Potassium chloride (Kali clorid – KCl) – Sterile Potassium Chloride Concentrate

Thuốc Sterile Potassium Chloride Concentrate 14.9% là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Sterile Potassium Chloride Concentrate 14.9% (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Potassium chloride (Kali clorid / KCl)

Phân loại: Khoáng chất và chất điện giải.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A12BA01, B05XA01.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Sterile Potassium Chloride Concentrate 14.9%

Hãng sản xuất : B.Braun Medical Industries Sdn. Bhd.

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch đậm đặc để pha dung dịch tiêm truyền 14.9%. (1,49g/10ml)

Thuốc tham khảo:

STERILE POTASSIUM CHLORIDE CONCENTRATE 14.9%
Mỗi 10ml dung dịch đậm đặc pha tiêm có chứa:
Kali clorid …………………………. 1490 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Tình trạng thiếu hụt kali, đặc biệt là trường hợp có kèm theo tình trạng dư kiềm và nồng độ clorid trong máu giảm (tình trạng nhiễm kiềm giảm clorid).

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Truyền tĩnh mạch, phải pha loãng theo kiểu thuốc bổ sung vào dung dịch tiêm truyền. Nồng độ kali trong dung dịch tiêm truyền này tối đa là 40 mmol/l. Những dung dịch thích hợp cho việc pha loãng gồm các dung dịch glucose 5% hoặc 10%, dung dịch natri clorid đẳng trương, dung dịch ringer lactat, hoặc các dung dịch bổ sung điện giải.

Chế phẩm Sterile Potassium Chloride Concentrate 14.9% chỉ được bổ sung vào dịch truyền ngay trước khi truyền và phải tuân theo kỹ thuật vô trùng môt cách nghiêm ngặt. Sau đó lắc nhẹ chai dịch cho đều.

Theo nguyên tắc, chỉ được dùng bơm truyền dịch để truyền kali khi đã chuẩn bị sẵn sàng được liệu pháp giải độc.

Cảnh giác:

Không được tiêm thuốc chưa pha loãng.

Pha loãng trước khi dùng 10 ml sản phẩm với không ít hơn 500 ml (20ml sản phẩm với không ít hơn 1000 ml) dung môi hòa tan thích hợp.

Liều dùng:

Liều lượng cần được điều chỉnh tủy theo các trị số phân tích của ion đồ huyết thanh và cân bằng acid-base.

Lượng kali bị thiếu hụt được tính theo công thức sau: mmol kali = kg thể trọng x 0,2 x 2 x (4,5 – nồng độ kali hiện có trong huyết thanh [mmol/l].

(Khối lượng cơ thể x 0,2 là thể tích dịch ngoại bào).

Liều tối đa hàng ngày: Tối đa 2 – 3 mmol/kg thể trọng/ngày.

Tốc độ truyền tối đa: Tối đa 20 mmol kali trong một giờ (tương ứng với 0,3 mmol kali/kg thể trọng/giờ đối với người lớn).

4.3. Chống chỉ định:

Không được sử dụng chế phẩm Sterile Potassium Chloride Concentrate 14,9% khi

Nồng độ kali tăng cao (tình trạng tăng kali máu)

Nồng độ clorid tăng cao (tình trạng tăng clorid máu)

Các rối loạn thường liên kết với tình trạng tăng kali máu như mất nước, thận bị suy giảm chức năng bài tiết, bệnh Addison, hội chứng di truyền mệt lử từng cơn (hội chứng Gamstorp), bệnh thiếu máu tế bào hình liềm.

4.4 Thận trọng:

Thận trọng khi sử dụng thuốc

Theo dõi lâm sàng phải bao gồm cả việc kiểm tra ion đồ huyết thanh và cân bằng acid-base,

Cần phải đảm bảo dung dịch được tiêm trong tĩnh mạch, vì tiêm ngoài tĩnh mạch có thể gây hoại tử mô.

Cảnh giác đặc biệt

Chế phẩm Sterile Potassium Chloride Concentrate 14.9% phải được sử dụng hết sức thận trọng khi

-suy tim mất bù.

-điều trị đồng thời với các thuốc lợi tiểu giữ kali, các thuốc kháng aldosteron, các chất ức chế men chuyển angiotensin ACE hoặc các thuốc có tiêm năng gây độc cho thận (các thuốc chống viêm phi steroid, v.v.).

Phải ngừng truyền các dung dịch có chứa kali nếu có dấu hiệu suy thận.

Có những thay đổi rõ rệt trên điện tâm đồ ECG (Electro Cardio Gram) khi cân bằng kali bị rối loạn (tình trạng giảm hoặc tăng kali máu). Tuy nhiên, không có mối quan hệ tuyến tính giữa sự biến đổi về điện tâm đồ và nồng độ kali trong máu.

Sử dụng trong thời kỳ có thai

Không ghi nhận thầy có phản ứng phụ nào. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc này cho phụ nữ có thai nếu thật cần thiết.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Không có.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: Miễn

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Không có dữ liệu lâm sàng về việc sử dụng kali clorid 149mg/ml trên phụ nữ có thai. Cũng chưa có thử nghiệm trên động vật để đánh giá tác động có hại đến thai kỳ, khả năng thụ thai, quá trình sinh hoặc phát triển sau khi sinh. Mặt khác, kali và clo là thành phần trong cơ thể, điều này hạn chế gây ra bất kỳ ảnh hưởng có hại nào.

Lưu ý: cần phải cân nhắc trước khi kê đơn kali clorid 149 mg/ml cho phụ nữ có thai. Chỉ dùng sản phẩm này khi đã cân nhắc giữa lợi ích và các rủi ro có thể xảy ra.

Thời kỳ cho con bú:

Không có dữ liệu từ các công trình nghiên cứu nào có liên quan đến việc sử dụng kali clorid 149 mg/ml cho phụ nữ cho con bú.

Lưu ý cần phải cân nhắc trước khi kê đơn kali clorid 149 mg/ml cho phụ nữ cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Sử dụng kali clorid có thể gây buồn nôn, nhiễm acid, nồng độ clorid trong máu tăng cao.

Truyền quá nhanh có thể dẫn đến loạn nhịp tim.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Loạn nhịp tim là dấu hiệu lâm sàng sớm nhất, phát hiện được bằng điện tâm đồ. Cần ngừng dùng kali clorid ngay.

Ỉa chảy, buồn nôn, đau bụng thường xảy ra khi dùng thuốc uống, phải uống cùng thức ăn hoặc phải pha loãng dạng dung dịch kali clorid.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Sự gia tăng nồng độ kali trong dịch ngoại bào làm giảm tác dụng của các glycosid tim, giảm kali ngoại bào làm tăng tác dụng gây loạn nhịp của các glycosid tim

Các thuốc lợi tiểu giữ kali, các thuốc kháng aldosteron, các chất ức chế men chuyển angiotensin ACE (Angiotensin Converting Enzyme), các thuốc chống viêm phi steroid và các thuốc giảm đau thần kinh ngoại biên làm giảm sự đào thải kali qua thận. Tình trạng tăng kali máu trầm trọng có thể xảy ra nếu dùng đồng thời với kali clorid.

Tình trạng tăng kali máu trầm trọng, cùng với tác dụng phụ lên nhịp tim, cũng có thể xuất hiện khi suxamethonium và kali được dùng đồng thời.

Các thuốc gây tăng bài tiết kali ACTH và corticosteroid có thể gây tăng thanh thải kali tại thận.

4.9 Quá liều và xử trí:

Triệu chứng:

Dùng quá liều lượng có thể gây tình trạng tăng kali máu, đặc biệt là trong trường hợp có nhiễm acid hoặc suy thận.

Triệu chứng của tình trạng tăng kali máu đầu tiên là rối loạn tim mạch. Có thể có nhịp tim chậm, phong bế nhĩ thất và rung tâm thất và ngừng tim.

Trên điện tâm đồ có sóng T cao, nhọn, đối xứng và, khi nồng độ kali rất cao, phức hợp QRS bị mở rộng. Các tác dụng lên mạch máu bao gồm hạ huyết áp và dồn máu về trung tâm.

Các triệu chứng của thần kinh cơ bao gồm mệt mỏi, suy nhược, lú lẫn, chân tay nặng nề, co giật cơ, dị cảm, và liệt tiến triển.

Nồng độ kali trong huyết tương lớn hơn 6,5 mmol/l là mức nguy hiểm, trên 8 mmol/ thường gây chết người.

Điều trị cấp cứu/giải độc

Biện pháp xử trí đầu tiên là phải ngừng truyền dịch ngay lập tức. Các biện pháp giải độc tiếp theo bao gồm tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch gluconat calci 10%, truyền glucose cùng với insulin, tăng cường lợi niệu, cho uống hoặc thụt trực tràng các chất trao đổi cation, trung hòa acid, nếu cần.

Trong trường hợp bị trúng độc nặng, có thể phải cần đến biện pháp thẩm phân máu.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Nhóm dược lý: dung dịch điện giải tiêm truyền tĩnh mạch

Mã ATC: B05X A01

Cơ chế hoạt động:

Kali là một trong những ion quan trọng ở màng tế bào, nơi chiếm khoảng 98% lượng kali của cơ thể.

Kali cần cho quá trình điện hóa tế bào và trong chuyển hóa carbohydrat và protein. Trong quá trình tổng hợp glyeogen và protein, kali được đưa vào trong tế bào và trong quá trình phân rã của những chất này, kali được giải phóng (khoảng 0,4 – 1 mmol kali/g của glycogen và khoảng 2 – 3 mmol kali/g do mất nitrogen)

Hiệu quả của thuốc:

Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch Sterile Potassium Chloride Concentrate 14,8% có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và bù đắp sự thiếu hụt kali khi đường uống và đường ăn nuôi không đáp ứng đủ lượng kali. Lượng kali cần thiết hàng ngày là 1 – 1,5 mmol/kg cân nặng.

Sự thiếu hụt kali có thể gây ra bởi việc tăng bài tiết ở thận, mất dịch dạ dày và ruột non do nôn mửa, tiêu chảy hay qua các lỗ rỏ rỉ, tăng sự di chuyển kali vào màng tế bào khi sử dụng liệu pháp giảm sự thiếu nhiễm acid, liệu pháp với glucose và insulin hoặc sự thiếu hụt kali do ăn uống.

Hạ kali trong máu dẫn đến mỏi cơ, sự mất trương lực của cơ trơn đường tiêu hóa (có thể gây táo bón đến tắc ruột), mất khả năng của thận, biến đổi ECG, rối loạn nhịp tim.

Cơ chế tác dụng:

Kali là chất hoạt hóa quan trọng trong nhiều phản ứng enzym và là chất cần thiết trong quá trình sinh lý. Ớ dịch ngoại bào, hàm lượng kali thấp (3,5 – 5 mmol/lít). Một enzym liên kết với màng là Na+ – K+ – ATPase có tác dụng vận chuyến tích cực, bơm Na+ ra ngoài và K+ vào trong tế bào đế duy trì sự chênh lệch nồng độ này. Chênh lệch nồng độ K+ trong và ngoài tế bào cần thiết cho dẫn truyền xung động thần kinh ở các mô đặc biệt như tim, não, và cơ xương, cũng như duy trì chức năng thận bình thường và cân bằng kiềm toan.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Kali được đào thải chủ yếu bằng ống thận xa 5-10 mmol/ngày có thể được bài tiết qua phân và mồ hôi.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Nước cất pha tiêm.

6.2. Tương kỵ :

Kali clorid không được pha vào manitol, máu hoặc các sản phấm máu hoặc dung dịch chứa amino acid hoặc có chứa lipid, vì có thể làm kết tủa những chất này hoặc gây tan hồng cầu truyền vào.

6.3. Bảo quản:

Bảo quản dưới 30 oC, không làm đông lạnh.

6.4. Thông tin khác :

Chú ý

Không được sử dụng nếu thấy dung dịch không trong suốt hoặc bao bì có dấu hiệu bị hư hại.

Để ngoài tầm tay với của trẻ em.

Mỗi chai chỉ dùng một lần.

Phần không dùng nữa phải hủy bỏ.

Dung dịch vô trùng, không có chất gây sốt.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

HDSD Thuốc Sterile Potassium Chloride Concentrate 14.9% do B.Braun Medical Industries Sdn. Bhd. sản xuất (2015).

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM