Prothionamide (Protionamide) – Kesude tab

Thuốc Kesude tab là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Kesude tab (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Prothionamide (Protionamide)

Phân loại: Thuốc kháng lao.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): J04AD01.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Kesude tab

Hãng sản xuất : Theragen Etex Co., Ltd – Korea

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 250 mg.

Thuốc tham khảo:

KESUDE TAB
Mỗi viên nén có chứa:
Prothionamide …………………………. 250 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Điều trị lao theo hướng dẫn của chương trình chống lao Quốc gia (Bộ Y tế).

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Prothionamid nên uống ngay sau bữa ăn và chia thành những liều nhỏ để giảm thiểu sự kích thích dạ dày – ruột. Dùng prothionamid phối hợp với các thuốc chống lao khác theo hướng dẫn của chương trình chống lao quốc gia.

Liều dùng:

Liều cho người lớn: Liều được tính theo nhóm cân nặng. Dưới 33 kg: 15-20 mg/kg/ngày; từ 33 kg đến 50 kg: 500 mg/ngày; từ 51 kg đến 70 kg: 750 mg/ngày; trên 70 kg: 750-1000 mg/ngày.

Liều cho trẻ em: 15-20 mg/kg/ngày chia làm 2 lần, tối đa 1,0 g/ngày.

4.3. Chống chỉ định:

Suy gan nặng.

Quá mẫn với prothionamid và các thành phần của khác.

4.4 Thận trọng:

Bệnh nhân suy gan, suy thận, đái tháo đường.

Bệnh nhân có các vấn đề di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, thiếu enzym lactase lappase hoặc giảm hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Prothionamid có thể gây ra tình trạng ngủ lơ mơ, giảm tỉnh táo vì vậy cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Prothionamid đi qua hàng rào nhau thai. Do nguy cơ tác dụng sinh quái thai, không dùng prothionamid trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú:

Không biết prothionamid có phân bố trong sữa hay không. Vì nhiều thuốc bài tiết trong sữa, không nên cho con bú trong khi điều trị với prothionamid.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Rối loạn tiêu hóa là ADR thường gặp nhất của prothionamid và có vẻ có liên quan với liều dùng. Những ADR thường gặp khác là về thần kinh và gan.

Thường gặp, ADR > 1/100

Tiêu hoá: Chán ăn, buồn nôn, nôn, cảm thấy vị kim loại, ỉa chảy.

Gan: Tăng men gan, viêm gan, vàng da.

Tim mạch: Hạ huyết áp tư thế.

Hệ thần kinh trung ương: Rối loạn tâm thần, ngủ lơ mơ.

Thần kinh – cơ và xương: Yếu ớt.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Thần kinh trung ương: Chóng mặt, nhức đầu.

Da: Rụng tóc.

Nội tiết và chuyển hoá: Giảm đường huyết, to vú đàn ông.

Tiêu hoá: Đau bụng.

Mắt: Viêm dây thần kinh thị giác, nhìn mờ.

Mũi: Rối loạn khứu giác.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Thần kinh trung ương: Viêm dây thần kinh ngoại biên, dị cảm, động kinh, run.

Da: Ban, nhạy cảm với ánh sáng.

Nội tiết và chuyển hóa: Giảm năng tuyến giáp hoặc bướu giáp.

Tiêu hóa: Viêm miệng, viêm dạ dày.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Có thể làm giảm ADR về tiêu hóa bằng cách giảm liều hoặc thay đổi thời gian dùng thuốc. Điều trị buồn nôn và nôn với thuốc chống nôn. Khi có ADR nặng về tiêu hóa, cần phải ngừng prothionamid.

Có thể dự phòng hoặc làm giảm ADR về thần kinh và viêm dây thần kinh ngoại biên bằng cách dùng đồng thời pyridoxin hydroclorid. Tác dụng độc hại gan thường phục hồi khi ngừng thuốc.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Cycloserin và isoniazid: Dùng đồng thời với prothionamid có thể làm tăng tỷ lệ ADR về hệ thần kinh trung ương, do đó phải dùng prothionamid thận trọng ở người đang dùng cycloserin hoặc isoniazid.

4.9 Quá liều và xử trí:

Triệu chứng quá liều gồm bệnh thần kinh ngoại biên, chán ăn và đau khớp. Sau khi loại bỏ thuốc khỏi đường tiêu hóa, tiến hành điều trị hỗ trợ. Có thể dùng pyridoxin để dự phòng bệnh thần kinh ngoại biên.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Nhóm dược lý: Kháng sinh điều trị lao

Mã ATC: J04AD01

Prothionamid có tác dụng chống lại vi khuẩn Mycobacterium và kìm hãm hoạt động của vi khuẩn thông qua cơ chế: Ức chế quá trình tổng hợp peptid và quá trình nhân đôi của vi khuẩn. Ngoài ra, prothionamid có tác dụng chống lại các Mycobacterium không điển hình như Mavium, M.leprae, M.kansasii.

Cơ chế tác dụng:

Có ít các tài liệu tương ứng công bố chi tiết cơ chế tác dụng của Prothionamide nhưng rất có khả năng cơ chế tác dụng của thuốc tương tự như Ethionamide ( ETH) do cấu trúc gần như tương đồng của thuốc với Ethionamide. Cơ chế tác dụng của ETH được cho là ức chế tổng hợp acid mycolic. Prothionamide có tác dụng với vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp acid mycolic của thành tế bào vi khuẩn tương tự như Ethionamide và Isoniazid. Sự kháng thuốc sẽ tiến triển nhanh nếu sử dụng Prothionamide đơn độc.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Prothionamid hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khi uống 2 giờ. Prothionamid phân bố khắp các mô và dịch trong cơ thể. Prothionamid chuyển hóa thành sulfoxid và các chất không có tác dụng, được thải trừ qua đường nước tiểu.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược: Lactose ngậm nước, cellulose vi tinh thể, povidon, natri croscarmellose, magnesi stearat, opadry yellow.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

HDSD Thuốc Kesude tab (2017) do công ty Theragen Etex Co., Ltd sản xuất.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM

 

Pharmog Team

Pharmog Team

Được thành lập từ năm 2017 bởi các dược sỹ, bác sỹ trẻ có chuyên môn tốt với mục đích quảng bá, tuyên truyền thông tin về dược tới nhân viên y tế.