Fosfomycin – Fosmicin Tablet

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Fosfomycin

Phân loại: Thuốc Kháng sinh phosphonic.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): J01XX01.

Brand name: FOSMICIN TABLET

Hãng sản xuất : Meiji Seika Pharma (Nhật Bản)

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 250 mg, 500 mg

Thuốc tham khảo:

FOSMICIN TABLETS 500
Mỗi viên nén có chứa:
Fosfomycin …………………………. 500 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn sau đây do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với fosfomycin như Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris, Serratia marcescens và các chủng Staphylococus aureus và Escherichia coli kháng nhiều loại thuốc: nhiễm khuẩn huyết, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, giãn phế quản nhiễm khuẩn, viêm phổi, bệnh phổi có mủ, viêm màng phổi mủ, viêm phúc mạc, viêm thận – bể thận, viêm bàng quang, viêm phần phụ, nhiễm khuẩn trong tử cung, nhiễm khuẩn khoang chậu, viêm mô cận tử cung và viêm tuyến bartholin.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Viên nén

Dùng theo đường uống

Liều dùng:

FOSMICIN TABLETS

Liều thường dùng cho người lớn là 2 đến 3 gam fosfomycin mỗi ngày, chia làm 3 đến 4 lần, dùng theo đường uống.

Có thể điều chỉnh liều dùng tùy theo tuổi và các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.

Theo nguyên tắc chung, chỉ nên sử dụng fosfomycin trong khoảng thời gian tối thiểu để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân sau khi đã khẳng định tính nhạy cảm của vi khuấn gây bệnh đối với thuốc để tránh nguy cơ kháng thuốc.

Người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều.

4.3. Chống chỉ định:

Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với fosfomycin.

Bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin < 5ml/phút, viêm thận, bể thận hoặc áp xe quanh thận.

4.4 Thận trọng:

Cần thận ừọng khi sử dụng viên nén FOSMICIN 500 cho bệnh nhân rối loạn chức năng gan (thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng rối loạn chức năng gan).

Sử dụng cho bệnh nhân cao tuốỉ

Fosfomycin được bài tiết chủ yếu qua thận (xem mục DƯỢC ĐỘNG HỌC). Do bệnh nhân cao tuổi thường bị giảm chức năng thận, cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho đối tượng bệnh nhân này, có thể cần giảm liều.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể gây đau đầu, ù tai, chóng mặt, khó chịu…

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: B2

US FDA pregnancy category: B

Thời kỳ mang thai:

Không khuyến cáo sử dụng thuốc này cho phụ nữ mang thai, phụ nữ có thể mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú. [Độ an toàn của thuốc khi sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú chưa được chứng minh].

Thời kỳ cho con bú:

Không khuyến cáo sử dụng thuốc này cho phụ nữ mang thai, phụ nữ có thể mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú. [Độ an toàn của thuốc khi sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú chưa được chứng minh].

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Phản ứng bất lợi bao gồm các triệu chứng ở đường tiêu hóa như ỉa chảy, phân lỏng và tức bụng đã được ghi nhận ở 9 (10,11%) trên tổng số 89 bệnh nhân trong một nghiên cứu lâm sàng.

Những thay đổi trong kết quả xét nghiệm cận lâm sàng đã được ghi nhận ở 1 (11,11%) trên tổng số 9 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, cụ thể là tăng nhẹ AST (GOT)/ALT (GPT).

Các phản ứng bất lợi đã được ghi nhận khỉ sử dụng dạng viên nang

Các khảo sát hậu mại đối với dạng viên nang (đã được kết luận tương đương sinh học với dạng viên nén) đã được tiến hành trên 28.238 bệnh nhân tại 1.958 cơ sở điều trị.

Có 1.052 phản ứng bất lợi đã được ghi nhận ở 947 (3,35%) trong số 28.238 bệnh nhân.

Các phản ứng bất lợi chính bao gồm: rối loạn hệ tiêu hóa (ỉa chảy, đau bụng, buồn nôn/nôn, chán ăn, khó tiêu, đầy hơi, viêm miệng…) được ghi nhận ở 822 bệnh nhân; rối loạn gan và mật (tăng AST (GOT), ALT (GPT)..) được ghi nhận ở 66 trường họp; rối loạn da và mô mềm (phát ban, ngứa, mày đay…) ở 49 bệnh nhân; các rối loạn toàn thân (đau đầu, phù…) ở 14 bệnh nhân và rối loạn hệ tiết niệu (tăng BUN) ở 8 bệnh nhân.

Các phản ứng bất lợi nghiêm trọng trên lâm sàng

Có thế xuất hiện viêm kết tràng cùng với phân lẫn máu nặng như viêm kết tràng giả mạc (<
0,1%). Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ và nếu phát hiện bệnh nhân bị đau bụng hoặc
hay ỉa chảy, nên ngừng thuốc ngay và áp dụng các biện pháp xử trí thích hợp.

Các phản ứng bất lợi khác

từ 0,1 đến 5% dưới 1% Chưa rõ tần suất
Gan Bất thường chức năng gan như tăng AST (GOT), ALT (GPT), tăng phosphatase kiềm, LDH
Tiêu hóa Buồn nôn, đau bụng, ỉa chảy/phân lỏng… Chán ăn, khó tiêu, tức bụng, khó chịu ở dạ dày, ợ chua, nôn…
Thận Phù, tăng BUN…
Da Phát ban… Mày đay, ngứa
Huyết học Tăng bạch cầu ái toan, giảm tiểu cầu…
Thần kinh Đau đầu, ù tai, chóng mặt…
Nhiễm khuẩn Viêm miệng…
Các phản ứng khác Bốc hỏa, đỏ bừng, sốt, trống ngực, khó chịu… Tăng sinh Klebsiella oxytoca do sử dụng fosfomycin.

Bệnh nhân cần theo dõi chặt chẽ nếu phát hiện thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay thuốc.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Khi đang dùng thuốc nếu thấy biểu hiện của các ADR cần ngừng dùng thuốc ngay. Trường hợp gặp các phản ứng bất thường nặng cần phải xử trí kịp thời. Ngoài việc duy trì các chức năng sống cần phải điều trị triệu chứng kèm theo.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Metoclopramide và các thuốc làm tăng nhu động đường tiêu hóa khi dùng đồng thời với fosfomycin sẽ làm giảm nồng độ fosfomycin trong huyết tương và trong nước tiểu.

Fosfomycin có tác dụng hiệp đồng tăng mức với kháng sinh nhóm P-lactam, aminoglycoside, macrolide, tetracycline, cloramphenicol, rifamycin, colistin, vancomycin và lincomycin.

4.9 Quá liều và xử trí:

Chưa có kinh nghiệm về điều trị quá liều. Nếu xảy ra quá liều, nên tiến hành điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Hoạt tính kháng khuẩn ỉn vitro

Fosfomycin có tác dụng diệt khuẩn đối với các vi khuẩn gây bệnh gram dương và gram âm. Nó đặc biệt cá tác dụng mạnh chống lại các vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris, Serratia marcescens và các chủng Staphylococcus aureus và Escherichia coli kháng lại nhiều loại thuốc.

Dược lý lâm sàng

Kết quả của 3 cuộc thử nghiệm so sánh lâm sàng và lâm sàng mở rộng như sau:

Mức độ công hiệu:

– 37,5% (6/16 bệnh nhân) đối với bệnh nhiễm trùng máu và vi khuẩn máu.

– 64,8% (107/165 bệnh nhân) đối với bệnh nhiễn trùng đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.

– 67,6% (213/315 bệnh nhân) đối với chứng viêm phúc mạc, viêm thận bể thận và viêm bàng quang.

– 90,9% (30/33 bệnh nhân) đối với trường hợp viêm phần phụ của tử cung, 87,0% (47/54 bệnh nhân) đối với trường hợp viêm trong tử cung, 86,7% (13/15 bệnh nhân) đối với trường hợp viêm khoang chết của hố chậu, 66,7% (6/9 bệnh nhân) đối với trường hợp viêm mô cận tử cung và 100% (15/15 bệnh nhân) đối với trường hợp viêm tuyến Bartholin.

Cơ chế tác dụng:

Cơ chế tác dụng của fosfomycin rất đặc biệt. Fosfomycin thâm nhập vào tế bào vi khuẩn thông qua hệ thống vận chuyển chủ động ở màng tế bào chất và ức chế giai đoạn sớm của quá trình sinh tổng hợp thành phần peptidoglycan của vách tế bào vi khuẩn (các kháng sinh B-lactam ức chế giai đoạn muộn của quá trình này).

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Nồng độ thuốc trong máu

Hấp thu kém, sinh khả dụng khoảng 26%. Nồng độ thuốc trong máu và các thông số dược động học của fosfomycin trên người tình nguyện khỏe mạnh (n=20) sử dụng viên nén hoặc viên nang FOSMICIN liều duy nhất 1.000 mg được trình bày trong bảng dưới đây. Các thông số dược động học cho thấy có sự tương đương sinh học giữa viên nén và viên nang FOSMICIN.

Chế phẩm Nồng độ thuốc trong huyết tương (pg/mL) Các thông số dược động học
2,5 giờ 6 giờ 10 giờ Tmax (giờ) Cmax (pg/mL) T1/2 (giờ)
Viên nén 5,36 2,68 1,54 2,63 5,86 4,35
Viên nang 5,19 2,32 1,42 2,43 5,64 4,55

Liên kết với protein huyết tương

Tỷ lệ gắn protein huyết tương của fosfomycin là 2,16%.

Chuyển hóa và thải trừ

Fosfomycin không bị chuyển hóa in vivo và được thải trừ phần lớn qua nước tiếu dưới dạng không biến đối còn hoạt tính.

Tỷ lệ thuốc được tìm thấy trong nước tiểu ở người tình nguyện khỏe mạnh (n=3) trong vòng 24 giờ sau khi uống dạng viên nang liều 1000 mg tương tự như khi sử dụng dạng viên nén và đều là 28,4%.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

D – mannitol, Microcrystalline cellulose, Sodium starch glycolate, Magnesi stearat và Polyvinyl alcohol thủy phân một phần.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Thuốc bảo quản ở nhiệt độ < 30 °C, tránh ánh sáng.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam