Tobramycin – Walbratex

Thuốc Walbratex là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Walbratex (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Tobramycin

Phân loại: Thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): J01GB01, S01AA12.

Biệt dược gốc: Tobrex

Biệt dược: Walbratex

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch nhỏ mắt 3mg/ml.

Thuốc tham khảo:

WALBRATEX
Mỗi ml dung dịch nhỏ mắt có chứa:
Tobramycin …………………………. 3 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Điều trị nhiễm khuẩn ở mắt do các chủng nhạy cảm: Viêm mi mắt, viêm kết mạc, viêm túi lệ, viêm giác mạc.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng để nhỏ mắt.

Dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Liều dùng:

Người lớn: Nhỏ 1 giọt vào kết mạc, 4 giờ một lần khi bị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa. Với nhiễm khuẩn nặng, nhỏ vào kết mạc 1 giọt, cứ 1 giờ một lần. Tiếp tục điều trị cho tới khi đỡ, sau đó giảm số lần nhỏ.

Trẻ em trên 2 tháng tuổi: Giống như liều người lớn.

Không cần hiệu chỉnh liều cho người cao tuổi.

Bệnh nhân suy gan và thận: Khi sử dụng thuốc đồng thời với các aminoglycosid khác cần phải theo dõi tổng nồng độ thuốc trong huyết thanh để đảm bảo duy trì hiệu lực điều trị.

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Với người có tiền sử dị ứng với các kháng sinh loại aminoglycosid, người bị nhược cơ, người nghe kém và có bệnh thận.

4.4 Thận trọng:

Không dùng thuốc liên tục trong thời gian dài sẽ gây kháng thuốc dẫn đến bội nhiễm. Nếu có bội nhiễm, nên bắt đầu điều trị thích hợp.

Một số phản ứng quá mẫn có thể xảy ra sau khi dùng: ban đỏ, ngứa, mày đay, phát ban, sốc phản vệ, phản ứng bóng nước. Nếu phản ứng quá mẫn có xu hướng tiếp tục phát triển thì nên ngưng dùng thuốc.

Cần thận trọng khi dùng đồng thời với aminoglycosid khác.

Bệnh nhân không nên đeo kính áp tròng trong khi điều trị. Đối với bệnh nhân sử dụng kính áp tròng, tháo bỏ kính trước khi dùng thuốc và đeo kính lại sau khi dùng thuốc ít nhất 15 phút

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Nhìn mờ tạm thời hoặc rối loạn thị giác có thế xuất hiện sau khi nhỏ mắt. Nếu xuất hiện nhìn mờ thi bệnh nhân phải chờ đến khi tầm nhìn rõ ràng trước khi lái xe hoặc sử dụng máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: D

US FDA pregnancy category: Dạng tiêm: NA; Dạng nhỏ mắt: B

Thời kỳ mang thai:

Có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc dùng ngoài với liều rất nhở, tác dụng tại chỗ nên ít có nguy cơ gây ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và cho con bú.

Thời kỳ cho con bú:

Có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc dùng ngoài với liều rất nhở, tác dụng tại chỗ nên ít có nguy cơ gây ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Các phản ứng phụ thường gặp nhất là sung huyết mắt, mắt khó chịu, xảy ra khoảng 1,2% đến 1,4% bệnh nhân.

Trên hệ thống miễn dịch:

Có thể xảy ra phản ứng phản vệ. ít gặp: Quá mẫn.

Trên hệ thần kinh: ít gặp: Nhức đầu

Trên mắt:

Thường gặp: mắt khó chịu, sung huyết mắt, dị ứng mắt, ngứa mí mắt.

Ít gặp: Viêm giác mạc, chợt (trầy xước) giác mạc, suy giảm thị lực, tầm nhìn mờ, ban đỏ mí mắt, có gỉ mắt, phù nề kết mạc, phù nề mí mắt, đau mắt, khô mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt tăng.

Có thể gây kích ứng mắt.

Trên da và mô dưới da:

ít gặp: mày đay, viêm da; rụng lông mi, lông mày; bệnh bạch bì, ngứa, da khô

Có thể có : Hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng phát ban, ban đỏ đa dạng.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Thuốc nhỏ mắt có tác dụng tại chỗ nên không có tương tác với các thuốc dùng theo đường khác.Tuy nhiên nếu dùng đồng thời với các kháng sinh aminoglycosid khác thì có thể gây tăng độc tính của thuốc và vì vậy cần phải theo dõi chặt chẽ.

Khi sử dụng đồng thời với corticoid dùng ngoài, các dấu hiệu lâm sàng nhiễm vi khuẩn, vi nấm có thể bị che dấu, đồng thời có thể ngăn chặn các phản ứng quá mẫn.

Nếu sử dụng cùng lúc với các thuốc nhãn khoa dùng tại chỗ khác, thì các thuốc sử dụng cách nhau ít nhất 5 phút, thuốc mỡ mắt nên dùng cuối cùng.

4.9 Quá liều và xử trí:

Trên lâm sàng, các triệu chứng của quá liều Tobramycin có thể gặp: viêm giác mạc đốm, ban đỏ, tăng tiết nước mắt, phù nề, ngứa mi mắt. Ở một số bệnh nhân, các triệu chứng quá liều Tobramycin có thể tương tự như tác dụng không mong muốn.

Không dùng quá liều chỉ định.

Xử trí / Cách xử trí khi dùng thuốc quá liều: Rửa mắt với nước ấm sạch, tham vấn nhân viên y tế.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Tobramycin là một kháng sinh nhóm aminoglycosid thu được từ môi trường nuôi cấy Streptomyces tenebrarius. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Mặc dù cơ chế tác dụng chính xác chưa biết đầy đủ, nhưng có lẽ thuốc ức chế sự tổng họp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30S của ribosom.

Nhìn chung, tobramycin có tác dụng với nhiều vi khuẩn Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn Gram dương hiếu khí như Staphylococci, Streptococci, Pseudomonas aeruginosa, Escherrichia coli, Klebsiella pneumonia, Enterobacter, Proteus morgani, Haemophillus aegypticus (Koch-Weeks), Acinetobater calcoacetius, Neisseria, Salmonella, Shigela, Serraria. Thuốc không có tác dụng với Chlamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí.

Cơ chế tác dụng:

Tobramycin là một kháng sinh nhóm aminoglycosid thu được từ môi trường nuôi cấy Streptomyces tenebrarius. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Thuốc tác động trên tế bào vi khuẩn chủ yếu thông qua ức chế sự tổng hợp và lắp ghép các chuỗi polypeptid bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30S của ribosom.

Cơ chế đề kháng

Đề kháng với tobramycin xảy ra bởi một số cơ chế khác nhau bao gồm (1) thay đổi của các tiểu đơn vị ribosom trong tế bào vi khuẩn; (2) can thiệp tới sự vận chuyển của tobramycin vào tế bào và (3) bất hoạt tobramycin bằng sự tham gia của enzym biến đổi nhóm adenyl, phosphoryl và acetyl. Thông tin di truyền để sản xuất các enzym bất hoạt có thể được thực hiện trên các nhiễm sắc thể của vi khuẩn hoặc trên plasmid. Có thể có đề kháng chéo với các aminoglycosid khác.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Tobramycin được hấp thu kém qua giác mạc và kết mạc.

Một lượng rất nhỏ Tobramycin được hấp thu vào mắt sau khi dùng thuốc.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Natri clorid, Thimerosal, Acid boric, Natri tetraborat, Nước cất để pha thuốc tiêm.

6.2. Tương kỵ :

Không có.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô mát, trong bao bì kín, ở nhiệt độ phòng không quá 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

HDSD Thuốc Walbratex (2018).

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM