Thuốc VASTAREL, VASTAREL MR là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc VASTAREL, VASTAREL MR (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
Nội dung chính
Toggle1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Trimetazidine
Phân loại: Thuốc chống đau thắt ngực.
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): C01EB15.
Brand name: VASTAREL, VASTAREL MR
Hãng sản xuất : Les Laboratoires Servier Industrie;
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén bao phim 20 mg. Hộp 2 vỉ x 30 viên bao phim
Viên nén bao phim giải phóng có biến đổi: hộp 1 hoặc 2 vỉ, vỉ 30 viên. (MR) 35 mg.
Thuốc tham khảo:
VASTAREL MR 35mg | ||
Mỗi viên nén bao phim giải phóng kéo dài có chứa: | ||
Trimetazidin | …………………………. | 35 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
VASTAREL 20mg | ||
Mỗi viên nén bao phim có chứa: | ||
Trimetazidine | …………………………. | 20mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Chỉ định cho người lớn trong liệu pháp bổ sung/hỗ trợ vào biện pháp trị liệu hiện có để điều trị triệu chứng ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc bệnh nhân không dung nạp với các liệu pháp điều trị đau thắt ngực khác.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Một viên 35 mg/lần x 2 lần/ngày, dùng cùng bữa ăn.
Khi quên một hoặc nhiều lần dùng thuốc: Tiếp tục chế độ điều trị thông thường. Không tăng liều dùng lên gấp đôi để quên liều.
Liều dùng:
Dạng viên 20mg:
Một viên 20mg/lần x 3 lần/ngày, dùng cùng bữa ăn.
Các đối tượng đặc biệt:
Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin [30 60]ml/phút):
Liều dùng khuyến cáo là 1 viên 20mg/lần x 2 lần/ ngày, sáng và tối, dùng cùng bữa ăn (xem thêm phần Chống chỉ định và phần cảnh báo và thận trọng).
Bệnh nhân cao tuổi:
Bệnh nhân cao tuổi có thể có mức độ nhạy cảm trimetazidine cao hơn bình thường do sự suy giảm chức năng thận theo tuổi tác.
Đối với bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin [30 60]ml/phút), liều dùng khuyến cáo là 1 viên 20mg/lần x 2 lần/ngày, sáng và tối, dùng cùng bữa ăn.
Cần thận trọng khi tính toán liều dùng đối với bệnh nhân cao tuổi (xem thêm phần Chống chỉ định và phần Cảnh báo và thận trọng).
Trẻ em: Mức độ an toàn và hiệu quả của trimeta-zidine đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được đánh giá. Hiện không có dữ liệu trên đối tượng bệnh nhân này.
Trong tất cả các trường hợp, cần tuân thủ nghiêm theo toa thuốc của bác sĩ.
Dạng giải phóng kéo dài 35 mg:
Một viên 35 mg/lần x 2 lần/ngày, dùng cùng bữa ăn.
Các đối tượng đặc biệt
Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin 30-60ml/phút): Liều dùng khuyến cáo là 1 viên 35 mg/ ngày, vào buổi sáng, dùng cùng bữa sáng (xem thêm phần Chống chỉ định và phần Cảnh báo).
Bệnh nhân cao tuổi: Bệnh nhân cao tuổi có thể có mức độ nhạy cảm trimetazidin cao hơn bình thường do sự suy giảm chức năng thận theo tuổi tác.
Cần thận trọng khi tính toán liều dùng đối với bệnh nhân cao tuổi (xem thêm phần Chống chỉ định và phần Cảnh báo).
Trẻ em: Mức độ an toàn và hiệu quả của trimetazidin đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được đánh giá. Hiện không có dữ liệu trên đối tượng bệnh nhân này.
4.3. Chống chỉ định:
Không dùng VASTAREL MR, viên bao phim giải phóng có biến đổi trong trường hợp:
Quá mẫn cảm đối với hoạt chất hoặc hoặc bất cứ tá dược được liệt kê trong công thức bào chế sản phẩm.
Bệnh nhân Parkinson, có triệu chứng Parkinson, run, hội chứng chân không nghỉ và các rối loạn vận động có liên quan khác.
Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/phút).
4.4 Thận trọng:
Cần đặc biệt thận trọng khi dùng VASTAREL MR, viên bao phim giải phóng có biến đổi trong các trường hợp:
Nhìn chung, không khuyên dùng thuốc này trong thời kỳ cho con bú.
Không dùng thuốc này cho bệnh nhân khi đang lên cơn đau thắt ngực, hoặc không dùng thuốc để điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định. Không dùng thuốc để điều trị nhồi máu cơ tim.
Thông báo ngay cho bác sĩ khi lên cơn đau thắt ngực. Có thể cần làm thêm các xét nghiệm và thay đổi phác đồ điều trị.
Trimetazidin có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), do đó bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân cao tuổi cần được kiểm tra và theo dõi thường xuyên. Trong các trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân cần được đưa tới các bác sỹ chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra thích hợp.
Khi gặp phải các rối loạn vận động như các triệu chứng Parkinson, hội chứng chân bứt rứt, run, dáng đi không vững cần ngay lập tức ngừng sử dụng trimetazidin.
Các trường hợp này ít xảy ra và thường hồi phục sau khi ngừng thuốc. Phần lớn bệnh nhân hồi phục sau khi ngừng thuốc khoảng 4 tháng. Nếu các triệu chứng Parkinson tiếp tục xảy ra quá 4 tháng sau khi dừng thuốc, cần trao đổi lại với các bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
Có thể gặp biểu hiện ngã, dáng đi không vững hoặc tụt huyết áp, đặc biệt ở các bệnh nhân đang dùng các thuốc điều trị tăng huyết áp (xem thêm phần Tác dụng ngoại ý).
Cần thận trọng khi kê đơn trimetazidin cho đối tượng bệnh nhân có mức độ nhạy cảm cao như (xem thêm phần Liều lượng và Cách dùng):
Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình.
Bệnh nhân trên 75 tuổi.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Trimetazidin có thể gây các triệu chứng như chóng mặt và lơ mơ, do vậy có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: NA
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Tốt hơn là không dùng thuốc này khi đang mang thai. Nếu phát hiện có thai trong thời gian đang dùng thuốc, cần hỏi ngay bác sĩ vì chỉ có bác sĩ mới có thể đánh giá được sự cần thiết của việc tiếp tục điều trị.
Thời kỳ cho con bú:
Hiện không có dữ liệu về sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ, không nên cho con bú trong thời gian điều trị.
Khả năng sinh sản
Các nghiên cứu liên quan đến độc tính sinh sản cho thấy không có ảnh hưởng trên khả năng sinh sản của chuột cống đực và cái.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Cũng có thể xem các phản ứng bất lợi liên quan đến việc sử dụng trimetazidin trong mục “Cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng”.
Bảng dưới đây bao gồm các phản ứng bất lợi từ các báo cáo tự nguyện và y văn.
Rất phổ biến (≥ 1/10);
Phổ biến (≥ 1/100 đến < 1/10);
Không phổ biến (≥ 1/1000 đến < 1/100);
Hiếm gặp (≥ 1/10000 đến < 1/1000);
Rất hiếm gặp (< 1/10000);
Chưa rõ (chưa thể ước tính từ các dữ liệu hiện có):
Nhóm cơ quan | Tần suất | Biểu hiện |
Rối loạn trên hệ thần kinh | Thường gặp | Chóng mặt, đau đầu |
Không rõ | Triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), dáng đi không vững, hội chứng chân không nghỉ, các rối loạn vận động có liên quan khác, thường có thể hồi phục sau khi dùng thuốc | |
Không rõ | Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, lơ mơ) | |
Rối loạn trên tim | Hiếm gặp | Đánh trống ngực, hồi hộp, ngoại tâm thu, tim đập nhanh |
Rối loạn trên mạch | Hiếm gặp | Tụt huyết áp động mạch, tụt huyết áp thế đứng, có thể dẫn đến khó chịu, chóng mặt hoặc ngã, đặc biệt ở các bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp, đỏ bừng mặt |
Rối loạn trên dạ dày-ruột | Thường gặp | Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buôn nôn và nôn |
Không rõ | Táo bón | |
Rối loạn trên da và mô dưới đa | Thường gặp | Mẩn, ngứa, mày đay |
Không rõ | Ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), phù mạch | |
Rối loạn toàn thân và tình trạng sử dụng thuốc | Thường gặp | Suy nhược |
Rối loạn máu và hệ bạch huyết | Không rõ | Mất bạch cầu hạt Giảm tiểu cầu Ban xuất huyết giảm tiểu cầu |
Rối loạn gan mật | Không rõ | Viêm gan |
Báo cáo các tác dụng không mong muốn có nghi ngờ
Báo cáo các tác dụng không mong muốn có nghi ngờ sau khi một thuốc được cấp phép là quan trọng. Việc này cho phép tiếp tục theo dõi cân bằng lợi ích/nguy cơ của sản phẩm thuốc. Các cán bộ y tế được yêu cầu báo cáo các phản ứng bất lợi có nghi ngờ thông qua hệ thống báo cáo quốc gia.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Uống thuốc vào bữa ăn
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Hiện nay chưa thấy có tương tác với thuốc nào. Trimetazidin không phải là một thuốc gây cảm ứng cũng như không phải là một thuốc gây ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở gan. Như vậy có nhiều khả năng Trimetazidin không tương tác với nhiều thuốc chuyển hóa ở gan. Cần thận trọng theo dõi khi phối hợp với một thuốc khác.
4.9 Quá liều và xử trí:
Dữ liệu hiện có về quá liều trimetazidin còn hạn chế. Việc xử trí nên liên quan đến điều trị các triệu chứng.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Ở những bệnh nhân thiếu máu cục bộ, trimetazidine hoạt động như một chất chuyển hóa, giúp bảo tồn mức năng lượng phosphate cao nội bào trong tế bào cơ tim. Trimetazidine có tác dụng chống thiếu máu cục bộ nhưng không ảnh hưởng đến huyết động.
Bằng cách bảo toàn chuyển hóa năng lượng ở tế bào bị thiếu ôxy hay thiếu máu cục bộ, trimetazidine phòng được giảm ATP nội bào, do đó đảm bảo chức năng bơm ion và kênh K/Na xuyên màng trong khi vẫn duy trì cân bằng nội mô tế bào.
Ở động vật, trimetazidine
Giúp duy trì chuyển hóa năng lượng ở tim và các cơ quan thần kinh cảm giác trong các cơn thiếu máu cục bộ và thiếu ôxy máu.
Giảm nhiễm acid (toan) nội bào và thay đổi dòng chảy ion qua màng gây ra do thiếu máu cục bộ.
Giảm di chuyển và thâm nhiễm bạch cầu trung tính đa nhân vào mô tim thiếu máu cục bộ và vào mô tim tái tưới máu. Cũng giảm kích thước vùng nhồi máu thực nghiệm.
Có tác dụng này mà không có hiệu ứng huyết động trực tiếp nào.
Ở người, các nghiên cứu có đối chứng về bệnh nhân đau thắt ngực cho thấy là trimetazidine:
Tăng lưu lượng mạch vành, do đó làm chậm khởi phát thiếu máu cục bộ gây ra do gắng sức kể từ ngày điều trị thứ 15.
Giới hạn những dao động nhanh của huyết áp mà không làm biến thiên đáng kể chỉ số tim.
Làm giảm đáng kể tần số cơn đau thắt ngực.
Đưa đến làm giảm đáng kể việc sử dụng trinitroglycerin.
Trong nghiên cứu hai tháng ở bệnh nhân uống atenolol liều 50 mg, thêm vào một viên trimetazidine giải phóng có biến đổi 35 mg làm kéo dài thời gian xuất hiện ST chênh xuống 1mm trong thử nghiệm gắng sức, khi so với giả dược, 12 giờ sau khi uống thuốc.
Hiệu quả và an toàn trên lâm sàng:
Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy hiệu quả và an toàn của trimetazidin trong điều trị trên các bệnh nhân đau thắt ngực mạn tính, khi điều trị đơn độc hoặc khi hiệu quả từ các điều trị với các thuốc chống đau thắt ngực khác là không đủ. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược, bao gồm 426 bệnh nhân (TRIMPOL-II), trimetazidin (60mg/ngày) được thêm vào với điều trị metoprolol 100mg mỗi ngày (50mg x 2 lần/ngày) trong 12 tuần đã làm tăng đáng kể có ý nghĩa thống kê các chỉ số gắng sức và các triệu chứng lâm sàng khi so sánh với giả dược: tổng thời gian gắng sức + 20.1s; p=0.023, tổng công gắng sức + 0.54 METs; p=0.001, thời gian xuất hiện đoạn ST chênh xuống 1mm + 33,4s; p=0.003, thời gian xuất hiện cơn đau thắt ngực + 33.9s; p < 0.001, số cơn đau thắt ngực/tuần 0.73, p=0.014 và số viên nitrate tác dụng ngắn phải sử dụng/tuần 0.63; p=0.032, không có sự thay đổi về huyết động.
Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược, bao gồm 223 bệnh nhân (Sellier), viên nén giải phóng có biến đổi trimetazidin 35mg (2 lần/ngày) được thêm vào với điều trị atenolol (1lần/ngày) trong 8 tuần đã làm gia tăng có ý nghĩa khoảng thời gian xuất hiện ST chênh xuống 1mm trong test gắng sức (+ 34.4s; p=003), trong một phân nhóm bệnh nhân (n = 173) khi so sánh với giả dược, sau 12 giờ sử dụng thuốc. Thời điểm khởi phát cơn đau thắt ngực cũng là bằng chứng cho sự khác biệt có ý nghĩa (p=0.049). Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm trên tiêu chí phụ (tổng thời gian gắng sức, tổng công gắng sức và các tiêu chí trên lâm sàng).
Trên một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, tiến hành trong ba tháng, bao gồm 1962 bệnh nhân (nghiên cứu Vasco), hai liều trimetazidin (70mg/ngày và 140mg/ngày) đã được thêm vào với điều trị atenolol 50mg/ngày và kiểm chứng với giả dược. Trên quần thể nghiên cứu chung, bao gồm cả bệnh nhân có triệu chứng và không có triệu chứng, trimetazidin không chỉ ra được lợi ích trên cả tiêu chí gắng sức (tổng thời gian gắng sức, thời gian xuất hiện đoạn ST chênh xuống 1mm và thời gian khởi phát đau thắt ngực) và các tiêu chí trên lâm sàng. Tuy nhiên, trong phân nhóm bệnh nhân có triệu chứng (n=1574) được xác định trong một phân tích hậu kiểm, trimetazidin (140mg) đã làm tăng có ý nghĩa tổng thời gian gắng sức (+ 23.8s so với + 13.1s placebo; p=0,001) và thời gian khởi phát đau thắt ngực (+ 46.3s so với + 32.5s placebo; p=0.005).
Cơ chế tác dụng:
Trimetazidine ức chế quá trình bêta ôxy hóa các acid béo bằng cách ức chế các enzyme long-chain 3 ketoacyl CoA thiolase ở tế bào thiếu máu cục bộ, năng lượng thu được trong quá trình ô xy hóa glucose sẽ giúp tối ưu các quá trình năng lượng tế bào, do đó duy trì được chuyển hóa năng lượng thích hợp trong thời gian thiếu máu.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
*Viên giải phóng kéo dài 35mg:
Sau khi uống, nồng độ tối đa đạt được trung bình là sau 5 giờ. Sau 24 giờ nồng độ thuốc trong huyết tương vẫn ở mức trên hoặc tương đương 75% nồng độ tối đa trong 11 giờ.
Trạng thái ổn định đạt được muộn nhất sau khoảng 60 giờ. Đặc tính dược động học của Vastarel MR không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Thể tích phân bố là 4,8l/kg, gắn protein huyết tương thấp, đo in vitro cho giá trị 16%.
Trimetazidin được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, dưới dạng không đổi.
Thời gian bán thải của Vastarel MR trung bình 7 giờ ở người trẻ tình nguyện khỏe mạnh và 12 giờ ở người trên 65 tuổi.
Thanh thải toàn phần của trimetazidin phần lớn qua thận mà trực tiếp liên quan đến thanh thải creatinine, ở mức độ ít hơn là thanh lọc qua gan, việc thanh lọc qua gan giảm theo tuổi.
Quần thể đặc biêt
Người cao tuổi
Một nghiên cứu lâm sàng đặc biệt tiến hành trên dân số lớn tuổi, sử dụng liều 2 viên một ngày, chia 2 lần, được phân tích bằng phương pháp dân số động học, cho thấy có sự gia tăng nồng độ trong huyết tương.
Bệnh nhân cao tuổi có thể có sự gia tăng về nồng độ trimetazidin do sự suy giảm chức năng thận liên quan đến tuổi.
Một nghiên cứu dược động học tiến hành trên bệnh nhân cao tuổi (75 84 tuổi) và rất cao tuổi (> 85 tuổi) đã cho thấy suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinine nằm trong khoảng 30 và 60ml/phút) làm gia tăng nồng độ trimetazidin tương ứng 1,0 và 1,3 lần khi so sánh với các bệnh nhân trẻ tuổi hơn (30 65 tuổi) cũng có suy thận mức độ trung bình.
Suy thận
Nồng độ trimetazidin tăng trung bình khoảng 1,7 lần ở các bệnh nhân suy thận trung bình (độ thanh thải creatinine trong khoảng 30 và 60ml/phút) và trung bình khoảng 3,1 lần ở các bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine dưới 30ml/phút) khi so sánh với các tình nguyện viên khỏe mạnh, với chức năng thận bình thường. Không có vấn đề về an toàn được quan sát thấy trên quần thể bệnh nhân này khi so sánh với quần thể chung.
Quần thể bệnh nhi
Dược động học của trimetazidin chưa được nghiên cứu trên quần thể bệnh nhi ( < 18 tuổi).
*Viên nén 20 mg
Sau khi uống, trimetazidine được hấp thu nhanh và nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng dưới 2 giờ.
Sau liều đơn 20mg trimetazidine, nồng độ đỉnh huyết tương khoảng 55ng.ml-1.
Trong khi dùng lặp lại, trạng thái ổn định đạt được sau 24 giờ tới 36 giờ và vẫn ổn định suốt thời gian điều trị.
Thể tích phân bố là 4,8l/kg, gợi ý rằng sự khuyếch tán tốt ở mô. Tỷ lệ gắn protein thấp, tỷ lệ gắn in vitro là 16%.
Trimetazidine được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, ở dưới dạng khổng đổi.
Thời gian bán thải khoảng 6 giờ.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Tá dược: Calci hydrogen phosphat dihydrat, hypromellose, povidon, silica khan dạng keo, magie stearat.
Bao phim: Titan dioxid (E171), glycerol, hypromellose, macrogol 6000, oxid sắt đỏ (E172), magie stearat.
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
HDSD Thuốc Vastarel MR (2014).
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.