1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Insulin Glargine
Phân loại: Hormon làm hạ glucose máu, hormon chống đái tháo đường, các insulin.
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A10AE04
Biệt dược gốc: Lantus, Lantus Solostar
Biệt dược: Glaritus
Hãng sản xuất : Wockhardt Limited
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Ống tiêm 3 mL
Thuốc tiêm dưới da
Mỗi ống tiêm (3 ml) chứa 300 IU Insulin Glargine
Thuốc tham khảo:
GLARITUS | ||
Mỗi ml dung dịch tiêm có chứa: | ||
Insulin Glargine | …………………………. | 100 IU |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Insulin Glargine thuộc nhóm thuốc Insulin được chi định tiêm dưới da một lần mỗi ngày để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường týp 1 hoặc týp 2 cần Insulin để kiểm soát chứng tăng glucose máu
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Phương pháp sử dụng Insulin
Ống thuốc
(a) Đút ống thuốc vào dụng cụ bơm như đã hướng dẫn trong hướng dẫn sự dụng dụng cụ bơm Glaritus. Trước khi đút ống bơm tiêm, kiềm tra ống thuốc sau khi tháo ra khỏi hộp có niêm phong xem có bị kết tinh, vón cục, đổi màu hay không. Nếu có bỏ đi và sử dụng ống thuốc mới
(b) Sau khi gắn kim, chỉnh 2 đơn vị trên thước chọn liều để đuổi không khí có thể có bên trong kim tiêm.
(c) Rựa tay và lau sạch vùng da định tiêm bằng cồn.
(d) Bằng một tay, kéo nhẹ da lên, đậm kim vào theo hướng dẫn của bác sĩ và ấn cần của dụng cụ tiêm. Đợi 5 giây rồi rút kim ra.
(e) Không xoa khu vực này vì có thể làm thuốc trào ngược ra.
(f ) Bỏ kim theo cách được khuyến cáo.
(g) Để biết thêm thông tin, đọc hướng dẫn dùng dụng cụ bơm tiêm Glaritus và có thể vào trang web www.wockhardtdiabetic.com.
Liều dùng:
Insulin Glargine tiêm dưới da một lần mỗi ngày. Thuốc này có thể được sử dụng bất cứ lúc nào trong ngày, tuy nhiên phải cùng giờ mỗi ngày. Không tiêm tĩnh mạch. Bác sĩ điều trị phải xác định và điều chỉnh theo từng người hàm lượng đựờng máu mọng muốn, liều dùng và thời gian dùng thuốc Insulin Glargine. Với Insulin, điều quan trọng là phải sử dụng một ống tiêm có đánh dấu liều mong muốn, ví dụ U-40. Không sử dụng ống tiêm thích hợp có thể dẫn đến sai liều, gây những vấn dề trầm trọng như chứng hạ glucose máu nặng.
Insulin thường được tiêm ở thành bụng, đùi, vùng cơ mông hoac vùng cơ đen ta. Mặc dù sự hấp thu lnsulin Glargine không khác nhau giữa những điểm tiêm, như với tất cả loại Insulin, nhưng nên xoay vòng chỗ tiêm từ chỗ này sang chồ khác để tránh teo mô mỡ.
Giới hạn trung bình tổng liều hàng ngày Insulin để điều trị duy trì cho những bệnh nhân đái tháo đường typ 1 từ 0.5 đến 1.0 đvqt/kg. Ngoài ra, ở những bệnh nhân kháng Insulin, nhu cầu hàng ngày về Insulin có thể cao hơn nhiều. Ở những bệnh nhân đái tháo đường týp 2, nhu cầu Insulin thấp hơn, tức là khoảng 0.3-0.6 đvqt/kg/ngày. Có thể cần phải diều chỉnh liều, nếu bệnh nhân tăng hoạt động thể chất hoặc thay đổi chế độ ăn thông thường của họ hoặc nếu cân nặng hoặc lối sống của những bệnh nhân này thay đổi có những trường hợp làm tăng sự nhạy cảm với chứng tăng hoặc giảm glucose máu. Bất kỳ sự thay đồi nào về liều Insulin đều phải được thực hiện một cách thận trọng và dưới sự giám sát của bác sĩ.
Đổi qua Insulin Glargine
Liều ban đầu của lnsulin Glargine phải được xác định theo từng người, tùy theo hàm lượng đường máu mong muốn. Khi chuyển từ một phác đồ điều trị bằng insulin tác dụng trung gian hoặc kéo dài qua phác đồ điều trị bằng Insulin Glargine. có thể cần phải điều chỉnh lượng và thời gian dùng nhóm thuốc insulin tác động ngắn hoạc insulin tác động nhanh hoặc liều của cac thuốc trị đái tháo đường. Nên giảm sát sự chuyển hóa chặt chẽ trong thời gian đổi thuốc và nhưng tuần đầu sau đó.
Khi đạt được sự cải thiện trong kiểm soát chuyển hóa và tăng sự nhạy cảm với Insulin (nhu cầu Insulin giảm), có thể cần phải điều chỉnh thêm liều Insulin Glargine và Insulin khác hoặc các thuốc chống đái tháo đường dạng uống khác trong phác đồ điều trị.
Nhãn hiệu nổi tiếng quốc tế insulin Glargine cho thấy khi chuyển bệnh nhân từ NPH insulin người dùng hai lần một ngày qua insulin Glargine một lần mỗi ngày, để làm giám nguy cơ hạ đường máu, liều ban đầu (IU) thường được giảm gần 20% (so với tổng liều IU mỗi ngày của NPH insulin ngưởi) và được điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân.
Sử dụng trong nhi khoa
Insulin Glargine có thể dùng cho trẻ em 6 tuổi và lớn hơn. Dùng cho trẻ em nhỏ hơn 6 tuổi chưa được nghiên cứu.
4.3. Chống chỉ định:
insulin Glarginc không được sử dụng cho những bệnh nhân quá mẫn với Insulin Glargine hoặc bất kỳ tá dược nào.
4.4 Thận trọng:
Thận trọng
Insulin Glargine không tiêm tĩnh mạch. Tiêm tĩnh mạch liều tiêm dưới da thông thường có thể dẫn đến chứng hạ glucose máu nặng. Insulin Glargine không phải là Insulin được chọn để điều trị toan huyết ceton do bệnh đái tháo đường mà Insulin tiêu chuẩn tiêm tĩnh mạch được dùng trong trương hợp này.
Suy thận
Ở những bệnh nhân suy thận, nhu cầu Insulin có thể giảm. Ở người cao tuổi, suy chức năng thận tiến triển có thể dẫn đến giảm đều nhu cầu Insulin.
Suy gan
Ở những bệnh nhân suy gan nặng, nhu cầu Insulin có thể giảm do nặng lực tạo glucose mới giảm và chuyển hóa Insulin giảm.
Trong điều kiện có thêm nhữngbệnh khác
Nhu cầu Insulin có thể thay đổi trong những điều kiện có thêm những bệnh khác như yếu ót, rối loạn cảm xúc hoặc tình trạng căng thẳng.
Xét nghiệm
Cũng nhữ với tất cả loại Insulin, đáp ứng điều trị với Insulin người có thế được giám sát bằng xét nghiệm glucose máu định kỳ. Nên đo định kỳ hemoglobin glycosyl hóa để kiếm soát glucose máu dài hạn.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Khả năng tập trung và phàn ứng của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng bởi chứng hạ glucose máu. Điều này có thể tạo nguy cơ trong những tình huống cần những khả năng này (như lái xe hoặc vận hành máy). Vì thế bệnh nhân nên tránh chứng hạ glucose máu trong khí lái xe. Điều này đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân đã giảm chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo của chứng hạ glucose máu hoặc thường có những cơn hạ glucose máu.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: B3
US FDA pregnancy category: C
Thời kỳ mang thai:
Cho đến nay, chưa có những dữ kiện dịch tễ học thích hợp. Những nghiên cứu ở động vật không cho thấy những tác dụng có hại trực tiếp hoặc gián tiếp trên thai kỳ, sự phát triển của phôi và thai, sinh nở hoặc phát triển sau khi sinh. Điều cơ bản đối với những bệnh nhân bị đái tháo đường mắc từ trước hoặc trong thai kỳ là duy trì sự kiểm soát chuyển hóa tốt trong suốt thai kỳ. Nhu cầu Insulin có thể giảm trong ba tháng đầu của thai kỳ, tăng trong ba thang thứ hai và thứ ba của thai kỳ và giảm nhanh sau khi sinh. Kiểm soát đường máu là điều cơ bản ở những bệnh nhân này.
Thời kỳ cho con bú
Không rõ insulin glargine có qua được sữa mẹ hay không. Nhiều thuốc kể cả insulin người, qua được sữa mẹ. VI lý do này, nên thận trọng khi dùng Glaritus cho phụ nữ nuôi con bú. Phụ nữ nuôi con bú có thể cần điều chỉnh liều insulin và chế độ ăn.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Những tác dụng bất lợi thường đi kèm với điều trị insulin người nhất bao gồm:
Chứng hạ glucose máu
Chứng hạ glucose máu là tác dụng bất lợi thường gặp nhất của Insulin. Tần suất của chứng hạ glucose máu trong các phác đồ điều trị bao gồm Insulin Glargine giảm nhiều so với phác đồ điều trị có NPH Insulin người. Thời gian biểu hiện của chứng hạ glucose máu tùy theo tác động của Insulin và vì vậy có thể thay đổi khi phác đồ điều trị thay đổi.
Phù
Insulin có thể làm giữ natri và gây phù, nhất là khi phải cải thiện sự kiểm soát chuyển hóa kém trước đó bằng liệu pháp Insulin tăng cường.
Chứng tăng glucose máu và toan huyết xê tôn
Ớ những bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc Insulin, chứng tăng glucose máu kéo dài có thể dẫn đến toan huyết do bệnh đái tháo đường. Nếu không điều chinh, chứng tăng glucose máu kéo dài hoặc toan huyết do bệnh đái tháo đường có thể gây hôn mê hoặc tử vong. Vì vậy, điều quan trọng là người này phải được chăm sóc y tế ngay.
Những phản ứng dị ứng
Di ứng tại chỗ: Các bệnh nhân đôi khi bị đỏ, sưng, và ngứa tại chỗ tiêm Insulin. Tình trạng này gọi là dị ứng tại chỗ, thường hết trong vài ngày đến vài tuần. Trong vài trường hợp, tình trạng này có thể liên quan đến những yếu tố không phải Insulin, như những chất kích ứng trong thuốc lau sạch da. Dị ứng toàn thân: ít gặp hơn, nhưng có thể trầm trọng hơn, là dị ứng toàn thân với Insulin, có thể nổi mẩn khắp cơ thể, khó thở, thở khò khè, giảm huyết áp, mạch nhanh, hoặc ra mồ hôi, trường hợp nặng của dị ứng toàn thân có thể đe dọa tính mạng.
Phản ứng tại chỗ tiêm
Cũng như với bất kỳ điều trị Insulin nào, có thể gặp teo mô mỡ tại chỗ tiêm và làm chậm hấp thu Insulin. Phản ứng tại chỗ tiêm khác với điều trị Insulin bao gồm đỏ, đau, ngứa, nổi mề đay, sưng và viêm. Những phản ứng nhẹ nhất với Insulin thường hết trong vài ngày đến vài tuần.
Kháng insulin
Khi nhu cầu Insulin tăng (>200 IU/ngày), gọi là phát triển kháng Insulin.
Sản xuất kháng thể
Dùng Insulin có thể tạo kháng thể kháng Insulin. Rất hiếm khi sự có mặt của những kháng thể kháng Insulin này đòi hỏi phải điều chỉnh liều Insulin để sửa đổi khuynh hướng tăng hoặc giảm glucose máu.
Những tác dụng phụ khác
Sự thay đổi mạnh về kiểm soát glucose máu có thể ảnh hưởng thoáng qua đến thị giác, do thay đổi thoáng qua về độ cương và chỉ số khúc xạ của thủy tinh thể. Tăng cường điều trị Insulin để cải thiện nhanh về sự kiềm soát glucose máu có thể đi kèm với sự trở nặng thoáng qua của bệnh võng mạc do đái tháo đường.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Các phản ứng dị ứng tại chỗ có thể xảy với bất cứ loại insulin nào và có thể xảy ra trong vòng 1- 3 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Các phản ứng tại chỗ thường tương đối nhẹ và thường hết trong vài ngày hoặc tuần. Kỹ thuật tiêm kém cũng góp phần vào phản ứng tại chỗ. Biểu hiện mẫn cảm tức thì thường xảy ra trong vòng 30 – 120 phút sau khi tiêm, có thể kéo dài trong vài giờ hoặc ngày và thường tự hết. Dị ứng insulin thực sự hiếm có, biểu hiện bằng nổi mày đay toàn thân, nốt phỏng, khó thở, thở khò khè (wheezing), hạ huyết áp, tim đập nhanh, vã mồ hôi, phù mạch và phản vệ. Các phản ứng này chủ yếu xảy ra khi dùng insulin ngắt quãng hoặc ở người có kháng thể kháng insulin tăng trong máu. Nhiều trường hợp nặng đòi hỏi phải sẵn sàng cấp cứu. Người bệnh nào đã có phản ứng dị ứng nặng phải được làm test da trước khi dùng bất cứ thuốc insulin mới nào. Có thể giải mẫn cảm cho người bệnh có tiềm năng dị ứng. Vì thường hay bị dị ứng với insulin bò hoặc lợn, hoặc protamin, hoặc protein, có thể ngăn chặn các phản ứng dị ứng về sau bằng cách thay thế một insulin chứa ít protein (như các insulin tinh chế bao gồm insulin người) hoặc không chứa protamin.
Nếu có hiệu ứng Somogyi, giảm liều buổi chiều insulin tác dụng trung gian hoặc tăng bữa phụ tối. Nếu có hiện tượng bình minh, tăng liều buổi tối insulin tác dụng trung gian và/hoặc tiêm muộn (như tiêm vào lúc đi ngủ, không tiêm vào bữa chiều).
ADR phổ biến nhất của insulin là hạ glucose huyết và có thể cả hạ kali huyết. Đặc biệt chú ý đến người có nguy cơ cao như đói, có đáp ứng kém chống lại hạ glucose huyết (như người bệnh có bệnh thần kinh thực vật, suy tuyến yên hoặc thượng thận, người dùng thuốc chẹn beta) hoặc người dùng thuốc giảm kali. Nồng độ glucose và kali huyết phải được theo dõi sát khi insulin được truyền tĩnh mạch. Thay đổi nhanh nồng độ glucose huyết có thể thúc đấy biểu hiện hạ glucose huyết bất luận nồng độ glucose huyết là bao nhiêu. Có thể giảm nguy cơ tiềm ấn hạ glucose huyết muộn sau ăn do insulin tác dụng nhanh bằng thay đổi giờ ăn, số lần ăn, lượng ăn, thay đổi tập luyện, giám sát thường xuyên glucose huyết, điều chỉnh liều insulin và/hoặc chuyển sang insulin tác dụng nhanh hơn (như insulin lispro, insulin glulisin). Hạ glucose huyết nặng và thường xuyên xảy ra là một chỉ định tuyệt đối thay đổi phác đồ điều trị. Người đái tháo đường trước khi lái xe, phải kiểm tra glucose huyết và phải có biện pháp tránh hạ glucose huyết (nguồn cung cấp glucose) trên xe.
Xử lý hạ glucose huyết: Đối với hạ glucose nhẹ, tốt nhất là cho qua miệng 10 – 20 g glucose, hoặc bất cứ thức ăn dạng carbohydrat chứa glucose như nước cam hoặc nước quả, đường, đường phèn… Liều lượng có thể lặp lại 15 phút sau nếu glucose huyết vẫn dưới 70 mg/dl (tự đo) hoặc vẫn còn triệu chứng của hạ glucose huyết. Một khi glucose huyết trở lại bình thường, nên ăn một bữa nếu gần đến giờ ăn hoặc ăn một bữa phụ.
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Nhiều chất ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và có thể cần điều chỉnh liều Insulin. Những chất có thể làm tăng tác dụng hạ glucose máu và độ nhạy cảm với chứng hạ glucose máu bao gồm :
Thuốc chống đái tháo đường dạng uống, những thuốc ức chế men chuyển, pentoxifylline, perhexiline, disopyramide, fibrat, fluoxetine, Những chất ức chế MAO, dexưopropoxyphene, salĩcylat, kháng sinh sulfonamide.
Những chất có thể làm giảm tác dụng hạ glucose máu và độ nhạy cảm với chứng tăng glucose máu bao gồm:
Corticosteroid, danazol, diazoxide, thuốc lợi tiêu, glucagon, isoniazid, thuốc uống ngừa thai, các dẫn xuất phenothiazine, somatotiophin. những thuốc cường giao cảm (như epinephrine [adrenaline], salbutamol, tcrbutaline), các hormon tuyến giáp, các thuốc ức chế protease và các thuốc chống loạn tâm thần không điển hình (như olanzapine và clozapine).
Các thuốc chẹn bê ta, clonidine, muối lithium hoặc rượu có thể hiệp lực đồng vận hoặc làm giảm tác dụng hạ glucose máu của Insulin. Pentamidine có thể gây chứng hạ glucose máu, đôi khi có thể được tiếp nối bằng chứng tăng glucose máu. Ngoài ra, dưới tác dụng của những thuốc hủy giao cảm như các thuốc chẹn bê ta, clonidịne, guanethidine và reserpine, có thể giảm hoặc không có những dầu hiệu điều khiến ngược adrenergic.
4.9 Quá liều và xử trí:
Sự quá thừa Insulin so với hấp thu thực phẩm, tiêu hao năng lượng hoặc cả hai có thể dẫn đến chứng hạ glucose máu lâu dài và đe dọạ mạng sống. Những cơn hạ glucose máu nhẹ thường có thể được điều trị bằng cách uống glucose/carbohydrat. Có thể cần phải điều chỉnh liều thuốc, chế độ ăn, hoặc tập thể dục. Những cơ hạ glucose máu nặng hơn có hôn mê, động kinh hoặc suy giảm thần kinh có thể được điều trị bằng glucagon tiêm bắp/tiêm dưới da hoặc glucose tiêm tĩnh mạch nồng độ cao. Sau khi phục hồi lâm sàng khỏi chứng giảm glucose máu, có thể cần phải quan sát và tiếp tục dùng thêm carbohydrat để tránh tái phát chứng giảm glucose máu. Vì thế, bệnh nhân đái tháo đường nên luôn luôn mang theo vài cục đường, kẹo, bánh, hoặc nước ép trái cây có đường. Có thể phải điều chỉnh liều thuốc, chể độ ăn hoặc tập thể dục.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Hoạt tính chính của Insulin, kể cả Insulin Glargine, là điều hòa chuyển hóa glucose. Insulin và nhóm thuốc của nó làm giảm hàm lượng glucose máu bằng cách kích thích sử dụng glucose ngoại biên, nhất là bởi cơ xương và mô, và bằng cách ức chế sản xuất glucose ở gan. Insulin ức chế phân cắt mô trong tế bào mô, ức chế phân cắt protein và tăng tổng hợp protein. Insulin Glargine khác với các Insulin khác vì cấu truc độc đáo của nó tạo một kiểu tác động nhẹ nhàng và không đạt đỉnh với thời gian tác động kéo dài 24 giờ (kết thúc thời gian quan sát) so với 14.5 giờ cho NPH Insulin người. Trong những nghiên cứu lâm sàng Insulin Glargine và Insulin người tiêm tĩnh mạch cho thấy độ mạnh tương đương với cùng liều. Sự xuất hiện tác động của Insulin Glargine chậm hơn NPH Insulin người. Kiểu tác dụng của Insulin Glargine nhẹ nhàng và không đạt đỉnh, và thời gian tác dụng của nó kéo dài hơn so với NPH Insulin người.
Cơ chế tác dụng:
Insulin ngoại sinh thường có tất cả các tác dụng dược lý của insulin nội sinh. Insulin kích thích chuyển hóa carbohydrat ở mô cơ – xương, tim và mỡ bằng cách tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển glucose vào trong tế bào. Mô thần kinh, hồng cầu, và các tế bào ở ruột, gan và ống thận không cần insulin để vận chuyển glucose. Ớ gan, insulin tạo thuận lợi cho phosphoryl hóa glucose thành glucose-6-phosphat, chất này được chuyển thành glycogen hoặc chuyển hóa tiếp.
Insulin cũng tác dụng trực tiếp đến chuyển hóa mỡ và protein. Hormon này kích thích tạo mỡ và ức chế tiêu mỡ và giải phóng acid béo tự do từ các tế bào mỡ. Insulin cũng kích thích tổng hợp protein. Cho insulin với liều thích hợp cho người đái tháo đường týp 1 (phụ thuộc insulin) phục hồi nhất thời khả năng chuyển hóa carbohydrat, mỡ và protein, để dự trữ glucose ở gan và để chuyển glycogen thành mỡ. Khi insulin với liều thích hợp cho cách đều nhau cho người đái tháo đường, nồng độ hợp lý glucose trong máu được duy trì, nước tiểu tương đối không có glucose và chất ceton, ngăn chặn được nhiễm toan đái tháo đường, hôn mê. Tác dụng của insulin bị đối kháng bởi somatropin (hormon tăng trưởng), epinephrin, glucagon, hormon vỏ tuyến thượng thận, tuyến giáp và estrogen. Insulin kích thích kali và magnesi chuyển vào trong tế bào, do đó tạm thời làm giảm nồng độ tăng cao của các ion đó.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Sau khi tiêm dưới da Insulin Glargine, những nồng độ huỵết tương của Insulin cho thấy cho thấy sự hấp thu chậm hơn, kéo dài hơn và không đạt đỉnh so với NPH Insulin người. Vì vậy những nồng độ này nhất quán với thời gian có hoạt tính dược lực học của Insulin Glargine. Insulin Glargme thuộc nhóm thuốc insulin người được thiết kế để có độ hòa tan thấp ở pH trung tính. Ở pH 4, pH của dung dịch tiêm insulin Glargine,nó tan hoan toàn. Sau khi tiêm vào mô dưới da, dung dịch acid này được trung hòa, tạo thành những chất vi kết tủa từ đó giải phóng liên tục từng phần nhỏ Insulin Glargine, tạo ra số liệu thời gian/nồng độ đều, không đạt đỉnh và dự đoán được và thời gian tác động kéo dài. Điều này cho phép dụng liều một lần mỗi ngày đạt nhu cầu insulin cơ bản của bệnh nhân. Insulin Glargine được phân cắt một phần trong kho dự trữ dưới da tại nhóm thế carboxyl của chuỗi B để tạo chất chuyển hóa có hoạt tính tương đương với hoạt tính in vitro với Insulin
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Kẽm clorid. Glycerol, m-Cresol, HC1, Natri hydroxid, Nước cất
6.2. Tương kỵ :
Trộn hoặc pha chung với bất cứ chế phẩm nào đều có thể làm thay đổi hiệu quả của Insulin Glargine hoặc làm thuốc kết tủa và vì vậy nên tránh.
6.3. Bảo quản:
Bảo quản tránh ánh sáng trực tiếp từ 2°c – 8°c. Không đông lạnh. Khi sử dụng, không bảo quản trên 25°C. Dụng cụ bơm chứa ống thuốc không được bảo quản trong tủ lạnh.
Nếu không có tủ lạnh, ống thuốc Insulin Glargine đang sử dụng có thể không cần giữ trong tủ lạnh đến 28 ngày tránh nhiệt và ánh sáng trực tiếp, nếu nhiệt độ không quá 25°C. Ống thuốc không để trong tù lạnh phải được bỏ đi sau 28 ngày. Không phơi với nhiệt và ánh sáng trực tiếp quá mạnh. Ống thuốc Insulin Glargine phải được giữ ngoài tầm với của trẻ em. Chỉ được sử dụng Insulin Glargine nếu dung dịch này trong suốt không màu không có hạt lợn cợn. .
Insulin Glargine klìông được trộn hoặc pha loãng với bất kỳ Insulin nào khác. Trộn hoặc pha loãng có thể làm thay đổi thời gian tác động và trộn có thể gây kết tủa. Không nạp lại ống thuốc insulin Glargine
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam