Oxymetazoline – Bicol-B/Bidisol

Thuốc Bicol-B, Bidisol là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Bicol-B, Bidisol (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Oxymetazoline

Phân loại: Thuốc chủ vận alpha-1 giảm sung huyết mũi, mắt.

Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): R01AA05, R01AB07, S01GA04.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Bicol-B, Bidisol

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 1

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc xịt mũi 0,05%.

Thuốc tham khảo:

BIDISOL
Mỗi chai 15ml có chứa:
Oxymetazoline …………………………. 7,5 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Giảm tạm thời sung huyết mũi do cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang, sốt cỏ khô hoặc dị ứng đường hô hấp trên.

Giảm sung huyết ở xoang.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng:

Mở nắp chai thuốc, xịt bỏ 1-2 lần đầu tiên. Cho vòi xịt vào mũi, bấm nhanh và mạnh vào nút bấm. Hít nhẹ qua mũi ngay sau khi bơm thuốc. Đậy nắp bảo vệ sau mỗi lần sử dụng.

Liều dùng:

Bidisol được dùng tại chỗ dưới dạng phun vào niêm mạc mũi.

Trẻ em 6 tuổi trở lên và người lớn: Phun Bidisol vào mỗi lỗ mũi, 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối.

4.3. Chống chỉ định:

Người bệnh mẫn cảm với thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, hoặc các thuốc có tác dụng adrenergic.

Người bị bệnh glocom.

Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi.

4.4 Thận trọng:

Dùng Oxymetazolin quá liều, kéo dài hoặc quá thường xuyên có thể kích ứng niêm mạc mũi, đặc biệt ở trẻ em.

Thận trọng với những người bị bệnh mạch vành, đau thắt ngực hoặc tăng huyết áp (bệnh có thể tăng lên do thuốc gây tác dụng trên tim mạch), người đái tháo đường, cường tuyến giáp.

Tránh không sử dụng thuốc dài ngày, nhiều nhất là 01 tuần. Nếu cần sử dụng dài ngày phải có ý kiến của Bác sĩ.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Chưa có tài liệu nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng oxymetazolin hydroelorid đối với phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú. Do đó, chỉ sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú:

Chưa có tài liệu nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng oxymetazolin hydroelorid đối với phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú. Do đó, chỉ sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú khi thật cần thiết.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Những phản ứng phụ nghiêm trọng ít xảy ra khi dùng tại chỗ oxymetazolin hydroclorid ở liều điều trị. Một số phản ứng phụ thường gặp nhưng thoáng qua như kích ứng niêm mạc nơi tiếp xúc; phản ứng sung huyết trở lại có thể xảy ra khi dùng thuốc thường xuyên hoặc trong thời gian dài. Có thể xảy ra một số phản ứng toàn thân.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100

Hô hấp: Hắt hơi, khô miệng và khô họng, nóng rát tại chỗ, sung huyết trở lại với biểu hiện như đỏ, sưng và viêm mũi khi dùng thường xuyên hoặc lâu ngày.

Mắt: Nhìn mờ, nhức mắt, giãn đồng tử, tăng hoặc giảm nhãn áp.

Khác: Vã mồ hôi.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

Tim mạch: Tăng huyết áp, hồi hộp, đánh trống ngực, loạn nhịp tim, xanh xao tái nhợt.

Thần kinh trung ương: Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, lo lắng, căng thẳng, lơ mơ, ảo giác, co giật, ức chế hệ thần kinh trung ương, bệnh về tâm lý kéo dài, kích động, dễ bị kích thích, khó ngủ, đặc biệt ở trẻ em.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng thuốc nếu có phản ứng phụ xảy ra.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Oxymetazolin hydroclorid làm mất tác dụng của thuốc có chứa zanamivir.

Không dùng chung với thuốc nhóm IMAO

4.9 Quá liều và xử trí:

Quá liều có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương với giảm đáng kể nhiệt độ cơ thể và nhịp tim chậm, đổ mồ hôi, buồn ngủ, và hôn mê

Cách xử trí: Điều trị hỗ trợ tích cực.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Oxymetazolin hydroelorid là một dẫn chất imidazolin có tác dụng giống thần kinh giao cảm. Thuốc tác dụng lên các thụ thể alpha – adrenergic 6 các tiểu động mạch của niêm mạc mũi làm co mạch, dẫn đến giảm lưu lượng máu và giảm sung huyết mũi. Thêm vào đó, thuốc làm thông lỗ vòi nhĩ đang bị tắc.

Cơ chế tác dụng:

Oxymetazolin hydroclorid là một dẫn chất imidazolin có tác dụng giống thần kinh giao cảm. Thuốc tác dụng lên các thụ thể alpha-adrenergic ở các tiểu động mạch của niêm mạc mũi làm co mạch, dẫn đến giảm lưu lượng máu và giảm sung huyết mũi. Thêm vào đó, thuốc làm thông lỗ vòi nhĩ đang bị tắc. Mũi được thông khí trong một thời gian ngắn.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Sau khi nhỏ mũi dung dịch oxymetazolin hydroclorid, tác dụng co mạch tại chỗ thường đạt được trong vòng 5 – 10 phút, duy trì 5 – 6 giờ rồi giảm dần trong 6 giờ tiếp sau. Dùng tại chỗ ở mắt, tác dụng co mạch xảy ra trong vòng 5 phút và kéo dài tới 6 giờ. Chưa có thông tin về sự phân bố và thải trừ của thuốc ở người

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

6.2. Tương kỵ :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM