TT 20/2022/TT-BYT

Tóm tắt một số điểm mới đáng lưu ý thông tư 20/2022/TT-BYT về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc… được hưởng của người tham gia BHYT.

TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA THÔNG TƯ 20/2022/TT-BYT

Sau 4 năm kể từ khi thông tư 30/2018/TT-BYT (sau đây gọi tắt là Thông tư 30) về danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) ra đời, những ngày cuối năm 2022, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 20/2022/TT-BYT (sau đây gọị tắt là Thông tư 20) về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Thông tư số 20/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/3/2023.

Sự ra đời của Thông tư 20 đã phản ánh được những tiến bộ mới trong ngành công nghiệp dược phẩm trên thế giới, đồng thời là sự thay đổi trong phương pháp điều trị bệnh, hướng đến các liệu pháp có hiệu quả cao hơn và cũng an toàn hơn. Đó là việc cập nhật các thuốc điều trị COVID-19 , phù hợp với tình hình thay đổi trên toàn thế giới…Việc các thuốc này được bổ sung trong danh mục thuốc được hưởng của người tham gia BHYT là một sự đảm bảo quyền lợi được điều trị bệnh tật chính đáng của người dân.

TT 20/2022/TT-BYT

Cấu trúc Thông tư 20/2022/TT-BYT

Cấu trúc của Thông tư 20/2022 như sau:

Gồm 09 điều:

Điều 1. Danh mục ban hành kèm theo Thông tư

Điều 2. Cấu trúc danh mục thuốc và phân hạng sử dụng

Điều 3. Nguyên tắc chung về thanh toán chi phí thuốc đối với người bệnh tham gia BHYT

Điều 4. Quy định thanh toán thuốc đối với một số cơ sở KCB

Điều 5. Quy định thanh toán đối với một số thuốc

Điều 6. Tổ chức thực hiện

Điều 7. Hiệu lực thi hành

Điều 8. Quy định chuyển tiếp

Điều 9. Điều khoản tham chiếu.

03 phụ lục:

Phụ lục I: DM thuốc hóa dược, sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT [XEM CHI TIẾT PHẦN 2]

Phụ lục II: DM thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT [KHÔNG THAY ĐỔI SO VỚI THÔNG TƯ 30]

Phụ lục III: Thống kê các dịch vụ kỹ thuật có sử dụng thuốc phóng xạ và chất đánh dấu

Về tổng quan danh mục thuốc và các quy định thanh toán, Thông tư 20 so với thông tư 30 cũ không có nhiều thay đổi, thậm chí còn được “nới rộng hơn” một chút so với Thông tư 30/2018, ở bài viết này chỉ nêu các điểm chính thay đổi đáng chú ý, được trình bày dưới đây:

Căn cứ thanh toán:

Căn cứ thanh toán phù hợp chỉ định thuốc trong các tài liệu sau :
01 02 03 04
Mới so với TT30 Mới so với TT30
Tờ HDSD Thuốc kèm theo HSĐK thuốc được BYT cấp phép Tờ HDSD Thuốc kèm theo HSĐK thuốc được của BDG, Sinh phẩm tham chiếu được BYT cấp phép Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế Dược thư Quốc gia Việt Nam phiên bản mới nhất (Bản mới nhất ban hành tháng 12/2022)

Đối với thuốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi:

Thông tư 30 Thông tư 20
BHYT thanh toán thuốc, lô thuốc đã có quyết định đình chỉ lưu hành hoặc thu hồi BHYT KHÔNG thanh toán thuốc, lô thuốc đã có quyết định đình chỉ lưu hành hoặc thu hồi

Ngoài các chỉ định phù hợp với 4 tài liệu nêu trên làm căn cứ, đồng thời quỹ chỉ thanh toán theo một số quy định trong giới hạn chỉ định tại phụ lục 1 của thông tư 20/2022. Ngoài ra thông tư này cũng chưa đề cập tới việc áp dụng các tương tác thuốc chống chỉ định tại quyết định 5948/QĐ-BYT ban hành năm 2021. Vấn đề này vẫn đang bỏ ngỏ vì việc ứng dụng công nghệ thông tin để cảnh báo tương tác tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam còn tương đối khó khăn?

Ngoài các trường hợp đã đề cập, các trường hợp đặc biệt khác, Bộ Y tế sẽ lập Hội đồng để xem xét.

 

Cấu trúc phụ lục I

Gồm 08 cột giữ nguyên như Thông tư hợp nhất số 12/VBHN-BYT ngày 07 tháng 05 năm 2021 của BT BYT (TT30/2018; TT 01/2020 và TT 20/2020).

Bảng 1. Tổng quan các thay đổi về danh mục tại phụ lục I của Thông tư 20/2022:

Tên hoạt chất TT 30/2018 TT 20/2022
Danh mục 1030 hoạt chất / phối hợp 1037 hoạt chất/phối hợp
Nhóm 27 nhóm TDDL 27 nhóm TDDL
Phân nhóm mới 1 Phân nhóm mới
Hoạt chất mới 7 Thuốc mới
Điều kiện giới hạn chỉ định KHÔNG THAY ĐỔI

* Gồm: 1.037 thuốc, trong đó:

– 1.031 thuốc giữ nguyên theo văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BYT (1.029 thuốc + 02 thuốc TLD có STT 270, 270a);

– bổ sung 06 thuốc mới hoàn toàn.

* Phân nhóm:

– 27 nhóm lớn giữ nguyên như văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BYT

– Bổ sung thêm 01 phân nhóm 6.3.4 (Thuốc điều trị COVID-19)…

Bảng 2. Tóm tắt một số thay đổi đáng chú ý tại phụ lục I của Thông tư 20/2022:

Thuốc bổ sung mới vào DM 07 thuốc (Bảng 3): Ceftazidim + Avibactam, Ceftolozan + Tazobactam, Molnupiravir, Anidulafungin, Micafungin, Apixaban
Thuốc bổ sung quy định được cấp phát tại TYT tuyến xã 04 thuốc: Amlodipin+indapamid, Amlodipin+indapamid+perindopril, Amlodipin+telmisartan, Amlodipin+valsartan+hydrochlorothiazid
Thuốc mở rộng thanh toán tại bệnh viện hạng II (cột 5) 01 thuốc: Hydroxy cloroquin
Thuốc mở rộng thanh toán tại bệnh viện hạng III, IV (cột 6) 05 thuốc: Ceftriaxon, Atorvastatin + ezetimibe, Ezetimibe, Simvastatin + ezetimibe, Repaglinid
Thuốc mở rộng thanh toán tại TYT tuyến xã (cột 7) 38 thuốc
Thuốc thay đổi điều kiện thanh toán 03 thuốc: Tocilizumab, Tacrolimus, Immune globulin
Thuốc hiệu chỉnh đường dùng, dạng dùng 06 thuốc: Metronidazol, Gadobutrol, Kali clorid, Metronidazol, Piracetam, Yếu tố VIII, Deferoxamin

Hoạt chất/phối hợp hoạt chất được bổ sung mới

So với Thông tư 30, thì Thông tư 20 có thêm khoảng 7 hoạt chất/phối hợp hoạt chất được bổ sung mới vào danh mục thuốc được hưởng của người tham gia BHYT. Đây là thay đổi phù hợp với tình hình thực tế trên thế giới khi vài năm vừa qua đã xảy ra đại dịch COVID-19 …Một số thuốc bổ sung mới đáng chú ý được liệt kê trong bảng sau.

Bảng 3. Một số thuốc bổ sung mới đáng chú ý của Thông tư 20/2022:

Tên hoạt chất Đường dùng Lưu ý
Ceftazidim + Avibactam Tiêm Quỹ BHYT thanh toán trong điều trị COVID-19 theo HD CĐĐT COVID-19 của Bộ Y tế
Ceftolozan + Tazobactam Tiêm Quỹ BHYT thanh toán trong điều trị COVID-19 theo HD CĐĐT COVID-19 của Bộ Y tế
Molnupiravir Uống Quỹ BHYT thanh toán trong điều trị COVID-19 theo HD CĐĐT COVID-19 của Bộ Y tế
Micafungin Tiêm Quỹ BHYT thanh toán trong điều trị COVID-19 theo HD CĐĐT COVID-19 của Bộ Y tế
Anidulafungin Tiêm Quỹ BHYT thanh toán trong điều trị COVID-19 theo HD CĐĐT COVID-19 của Bộ Y tế
Apixaban Uống Quỹ BHYT thanh toán trong điều trị COVID-19 theo HD CĐĐT COVID-19 của Bộ Y tế
Tenoforvir + lamivudine + dolutegravir Uống Đối với điều trị HIV/AIDS: Thuốc được cấp phát tại trạm y tế xã theo hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc của Bộ Y tế.

Những hoạt chất có thay đổi quan trọng về điều kiện thanh toán

Bên cạnh các hoạt chất bị loại bỏ và bổ sung mới, thì những thay đổi về tỷ lệ và điều kiện thanh toán là một nội dung rất quan trọng của Thông tư 20 so với Thông tư 30, và sẽ có ảnh hưởng lớn đến vấn đề sử dụng thuốc cũng như tránh xuất toán BHYT của các bệnh viện. Một số thay đổi quan trọng về tỷ lệ và điều kiện thanh toán của một số hoạt chất được liệt kê trong bảng sau đây.

Bảng 4. Một số thuốc thay đổi điều kiện thanh toán của Thông tư 20/2022:

Tên hoạt chất Đường dùng Lưu ý
Tocilizumab Tiêm Quỹ BHYT thanh toán tại BV hạng đặc biệt, hạng I và khoa cơ xương khớp của Bệnh viện hạng II; thanh toán 60%. Quỹ BHYT thanh toán trong điều trị COVID-19 theo HD CĐĐT COVID-19 của Bộ Y tế; thanh toán 60%.
Tacrolimus Tiêm, uống Quỹ BHYT thanh toán theo chỉ định của một trong các trường hợp sau:
– Tờ HDSD thuốc kèm theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được cấp phép;
– HD CĐĐT huyết học, ghép tạng của Bộ Y tế;
– Đối với người bệnh: ghép tim, ghép phổi, ghép tụy, ghép chi thể, ghép ruột; viêm thận Lupus ở người lớn hoặc trẻ em không đáp ứng đầy đủ hoặc kháng với corticoids; hội chứng thận hư ở người lớn hoặc trẻ em không đáp ứng đầy đủ hoặc kháng với corticoids hoặc không dung nạp corticoid
Immune globulin Tiêm Quỹ BHYT thanh toán điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn không đáp ứng với corticoid, hội chứng Guillain Barre, bệnh Kawasaki; điều trị nhiễm trùng nặng có giảm IgG; điều trị thay thế cho bệnh nhân thiếu hụt IgG; điều trị bệnh tay-chân-miệng; điều trị phơi nhiễm sởi, điều trị sởi khi có tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh hoặc viêm não theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sởi của Bộ Y tế; điều trị Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan COVID-19 ở trẻ em (MIS-C) theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em của Bộ Y tế; điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19 theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19 của Bộ Y tế.

Những hoạt chất hiệu chỉnh đường dùng, dạng dùng

Ngoài ra so với văn bản hợp nhất 12/VBHN-BYT thì Thông tư 20 cũng có một số hoạt chất thay đổi đường dùng:

Bảng 5. Một số hoạt chất thay đổi đường dùng của Thông tư 20/2022:

Tên hoạt chất Đường dùng, dạng dùng tại văn bản hợp nhất 12/VBHN-BYT Đường dùng, dạng dùng tại Thông tư 20/2022/TT-BYT
Deferoxamin Tiêm truyền Tiêm
Metronidazol (STT219) Tiêm tuyền Tiêm
Yếu tố VIII Tiêm truyền Tiêm
Gadobutrol Tiêm truyền Tiêm
Piracetam Tiêm truyền Tiêm
Kali clorid Tiêm truyền Tiêm

Thông tư 20 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2022, và việc nắm rõ các điểm mới của Thông tư 20 là một nhiệm vụ quan trọng của dược sĩ công tác tại bệnh viện. Đối với dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược, Thông tư 20 là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng danh mục thuốc được thanh toán BHYT và kế hoạch đấu thầu thuốc trong thời gian tới. Đối với dược sĩ dược lâm sàng, nắm rõ các thay đổi về điều kiện thanh toán của thuốc theo thông tư mới để tư vấn kịp thời cho bác sĩ sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ xuất toán BHYT cho bệnh viện.

Cuối cùng, tác giả xin chia sẻ danh mục thuốc phải lưu ý về quy định thanh toán (áp dụng tại Bệnh viện đa khoa hạng 2 mà tác giả đang hoạt động):

STT Hoạt chất Đường dùng Quy định thanh toán
1 Diacerin Uống BHYT thanh toán điều trị thoái hóa khớp hông hoặc gối
2 Amoxicilin + sulbactam Tiêm BHYT thanh toán trong điều trị viêm tai giữa hoặc viêm phổi cộng đồng.
3 Glucosamin Uống BHYT thanh toán điều trị thoái hóa khớp gối mức độ nhẹ và trung bình.
4 Albumin Tiêm truyền BHYT thanh toán trong trường hợp: Nồng độ albumin máu ≤ 2,5 g/dl hoặc sốc hoặc HC suy hô hấp tiến triển (thanh toán 70%).
5 Omeprazol Tiêm, uống BHYT Thanh toán theo chỉ định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được cấp phép hoặc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc chỉ định dự phòng loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa tại dạ dày, tá tràng do stress ở bệnh nhân hồi sức tích cực.
6 Esomeprazol
7 Pantoprazol
8 Rabeprazol
9 Lansoprazol
10 Glutathion Tiêm truyền BHYT thanh toán cho bệnh nhân sau xạ trị, bệnh nhân điều trị ung thư bằng cisplatin hoặc carboplatin; thanh toán 50%.
11 Alpha chymotrypsin Uống BHYT thanh toán trong trong điều trị phù nề sau phẫu thuật, chấn thương, bỏng.
12 Oseltamivir Uống Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị nhiễm vi rút cúm.
13 Molnupiravir Uống BHYT thanh toán trong trong điều trị COVID-19 theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 của Bộ Y tế.
14 Tinh bột este hóa (HES) Tiêm truyền BHYT thanh toán điều trị giảm thể tích tuần hoàn do mất máu cấp khi sử dụng dịch truyền đơn thuần không cải thiện lâm sàng; điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue của Bộ Y tế.
15 Trimetazidin Uống BHYT thanh toán điều trị triệu chứng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc người bệnh không dung nạp với các liệu pháp điều trị khác.
16 Dexamethason Tiêm BHYT KHÔNG thanh toán trường hợp tiêm trong dịch kính, tiêm nội nhãn.
17 Nimodipin Tiêm, uống BHYT thanh toán điều trị xuất huyết màng não do phình mạch não hoặc do chấn thương.
18 L-Omithin – L- aspartat (Tiêm) Tiêm Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị bệnh não do gan từ giai đoạn 2 trở lên theo hệ thống phân loại West Haven.
19 Tolperison Uống Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị co cứng cơ sau đột quỵ
20 Galantamin Tiêm BHYT thanh toán điều trị:
Bệnh lý thần kinh ngoại vi liên quan đến rối loạn vận động trong trường hợp người bệnh nội trú và không sử dụng được dạng uống;
Liệt vận động sau khi mắc bệnh tủy sống;
Mất khả năng vận động sau đột quỵ, liệt não ở trẻ em;
Liệt ruột và bàng quang sau phẫu thuật;
Giải độc Atropin và chất tương tự Atropin.
21 Flunarizin Uống Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị dự phòng cơn đau nửa đầu trong trường hợp các biện pháp điều trị khác không có hiệu quả hoặc kém dung nạp
22 Piracetam Tiêm truyền Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong điều trị giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não.
23 Vinpocetin Tiêm, uống Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong điều trị triệu chứng thần kinh của chứng sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch.
24 Cytidin-5monophosphat disodium + uridin Tiêm, uống Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị tổn thương thần kinh ngoại biên
25 Mecobalamin Uống, tiêm Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị thiếu máu hồng cầu khổng lồ, bệnh lý thần kinh ngoại biên do thiếu vitamin B12.
26 Cerebrolysin Tiêm Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 50% trong các trường hợp:
– Đột quỵ cấp tính;
– Sau chấn thương sọ não;
– Sau phẫu thuật chấn thương sọ não;
– Sau phẫu thuật thần kinh sọ não
27 Choline alfoscerat Tiêm
28 Citicolin Tiêm
29 Panax notoginseng saponins Tiêm, uống
30 Ginkgo biloba, Uống BHYT thanh toán điều trị:
đau do viêm động mạch (đau thắt khi đi); rối loạn thị giác (bệnh võng mạc do tiểu đường); tai mũi họng (chóng mặt, ù tai, giảm thính lực), rối loạn tuần hoàn thần kinh cảm giác do thiếu máu cục bộ; hội chứng Raynaud..
31 Lysin + Vitamin + Khoáng chất Uống Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị cho trẻ em dưới 6 tuổi suy dinh dưỡng

Tài liệu tham khảo:

Các thông tư liên quan.

Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM