Thông tin tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc Acarfar
Acarfar là một loại thuốc được sử dụng cùng với chế độ ăn kiêng và tập thể dục để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 do Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic sản xuất. Acarfar cũng được sử dụng kết hợp với insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác do bác sỹ chỉ định. Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc Acarfar (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…):
Nội dung chính
Toggle1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Acarbose
Phân loại: Thuốc tác động trên hệ nội tiết > Thuốc điều trị tiểu đường > Nhóm ức chế Alpha-glucosidase.
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A10BF01.
Biệt dược gốc: Glucobay
Biệt dược: Acarfar
Hãng sản xuất : Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic
Hãng tiếp thị : Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic.
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén chứa 50 mg Acarbose.
Hình ảnh tham khảo:
ACARFAR | ||
Mỗi viên nén có chứa: | ||
Acarbose | …………………………. | 50 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Thông tin dành cho người sử dụng:
3.1. Acarfar là thuốc gì?
Acarfar là một loại thuốc được sử dụng cùng với chế độ ăn kiêng và tập thể dục để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 do Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic sản xuất. Acarfar cũng được sử dụng kết hợp với insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác do bác sỹ chỉ định.
3.2. Câu hỏi thường gặp phổ biến:
Acarbose thuộc nhóm thuốc ức chế Alpha-glucosidase là nhóm gì??
Alpha-glucosidase là một trong những enzyme chịu trách nhiệm chuyển hóa carbohydrate thành glucose (và một số chất khác), để các chất này được hấp thụ. Các chất ức chế alpha-glucosidase sẽ ức chế cạnh tranh và giảm tác dụng của các enzyme đường ruột này. Từ đó làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate và làm chậm quá trình hấp thu glucose, mức đường huyết sau ăn sẽ tăng ít hơn và chậm hơn.
Acarbose có nằm trong danh mục bảo hiểm y tế ở Việt Nam không?
Acarbose CÓ nằm trong danh mục bảo hiểm y tế ở Việt Nam, thuốc này được cấp bảo hiểm ở các bệnh viện. Do đó người bệnh có thể được kê đơn và lĩnh thuốc này tại các cơ sở khám chữa bệnh theo tuyến bảo hiểm y tế.
4. Thông tin dành cho nhân viên y tế:
4.1. Chỉ định:
Điều trị kết hợp với chế độ ăn và tập luyện hoặc với thuốc khác trị đái tháo đường tuýp 2.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Uống thuốc ngay khi bắt đầu ăn. Liều phải được điều chỉnh cho đáp ứng từng trường hợp người bệnh.
Liều dùng:
Liều khởi đầu: 1/2 viên. Cứ sau 4-8 tuần lại tăng liều cho đến khi đạt được nồng độ glucose sau khi ăn 1 giờ dưới 180 mg/decilit hoặc đạt liều tối đa 1 viên, 3 lần/ngày (cho người bệnh < 60kg) hoặc 2 viên, 3 lần/ ngày (cho người bệnh > 60kg).
Liều duy trì: 1 – 2 viên/ lần, 3 lần/ ngày.
4.3. Chống chỉ định:
Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc Acarfar.
Các bệnh lý có nguy cơ diễn tiến xấu hơn do hiện tượng sinh hơi trong ruột (như hội chứng Roemheld, chứng thoát vị, tắc nghẽn ruột).
Suy gan, tăng men gan.
Viêm nhiễm đường ruột, đặc biệt kết hợp với loét.
Hạ đường huyết.
Đái tháo đường nhiễm toàn thể ceton.
Phụ nữ mang thai và cho con bú.
4.4 Thận trọng:
Cần theo dõi enzym gan trong thời gian điều trị bằng Acarbose đối với người bị suy gan.
Có thể xảy ra hạ glucose máu khi dùng acarbose đồng thời với sulfonylurea và/ hoặc insulin. Khi bị tụt đường huyết, phải dùng glucose uống mà không dùng sucrose vì hấp thu glucose không bị ức chế bởi acarbose.
Acarbose không có tác dụng khi dùng đơn độc ở những người bệnh tiểu đường có biến chứng nhiễm toan, tăng ceton hoặc hôn mê; ở những trường hợp này phải dùng insulin.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Không có.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: B3
US FDA pregnancy category: B
Thời kỳ mang thai:
Không nên dùng thuốc trong thời gian mang thai và cho con bú..
Thời kỳ cho con bú:
Không nên dùng thuốc trong thời gian mang thai và cho con bú..
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Acarbose có thể gây đầy bụng, phân nát, tiêu chảy, buồn nôn, bụng trướng và đau.
Chức năng gan bất thường, vàng da, viêm gan, ngứa có thể xảy ra.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Tác dụng không mong muốn về tiêu hóa có thể giảm khi vẫn tiếp tục điều trị và chỉ cần giảm lượng đường ăn (đường mía). Để giảm thiểu các tác dụng phụ về tiêu hóa, nên bắt đầu điều trị bằng liều thấp nhất và tăng dần cho tới khi đạt được kết quả mong muốn. Không dùng các thuốc kháng acid để điều trị các tác dụng phụ về tiêu hóa, do thuốc có thể ít có hiệu quả điều trị.
Tổn thương gan, kèm vàng da, tăng aminotransferase huyết thanh thường hết sau khi ngừng thuốc.
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Trong khi điều trị bằng acarbose, thức ăn chứa đường saccharose (đường trắng) thường gây khó chịu ở bụng hoặc có khi ỉa chảy, vì hydrat carbon tăng lên men ở đại tràng.
Acarbose có thể cản trở hấp thu hoặc chuyển hóa sắt.
Vì cơ chế tác dụng của acarbose và của các thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfonylurê hoặc biguanid khác nhau, nên tác dụng của chúng đối với kiểm soát glucose máu có tính chất cộng khi dùng phối hợp.
Dùng đồng thời với các thuốc kháng acid, cholestyramin, các chất hấp phụ ở ruột và các enzym tiêu hóa có thể làm giảm tác dụng của acarbose.
4.9 Quá liều và xử trí:
Triệu chứng: Quá liều có thể dẫn tới trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
Xử trí: trong trường hợp quá liều bệnh nhân không nên dùng thức ăn, đồ uống chứa carbohydrate (disaccharid, oliosaccharid hoặc polysaccharid) trong 4 – 6 giờ tiếp sau.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Acarbose là một tetrasacharid chống tiểu đường, ức chế enzym alpha glucosidase ruột, đặc biệt là sucrase, làm chậm tiêu hóa và hấp thu carbohydrat. Kết quả là glucose máu tăng chậm hơn sau khi ăn, giảm nguy cơ tăng glucose máu, và nồng độ glucose máu ban ngày dao động ít hơn.
Cơ chế tác dụng:
Hoạt tính của acarbose biểu hiện ở ống tiêu hoá. Tác dụng dựa vào cơ chế ức chế men α-glucosidase, đây là một men ở ruột, xúc tác cho sự giáng hoá disaccharide, oligosaccharide và polysaccharide. Điều này dẫn tới một sự làm chậm phụ thuộc liều đối với sự tiêu hoá các carbonhydrate nêu trên.
Quan trọng nhất là glucose sinh ra từ carbonhydrate sẽ chậm phóng thích và chậm hấp thu vào máu hơn. Bằng cơ chế này, acarbose sẽ làm chậm và làm giảm sự tăng đường máu sau ăn. Kết quả là acarbose có tác dụng làm cân bằng sự hấp thu glucose qua ruột, sự dao động của glucose máu trong ngày sẽ giảm bớt và giảm giá trị trung bình của glucose máu.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Thuốc hấp thu kém ở đường tiêu hoá, khả dụng sinh học < 1 – 2%. Thuốc giáng vị ở ruột do vi khuẩn đường ruột và đào thải qua phân.
5.3. Hiệu quả lâm sàng:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Latose, stach 1500, magnesi stearat, aerosil, …
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
HDSD Thuốc Acarfar do Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic sản xuất (2016).
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM