1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Fentanyl
Phân loại: Thuốc giảm đau nhóm opioid.
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): N01AH01, N02AB03.
Biệt dược gốc: Durogesic
Biệt dược: Abstral
Hãng sản xuất : Aesica Queenborough Limited
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén ngậm dưới lưỡi
Viên Abstral l00mcg chứa 100 micrograms fentanyl (dạng citrate)
Viên Abstral 200mcg chứa 200 micrograms fentanyl (dạng citrate)
Viên Abstral 300mcg chứa 300 micrograms íentanyl (dạng citrate)
Viên Abstral 400mcg chứa 400 micrograms fentanyl (dạng citrate)
Viên Abstral 600mcg chứa 600 micrograms fentanyl (dạng citrate)
Viên Abstral 800mcg chứa 800 micrograms fentanyl (dạng citrate)
Thuốc tham khảo:
ABSTRAL 300 | ||
Mỗi viên ngậm có chứa: | ||
Fentanyl | …………………………. | 300mcg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Điều trị cơn đau đột xuất ở những bệnh nhân ngưòi lớn đang sử dụng liệu pháp opioid để điều trị đau ung thư mạn tính. Đau đột xuất là tình trạng đau nặng lên tạm thời trên nền đau mạn tính đã được kiểm soát.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Viên ngậm dưới lưỡi Abstral phải được đặt trực tiếp ở chỗ sâu nhất dưới lưỡi. Không nuốt viên ngậm dưới lưỡi Abstral mà để hòa tan hoàn toàn trong khoang dưới lưỡi mà không nhai hoặc hút vào. Cần khuyên bệnh nhân không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì cho tới khi viên ngậm dưới lưỡi tan hoàn toàn.
Ở những bệnh nhân bị khô miệng, có thể sử dụng nước đê làm ẩm niêm mạc miệng trước khi dùng Abstral.
Liều dùng:
Chỉ nên sử dụng Abstral cho những bệnh nhân được coi là dung nạp với liệu pháp opioid của họ đối với đau ung thư dai dẳng. Những bệnh nhân có thể đưọc coi là dung nạp opioid nếu họ dùng ít nhất 60 mg morphine đường uống mỗi ngày, ít nhất 25 microgam/giờ fentanyl qua da, ít nhất 30 mg oxycodone mỗi ngày, ít nhất 8 mg hydromorphơne đường uống mỗi ngày hoặc liều giảm đau tương đương của một opioid khác, trong thời gian lớn hơn hoặc bằng một tuần
Điều chỉnh liều:
Mục tiêu của việc điều chỉnh liều là xác định liều duy trì tối ưu để tiếp tục điều trị các cơn đau đột xuất. Liều tối ưu này cần tạo ra tác dụng giảm đau đầy đủ với mức độ phản ứng có hại có thể chấp nhận được.
Liều tối ưu của Abstral sẽ được xác định bằng cách tăng dần liều, trên cơ sở từng cá thể bệnh nhân. Có nhiều mức liều để sử dụng trong giai đoạn điều chỉnh liều. Nên sử dụng mức liều ban đầu của Abstral là 100 microgam, tăng dần liều khi cần thiết qua một dải các hàm lượng có sẵn.
Cần theo dõi cấn thận bệnh nhân cho đến khi đạt được liều tối ưu.
Việc chuyển đổi từ các sản phẩm chứa fentanyl khác sang Abstral không được áp dụng theo tỷ lệ 1: 1 vì có các thông số hấp thu khác nhau. Nếu bệnh nhân được chuyển từ một sản phẩm có chứa fentanyl khác, phải điều chỉnh lại liều Abstral.
Các chế độ liều sau đây được khuyến cáo để điều chỉnh, mặc dù trong tất cả các trưòng hợp bác sĩ cần phải tính đến nhu cầu lâm sàng của bệnh nhân, tuổi tác và bệnh lý mắc kèm.
Tất cả bệnh nhân phải bắt đầu điều trị với một viên ngậm dưới lưỡi 100 microgam. Nếu đạt được hiệu quả giảm đau đầy đủ trong vòng 15 đến 30 phút sau khi dùng một viên ngậm dưới lưỡi riêng lẻ, có thể dùng bổ sung một viên ngậm dưới lưỡi (thứ hai) 100 microgram. Nếu không đạt được tác dụng giảm đau trong vòng từ 15 đến 30 phút của liều đầu tiên thì nên cân nhắc tăng liều lên hàm lượng viên cao hơn tiếp theo đế điều trị cơn đau đột xuất tiếp theo (xem hình bên dưới).
Tăng liều nên tiếp tục theo từng bước cho đến khi đạt được giảm đau đầy đủ, đồng thời các phản ứng có hại có thể chấp nhận được. Hàm lượng liều cho viên ngậm dưới lưỡi bổ sung (viên thứ hai) nên được tăng từ 100 lên đến 200 microgram ở các mức liều 400 microgram trở lên. Điều này được minh họa trong lịch trình dưới đây. Không nên dùng quá hai (2) liều để điều trị cho một cơn đau đột xuất trong giai đoạn điều chỉnh liều.
QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH LIỀU ABSTRAL
Nếu đạt được tác dụng giảm đau đầy đủ ở liều cao hơn, nhung những tác dụng không mong muốn được coi là không thể chấp nhận được, có thể dùng một liều trung gian (dùng viên ngậm dưới lưỡi 100 microgram nếu phù hợp).
Trong quá trình điều chỉnh liều, bệnh nhân có thể được hướng dẫn sử dụng nhiều viên nén 100 microgram và/hoặc viên nén 200 microgram cho bất kỳ liều đơn lẻ nào. Không được dùng quá bốn (4) viên vào cùng một thời điểm.
Hiệu quả và an toàn của các mức liều cao hơn 800 microgram chưa được đánh giá trong các nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân.
Để giảm thiểu nguy cơ phản ứng có hại liên quan đến opioid và để xác định liều thích hợp, điều bắt buộc là cán bộ y tế phải giám sát chặt chẽ bệnh nhân trong quá trình điều chỉnh liều.
Trong quá trình điều chỉnh liều, bệnh nhân cần đợi ít nhất 2 giờ trước khi dùng Abstral điều trị một cơn đau đột xuất khác.
Điều tri duy trì:
Một khi liều phù hợp đã được thiết lập, có thể dùng nhiều hơn một viên, bệnh nhân nên duy trì liều này và nên hạn chế dùng chỉ tối đa bốn liều Abstral mỗi ngày.
Trong thời gian điều trị duy trì, bệnh nhân nên đợi ít nhất 2 giờ trước khi dùng Abstral điều trị một cơn đau đột xuất khác.
Điều chỉnh lại liều lượng:
Nếu có thay đổi rõ rệt về đáp ứng (giảm đau hoặc phản ứng có hại) với mức liều Abstral đã được điều chỉnh, cần điều chỉnh liều đế đảm bảo điều trị duy trì với liều tối ưu.
Nếu có nhiều hơn bốn cơn đau đột xuất xảy ra mỗi ngày trong thời gian hơn bốn ngày liên tiếp, thì nên đánh giá lại liều thuốc opioid tác dụng kéo dài cho điều trị đau nền. Nếu thay đổi loại opioid tác dụng kéo dài hoặc liều opioid tác dụng kéo dài, cần đánh giá lại và điều chỉnh lại liều Abstral, nếu cần thiết, để đảm bảo rằng bệnh nhân đang điều trị ở liều tối ưu.
Điều bắt buộc là bất kỳ quá trình điều chỉnh liều lại của bất kỳ thuốc giảm đau nào đều được theo dõi bởi một cán bộ y tế.
Trong trường hợp không kiểm soát được cơn đau, nên xét xét đến các yếu tố như tăng cảm giác đau. tính dung nạp thuốc và tiến triên của bệnh (xem thêm mục Thận trọng và Cảnh báo)
Ngừng điều tri:
Nên ngừng ngay Abstral nếu bệnh nhân không còn bị những cơn đau đột xuất nữa. Nên duy trì điều trị đau nền dai dẳng theo đúng đơn kê.
Nếu cần phải ngừng tất cả các liệu pháp điều trị opioid, sau đó bệnh nhân phải được bác sĩ theo dõi chặt chẽ đê tránh nguy cơ có các tác dụng do cai thuốc đột ngột.
Sử dụng ở trẻ em và thanh thiếu niên:
Không được dùng Abstral ở bệnh nhân dưới 18 tuổi do thiếu dữ liệu về an toàn và hiệu quả.
Sử dụng ở người cao tuổi:
Việc điều chỉnh liều cần phải được tiếp cận một cách đặc biệt thận trọng và bệnh nhân được quan sát chặt chẽ về các dấu hiệu độc tính của fentanyl (xem phần Cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng).
Sử dụng ở bệnh nhân suy thận và suy gan
Bệnh nhân có rối loạn chức năng thận hoặc gan phải được quan sát cẩn thận về các dấu hiệu độc tính fentanyl trong giai đoạn điều chỉnh liều Abstral (xem phần phần Cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng).
4.3. Chống chỉ định:
Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào.
Bệnh nhân không điều trị duy trì bằng opioid vì có nguy cơ gia tăng bị suy hô hấp. ức chế hô hấp nặng hoặc bệnh phội tắc nghẽn nặng.
Điều trị đau cấp tính khác ngoài đau đột xuất.
4.4 Thận trọng:
Phải hướng dẫn cho bệnh nhân và người chăm sóc của họ rằng Abstral có chứa một hoạt chất với một lượng có thể gây tử vong cho trẻ, và do vậy, phải bảo quản tất cả các viên thuốc ngoài tầm tay và tầm nhìn của trẻ em.
Do tiềm tàng những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng có thể xảy ra khi điều trị một opioid như Abstral. cần làm cho bệnh nhân và ngưò’i chăm sóc có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc dùng Abstral một cách chính xác và cần làm gì nếu có triệu chứng quá liều.
Trước khi bắt đầu điều trị Abstral, điều quan trọng là bệnh nhân đã được điều trị ổn định bằng opioid tác dụng kéo dài đế kiểm soát cơn đau dai dẳng.
Khi sử dụng opioid lặp lại như fentanyl, có thể xuất hiện sự dung nạp và phụ thuộc về thể chất và/hoặc tâm lý. Hiếm gặp trường hợp nghiện gây ra do điều trị sau khi sử dụng opioid.
Như thường gặp với tất cả các opioid, có nguy cơ ức chế hô hấp có ý nghĩa lâm sàng liên quan đến việc sử dụng Abstral. cần thận trọng đặc biệt khi điều chỉnh liều Abstral ở những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc những bệnh khác có thể dẫn đến suy hô hấp (ví dụ như nhược cơ) do nguy cơ bị ức chế hô hấp tiếp tục, có thể dẫn đến suy hô hấp.
Chỉ nên dùng Abstral một cách rất thận trọng cho những bệnh nhân có thể đặc biệt nhạy cảm với các tác dụng tăng carbonic nội sọ, ví dụ như những bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ, giảm tỉnh táo, hôn mê hoặc u não. Ở những bệnh nhân bị chấn thương đầu, diễn tiến lâm sàng có thể bị chế lấp khi sử dụng opioid. Trong trường hợp này, chỉ nên sử dụng opioid nếu tuyệt đối cần thiết. Cũng như các opioid khác, trưòng hợp không kiểm soát đầy đủ được cơn đau mà cần phải tăng lieu fentanyl, nên cân nhắc đến khả năng opioid làm tăng cảm đau. Có thể phải giảm liều hoặc ngưng sử dụng fentanyl hoặc cân nhắc lại việc điều trị.
Fentanyl có thế gây ra chậm nhịp tim. Nên sử dụng fentanyl thận trọng ở những bệnh nhân đã từng bị hoặc đang bị rối loạn nhịp tim chậm.
Dữ liệu từ các nghiên cứu với fentanyl đường tĩnh mạch cho thấy bệnh nhân cao tuổi có thể có giảm thanh thải, kéo dài thời eian bán thải và có thế nhạy cảm hơn với hoạt chất so với bệnh nhân trẻ tuổi hơn. cần theo dõi cân thận những bệnh nhân cao tuổi, suy nhược hoặc yếu sức về các dấu hiệu của độc tính fentanyl và giảm liều nếu cần.
Nên thận trọng khi sử dụng Abstral cho các bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan hoặc thận, đặc biệt là trong giai đoạn điều chỉnh liều. Việc sử dụng Abstral ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan hoặc thận có thể làm tăng sinh khả dụng của fentanyl và làm giảm độ thanh thải toàn thân, có thể dẫn đến sự tích lũy và làm gia tăng và kéo dài các tác dụng opioid.
Cần thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân bị giảm thể tích máu và hạ huyết áp.
Abstral chưa được nghiên cứu ở những bệnh nhân bị các vết thương ở miệng hoặc viêm niêm mạc miệng. Có thế có nguy cơ tăng phơi nhiễm toàn thân ở những bệnh nhân này và do đó cần thận trọng hơn khi điều chỉnh liều.
Không có tác dụng đáng lưu ý khi ngừng điều trị với Abstral, nhưng các triệu chứng có thể có khi ngừng thuốc là lo âu, run, đổ mồ hội, da xanh tái, buồn nôn và nôn.
Hội chứng Serotonin
Cần lưu ý khi Abstral được sử dụng đồng thời với các thuốc ảnh hưởng đến hệ chất dẫn truyền thần kinh serotoninergic.
Có thể xảy ra hội chứng serotonin có khả năng đe dọa tính mạng khi sử dụng đồng thời các thuốc tác dụng trên hệ serotonergic như các thuốc ức chế tái thu hồi serotonin chọn lọc (Selective Serotonin Re-uptake Inhibitors- SSRI) và các chất ức chế tái thu hồi serotonin norepinephrine (Serotonin Norepinephrine Re-uptake Inhibitors – SNRI) và với các thuốc làm giảm chuyển hóa serotonin, (bao gồm thuốc ức chế monoamine oxidase [Monoamine Oxidase Inhibitors – MAOI]). Điều này có thể xảy ra trong khoảng liều khuyến cáo.
Hội chứng serotonin có thể bao gồm những thay đổi về trạng thái tâm thần (ví dụ như kích động, ảo giác, hôn mê), sự mất ổn định tự trị (ví dụ, nhịp tim nhanh, huyết áp không ổn định, tăng thân nhiệt), các bất thường về thần kinh cơ (ví dụ, tăng phản xạ, không phối hợp vận động, cứng cơ) và /hoặc các triệu chúng trên hệ tiêu hóa (ví dụ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy).
Nếu nghi ngờ hội chúng serotonin, nên ngừng điều trị với Abstral.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Chưa có nghiên cứu về ảnh hường của Abstral lên khả năng lái xe và sử dụng máy móc Tuy nhiên, các opiod được biết là các chất gây suy giảm thể lực và trí tuệ khi thực hiện các công việc cần sự tập trung như lái xe hoặc vận hành máy móc. Nên khuyên bệnh nhân không được lái xe hoặc vận hành máy móc nếu họ cảm thấy chóng mặt hoa mắt, nhìn mờ, song thị sau khi uống Abstral.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho cơn bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: C
US FDA pregnancy category: C
Thời kỳ mang thai:
Tính an toàn của fentanyl trên phụ nữ có thai chưa được thiết lập. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc gây độc tính đến khả năng sinh đè và làm giảm khả năng sinh đẻ của chuột. Chưa xác định được nguy cơ này trên người. Do đó chỉ được dùng Fentanyl cho phụ nữ mang thai khi thực sự cần thiết.
Điều trị kéo dài cho phụ nữ mang thai có thể gây các triệu chứng ngừng thuốc ở trẻ sơ sinh. Không nên dùng Fentanyl trong lúc chuyển dạ vì fentanyl qua được nhau thai và có thể gây suy hô hấp cho bào thai hoặc trẻ sơ sinh.
Thời kỳ cho cơn bú:
Fentanyl bài tiết qua sữa mẹ và có thể gây an thần và suy hô hấp ở trẻ bú mẹ. Không nên dùng fentanyl cho phụ nữ đang cho cơn bú và không nên cho trẻ bú mẹ ít nhất 5 ngày sau khi người mẹ dùng fentanyl.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Các tác dụng không mong muốn điên hình của các opioid có thể gặp với Abstral; các tác dụng này có khuynh hướng giảm cường độ khi tiếp tục sử dụng. Các phản ứng có hại tiềm tàng nghiêm trọng nhất, liên quan đến việc sử dụng opioid là ức chế hô hấp (có thể dẫn tới ngừng hô hấp), hạ huyết áp và sốc.
Các thử nghiệm lâm sàng của Abstral được thiết kế để đánh giá tính an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh nhân bị đau ung thư đột xuất; tất cả các bệnh nhân đều đang dùng opioid đồng thời, như morphine dạng giải phóng kéo dài, oxycodone dạng giải phóng kéo dài hoặc fentanyl giải phóng qua da. để điều trị đau nền dai dẳng. Vì vậy, không thế phân biệt rõ ràng các tác dụng của riêng Abstral.
Các phản ứng có hại thường gặp nhất với Abstral bao gồm các phản ứng có hại điển hình của opioid, như buồn nôn, táo bón, ngủ gà và nhức đầu.
Bảng tóm tắt các phàn ứng có hại với Abstral và/hoăc các chế phẩm có chứa fentanyl khác:
Phản ứng có hại sau đâv được báo cáo với Abstral và/hoặc các chế phẩm có chứa fentanyl khác trong các thử nghiệm lâm sàng và trong giai đoạn sau khi lưu hành. Các phản ứng này được thống kê theo hệ cơ quan và tần suất (rất thường gặp > 1/10; thường gặp > 1/100 đến <1/10; ít gặp > 1/1.000 đến <1/100; hiếm > 1/10.000 đến <1/1.000; rất hiếm gặp <1/10.000, không biết (không thể ước lượng tần suất từ dữ liệu sẵn có)). Trong mỗi nhóm tần suất, tác dụng không mong muốn được trình bày theo thứ tự giảm dần về mức độ nghiêm trọng
Hệ cơ quan | Phản ứng có hại theo tần suất | |||
Rất thường gặp | Thường gặp >1/100 đến <1/10 | ít gặp >1/1,000 đến <1/100 | Không biết (không thể ước lưọng tần suất từ dữ liệu sẵn có) | |
Các rối loạn hệ miễn dịch | Quá mẫn | |||
Các rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng | Chán ăn
Giảm thèm ăn |
|||
Các rối loạn tâm thần | Trầm cảm
Trạng thái hoang tưởng Trạng thái lú lẫn Mất định hướng Thay đổi trạng thái tâm thần Lo âu Tâm trạng hưng phấn Chán nản Cảm xúc không ổn định Rối loạn chú ý Mất ngủ |
Ảo giác
Lệ thuộc thuốc Lạm dụng thuốc |
||
Các rối loạn hệ thần kinh | Chóng mặt
Đau đầu Buồn ngủ |
Mất trí nhớ
Loạn khứu giác Loạn vị giác Run Thờ ơ Giảm cảm giác Rối loạn giấc ngủ |
Co giật | |
Các rối loạn mắt | Nhìn mờ | |||
Các rối loạn tim | Nhịp tim nhanh
Nhịp tim chậm |
|||
Các rối loạn mạch máu | Hạ huyết áp | |||
Các rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất | Khó thở | Đau hầu họng
Bó nghẹt họng |
ức chế hô hấp | |
Các rối loạn tiêu hóa | Buồn nôn | Viêm miệng
Nôn Táo bón Khô miệng |
Loét miệng
Loét nướu Loét môi Chậm tháo rỗng dạ dày Đau bụng Chứng khó tiêu Khó chịu ở dạ dày Rối loạn ở lưỡi Viêm niêm mạc miệng aphthơ |
Sưng lưỡi
Tiêu chảy |
Các rối loạn da và mô dưới da | Tăng tiết mồ hội | Tổn thương da
Phát ban Ngứa dị ứng Ngứa Đổ mồ hội ban đêm Gia tăng xu hướng bị các vết thâm tím |
||
Các rối loạn cơ xưong và mô liên kết | Đau khóp
Cứng cơ Cứng khóp |
|||
Các rối loạn hệ sinh sản và vú | Rối loạn chức năng cưong dưong | |||
Các rối loạn toàn thân và tình trạng tại vị trí đưa thuốc | Mệt mỏi | *Hội chứng cai thuốc
Suy nhược Khó ở |
Đỏ mặt và nóng bừng
Phù ngoại biên Sốt Hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh |
|
Chấn thưong, ngộ độc và các biến chứng thủ thuật | Vô ý quá liều | Ngã |
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Nhịp tim chậm: Dùng atropin.
Suy hô hấp: Trong khi mổ, nếu suy hô hấp vẫn còn sau khi mổ thì phải hô hấp nhân tạo kéo dài. Ngoài ra có thể phải tiêm tĩnh mạch naloxon. Phải dò liều naloxon thật cẩn thận để đạt hiệu quả mong muốn mà không ảnh hưởng đến việc kiểm soát đau sau mổ hoặc không gây tác dụng không mong muốn khác như tăng huyết áp và nhịp tim nhanh. Liều khởi đầu có thể là 0,5 microgam naloxon/kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch. Phải tiếp tục theo dõi suy hô hấp để tiêm bổ sung naloxon nếu cần. Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục có thể liên tục kiểm soát được các tác dụng không mong muốn của opioid.
Hạ huyết áp: Bồi phụ nước và điện giải. Ðặt người bệnh ở tư thế máu dễ trở về tim, nếu điều kiện mổ cho phép. Nếu cần thiết, tiêm thuốc tăng huyết áp (trong hoặc sau mổ) và/hoặc naloxon (chỉ tiêm sau mổ).
Cứng cơ: Tiêm thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh cơ và hỗ trợ hô hấp hoặc có thể tiêm naloxon.
Những biện pháp hỗ trợ khác cần phải sử dụng nếu cần thiết.
Có thể làm giảm nguy cơ cứng cơ nếu tiêm tĩnh mạch chậm và được chỉ định dùng các thuốc benzodiazepin trước khi dùng fentanyl. Có thể xảy ra suy hô hấp thứ cấp sau mổ.
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Fentanyl được chuyển hóa bởi CYP3A4. Các chất có hoạt tính ức chế hoạt động của CYP3A4 như các kháng sinh macrolide (ví dụ erythromycin), các thuốc chống nấm nhóm azole (ví dụ kétocơnazole, itracơnazole) hoặc một số chất ức chế protease (ví dụ ritonavir) có thể làm tăng sinh khả dụng của fentanyl do làm giảm thanh thải toàn thân, có thể làm gia tăng hoặc kéo dài các tác dụng opioid. Nước ép bưởi chùm (grapefruit) cũng được biết là chất ức chế CYP3A4. Việc dùng đồng thời với các thuốc gây cảm ứng CYP3A4 có thể làm giảm hiệu quả của fentanyl. Các bệnh nhân đang dùng fentanyl mà có ngừng điều trị, hoặc giảm liều các thuốc gây cảm ứng CYP3A4 có thể có nguy cơ tăng hoạt tính hoặc độc tính của fentanyl. cần thận trọng khi dùng fentanyl cho bệnh nhân nếu có dùng đồng thời với các thuốc ức chế và/hoặc thuốc cảm ứng CYP3A4.
Sử dụng đồng thời các chất ức chế thần kinh trung ương khác, chẳng hạn như các dẫn chất của morphine khác (thuốc giảm đau và thuốc chống ho), thuốc gâv mê toàn thân, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, thuốc kháng histamin H1 có tác dụng an thần, các barbiturate, thuốc giải lo âu (ví dụ các benzodiazepine), các thuốc gây ngủ, các thuốc chống loạn thần, clonidine và các chất có liên quan, có thể làm gia tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ưong. ức chế hô hấp. hạ huyết áp và an thần quá mức có thể xảy ra.
Rượu có thể làm gia tăng tác dụng an thần của thuốc giảm đau kiểu morphine, do đó khuyến cáo không dùng đồng thời đồ uống có cồn hoặc các sản phẩm thuốc có chứa cồn cùng với Abstral. Không khuyến cáo sử dụng Abstral trên các bệnh nhân đã dùng thuốc ức chế monoamine oxidase (MAO) trong vòng 14 ngày vì đã có báo cáo về sự tăng cưcmg ở mức độ nặng và không dự đoán được bởi các thuốc ức chế MAO với các thuốc giảm đau opioid.
Không khuyến cáo sử dụng đồng thời các chất chủ vận/đối kháng opioid một phần (ví dụ buprénorphine, nalbuphine, pentazocine). Các thuốc này có ái lực cao với các thụ thể opioid với hoạt tính nội tại tương đối thấp và do đó đối kháng một phần tác dụng giảm đau của fentanyl và có thể gây ra các triệu chứng cai trên các bệnh nhân phụ thuộc opioid.
Các thuốc tác dung trên hệ serotoninergic
Dùng đồng thời fentanyl với một chất tác dụng trên hệ serotoninergic, ví dụ như một chất ức chế tái thu hồi serotonin chọn lọc (SSRI) hoặc chất ức chế tái thu hồi serotonin norepinephrine (SNRI) hoặc một chất ức chế monoamin oxidase (MAOI), có thể làm tăng nguy cơ hội chứng serotonin, một tình trạng có khả năng đe dọa tính mạng.
4.9 Quá liều và xử trí:
Các triệu chứng của quá liều fentanyl là sự gia tăng các tác động dược lý của nó, tác dụng nghiêm trọng nhất là ức chế hô hấp, có thể dẫn đến ngừng hô hấp.
Điều trị quá lieu opioid trong thời gian ngay sau khi xảy ra, bao gồm loại bỏ khỏi miệng bất kỳ phân nào còn lại của các viên nén đặt dưới lưỡi Abstral, kích thích bệnh nhân bằng vật lý và lời nói và đánh giá mức độ tỉnh táo. cần thiết lập và duy trì đường thở thông thoáng. Nếu cần, nên đặt ca-nun miệng – hâu hoặc đặt ống nội khí quản, cần bắt đầu thở oxy và thông khí cơ học nếu thích hợp. Cần duy trì đầy đủ nhiệt độ cơ thể và truyền dịch.
Đê điều trị vô ý quá liều ở những bệnh nhân chưa từng dùng opioid, nên sử dụng naloxone hoặc các thuốc đôi kháng opioid khác theo chỉ định lâm sàng và phù hợp với Tóm tắt Đặc tính Sản phẩm của các thuốc này. Có thể cần dùng lặp lại các thuốc đối kháng opioid nếu thời gian ức chế hô hấp kéo dài.
Cần thận trọng khi sử dụng naloxone hoặc các thuốc đối kháng opioid khác để điều trị quá liều ở những bệnh nhân đang điều trị duy trì bằng opioid do nguy co khởi phát hội chứng cai cấp tính.
Nếu xảy ra tụt huyết áp trầm trọng hoặc dai dẳng, nên xem xét đến tình trạng giảm thể tích máu, và nên điều trị tình trạng này bằng liệu pháp truyền dịch phù hợp.
Cứng cơ ảnh hưởng đến hô hấp đã được báo cáo với fentanyl và các opioid khác. Trong trường hợp này, có thể đòi hỏi đặt ống nội khí quản, thông khí hỗ trợ và dùng thuốc đối kháng opioid cũng như các thuốc giãn cơ.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Nhóm dược lý: dẫn chất phenvlpiperidine.
Mã ATC: N02AB03
Fentanyl là thuốc giảm đau có hiệu lực trên thụ thể µ-opioid, có tác dụng giảm đau nhanh, mạnh và thời gian tác dụng ngắn. Hiệu lực giảm đau của Fentanyl gấp khoảng 100 lần morphine. Tác dụng thứ cấp của fentanyl trên hệ thần kinh trung ương (CNS), chức năng hô hấp và tiêu hóa điển hình của các thuốc giảm đau nhóm opioid và được coi là tác dụng của nhóm. Các tác dụng này có thể bao gồm: suy giảm hô hấp, nhịp tim chậm, thân nhiệt hạ, táo bón, hẹp đồng tử, lệ thuộc thể chất và hưng phấn.
Các opioid có thể gây ảnh hưởng đến hệ trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận – sinh sản. Một số thay đổi quan sát được bao gồm tăng prolactin huyết thanh và giảm cortisol và testosterone huyết tương. Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng có thể quan sát được do sự thay đổi hormon.
Tác dụng giảm đau của fentanyl liên quan đến nồng độ hoạt chất trong máu; trên bệnh nhân chưa dùng opioid, nồng độ fentanyl trong huyết tương tối thiểu để có tác dụng giảm đau là từ 0,3-1,2 ng/ml, trong khi đó nồng độ trong máu từ 10-20 ng/ml sẽ được dùng gây mê trong phẫu thuật và gây ức chế hô hấp sâu.
Trên bệnh nhân có đau mạn tính do ung thư đã duy trì liều opioid ổn định, Abstral cho thấy có cải thiện mức độ cơn đau một cách có ý nghĩa thống kê so với giả dược sau 10 phút điều trị (xin xem hình 1 dưó’i đây), và giảm có ý nghĩa nhu cầu dùng thuốc giảm đau tiếp theo.
Hmh 1: Sự khác biệt về mức độ đau trung bình so với mức nên (±SE) cua Abstvaỉ so với giả dược (đo bang thang Lickert từ 0-10)
Độ an toàn và hiệu lực của Abstral được đánh giá trên bệnh nhân dùng thuốc trong giai đoạn đầu của cơn đau kịch phát. Trên lâm sàng, không phát hiện được tác dụng của Abstral khi sử dụng để điều trị đón đầu cơn đau.
Fentanyl, cũng giống như các thuốc chủ vận receptor µ-opioid khác, gây ra ức chế hô hấp phụ thuộc vào liều. Nguy cơ này cao hơn trên những bệnh nhân chưa điều trị bằng opioid nền so với bệnh nhân có cơn đau nặng hoặc đang điều trị bằng opioid mạn tính. Điều trị dài ngày với opioids thường dẫn tới phát triển khả năng dung nạp tác dụng thử cấp của thuốc.
Trong khi các opioid thường làm tăng trưong lực cơ tron đường tiết niệu thì tác dụng cuối cùng lại khác nhau, trong một sổ trường hợp làm tăng đi tiểu, trong một số trường hợp khác lại gây bí tiểu.
Opioid làm tăng trương lực và giảm co đẩy của cơ tron đưòng tiêu hóa, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong đường tiêu hóa, có thể là nguyên nhân gây táo bón của fentanyl.
Cơ chế tác dụng:
Fentanyl là một thuốc giảm đau nhóm opioid có tương tác chủ yếu với micro-receptor. Tác dụng điều trị quan trọng nhất là giảm đau và gây ngủ.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Fentanyl là thuốc thân mờ cao nên hấp thu rất nhanh qua màng nhày khoang miệng và chậm hơn trên đường tiêu hóa. Fentanyl điều trị bằng đưòng uống sẽ chuyển hóa qua gan qua vòng tuần hoàn thứ nhất.
Abstral là công thức viên nén đặt dưới lưỡi hòa tan nhanh. Fentanyl hấp thu nhanh sau khoảng 30 phút sau khi điều trị bằng Abstral. Sinh khả dụng của Abstral chưa được nghiên cứu nhưng ước lượng khoảng 54%. Nồng độ tối đa trung bình trong huyết tưong của fentany là từ 0,2-1,3 ng/ml (sau khi điều trị 100-800 mcg Abstral) và đạt được trong vòng từ 22,5 đến 240 phút.
Khoảng 80-85% fentanyl liên kết với protein huyết tưong, chủ yếu là alfal-glycoprotein và với albumin và lipoprotein ở mức độ ít hơn. Thể tích phân bố của fentany ở trạng thái cân bằng là từ 3-6 l/kg.
Fentanyl được chuyển hóa so cấp qua CYP3A4 thành một số chất chuyển hóa không có hoạt tính dược lý; bao gồm norfentanyl. Trong vòng 72 giờ sau khi điều trị fentanyl tĩnh mạch khoảng 75% liều thuốc được thải qua nước tiểu, phần lớn là chất chuyển hóa, khoảng dưới 10% là thuốc không biến đổi. Khoảng 9% liều được tìm thấy trong phân, chủ yếu là chất chuyển hóa. Tổng độ thanh thải fentanyl huyết tưong là khoảng 0,51/giờ/kg.
Sau khi điều trị bằng AbstraỊ thời gian bán thải của fentanyl khoảng 7 giờ (trong khoảng từ 3- 12,5 giờ) và nửa đời phần cuối là 20 giờ (trong khoảng từ 11,5-25 giờ).
Dược động học của Abstral cho thấv tỉ lệ với liều trong khoảng từ 100-800 mcg. Các nghiên cứu về dược động học cho thấy việc sử dụng nhiều viên nén hàm lưọng nhỏ tương đương với viên nén hàm lượng cao hơn ở cùng một liều lượng.
Bệnh nhân suy thận/suy gan:
Suy giảm chức năng thận hoặc chức năng gan có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu. Người già, cachectic hoặc bệnh nhân suy nhược có thể có độ thanh thải fentanyl thấp, có thể kéo dài nửa đời phần cuối, (xem phần Liều lượng và cách dùng và Cảnh báo và thận trọng)
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Các thành phần khác bao gồm: mannitol (E421), siliciíĩed microcrystalline cellulose, croscarmellose sodium và magnesium stearate.
6.2. Tương kỵ :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
6.3. Bảo quản:
Thuốc giảm đau Abstral là thuốc có hoạt lực mạnh và có thể gây nguy hiêm tính mạng nếu trẻ em vô ý dùng. Abstral phải đưọc bảo quản ở ngoài tầm với và tầm nhìn của trẻ.
Không dùng Abstral sau ngày hết hạn được ghi trên hộp (sau chữ EXP)
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 25°C
Bảo quản trong vỉ nguyên vẹn để tránh ẩm.
Khuyến cáo nên bảo quản Abstral trong khu vực bảo quản có khóa.
Bất cứ sản phẩm nào không dùng, nếu có thể, phải được chuyển cho dược sỹ để huỷ một cách an toàn. Thuốc không nên được huỷ theo đường nước thải hoặc rác thải. Việc này nhằm bảo vệ môi trườn
6.4. Thông tin khác :
Abstral là viên nén ngậm dưới lưỡi màu trắng dùng để đặt dưới lưỡi. Thuổc có các hàm lượng và hình dạng khác nhau. Bác sỹ sẽ chỉ định hàm lưọng (dùng thuốc hình dạng nào) và số lưọng thuốc phù hợp cho bệnh nhân.
Viên nén ngậm dưới lười 100 microgram tròn, màu trắng
Viên nén ngậm dưới lưỡi 200 microgram ovan, màu trắng
Viên nén ngậm dưới lười 300 microgram hình tam giác, màu trắng
Viên nén ngậm dưới lưỡi 400 microgram, hình viên kim cương màu trắng
Viên nén ngậm dưới lưỡi 600 microgram, hình chữ “D” màu trắng
Viên nén ngậm dưới lưỡi 800 microgram, hình viên nang màu trắng
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam