp: thiếu máu bất sản toàn bộ hoặc bất sản đơn thuần dòng hồng cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu hồng cầu to, chứng hồng cầu

Các xét nghiêm:

Thường gặp: tăng cân*

Hiếm gặp: giảm ít nhất một yểu tố đông máu, các xét nghiệm đông máu bất thường (kéo dài thời gian prothrombin, kéo dài thời gian cephalin-kaolin (APTT), kéo dài thời gian thrombin, tăng tỷ số INR) (xem mục Các lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc và Sử dụng khi mang thai và cho con bú), thiếu vitamin B8 (biotin)/thiếu biotinidase.

Do tăng cân là một yếu tố nguy cơ cho sự bắt đầu của hội chứng buồng trứng đa nang, cần theo dõi cẩn thận cân nặng của bệnh nhân (xem phần Các lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc)

Rối loạn hệ thần kinh

Rất hay gặp: Run,

Thường gặp: rối loạn ngoại tháp, sững sờ *, an thần, co giật *, suy giảm trí nhớ, đau đầu, rung giật nhãn cầu

ít gặp: hôn mê *, bệnh lý não *, thờ ơ *, hội chứng Parkinson có thể phục hồi, mất điều hòa, dị cảm

Hiếm gặp: rối loạn nhận thức khởi phát âm thầm và tiến triển (có thể gây nên một bệnh cảnh sa sút trí tuệ đầy đủ), có thể phục hồi sau vài tuần hoặc vài tháng sau khi ngưng điều trị.

*Đã thấy các trường hợp sững sờ hoặc hôn mê đôi khi dẫn tới hôn mê thoảng qua (bệnh não) khi dùng valproat, giằm đi khi ngừng điều trị hoặc giảm liều. Các rối loạn này xảy ra thường xuyên nhất khi điều trị đồng thời nhiều thuốc (đặc biệt là phenobarbital và topiramat) hoặc tăng liều valproat bất thường.

Rối loạn tai và tai trong

Thường gặp : mất thính lực.

Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất:

ít gặp: Tràn dịch màng phổi

Rối loạn hệ tiêu hóa

Rất hay gặp: buồn nôn

Hay gặp: nôn, rối loạn nướu (chủ yếu là tang sản nướu), viêm miệng, đau thượng vị, tiêu chảy có thể xảy ra ở một số bệnh nhân khi bắt đầu điều trị, nhưng thường biến mất sau một vài ngày mà không cần ngưng điều trị

ít gặp: viêm tụy, cần ngưng thuốc sớm và đôi khi tử vong (xem mục Các lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc)

Rối loạn thân và đường tiết niệu

ít gặp: Suy giảm chức năng thận.

Hiếm gặp: đái dầm, tiểu tiện mất tự chủ và viêm thận kẽ.

Rối loạn da và mô dưới da

Hay gặp: Rụng tóc, rối loại móng và gốc móng tạm thời và/hoặc phụ thuộc liều.

ít gặp: phù mạch, phản ứng da, rối loạn tóc (như kết cấu tóc bất thường, thay đổi màu tóc, tóc tăng trưởng bất thường).

Hiếm gặp: Hội chứng Lyell, hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa dạng, hội chứng DRESS (một phản ứng hiếm gặp do thuốc đặc trưng bởi tăng bạch cầu ái toan và tổn thương nội tạng)

Rối loạn hệ nội tiết

ít gặp: Hội chứng bài tiết bất hợp lý hormon chống bài niệu (SIADH), hội chứng tăng tiết nội tiết tố nam (rậm lông, nam hóa, mụn, rụng tóc do nội tiết tố nam và / hoặc tăng nồng độ nội tiết tố nam)

Hiếm gặp: suy giáp (xem mục Sử dụng khi mang thai và cho con bú).

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng

Hay gặp: hạ natri máu.

Hiếm gặp: Tăng amoni máu (xem mục Các lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc), béo phì

Có thể xảy ra các trường hợp tăng amoniac trong máu trung bình và độc lập mà không thay đổi chức năng gan, đặc biệt trong trường hợp điều trị đồng thời nhiều thuốc, và không cần ngừng điều trị.

Tuy nhiên, đã ghi nhận các trường hợp tăng amoniac trong máy có kèm các triệu chứng thần kinh (bao gồm cả hôn mê) nên cần nghiên cứu thêm (xem mục Các lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc)

Các khối u lành tính, ác tính và không xác định (bao gồm cả các nang và polyp)

Hiếm gặp: hội chứng loạn sản tủy

Rối loạn mạch

Hay gặp: chảy máu (xem mục Các lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc)

Rối loạn chung và tại ví trí tiêm

Hay gặp: Trong vài phút đầu sau khi tiêm, có thể xảy ra cảm giác buồn nôn hoặc choáng váng, sẽ tự khỏi trong vòng vài phút.

ít gặp: hạ thân nhiệt, phù ngoại biên không nghiêm trọng đã được báo cáo.

Chưa biết: Nguy cơ hoại tử mô khu trú trong trường hợp tiêm lặp lại, buồn ngủ/trầm cảm

Rối loạn gan mật

Hay gặp: Rối loạn chức năng gan (xem mục Các lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc)

Rối loạn hệ sinh sản và vú

Hay gặp: rối loạn kinh nguyệt.

ít gặp: vô kinh

Hiếm gặp: Ảnh hưởng của acid valproic lên sự sản sinh tinh trùng, (chủ yếu làm giảm sự di động của các tinh trùng), buồng trứng đa nang (xem mục Sử dụng khi mang thai và cho con bú).

Rối loạn hệ cơ xương và mô liên kết

ít gặp: giảm tỷ trọng xương, giảm mô xương, loãng xương và gãy xương ở những bệnh nhân điều trị dài ngày với natri valproat. Cơ chế ảnh hưởng của natri valproat lên chuyển hóa xương vẫn chưa rõ.

Hiếm gặp: lupus ban đỏ hệ thống, tiêu cơ vân (xem mục Các lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc).

Rối loạn tâm thần

Hay gặp: nhầm lẫn, ảo giác, gây hấn *, kích động *, rối loạn sự chú ý *

Hiếm gặp: hành vi bất thường *, tâm thần tăng động *, học tập khó khăn *

Những phản ứng này chủ yếu gặp ở nhóm bệnh nhân nhi.

Báo cáo các phản ứng có hai nghi ngờ:

Việc báo cáo các phản ứng có hại nghi ngờ sau khi thuốc được cấp phép lưu hành là quan trọng. Việc này cho phép tiếp tục theo dõi lợi ích/nguy cơ của thuốc. Cán bộ y tế xin hây báo cáo bất cứ phản ứng có hại nào nghi ngờ do thuốc cho Trung tâm quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ðộc tính gan nặng hoặc gây tử vong có thể có trước các triệu chứng không đặc hiệu, như không khống chế được cơn co giật, người khó chịu, yếu cơ, ngủ lịm, phù mặt, chán ăn và nôn. Cần theo dõi chặt chẽ người bệnh khi thấy xuất hiện các triệu chứng này. Cần xét nghiệm chức năng gan trước khi điều trị, và định kỳ sau đó, đặc biệt trong 6 tháng đầu.

Cần tiến hành các xét nghiệm: Chức năng gan, thời gian đông máu, kết tập tiểu cầu và hàm lượng fibrinogen trước khi điều trị, sau đó 2 tháng một lần và trước khi tăng liều.

Không được bắt đầu dùng hoặc phải ngừng valproat nếu xảy ra các bất thường sau: Giảm fibrinogen huyết, rối loạn đông máu, trị số transaminase tăng gấp 3 lần, tăng phosphatase kiềm và bilirubin trong huyết thanh kèm theo các triệu chứng lâm sàng về nhiễm độc gan. Nếu chỉ thấy transaminase tăng ít, cần giảm liều và theo dõi chức năng gan và xét nghiệm đông máu. Nếu xảy ra đau bụng nặng và nôn, cần xác định amylase trong huyết thanh, nếu thấy kết quả bệnh lý, cần ngừng thuốc.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

*Các phối hợp bị chống chỉ định (xem mục Chống chỉ định)

Mefloquine

Trên các bệnh nhân động kinh, nguy cơ xảy ra cơn co giật động kinh do tăng chuyển hóa acid valproic và tác dụng gây động kinh của mefloquin.

Cỏ St. John’s Wort

Nguy cơ giảm nồng độ trong huyết tương và hiệu quả của thuốc chống động kinh

Lamotrigine

Nguy cơ cao tăng độc tính của Lamotrigine, đặc biệt là phản ứng da nghiêm trọng (hội chứng hoại tử biểu mô nhiễm độc).

Hơn nữa, có tăng nồng độ lamotrigine huyết thanh (giảm chuyển hóa tại gan do sự hiện diện của valproat).

Nếu thật sự cần phối hợp, phải theo dõi lâm sàng chặt chẽ.

Các thuốc nhóm Penem

Nguy cơ xảy ra động kinh do giảm nhanh nồng độ acid valproic trong huyết tương đến mức không thề phát hiện.

* Các phối hợp cần thận trọng khi dùng

Aztreonam,

Nguy cơ xảy ra động kinh do giảm nồng độ acid valproic trong huyết tương. Nên theo dõi lâm sàng, đo nồng độ trong huyết tương và có thể phải chỉnh liều thuốc chống động kinh trong thời gian điều trị với astreonam và sau khi ngưng dùng thuốc ấy.

Carbamazepine

Tăng nồng độ các chất chuyển hóa có hoạt tính của carbamazepine trong huyết tương, với các dấu hiệu của quá liều. [Pharmog].Ngoài ra, có thể xảy ra giảm nồng độ acid valproic trong huyết tương do tăng chuyển hóa thuốc ở gan vì sự hiện diện của carbamazepine.

Cần theo dõi lâm sàng, theo dõi nồng độ trong huyết tương, và điều chỉnh liều dùng của hai thuốc chống động kinh.

Felbamate

Tăng nồng độ acid valproic trong huyết thanh, bằng cách giảm độ thanh thải từ 22% đến 50%, với nguy cơ quá liều.

Cần theo dõi lâm sàng, theo dõi số liệu xét nghiệm cận lâm sàng và có thể phải chỉnh liều valproat trong thời gian điều trị với felbamate và sau khi ngưng dùng thuốc này. Bên cạnh đó, acid valproic có thể làm giảm đến 16% độ thanh thải trung bình của felbamate.

Phenobarbital và ngoại suy cho primidone

Tăng nồng độ phenobarbital trong huyết tương, với các dấu hiệu của quá liều do sự ức chế chuyển hóa thuốc ở gan, thường gặp ở trẻ em. Hơn nữa, giảm nồng độ acid valproic trong huyết tương do tăng chuyển hóa thuốc ở gan bởi phenobarbital.

Cần theo dõi lâm sàng trong hai tuần đầu điều trị phối hợp và giảm liều phenobarbital ngay nếu xảy ra những dấu hiệu đầu tiên của an thần; cụ thể là đo nồng độ của hai thuốc chống động kinh trong huyết tương.

Phenytoin (và ngoại suy cho fosphenytoin)

Thaỵ đổi nồng độ phenytoin trong huyết tương. Hơn nữa, nguy cơ giảm nồng độ acid valproic trong huyết tương do tăng chuyển hóa thuốc ở gan vì sự hiện diện của phenytoin.

Cần theo dõi lâm sàng, theo dõi nồng độ trong huyết tương và có thể phải chỉnh liều của hai thuốc chống động kinh.

Rifampicin

Nguy cơ xảy ra động kinh do tăng chuyển hóa thuốc tại gan vì sự hiện diện của rifampicin.

Cần theo dõi lâm sàng, theo dõi nồng độ trong huyết tương và có thể phải chỉnh liều của thuốc chống động kinh trong thời gian điều trị với rifampicin và sau khi ngưng dùng thuốc ấy.

Topiramate

Nguy cơ xảy ra tăng amoniac máu hoặc bệnh lý não, thường được quy cho valproat, khi thuốc này được dùng phối hợp với topiramate.

Cần theo dõi lâm sàng thường xuyên hơn khi bắt đầu điều trị và xét nghiệm cận lâm sàng trong trường hợp có các triệu chứng gợi ý.

Zidovudine

Tăng nguy cơ độc tính zidovudin (trên huyết học) do tăng nồng độ zidovudin trong huyết thanh (giảm chuyển hóa thuốc ở gan do sự hiện diện của valproat).

Theo dõi lâm sàng và xét nghiệm thường xuyên hơn. Phải thực hiện đo huyết đồ để kiểm tra thiếu máu trong suốt hai tháng đầu phối hợp thuốc.

Các thuốc chống đông phụ thuộc vitamin K:

Tác dụng chống đông của warfarin và các thuốc chống đống khác có thể tăng lên do vị trí liên kết với protein huyết tương bị thay thế bởi valproic acid, cần giám sát chặt thời gian prothrombin.

*Các phối hợp cần lưu ý khi dùng

Nimodipine (thuốc uống và ngoại suy cho thuốc tiêm)

Nguy cơ tăng tác dụng hạ áp của nimodipin do tăng nồng độ trong huyết tương (giảm chuyển hóa thuốc do sự hiện diện của acid valproic).

*Các thuốc được ghi nhận có tương tác:

Aspirin

Một nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng đồng thời aspirin với liều hạ sốt từ 11 đến 16 mg / kg với Valproate cho bệnh nhân nhi khoa (n = 6) cho thấy có sự giảm liên kết với protein và sự ức chế chuyển hóa của Valproate.

Valproate tự do tăng gấp 4 lần khi dùng kèm với aspirin so với khi chỉ dùng Valproate. Quá trình oxy hóa ß gồm axit 2-E-valproic, axit 3-OH-valproic và axit 3-keto valproic đã giảm từ 25% trong tổng số chất chuyển hóa được bài tiết trên Valproate một minh đến 8,3% khi có aspirin, cần lưu ý khi dùng đồng thời valproate và aspirin

*Các dạng tương tác khác

Viên uống tránh thai

Vì không có tác dụng gây cảm ứng enzyrn nên valproat không làm giảm hiệu quả của các thuốc estrogen-progestin trên phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai hormon.

Lithium

SODIUM VALPROATE AGUETTANT không có ảnh hưởng đến nồng độ lithium trong huyết tương.

4.9 Quá liều và xử trí:

Thông thường, triệu chứng của độc tính cấp liều lớn gồm có hôn mê, ở những độ sâu khác nhau, giảm trương lực cơ, giảm phản xạ, co đồng tử, suy chức năng hô hấp và nhiễm toan chuyển hóa.

Một số ít trường hợp tăng áp lực nội sọ liên quan với phù não đã được báo cáo.

Điều trị quá liều ở bệnh viện bao gồm duy trì sự bài niệu hữu hiệu, và theo dõi tim-phổi. Trong những trường hợp rất nặng, cần phải thẩm phân máu.

Tiên lượng của những trường hợp độc tính này thường là thuận lợi. Tuy nhiên, một số ít trường hợp tử vong đã được báo cáo.

Sự có mặt của natri trong công thức có chứa muối valproate có thể gây tăng huyết áp khi quá liều.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Nhóm dược lý-trị liệu: thuốc chống động kinh (mã số ATC: N03AG01).

Valproate có tác dụng dược lý chủ yếu trên hệ thần kinh trung ương.

Tính chất chống động kinh tác động trên những loại động kinh rất khác nhau ở động vật và trong các trường hợp động kinh ở người.

Các nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng với valproat gợi ý hai kiểu tác động chống động kinh.

Kiều thứ nhất là một tác dụng dược lý trực tiếp liên quan đến nồng độ valproat trong huyết tưorng và trong não.

Kiểu thứ hai có vẻ là tác động gián tiếp, và có lẽ liên quan với các chất chuyển hóa của valproat tồn tại trong não hoặc những thay đổi của các chất dẫn truyền thần kinh hoặc liên quan với tác dụng màng trực tiếp. Giả thiết được chấp nhận rộng rãi nhất là tác động của acid gamma aminobutyric (GABA) mà nồng độ tăng lên sau khi dùng valproat.

Valproat làm giảm thời gian các giai đoạn trung gian của giấc ngủ, với sự gia tăng đồng thời của giấc ngủ

Cơ chế tác dụng:

Valproat gây ra các tác động dược lý chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương. Các tác dụng chống co giật được sử dụng để điều trị các thể co giật ở động vật và bệnh động kinh ở người.

Các nghiên cứu lâm sàng và trong phòng thí nghiệm trên Valproat gợi ý 2 loại tác động chống co giật. Thứ nhất là tác động dược lý trực tiếp liên quan đến nồng độ Valproat trong huyết thanh và trong não. Thứ hai có lẽ là tác động gián tiếp liên quan đến các chất chuyển hoá của Valproat tồn tại trong não hoặc với các thay đổi chất dẫn truyền thần kinh hoặc tác động trực tiếp trên màng tế bào. Giả thiết được công nhận rộng rãi nhất là giả thuyết về GABA, nồng độ chất này tăng sau khi dùng Valproat.

Valproat làm giảm thời gian các pha trung gian của giấc ngủ đồng thời làm tăng giác ngủ chậm.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Các nghiên cứu dược động học khác nhau được thực hiện với valproat chứng minh rằng:

Sau khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch, sinh khả dụng của valproat gần bằng 100%.

Thể tích phân bố chủ yếu giới hạn trong máu và dịch ngoại bào vơi sự trao đổi nhanh. Valproat đi vào dịch não tủy và vào não.

Thời gian bán thải từ 15 đến 17 giờ.

Cần một nồng độ tối thiểu trong huyết thanh là 40-50 mg/L để có hiệu quả điều trị, với khoảng trị liệu rộng từ 40 đến 100 mg/L. Nếu cần nồng độ cao hơn trong huyết tương, phải cân nhắc giữa lợi ích dự kiến so với nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn, đặc biệt là những tác dụng phụ thuộc liều. Mặc dù vậy, nếu nồng độ trên 150 mg/L, cần phải giảm liều.

Sau một liều uống, nồng độ hằng định trong huyết tương sẽ đạt được trong vòng 3 đến 4 ngày: với dạng tiêm thì có thể đạt được tình trạng này trong vòng vài phút và được duy trì bằng cách truyền tĩnh mạch.

Valproat gắn kết mạnh vào protein huyết tương. Sự liên kết này phụ thuộc vào liều dùng và có thể bão hòa.

Valproat được bài tiết chủ yểu qua thận sau khi chuyển hóa thông qua các phản ứng liên hợp glucose và bêta oxy hóa.

Hợp chất valproat có thể thẩm phân được, nhưng thẩm phân máu chỉ có tác dụng trên lượng valproat không liên kết trong huyết thanh (khoảng 10%).

Valproat không phải là chất gây cảm ứng enzym can dự vào hệ thống chuyển hóa cytochrom P450, trái với đa số các thuốc chống động kinh. Do đó, nó không làm tăng sự thoải giáng của riêng nó hoặc của các chất khác như các estrogen-progestin và thuốc chống đông máu kháng-vitamin K dạng uống.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Nước cất pha tiêm.

6.2. Tương kỵ :

Không được trộn chung thuốc này với các thuốc khác, trừ những thuốc được liệt kê ở mục Liều dùng và cách dùng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

Sau khi pha loãng trong natri clorua 0,9%, độ ổn định lý-hóa của dung dịch pha loãng này được chứng minh là 24 giờ. Mặc dù vậy, trên quan điểm vi sinh, sản phẩm nên được dùng ngay.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM