Thông tin tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc Tazocin
Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc Tazocin (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
Nội dung chính
Toggle1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Piperacillin + Tazobactam
Phân loại: Thuốc kháng sinh beta-lactam, phân nhóm Ureido-penicillins, dạng kết hợp.
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): J01CA12.
Biệt dược gốc: Tazocin
Hãng sản xuất : Wyeth Lederle S.r.l.
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Bột đông khô pha dung dịch truyền tĩnh mạch.
Mỗi lọ: Piperacillin (dưới dạng Piperacillin natri) 4 g; Tazobactam (dưới dạng Tazobactam natri) 0,5 g.
Thuốc tham khảo:
TAZOCIN | ||
Mỗi lọ bột pha tiêm có chứa: | ||
Piperacillin natri | …………………………. | 4000 mg |
Tazobactam | …………………………. | 500 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
TAZOCIN® được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn toàn thân và/hoặc tại chỗ gây ra bởi các vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí gram dương và gram âm nhạy cảm với piperacillin/tazobactam hoặc piperacillin:
Người lớn:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
Nhiễm khuẩn huyết.
Nhiễm khuẩn phụ khoa bao gồm viêm nội mạc tử cung hậu sản và bệnh viêm vùng chậu (PID).
Nhiễm khuẩn có sốt kèm giảm bạch cầu đa nhân trung tính. Nên điều trị kết hợp với aminoglycosid.
Nhiễm khuẩn xương và khớp.
Nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn (gram dương/gram âm hiếu khí và kỵ khí).
Trẻ em (từ 2 tuổi trở lên):
Nhiễm khuẩn có sốt kèm giảm bạch cầu trung tính. Nên điều trị kết hợp với aminoglycosid.
Nhiễm khuẩn ổ bụng.
Trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng, có thể bắt đầu điều trị theo kinh nghiệm với TAZOCIN® trước khi có kết quả xét nghiệm về tính nhạy cảm của vi khuẩn.
Lưu ý: Đối với tình trạng nhiễm khuẩn huyết đi kèm do các sinh vật sản sinh beta-lactamase phổ rộng (extended-beta-lactamase – ESBL), xem mục 5.1. Đặc tính dược lực học.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Tiêm tĩnh mạch: Mỗi lọ Piperacillin + Tazobactam 4,5 g pha với 20 ml nước cất vô trùng hoặc NaCl 0,9% tiêm mạch chậm trong 3-5 phút.
Truyền tĩnh mạch: Mỗi lọ Piperacillin + Tazobactam 4,5 g pha với 20 ml nước cất vô trùng hoặc NaCl 0,9%, sau đó pha loãng thêm nữa thành ít nhất 50 ml truyền tĩnh mạch trong 20-30 phút.
Thuốc phải được pha ngay trước khi dùng, dung dịch còn lại sau khi dùng phải bỏ đi. Tuy nhiên, dung dịch thuốc đã pha vẫn ổn định về mặt hóa học ít nhất trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc 48 giờ ở 4oC.
Liều dùng:
TAZOCIN® nên được truyền tĩnh mạch chậm (từ 20-30 phút trở lên).
Khoảng thời gian điều trị
Thời gian điều trị tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn và tiến triển về kết quả vi khuẩn học cũng như bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
Nhìn chung, tổng liều khuyến cáo hàng ngày là 12g piperacillin/1,5g tazobactam, chia làm nhiều lần, mỗi lần dùng cách nhau 6 giờ hoặc 8 giờ. Có thể sử dụng liều cao tới 18g piperacillin/2,25g tazobactam mỗi ngày, chia làm nhiều lần trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng.
Giảm bạch cầu trung tính ở trẻ em
Dùng phối hợp với aminoglycosid ở những bệnh nhân sốt kèm theo giảm bạch cầu trung tính:
Trẻ em có chức năng thận bình thường và cân nặng dưới 50kg, nên điều chỉnh liều tới 80mg piperacillin/10mg tazobactam cho mỗi kg cân nặng, dùng 6 giờ một lần, kết hợp với liều aminoglycosid thích hợp.
Trẻ em có cân nặng trên 50kg, dùng theo liều của người lớn, kết hợp với liều aminoglycosid thích hợp.
Nhiễm khuẩn trong ổ bụng ở trẻ em
Với trẻ từ 2 đến 12 tuổi, cân nặng dưới 40kg, có chức năng thận bình thường, liều khuyến cáo là 100 mg piperacillin/12,5 mg tazobactam cho mỗi kg cân nặng, dùng 8 giờ một lần.
Với trẻ từ 2 đến 12 tuổi, cân nặng trên 40kg, có chức năng thận bình thường, dùng theo chỉ dẫn liều của người lớn. Thời gian điều trị được khuyến cáo tối thiểu là 5 ngày và tối đa 14 ngày, nên tiếp tục dùng thuốc ít nhất 48 giờ sau khi các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng đã được cải thiện.
*Sử dụng ở bệnh nhân suy thận
Người lớn và trẻ vi ̣thành niên
Liều dùng đường tĩnh mạch nên được điều chỉnh theo mức độ suy thận như sau (mỗi bệnh nhân cần phải được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu nhiễm độc; liều dùng và khoảng cách liều nên được điều chỉnh tương ứng):
Độ thanh thải creatinin (mL/phút) | TAZOCIN® (liều khuyến nghị) |
>40 | Không cần điều chỉnh liều |
20-40 | Liều tối đa khuyến cáo: 4 g/0,5 g mỗi 8 giờ |
<20 | Liều tối đa khuyến cáo: 4 g/0,5 g mỗi 12 giờ |
Với các bệnh nhân đang được thẩm tách máu, nên dùng thêm một liều piperacillin/tazobactam 2g/0,25 g sau mỗi giai đoạn thẩm tách, vì việc thẩm tách máu sẽ loại bỏ 30%-50% piperacillin trong 4 giờ.
Trẻ em (2-12 tuổi)
Liều dùng đường tĩnh mạch nên được điều chỉnh theo mức độ suy thận như sau (mỗi bệnh nhân cần phải được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu nhiễm độc; liều dùng và khoảng cách liều nên được điều chỉnh tương ứng):
Độ thanh thai Creatinin (mL/phút) | TAZOCIN® (liều khuyến nghị) |
>50 | Không cần điều chinh liều. |
<50 | 70 mg piperacillin/8,75 mg tazobactam/kg mỗi 8 giờ. |
Với trẻ em cần thẩm tách máu, nên dùng thêm một liều 40 mg piperacillin/5mg tazobactam/kg sau mỗi giai đoạn thẩm tách.
*Sử dụng ở bệnh nhân suy gan
Không cần thiết phải điều chỉnh liều TAZOCIN® ở bệnh nhân suy gan.
*Dùng đồng thời TAZOCIN® với các Aminoglycosid
Do các kháng sinh β-lactam làm mất hoạt tı́nh của aminoglycosid ở in vitro, khuyến cáo dùng TAZOCIN® và aminoglycosid riêng rẽ. Khi có chỉ định dùng đồng thời với aminoglycosid, TAZOCIN® và aminoglycosid cần được hòa tan thành dung dịch và pha loãng riêng rẽ (xem mục 6.2. Tương kỵ).
Trong trường hợp cần sử dụng thuốc đồng thời, TAZOCIN® có chứa EDTA được đóng trong lọ nhỏ chỉ tương hợp khi truyền đồng thời bằng dây truyền chữ Y với các aminoglycosid tương ứng dưới các điều kiện cụ thể như sau:
Aminoglycosỉd | Liều TAZOCIN® (g) | Thể tích pha loãng TAZOCIN*(mL) | Khoang nồng độ aminoglycosid (mg/mL)* | Dung dịch pha loãng được chấp nhận |
Amikacin | 2,25; | 50, | 1,75-7,5 | Natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5% |
3,375; | 100, | |||
4,5 | 150 | |||
Gentamicin | 2,25; | 50, | 0,7-3,32 | Natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5% |
3,375; | 100, | |||
4,5 | 150 |
‡Liều của aminoglycosid nên được dựa trên cân nặng của bệnh nhân, tình trạng nhiễm khuẩn (nặng hoặc đe dọa tính mạng) và chức năng thận (độ thanh thải creatinin huyết thanh).
Tính tương hợp của TAZOCIN® với các aminoglycosid khác chưa được xác lập. Chỉ có nồng độ và dung dịch pha loãng của amikacin và gentamicin với các liều của TAZOCIN® được liệt kê ở bảng trên là đãđược xác lập tính tương hợp khi dùng đồng thời thông qua dây truyền chữ Y. Việc đưa thuốc đồng thời qua dây truyền chữ Y trong bất kỳ tình huống nào khác với liệt kê trên đây đều có thể dẫn đến mất hoạt tı́nh aminoglycosid do TAZOCIN®.
Người cao tuổi
Nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn ở bệnh nhân trên 65 tuổi không tăng lên do yếu tố tuổi tác. Tuy nhiên nên điều chỉnh liều dùng ở người suy giảm chức năng thận.
4.3. Chống chỉ định:
Trong các trường hợp quá mẫ n với bất kỳ β-lactam nào (bao gồm các penicillin và cephalosporin) hoặc với các chất ức chế β-lactamase.
4.4 Thận trọng:
Trước khi bắt đầu liệu pháp TAZOCIN®, cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các phản ứng quá mẫn trước đó với các penicillin, cephalosporin và các tác nhân gây dị ứng khác. Các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng và đôi khi dẫn tới tử vong (các phản ứng phản vệ/dạng phản vệ [bao gồm sốc]) đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị bằng các penicillin, bao gồm TAZOCIN®.
Các phản ứng này dễ có khả năng xảy ra hơn với người có tiền sử mẫn cảm với nhiều dị nguyên. Phải ngừng sử dụng kháng sinh khi gặp các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, và có thể cần dùng epinephrin và áp dụng các biện pháp cấp cứu khác.
Phản ứng da nghiêm trọng, như hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng phát ban do thuốc kèm tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính đã được báo cáo trên bệnh nhân dùng Piperacillin/tazobactam (xem mục 4.8. Tác dụng không mong muốn). Nếu bệnh nhân bị phát ban, cần theo dõi chặt chẽ và ngưng dùng TAZOCIN® nếu tổn thương tiến triển.
Viêm đại tràng giả mạc gây ra do kháng sinh có thể biểu hiện bởi tình trạng tiêu chảy nặng kéo dài gây đe doạ tới tính mạng. Các triệu chứng viêm đại tràng giả mạc có thể khởi phát trong hoặc sau khi điều trị kháng khuẩn.
Biểu hiện chảy máu đã xảy ra ở một số bệnh nhân dùng kháng sinh β-lactam. Những phản ứng này đôi khi đi kèm với kết quả bất thường của các xét nghiệm đông máu như thời gian đông máu, thời gian prothrombin và kết tập tiểu cầu, và hay xảy ra hơn ở bệnh nhân suy thận (xem mục 4.5. Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác). Nếu xảy ra chảy máu, nên ngưng dùng kháng sinh và sử dụng liệu pháp thích hợp.
Chế phẩm có chứa 2,84 mEq (65mg) natri trong mỗi g piperacillin, có thể làm tăng tổng lượng natri đưa vào bệnh nhân. Hạ kali huyết có thể xảy ra ở những bệnh nhân giảm dự trữ kali hoặc những người dùng đồng thời với thuốc làm giảm nồng độ kali; nên định kỳ kiểm tra nồng độ điện giải ở những bệnh nhân này.
Giảm bạch cầu và bạch cầu trung tính có thể xảy ra, đặc biệt là khi dùng thuốc kéo dài. Do vậy, cần định kỳ kiểm tra chức năng tạo máu.
Cũng như khi điều trị với các penicillin khác, các biến chứng thần kinh dạng co giật (động kinh) có thể xảy ra khi dùng liều cao, đặc biệt trên những bệnh nhân suy giảm chức năng thận (xem mục 4.8. Tác dụng không mong muốn).
Cũng như các chế phẩm kháng sinh khác, sử dụng thuốc này có thể làm phát triển quá mức các chủng vi sinh vật không nhạy cảm, bao gồm nấm. Cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong thời gian điều trị. Nếu xảy ra bội nhiễm, cần áp dụng biện pháp điều trị thích hợp.
Sử dụng ở bệnh nhân suy gan
(Xem mục 4.2. Liều dùng và cách dùng).
Suy thận
Do khả năng gây độc cho thận tiềm ẩn của thuốc này (xem mục 4.8. Tác dụng không mong muốn), nên sử dụng thận trọng piperacillin/tazobactam ở bệnh nhân suy thận hoặc bệnh nhân đang được thẩm tách máu. Liều dùng qua tĩnh mạch và khoảng thời gian dùng thuốc nên được điều chỉnh theo mức độ suy chức năng thận (xem mục 4.2. Liều dùng và cách dùng).
Trong một phân tích thứ cấp dùng dữ liệu từ một thử nghiệm lớn đa trung tâm, ngẫu nhiên có đối chứng trong đó xem xét tốc độ lọc cầu thận (GFR) sau khi sử dụng các kháng sinh thường xuyên được dùng cho bệnh nhân nặng, việ c sử dụ ng piperacillin/tazobactam liên quan đến tỉ lệ thấp về cải thiện GFR hồi phục so với các kháng sinh khác. Phân tích thứ cấp này kết luận rằng piperacillin/tazobactam là nguyên nhân thận phục hồi chậm ở các bệnh nhân này.
Việc dùng kết hợp piperacillin/tazobactam và vancomycin có thể liên quan đến tỷ lệ tổn thương thận cấp tăng lên (xem mục 4.5. Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác).
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: B1
US FDA pregnancy category: B
Thời kỳ mang thai:
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy không có hiện tượng quái thai khi dùng kết hợp piperacillin-tazobactam đường tĩnh mạch tuy nhiên đã có báo cáo về độc tính đối với khả năng sinh sản trên chuột ở liều độc đối với chuột mẹ khi đưa thuốc qua đường tĩnh mạch hoặc màng bụng. Chưa có các nghiên cứu đầy đủ và có đối chứng khi sử dụng kết hợp piperacillin-tazobactam hoặc piperacillin hoặc tazobactam đơn độc trên phụ nữ có thai.
Piperacillin và tazobactam qua được nhau thai. Chỉ nên điều trị cho phụ nữ có thai khi lợi ích mong đợi vượt trội hơn nguy cơ có thể xảy ra đối với phụ nữ mang thai và thai nhi.
Thời kỳ cho con bú:
Piperacillin được bài tiết với nồng độ thấp qua sữa mẹ; nồng độ tazobactam trong sữa mẹ chưa được nghiên cứu. Phụ nữ đang cho con bú chỉ nên được điều trị khi lợi ích mong đợi vượt trội hơn nguy cơ có thể xảy ra với người mẹ và trẻ bú mẹ.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Các phản ứng bất lợi của thuốc (Adverse Drug Reaction – ADR) theo phân loại hệ cơ quan và nhóm tần suất của Hội đồng các Tổ chức Khoa học Y khoa Quốc tế (Council for International Organizations of Medical Science – CIOMS) theo thứ tự mức độ nghiêm trọng giảm dần hoặc mức độ quan trọng lâm sàng giảm dần trong từng nhóm tần suất và hệ cơ quan:
Phân loại hệ cơ quan | Rất thường gặp >1/10 | Thường gặp >1/100 đến <1/10 | ít gặp > 1/1000 đến < 1/100 | Hiếm gặp >1/10000 đến <1/1000 | Chưa xác định được tần suất (không theo ước tính được từ số liệu có sẵn) |
Nhỉễm trùng và nhiễm ký sinh trùng | Nhiễm nấm candida* | Viêm đại tràng giả mạc | |||
Rối loạn máu và hệ bạch huyết | Giảm tiểu cầu, thiếu máu* | Giảm bạch cầu | Mất bạch cầu hạt | Giảm toàn thể huyết cầu*, giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu tan huyết*, tăng tiểu cầu*, tăng bạch cầu ái toan* | |
Rối loạn hệ miễn dịch | Phản ứng dạng phản vệ*, phản ứng phản vệ*, sốc dạng phản vệ*, sốc phản vệ*, quá mẫn * | ||||
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng | Hạ kali huyết | ||||
Rối loạn tâm thần | Mất ngủ | Mê sảng* | |||
Rối loạn hệ thần kỉnh | Đau đầu | Động kinh* | |||
Rối loạn mạch máu | Hạ huyết áp, viêm tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch huyết khối, nóng bừng mặt | ||||
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất | Chảy máu cam | viêm phổi tăng bạch cầu ái toan* | |||
Rối loạn tiêu hóa | Tiêu chảy | Đau bụng, nôn mửa, táo bón, buồn nôn, khó tiêu | Viêm miệng | ||
Rối loạn gan mật | Viêm gan*, vàng da | ||||
Rối loạn da và mô dưới da | Phát ban, ngứa | Hồng ban đa dạng*, nổi mề đay, nổi ban dát sần* | Hoại tử thượng bì nhiễm độc* | Hội chứng Stcvens- Johnson*, hội chứng phát ban do thuốc kèm tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS)*, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP)*, viêm da tróc vảy, viêm da phồng rộp, ban xuất huyết | |
Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương | Đau khớp, đau cơ | ||||
Rối loạn thận và hệ tiết niệu | Suy thận, viêm ống thận mô kẽ | ||||
Rối loạn toàn thân và tại chỗ tiêm | Sốt, phản ứng tại chỗ tiêm | Ớn lạnh | |||
Xét nghiệm | Alanin aminotransferase tăng, aspartat aminotransferase tăng, tổng lượng protein giảm, albumin máu giảm, thử nghiệm Coombs dương tính, creatinin máu tăng, phosphatase kiềm máu tăng, ure máu tăng, thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa kéo dài | Giảm glucose máu, tăng bilirubin máu, thời gian prothrombin kéo dài | Thời gian chảy máu kéo dài, gamma-glutamyltransferase tăng |
*Phản ứng bất lợi của thuốc (ADR) được xác định sau khi thuốc lưu hành
Sử dụng piperacillin có liên quan với tăng tỷ lệ sốt và phát ban ở bệnh nhân xơ nang.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Cần biết các phản ứng quá mẫn trước đây của người bệnh đối với penicilin, cephalosporin và các tác nhân gây dị ứng khác. Nếu có dị ứng nặng trong khi điều trị phải ngừng thuốc; dùng adrenalin và các biện pháp khẩn cấp điều trị sốc phản vệ.
Có thể giảm đau ở chỗ tiêm bằng cách pha bột tiêm với dung dịch lidocain 0,5 – 1%.
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Các chất giãn cơ không khử cực
Piperacillin dùng đồng thời với vecuronium làm kéo dài tác dụng phong bế thần kinh cơ của vecuronium. Do có cơ chế tác dụng tương tự nhau, tác dụng phong bế thần kinh cơ của bất kỳ chất giãn cơ không khử cực nào cũng có thể bị kéo dài khi sử dụng cùng piperacillin.
Các thuốc chống đông máu
Khi dùng đồng thời với heparin, các thuốc chống đông máu đường uống và các thuốc khác có thể ảnh hưởng tới hệ thống đông máu bao gồm chức năng tiểu cầu, cần theo dõi đều đặn và tiến hành thường xuyên các xét nghiệm đông máu thích hợp (xem mục 4.4. Cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng).
Methotrexat
Piperacillin có thể làm giảm thải trừ methotrexat; do vậy cần theo dõi nồng độ methotrexat trong huyết thanh của bệnh nhân để tránh độc tính của thuốc.
Probenecid
Cũng như với các penicillin khác, dùng đồng thời probenecid và TAZOCIN® làm kéo dài thời gian bán thải và làm giảm độ thanh thải qua thận của cả piperacillin và tazobactam; tuy nhiên nồng độ đỉnh trong huyết tương của hai thuốc đều không bị ảnh hưởng.
Các aminoglycosid
Piperacillin đơn độc hoặc phối hợp với tazobactam đều không làm thay đổi đáng kể đến dược động học của tobramycin trên người có chức năng thận bình thường hoặc suy thận mức độ vừa hoặc nhẹ. Dược động học của piperacillin, tazobactam và chất chuyển hoá M1 cũng không bị thay đổi đáng kể bởi tobramycin.
Vancomycin
Các nghiên cứu đã phát hiện tỷ lệ tổn thương thận cấp tăng lên ở bệnh nhân được cho dùng đồng thời piperacillin/tazobactam và vancomycin so với khi chỉ dùng vancomycin (xem mục 4.4. Cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng). Một số nghiên cứu trong số này đã báo cáo rằng tương tác này phụ thuộc liều vancomycin. Hướng dẫn của chuyên gia khuyến cáo liều dùng vancomycin ngày càng tăng và duy trì nồng độ đáy giữa 15 mg/L và 20 mg/L tăng lên so với khuyến cáo được công bố trước đó về nồng độ đáy mục tiêu 5-10 mg/L. Để đạt được nồng độ đáy này thì thường cần bác sĩ phải kê đơn liều vancomycin vượt quá khuyến cáo của nhà sản xuất. Do đó, có khả năng rằng bên cạnh nguy cơ gây độc cho thận tăng lên do vancomycin gây ra được báo cáo khi tuân thủ các hướng dẫn này, nguy cơ gây độc cho thận cũng có thể tăng lên do tương tác với piperacillin/tazobactam.
Không có tương tác dược động học nào giữa TAZOCIN® và vancomycin được ghi nhận.
Giống như các penicillin khác, dùng TAZOCIN® có thể gây phản ứng dương tính giả cho glucose trong nước tiểu khi dùng phương pháp khử đồng. Khuyến cáo nên dùng các phép thử glucose dựa trên các phản ứng của enzym glucose oxidase.
Đã có báo cáo về kết quả dương tính khi dùng test Bio-Rad Laboratories Platelia Aspergillus enzym immunoassay (EIA) trên bệnh nhân dùng TAZOCIN® nhưng sau đó được xác nhận không nhiễm Aspergillus. Phản ứng chéo với các polysaccharid phi-Aspergillus và polyranoses với Bio-Rad Laboratories Platelia Aspergillus EIA đã được báo cáo.
Do đó, các kết quả dương tính trên bệnh nhân dùng TAZOCIN® cần được đánh giá cẩn thận và cần được xác nhận bằng các phương pháp chẩn đoán khác.
4.9 Quá liều và xử trí:
Triệu chứng
Đã có các báo cáo sau khi thuốc lưu hành về việc dùng quá liều TAZOCIN®. Hầu hết các triệu chứng xảy ra bao gồm nôn, buồn nôn, và tiêu chảy đã được báo cáo khi dùng ở liều điều trị thông thường. Các bệnh nhân có thể bị kích thích thần kinh cơ hoặc co giật nếu truyền tı̃nh mạch liều cao hơn liều được khuyến cáo (đặc biệt nếu bệnh nhân bị suy thận).
Điều trị
Điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng tùy thuộc bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Có thể giảm bớt nồng độ piperacillin hoặc tazobactam quá cao trong huyết thanh bằng thẩm tách máu (xem mục 5.2. Đặc tính dược động học).
5. Cơ chế tác dụng của thuốc:
5.1. Dược lực học:
Nhóm dược lý điều trị:
Kháng sinh sử dụng toàn thân, kết hợp của các penicillin và chất ức chế β lactamase, mã ATC: J01CR05
Cơ chế tác dụng:
Piperacillin natri có hoạt tính diệt khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp thành và vách tế bào vi khuẩn nhạy cảm. Piperacillin có hoạt tính ức chế nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm, hiếu khí và kỵ khí trên in vitro.Tazobactam natri ít có các hoạt tính kháng khuẩn in vitro liên quan đến lâm sàng do bị giảm ái lực đối với các protein liên kết penicillin. Tuy nhiên, nó lại là một chất ức chế enzym β-lactamase của các enzym phân tử nhóm A, bao gồm các enzym penicillinase và cephalosporinase Richmond-Sykes loại III (Bush nhóm 2b & 2b’). Tazobactam natri cũng có thể thay đổi hoạt tính để ức chế các enzym penicillinase nhóm II và IV (2a & 4). Ở liều điều trị được khuyến cáo, tazobactam không có tác dụng đối với các enzym β-lactamase do nhiễm sắc thể làm trung gian.
Tỷ lệ gặp kháng thuốc mắc phải có thể thay đổi tùy theo vị trí địa lý và thời điểm đối với các chủng vi khuẩn đã chọn. Do đó, đối với các chủng vi khuẩn trong bảng dưới đây mà việc kháng thuốc của chúng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng, cần phải tiến hành thử nghiệm đánh giá độ nhạy cảm để bác sỹ có thể kiểm tra báo cáo thử nghiệm độ nhạy cảm để lựa chọn được loại kháng sinh hiệu quả nhất.
Thử nghiệm MERINO (nhiễm trùng dòng máu do các sinh vật sản sinh ESBL)
Trong một thử nghiệm lâm sàng không thua kém hơn tiến cứu, chọn mẫu ngẫu nhiên, điều trị dứt điểm (tức là, dựa trên độ nhạy cảm được xác nhận in vitro) bằng piperacillin/tazobactam không đáp ứng tính không thua kém hơn về tỷ lệ tử vong sau 30 ngày trong điều trị nhiễm trùng huyết do E. Coli hoặc Klebsiella pneumoniae sản sinh ESBL ở bệnh nhân trưởng thành nặng hồi sức. Tổng cộng 23 trong số 187 bệnh nhân (12,3%) được chọn ngẫu nhiên để dùng piperacillin/tazobactam đã có kết quả chính là tử vong sau 30 ngày so với 7 trong số 191 (3,7%) bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên để dùng meropenem (chênh lệch nguy cơ, 8,6% [CI 97,5% 1 phía − ∞ đến 14,5%]; P=0,90 đối với tính không thua kém hơn). Ở ngày 4, đã có 121 trong số 177 bệnh nhân (68,4%) trong nhóm piperacillin/tazobactam so với 138 trong số 185 (74,6%) bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên để dùng meropenem đã khỏi bệnh về mặt lâm sàng và vi sinh (chênh lệch nguy cơ, −6,2% [CI 95%, −15,5 đến 3,1%]; P=0,19). Nguyên nhân của mất cân bằng tử vong chưa rõ ràng. Nghiên cứu này không được Pfizer tài trợ.
Thông tin tham khảo theo CLSI:
Tiêu chuẩn diễn giải CLSI với phép thử độ nhạy cảm của piperacillin/tazobactam được liệt kê trong bảng dưới đây:
TIÊU CHUẨN DIÊN GIẢI Độ NHẠY CẢM CLSI CHO PIPERACILLIN/TAZOBACTAM
Tác nhân gây bệnh | Nồng độ ức chế tối thiếu (MIC) theo mg/L Piperacillina | Vùng vô khuấn theo phương pháp khuyếch tán qua giấy lọcb (Đường kính (mm)) | ||||
S | I | R | S | I | R | |
Enterobacteriaceae | < 16 | 32-64 | > 128 | >21 | 18-20 | < 17 |
Các loài Acinetobacter | < 16 | 32-64 | > 128 | >21 | 18-20 | < 17 |
Pseudomonas aeruginosa | < 16 | 32-64 | > 128 | >21 | 15-20 | < 14 |
Một số bacilli gram âm dễ mọc khácc | – | – | – | >21 | 18-20 | <17 |
Haemophilus influenzae và Haemophilus parainfluenzae | < 1 | – | >2 | >21 | – | – |
Vi sinh vật kỵ khíd | <32 | 64 | > 128 | – | – | – |
Nguồn: Viện Tiêu chuẩn Thí nghiệm và Lâm sàng. Qui trình thực hiện chuẩn đối với phép thử độ nhạy cảm kháng khuẩn. Tài liệu tham khảo CLSI M100:ED29. CLSI, Wayne, PA, 2019. Tài liệu này được cập nhật hàng năm và có thể truy cập tại địa chỉ http://clsi-m100.com
S = Nhạy cảm. I = Trung gian. R = Kháng.
a MIC được xác định bằng cách dùng nồng độ xác định 4 mg/L tazobactam và thay đổi các nồng độ piperacillin khác nhau.
bTiêu chuẩn diễn giải CLSI dựa trên các đĩa chứa 100 µg piperacillin và 10 µg tazobactam.
c Tham khảo tài liệu CLSI M100, Bảng 2B-5 để có danh sách các vi khuẩn.
d Ngoại trừ Bacteroides fragilis, MICs được xác định chỉ bằng pha loãng thạch.
Quy trình đánh giá độ nhạy cảm chuẩn hóa yêu cầu phải dùng vi sinh vật có kiểm soát chất lượng để kiểm soát các khía cạnh kỹ thuật của quy trình thử. Vi sinh vật có kiểm soát chất lượng là các chủng đặc hiệu có đặc tính sinh học nội tại liên quan đến cơ chế kháng thuốc và cấu trúc gen của vi sinh vật, các chủng đặc hiệu được dùng để kiểm soát chất lượng phép thử độ nhạy cảm không có ý nghĩa lâm sàng đáng kể.
**Phổ kháng khuẩn (Nhóm các loài liên quan theo độ nhạy cảm với piperacillin/tazobactam):
*Các loài thường nhạy cảm
Vi sinh vật gram dương hiếu khí:
Enterococcus faecalis (chỉ riêng các chủng phân lập nhạy cảm với ampicillin hoặc penicillin)
Listeria monocytogenes
Staphylococcus aureus (chỉ riêng các chủng phân lập nhạy cảm với methicillin)
Các loài Staphylococcus, coagulase âm tính (chỉ riêng các chủng phân lập nhạy cảm với methicillin)
Streptococcus agalactiae (liên cầu khuẩn Nhóm B)†
Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn Nhóm A)†
Vi sinh vật gram âm hiếu khí:
Citrobacter koseri
Haemophilus influenzae
Moraxella catarrhalis
Proteus mirabilis
Vi sinh vật gram dương kỵ khí:
Các loài Clostridium
Các loài Eubacterium
Cầu khuẩn gram dương kỵ kh톆
Vi sinh vật gram âm kỵ khí:
Nhóm Bacteroides fragilis
Các loài Fusobacterium
Các loài Porphyromonas
Các loài Prevotella
*Các loài mà khả năng kháng thuốc mắc phải có thể là một vấn đề
Vi sinh vật gram dương hiếu khí:
Enterococcus faecium Streptococcus pneumoniae††
Streptococci nhóm Viridans††
Vi sinh vật gram âm hiếu khí:
Acinetobacter baumannii
Citrobacter freundii
Các loài Enterobacter
Escherichia coli
Klebsiella pneumoniae
Morganella morganii
Proteus vulgaris
Các loài Providencia
Pseudomonas aeruginosa
Các loài Serratia
Vi sinh vật gram dương kỵ khí:
Clostridium perfringens
Vi sinh vật gram âm kỵ khí:
Bacteroides distasonis
Prevotella melaninogenica
*Các sinh vật kháng thuốc tự nhiên
Vi sinh vật gram dương hiếu khí:
Corynebacterium jeikeium
Vi sinh vật gram âm hiếu khí:
Burkholderia cepacia
Các loài Legionella
Stenotrophomonas maltophilia
Các vi sinh vật khác:
Chlamydophila pneumoniae
Mycoplasma pneumoniae
† Các liên cầu khuẩn này không phải là những vi khuẩn sinh β-lactamase; khả năng kháng thuốc ở những sinh vật này là do các thay đổi trong các protein gắn kết penicillin (penicillin-binding protein – PBP) và do đó, các chủng phân lập nhạy cảm với piperacillin/tazobactam nhạy cảm với cả piperacillin đơn độc. Khả năng kháng penicillin không được báo cáo ở S. Pyogenes.
†† Bao gồm Anaerococcus, Finegoldia, Peptococcus, Peptoniphilus và các loài Peptostreptococcus (CLSI M100 Ed. 29, 2019).
Cơ chế tác dụng:
Piperacillin là một kháng sinh họ penicillin bán tổng hợp có phổ rộng đối với nhiều vi trùng hiếu khí và kỵ khí gram dương và gram âm, tác dụng bằng cách ức chế sự tổng hợp thành và vách tế bào.
Tazobactam là một triazolylmethyl penicillanic acid sulphone, là một chất ức chế mạnh đối với nhiều bêta-lactamase, đặc biệt là các men qua trung gian plasmid là nguyên nhân thường gây kháng penicillin và cephalosporin nhất là các cephalosporin thế hệ ba. Sự hiện diện của tazobactam trong Piperacillin/Tazobactam làm gia tăng phổ kháng khuẩn của piperacillin bao gồm cả các vi trùng sinh bêta-lactamase vốn thường đề kháng với các kháng sinh khác trong nhóm bêta-lactam.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Phân bố
Cả piperacillin và tazobactam đều liên kết với protein huyết tương xấp xỉ khoảng 30%. Liên kết với protein huyết tương của piperacillin hoặc tazobactam không bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của chất còn lại. Liên kết với protein huyết tương của chất chuyển hoá tazobactam không đáng kể.
TAZOCIN® được phân bố rộng rãi trong các mô và các dịch cơ thể bao gồm niêm mạc ruột, túi mật, phổi, mật, và xương. Nồng độ trung bình trong các mô thường từ 50% tới 100% so với trong huyết tương.
Chuyển hoá
Piperacillin được chuyển hóa thành chất chuyển hoá desethyl có hoạt tính vi sinh vật yếu. Tazobactam được chuyển hóa thành một chất chuyển hóa duy nhất không có hoạt tính vi sinh vật.
Thải trừ
Piperacillin và tazobactam được bài tiết qua thận nhờ quá trình lọc cầu thận và sự bài tiết ở ống thận. Piperacillin được bài tiết nhanh chóng dưới dạng không đổi với 68% liều dùng được tı̀m thấy trong nước tiểu. Tazobactam và chất chuyển hoá của nó được thải trừ chủ yếu qua thận với 80% liều dùng tı̀m thấy dưới dạng không đổi và phần còn lại dưới dạng chất chuyển hoá duy nhất. Piperacillin, tazobactam và desethyl piperacillin cũng được bài tiết qua mật.
Sau khi dùng đơn hay đa liều TAZOCIN® cho người khỏe mạnh, thời gian bán thải huyết tương của piperacillin và tazobactam dao độ ng từ 0,7 đến 1,2 giờ và không bị ảnh hưởng bởi liều hoặc khoảng thời gian truyền. Thời gian bán thải của cả piperacillin và tazobactam tăng lên khi độ thanh thải thận giảm.
Tazobactam không làm thay đổi đáng kể dược động học của piperacillin. Piperacilin có vẻ như làm giảm tốc độ thải trừ của tazobactam.
Các đối tượng đặc biệt
Thời gian bán thải của piperacillin và của tazobactam tăng tương ứng xấp xỉ 25% và 18% ở bệnh nhân xơ gan so với những đối tượng khỏe mạnh.
Thời gian bán thải của piperacillin và của tazobactam tăng khi đô ̣thanh thải creatinin giảm.
So với bệnh nhân có chức năng thậ n bı̀nh thường, thời gian bán thải của piperacillin và tazobactam tăng lên tương ứng 2 lần và 4 lần ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 20mL/phút.
Thẩm tách máu loại bỏ được 30% tới 50% piperacillin/tazobactam, cộng thêm với 5% liều tazobactam được loại trừ ở dạng chất chuyển hoá của tazobactam. Thẩm phân màng bụng loại bỏ được xấp xỉ 6% và 21% các liều piperacillin và tazobactam tương ứng, vàthêm tối đa 18% liều tazobactam dưới dạng chất chuyển hóa của tazobactam.
5.3. Hiệu quả lâm sàng:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:
Khả năng gây ung thư
Các nghiên cứu về khả năng gây ung thư chưa được tiến hành với piperacillin, tazobactam, hoặc dạng phối hợp.
Đột biến gen
Piperacillin/tazobactam âm tính trong các thử nghiệm đột biến gen trên vi sinh vật.
Piperacillin/tazobactam âm tính trong thử nghiệm tổng hợp DNA không theo lịch trình (UDS). Piperacillin/tazobactam âm tính trong thử nghiệm đột biến điểm ở động vật có vú (tế bào buồng trứng hypoxanthine phosphoribosyltransferase [HPRT] chuột đồng Trung Quốc).
Piperacillin/tazobactam âm tính trong thử nghiệm biến đổi tế bào động vật có vú (BALB/c-3T3). Trên in vivo, piperacillin/tazobactam không gây ra sự biến đổi nhiễm sắc thể trên chuột cống khi tiêm tĩnh mạch. Piperacillin âm tính trong các thử nghiệm đột biến gen vi sinh vật. Không có hư hại DNA của vi khuẩn khi thử với piperacillin (thí nghiệm Rec).
Piperacillin cũng âm tính trong thử nghiệm UDS. Piperacillin dương tính trong thử nghiệm đột biến điểm trên động vật có vú (tế bào lympho chuột). Piperacillin âm tính trong thử nghiệm biến đổi tế bào (BALB/c-3T3). Trên in vivo, piperacillin không gây ra sự biến đổi nhiễm sắc thể trên chuột nhắt khi tiêm tĩnh mạch.
Tazobactam âm tính trong các thử nghiệm đột biến gen vi sinh vật. Tazobactam cũng âm tính trong thử nghiệm UDS. Tazobactam âm tính trong thử nghiệm đột biến điểm ở động vật có vú (tế bào buồng trứng HPRT chuột đồng Trung Quốc). Tazobactam dương tính trong một thử nghiệm đột biến điểm ở động vật có vú khác (tế bào lympho chuột).Tazobactam âm tính trong thử nghiệm biến đổi tế bào (BALB/c-3T3). Trong một thử nghiệm di truyền học tế bào in vitro (tế bào phổi chuột đồng Trung Quốc), tazobactam cho kết quả âm tính. Trên in vivo, tazobactam không gây ra sự biến đổi nhiễm sắc thể trên chuột cốngkhi tiêm tĩnh mạch.
Độc tính sinh sản
Nghiên cứu về sự phát triển phôi-thai không cho thấy có bằng chứng về hiện tượng quái thai sau khi dùng tazobactam hoặc hỗn hợp piperacillin/tazobactam theo đường tĩnh mạch, tuy nhiên nhận thấy trọng lượng thai bị giảm nhẹ trên chuột cống ở mức liều gây độc cho chuột mẹ.
Dùng piperacillin/tazobactam tiêm trong màng bụng có liên quan đến sự giảm nhẹ kích thước và tăng tỉ lệ bộ xương nhỏ bất thường (chậm sự cốt hóa xương) ở liều gây độc cho mẹ. Sự phát triển thai nhi gần hoặc sau khi sinh bị ảnh hưởng (giảm trọng lượng con, tăng tỉ lệ sinh thai chết hoặc tử vong ở con) khi dùng liều gây độc cho mẹ.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Các nghiên cứu sinh sản trên chuột cống cho thấy không có bằng chứng về ảnh hưởng làm giảm khả năng sinh sản của tazobactam hoặc piperacillin/tazobactam khi tiêm màng bụng.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Acid citric monohydrat , dinatri edetat (dihydrat).
6.2. Tương kỵ :
Các dung dịch được biết là tương hợp với TAZOCIN® có chứa EDTA để hòa tan thành dung dịch là:
Natri clorid 0,9% pha tiêm
Nước vô khuẩn pha tiêm
Dextrose 5%
Nước muối sinh lý kìm khuẩn/Parabens
Nước kìm khuẩn/Parabens
Nước muối sinh lý kìm khuẩn/ Alcol Benzyl
Nước kìm khuẩn /Alcol Benzyl
Dung dịch sau khi hòa tan của TAZOCIN® có chứa EDTA có thể được pha loãng thêm tới thể tích mong muốn (vı́ dụ 50 mL thành 150 mL) với một trong những dung môi tương hợp dành cho đường tĩnh mạch đưCác dung dịch được biết là tương hợp với TAZOCIN® có chứa EDTA để hòa tan thành dung dịch là:
Natri clorid 0,9% pha tiêm
Nước vô khuẩn pha tiêm
Dextrose 5%
Nước muối sinh lý kìm khuẩn/Parabens
Nước kìm khuẩn/Parabens
Nước muối sinh lý kìm khuẩn/ Alcol Benzyl
Nước kìm khuẩn /Alcol Benzyl
Dung dịch sau khi hòa tan của TAZOCIN® có chứa EDTA có thể được pha loãng thêm tới thể tích mong muốn (vı́ dụ 50 mL thành 150 mL) với một trong những dung môi tương hợp dành cho đường tĩnh mạch được liệt kê dưới đây:
Natri clorid 0,9% pha tiêm
Nước vô khuẩn pha tiêm†
Dextrose 5%
Dextran 6% trong nước muối sinh lý
Dung dịch Ringer Lactat
Dung dịch Hartmann
Dung dịch Ringer Acetat
Dung dịch Ringer Acetat/Malat
† Thể tích tối đa được khuyến cáo của nước vô khuẩn để pha tiêm cho mỗi liều là 50mL.
Bất cứ khi nào dùng đồng thời TAZOCIN® với một kháng sinh khác (vı́ dụ các aminoglycosid), các thuốc phải được tiêm truyền riêng rẽ. Việc trộn TAZOCIN® với một aminoglycosid trên in vitro có thể làm mất hoạt tı́nh của aminoglycosid đó.
Việc trộn các kháng sinh β-lactam với các aminoglycosid trên in vitro có thể làm mất hoạt tı́nh của aminoglycosid. Tuy nhiên, amikacin và gentamicin đã được xác định là tương hợp với TAZOCIN® trên in vitro với một vài dung dịch pha loãng ở các nồng độ cụ thể (xem mục 4.2 Liều dùng và cách dùng).
Không nên trộn TAZOCIN® với các thuốc khác trong cùng một bơm kim tiêm hoặc một chai dịch truyền vı̀tính tương hợp chưa được xác lập.
Do không ổn định về hóa học , không dùng TAZOCIN® với các dung dịch chı̉ chứa natri bicarbonat.
Không được thêm TAZOCI N® vào chế phẩm máu hoặc sản phẩm thuỷ phân albumin.
6.3. Bảo quản:
Lọ thuốc bột Tazocin khi chưa hòa tan thành dung dịch: Bảo quản dưới 30°C.
Dung dịch sau khi hòa tan thuốc bột : Bỏ phần dung dịch không sử dụng sau 24 giờ nếu bảo quản dưới 25°C hoặc sau 48 giờ nếu bảo quản trong tủ lạnh (2°C -8°C).
6.4. Thông tin khác :
Lưu ý đặc biệt khi loại bỏ và các xử lý khác
Hướng dẫn hòa tan thành dung dịch và pha loãng để sử dụng:
Chỉ dùng để truyền tĩnh mạch: Hòa tan thành dung dịch mỗi lọ với thể tích dung môi trong bảng dưới đây, sử dụng một trong những dung môi tương hợp để hòa tan thuốc thành dung dịch. Lắc xoáy cho đến khi thuốc hoà tan.
Khi lắc xoáy liên tục, nhìn chung việc hòa tan thành dung dịch xảy ra trong vòng 5 đến 10 phút.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam
HDSD Thuốc Tazocin do Wyeth Lederle S.r.l. sản xuất (2017).
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM