Amino Acid dùng cho bệnh nhân suy gan

Thông tin chung của thuốc kết hợp Amino Acid dùng cho bệnh nhân suy gan

Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc kết hợp Amino Acid dùng cho bệnh nhân suy gan (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Amino Acid dùng cho bệnh nhân suy gan

Phân loại: Thuốc bổ sung dinh dưỡng. Amino acids đường tĩnh mạch

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): B05B A01.

Biệt dược gốc: Morihepamin

Thuốc Generic: Aminoplasmal Hepa, Aminosteril N-Hepa, Hepagold, Nirmin Hepa, Aminoleban, Celemin Hepa.

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch truyền tĩnh mạch 8%, 10%

Mỗi 1000 mL: L-isoleucine 10,40 g, L-leucine 13,09 g, L-lysine acetate 9,71 g (tương đương L-lysine 6,88 g), L-methionine 1,10 g, N-acetyl-L-cysteine 0,70 g (tương đương L-cysteine 0,52 g), L-phenylalanine 0,88 g, L-threonine 4,40 g, L-tryptophan 0,70 g, L-valine 10,08 g, L-arginine 10,72 g, L-histidine 2,80 g, Glycine 5,82 g, L-alanine 4,64 g, L-proline 5,73 g, L-serine 2,24 g, glacial acetic acid 4,42 g.

Thuốc tham khảo:

CELEMIN HEPA 8%
Mỗi 500 ml dung dịch có chứa:
Acid amino …………………………. 40 g
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Celemin Hepa 8% (Amino Acid dùng cho bệnh nhân suy gan)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Cung cấp các amino acid cho bệnh nhân bị suy gan nặng và/hoặc bệnh não gan qua đường tĩnh mạch khi nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa không đầy đủ hoặc do chống chỉ định.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dung dịch chỉ dùng để tiêm truyền tĩnh mạch.

Dùng để truyền qua tĩnh mạch ngoại vi hoặc tĩnh mạch trung tâm.

Thuốc truyền qua đường tĩnh mạch. Nên truyền ngay sau khi mở chai.

Amino Acid dùng cho bệnh nhân suy gan 8% nên được truyền bằng các thiết bị truyền đã tiệt trùng.

Chai dung dịch chỉ để sử dụng một lần. Phần dung dịch không sử dụng hết nên bỏ đi. Hỗn hợp còn dư lại sau khi truyền cũng nên bỏ đi.

Không sử dụng dung dịch Amino Acid dùng cho bệnh nhân suy gan 8% đã quá hạn sử dụng.

Chỉ sử dụng khi thấy dung dịch còn trong, không có vẩn đục và chai không bị hư hỏng.

Không trộn dung dịch axít amin với các thuốc khác, trừ khi với các sản phẩm nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, đề phòng nguy cơ nhiễm khuẩn và không tương thích. Khi trộn các dung dịch khác như dung dịch đường, nhũ tương mỡ, dung dịch điện giải, vitamin hoặc các nguyên tố vi lượng cùng với Amino Acid dùng cho bệnh nhân suy gan 8% để có được hỗn hợp nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần, nên chú ý bảo đảm vô khuẩn, trộn lẫn hoàn toàn và đặc biệt là bảo đảm tính tương thích.

Liều dùng:

Liều gợi ý, trừ khi có các chỉ định khác: 1,0 đến 1,25 mL/kg thể trọng (TT)/giờ = 0,08 – 0,1 g axít amin/kg TT/giờ.

Tốc độ truyền tối đa: 1,25 mL/kg TT/giờ tương đương với 0,1 g axít amin/kg TT/giờ.

Liều dùng hàng ngày tối đa: 1,5 g axít amin/kg TT tương ứng với 18,75 mL/kg TT hoặc 1300 mL dịch hàm lượng 8% đối với người 70 kg TT.

Truyền Amino Acid dùng cho bệnh nhân suy gan 8% là một phần của chế độ nuôi dưỡng toàn phần qua đường tĩnh mạch có kết hợp với bổ sung đầy đủ năng lượng (các dung dịch đường, nhũ tương mỡ), các chất điện giải, vitamin và nguyên tố vi lượng.

Để tối ưu hóa việc điều trị, các dung dịch đường và/hoặc nhũ tương mỡ nên truyền đồng thời với dung dịch axít amin.

Amino Acid dùng cho bệnh nhân suy gan 8% có thể được chỉ định để sử dụng lâu dài tùy theo tình trạng của bệnh nhân hoặc cho đến khi khả năng chuyển hóa axít amin ở bệnh nhân trở lại bình thường.

Không có dữ liệu sử dụng Amino Acid dùng cho bệnh nhân suy gan 8% ở trẻ em.

4.3. Chống chỉ định:

Thuốc chống chỉ định ở những bệnh nhân bị vô niệu, có khuyết tật bẩm sinh về sự chuyển hóa acid amin, đặc biệt là những người có liên quan đến chuỗi chuyển hóa acid amin phân nhánh như bệnh siro niệu và bệnh rối loạn chuyển hóa acid isovaleric, hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4.4 Thận trọng:

Cần đánh giá lâm sàng và định kỳ thực hiện các xét nghiệm để theo dõi những thay đổi liên quan tới cân bằng dịch, nồng độ điện giải và cân bằng acid-base khi sử dụng liệu pháp tiêm truyền kéo dài hoặc bất cứ khi nào tình trạng bệnh nhân cho thấy cần thực hiện các đánh giá này. Nếu có sự chênh lệch đáng kể so với nồng độ bình thường, cần thực hiện bổ sung điện giải.

Các dung dịch nuôi dưỡng ưu trương mạnh nên được sử dụng thông qua ống thông (catheter) đặt tại tĩnh mạch trung tâm, ưu tiên tĩnh mạch chủ trên.

Cần thực hiện chăm sóc đặc biệt khi sử dụng dung dịch dextrose ưu trương ở các bệnh nhân đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường. Có thể cần sử dụng insulin để dự phòng tăng đường huyết nghiêm trọng ở những bệnh nhân này.

Thuốc sử dụng qua truyền tĩnh mạch ngoại vi cần phải pha loãng và đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng. Đặt đúng vị trí của kim trong lòng tĩnh mạch. Vị trí tiêm truyền cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu xâm nhiễm. Nếu xảy ra huyết khối tĩnh mạch hay viêm tĩnh mạch, ngừng tiêm truyền hoặc thay đổi vị trí truyền và bắt đầu quá trình điều trị phù hợp.

Ở những bệnh nhân nhồi máu cơ tim, truyền các acid amin luôn luôn đi kèm với dextrose, vì trong tình trạng thiếu oxy, cơ tim không thẻ sử dụng các axit béo tự do, và năng lượng phải được sản xuất yếm khí từ glycogen hoặc glucose.

Truyền thuốc có thể không ảnh hưởng đến quá trình lâm sàng của bệnh nhân viêm gan ở những người có tiên lượng kém và thường không đáp ứng với điều trị. Sự bất thường của acid amin huyết thanh trong viêm gan cấp khác với bệnh gan mãn tính.

Quá trình hút dịch dạ dày bằng cách đưa ống thông qua đường mũi kéo dài, nôn mửa, tiêu chảy hoặc rò rỉ qua lỗ rò đường tiêu hóa có thể gây thiếu hụt điện giải và có thể cần sử dụng các chế phẩm bổ sung điện giải.

Việc sử dụng glucose được vượt quá mức cho phép trên bệnh nhân có thể dẫn đến tăng đường huyết, hôn mê và tử vong.

Nhiễm toan chuyển hóa có thể được dự phòng hoặc kiểm soát bằng cách thêm một lượng cation trong hỗn hợp điện giải dưới dạng muối acetat; trong trường hợp nhiễm toan tăng clorid máu, cần giữ tổng lượng clorid trong dung dịch truyền tĩnh mạch ở mức tối thiểu.

Để giảm thiểu nguy cơ tương kỵ phát sinh khi pha trộn dung dịch này với các chất khác được chỉ định trên bệnh nhân, dịch truyền cuối cùng cần được kiểm tra để phát hiện xem dung dịch có bị đục hay bị kết tủa ngay sau khi trộn lẫn, trước khi sử dụng và định kỳ trong quá trình dùng thuốc.

Chỉ sử dụng nếu dung dịch trong suốt và không có tiểu phân.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Sử dụng Amino Acid dùng cho bệnh nhân suy gan 8% không gây ảnh hưởng đối với khả năng lái xe và vận hành máy.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Chưa có tài liệu nghiên cứu về tính an toàn khi sử dụng Amino Acid dùng cho bệnh nhân suy gan 8% đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, kinh nghiệm sử dụng các dung dịch axít amin truyền tĩnh mạch tương tự cho thấy không có nguy cơ đối với phụ nữ có thai và cho con bú.

Thời kỳ cho con bú:

Nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi dùng Amino Acid dùng cho bệnh nhân suy gan 8% cho phụ nữ có thai và cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Cũng giống như khi truyền các dung dịch ưu trương qua tĩnh mạch ngoại vi, có thể xảy ra viêm tắc tĩnh mạch.

Mẫn cảm : nổi mẩn hoặc các triệu chứng tương tự hiếm khi xuất hiện, nếu có cần phải ngưng truyền.

Hệ tiêu hóa : đôi khi có buồn nôn, ói mửa.

Hệ tuần hoàn : đôi khi có nặng ngực, hồi hộp hoặc các triệu chứng tương tự.

Chuyển hóa đường : hiếm khi có hạ đường huyết.

Truyền nhanh hoặc truyền số lượng lớn : truyền lượng lớn hoặc tốc độ nhanh có thể gây toan huyết, hoặc đôi khi gia tăng nồng độ ammoniac thoáng qua do quá tải lượng nitrogene.

Các triệu chứng khác : hiếm khi có lạnh run, sốt, nhức đầu, đau dọc mạch máu hay toát mồ hôi.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Hiện chưa có tương tác thuốc nào được báo cáo.

Pha trộn với các thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và nguy cơ không tương thích giữa các thuốc, vì vậy không trộn dung dịch axít amin với các thuốc khác, trừ các sản phẩm dinh dưỡng truyền tĩnh mạch mà tính tương thích đã được xác nhận.

4.9 Quá liều và xử trí:

Amino Acid dùng cho bệnh nhân suy gan 8% là dung dịch axít amin để truyền tĩnh mạch. Không có nhiễm độc cấp tính nếu sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn.

Truyền thuốc quá nhanh qua tĩnh mạch ngoại vi có thể gây viêm tắc tĩnh mạch (do nồng độ thẩm thấu của dung dịch).

Tùy theo mức độ rối loạn điều tiết do tiền sử bệnh lý và suy giảm chức năng gan, hiện tượng buồn nôn, nôn, ớn lạnh và mất axít amin qua đường thận có thể gặp ở một số bệnh nhân sau khi dùng quá liều.

Nếu gặp các triệu chứng quá liều trên, cần truyền chậm lại hoặc ngưng truyền.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Nhóm điều trị: dung dịch axít amin nuôi dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch.

Mã số theo ATC: B05B A01.

Dung dịch acid amin để nuôi dưỡng đường tĩnh mạch thích hợp cho bệnh nhân bị suy gan. Nó cung cấp hỗn hợp của các acid amin thiết yếu và không thiết yếu với nồng độ cao các acid amin phân nhánh và nồng độ thấp acid amin thơm. Thành phần acid amin với công thức như trên là nguồn cung cấp nitơ tốt để hỗ trợ và điều trị các bệnh nhân gan bị não gan.

Chưa biết cơ chế chính xác mang lại hiệu quả điều trị của thuốc. Được đặc chế để bù trừ sự rối loạn acid amin trong suy gan, Ổn định nồng độ acid amin trong máu, Không làm tăng urea máu, Ảnh huởng tốt lên trạng thái thần kinh, Cải thiện cân bằng nitrogen.

Cơ chế tác dụng:

Thuốc cung cấp hỗn hợp các acid amin thiết yếu và không thiết yếu, như acid amin, methionine. Các acid amin này dược xây dựng đặc thù để cung cấp nguồn nitơ dễ dung nạp trong bổ sung dinh dưỡng và diều trị bệnh nhân não gan.

Cơ chế chính xác chưa được biết đến. Nguyên nhân gây bệnh não gan chưa được biết đến và được cho là do nhiều yếu tố. Việc giái thích tác dụng của thuốc dựa trên những quan sát sự mất cân bằng nồng độ acid amin trong máu ở bệnh nhân bệnh gan. Trên lý thuyết, dấu hiệu bất thường này được cho là liên quan đến sự phát triển của bệnh não gan.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Hấp thu

Vì là thuốc truyền tĩnh mạch, sinh khả dụng của các amino acid trong dung dịch là 100%.

Phân bố

Amino acid kết hợp với protein trong các mô khác nhau của cơ thể. Ngoài ra, mỗi amino acid hiện diện như là amino acid tự do trong máu và trong các tế bào.

Thành phần của dung dịch amino acid được dựa vào kết quả phân tích lâm sàng chuyển hóa của amino acid truyền qua tĩnh mạch. Số lượng các amino acid trong dung dịch được chọn để tăng đồng nhất nồng độ của tất cả các amino acid huyết tương đạt được. Tỷ lệ sinh lý của amino acid trong huyết tương, như là cân bằng nội môi amino acid, do đó được duy trì trong suốt thời gian truyền thuốc.

Sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi bình thường phụ thuộc vào nguồn cung cấp liên tục amino acid từ mẹ sang thai nhi. Nhau thai có nhiệm vụ chuyển amino acid giữa hai vòng tuần hoàn.

Chuyển hóa sinh học

Các amino acid không tham gia tổng hợp protein được chuyển hóa như sau: nhóm amino được tách từ khung cacbon qua phản ứng chuyển nhóm amino với men xúc tác transaminase. Chuỗi cacbon này hoặc bị oxy hóa trực tiếp thành CO2 hoặc được sử dụng như chất nền trong quá trình tân tạo glucose ở gan. Nhóm amino cũng được chuyển hóa tại gan thành ure.

Thải trừ

Chỉ một lượng nhỏ amino acid được bài tiết dưới dạng không đổi qua nước tiểu.

5.3. Hiệu quả lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Nước cất pha tiêm….

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C. Không bảo quản đông lạnh. Tránh ánh sáng.

Sau khi mở chai: truyền thuốc ngay để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Sau khi trộn với thuốc khác: xem chi tiết từng sản phẩm cụ thể.

6.4. Thông tin khác :

Bệnh nhân có rối loạn về chức năng thận và chức năng gan có những thay đổi về amino acid đồ (aminogram) so với người bình thường, do đó, cần những dung dịch amino acid có thành phần được điều biến cho phù hợp với những sự thay đổi này.

Trước hết, có một khái niệm cần được đề cập, đó là tỷ số Fischer. Tỷ số Fischer là tỷ lệ mol giữa amino acid phân nhánh (BCAA – bao gồm isoleucin, leucin, valin) so với amino acid mạch thơm(aromatic amino acid – AAA – bao gồm phenylalanin, tyrosin).

Tỷ số này cho biết sự tương quan giữa lượng amino acid phân nhánh và amino acid mạch thơm trong cơ thể người, cũng như trong các sản phẩm dung dịch amino acid được sử dụng trong lâm sàng.

Ở bệnh nhân suy gan: Bệnh nhân suy gan có sự thay đổi đặc trưng trong nồng độ amino acid ở máu, đó là giảm nồng độ các amino acid mạch nhánh (BCAA) và tăng nồng độ các amino acid mạch thơm (AAA). Sự thay đổi này được xem là có đóng góp vai trò trong bệnh sinh của bệnh não gan (hepatic encephalopathy). Giả thuyết cho điều này là bởi các BCAA và AAA có chung các chất vận chuyển để đi qua hàng rào máu – não (blood-brain barrier – BBB), do đó khi nồng độ BCAA giảm, giảm sự cạnh tranh trên chất vận chuyển, làm thuận lợi hơn cho việc vận chuyển các AAA vào não. Các AAA này khi vào não, tạo ra các “chất dẫn truyền thần kinh giả” (“false neurotransmitters”), như octopamine, tyrosine, phenylethylamine, làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn chức năng não. Sự giảm nồng độ của các BCAA được cho là do chúng được tiêu thụ nhanh chóng để tạo năng lượng và tạo glutamate để giải độc ammonia ở cơ vào não; trong khi đó, sự tăng nồng độ các AAA là do gan bị bệnh suy giảm khả năng chuyển hóa và thanh thải. Do đó, các sản phẩm dung dịch amino acid được thiết kế cho bệnh nhân có bệnh về gan có hàm lượng cao của BCAA và hàm lượng rất thấp của các AAA. Vì vậy, tỷ lệ BCAA/amino acid toàn phần và tỷ số Fischer của các sản phẩm này tăng lên rất nhiều so với các dung dịch amino acid chuẩn, đồng thời tỷ lệ AAA/amino acid toàn phần giảm đi đáng kể. Do đó các sản phẩm amino acid cho bệnh lý gan như Aminoplasmal Hepa, Aminosteril N-Hepa, Hepagold, Morihepamin, Nirmin Hepa, Aminoleban, Celemin Hepa có tỷ số Fischer cao, tăng nhiều so với chỉ số Fischer của dung dịch amino acid chuẩn.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM