Thuốc Lidocain Hydroclorid HDpharma là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Lidocain Hydroclorid HDpharma (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Lidocaine (Xylocain , Lignocaine)
Phân loại: Thuốc tê, thuốc chống loạn nhịp nhóm 1B.
Nhóm pháp lý: Dạng dùng ngoài là thuốc không kê đơn OTC (Over the counter drugs), dạng bào chế khác là thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): C01BB01, C05AD01, D04AB01, N01BB02, R02AD02, S01HA07, S02DA01.
Biệt dược gốc: Xylocaine Jelly
Biệt dược: Lidocain Hydroclorid
Hãng sản xuất : Công ty cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch tiêm 2% (40mg/2ml).
Thuốc tham khảo:
LIDOCAIN HYDROCLORID 40mg/2ml | ||
Mỗi ml dung dịch tiêm có chứa: | ||
Lidocaine | …………………………. | 20 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Để gây tê:
Gây tê tiêm ngấm trong ngoại khoa,
Gây tê tiêm truyền,
Gây tê ngòai màng cứng,
Gây tê tiếp xúc niêm mạc.
Chống loạn nhịp tim:
Loạn nhịp do ngộ độc digitalis
Loạn nhịp thất do huyết khối cơ tim
Loạn nhịp do thuốc gây mê và ngoại tâm thu…
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Gây tê từng lớp: Tiêm trực tiếp vào mô
Gây tê phong bế vùng:Tiêm dưới da
Gây tê phong bế thần kinh:Tiêm dung dịch lidocain vào hoặc gần dây thần kinh hoặc đám rối thần kinh ngoại vi có tác dụng gây tê rộng hơn so với những kỹ thuật nêu trên..
Liều dùng:
Theo chỉ dẫn của thầy thuốc
Gây tê tiêm ngấm: Dung dịch 0.25- 0.5%
Gây tê dẫn truyền: Dung dịch 1-2%
Gây tê ngoài màng cứng: dung dịch 0.5-2% dùng 20-30ml (1.5%)
Gây tê bề mặt, tùy theo bề mặt niêm mạc: Dung dịch 1-2%
Phòng và điều trị loạn nhịp tim: tiêm 50-100mg/lần, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch..
4.3. Chống chỉ định:
Tuyệt đối: Mẫn cảm với Lidocain, tổn thương nặng ở niêm mạc, nơi bị viêm và bị nhiễm khuẩn, sốc block nhĩ thất, sốt cao ác tính, động kinh không kiểm soát được.
Tương đối : Nhiễm khuẩn nặng, tăng huyết áp, trẻ dưới 30 tháng..
4.4 Thận trọng:
Không dùng chứa chất bảo quản để gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng hoặc khoang cùng.
Dùng thận trọng cho người bệnh gan, suy tim, thiếu oxygen máu nặng, suy hô hấp nặng, giảm thể tích máu hoặc sốc, block tim không hoàn toàn hoặc nhịp tim chậm, rung nhĩ. Dùng thận trọng với người ốm nặng hoặc suy nhược.
Không được tiêm Lidocain vào những mô bị viêm hoặc nhiễm khuẩn và không cho vào niệu đạo bị chấn thương.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: A
US FDA pregnancy category: B
Thời kỳ mang thai:
Lidocain đã được dùng nhiều trong phẫu thuật cho người mang thai mà không thấy thông báo về những tác dụng đối với mẹ và thai nhi.
Thời kỳ cho con bú:
Lidocain được phân bố trong sữa mẹ với lượng rất nhỏ, nên không có nguy cơ gây tác dụng có hại cho trẻ nhỏ bú mẹ..
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Choáng váng, mờ mắt, run, ngủ gà, tê, ù tai, buồn nôn, nôn, mất định hướng.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ðối với phản ứng toàn thân do hấp thu quá mức: Duy trì thông khí, cho 100% oxygen, và thực hiện hô hấp hỗ trợ hoặc chỉ huy, khi cần. Ở một số người bệnh, có thể cần phải đặt ống nội khí quản.
Ðối với suy tuần hoàn: Dùng một thuốc co mạch và truyền dịch tĩnh mạch.
Ðối với chứng methemoglobin huyết: Cho xanh methylen (1 – 2 mg/kg thể trọng tiêm tĩnh mạch).
Ðối với co giật: Cho một thuốc chống co giật benzodiazepin; cần nhớ là benzodiazepin tiêm tĩnh mạch có thể gây ức chế hô hấp và tuần hoàn, đặc biệt khi tiêm nhanh.
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Adrenalin phối hợp với Lidocain làm giảm tốc độ hấp thu và độc tính, do kéo dài tác dụng của Lidocain.Những thuốc tê chất amid có tác dụng chống loạn nhịp khác như mexilentin, tocanid, hoặc lidocain dùn toàn than hoặc tiêm để gây tê cục bộ: sẽ gây nguy cơ độc hại (do tác dụng cộng hợp trên tim); và nguy cơ quá liều (khi dùng lidocain toàn than hoặc thuốc tiêm gây tê cục bộ), nếu đồng thời dùng bôi, đắp lidocain trên niêm mạc với khối lượng lớn, dùng nhiều lần, dùng ở vùng miệng họng hoặc nuốt.
Thuốc chẹn Beta: Dùng đồng thời với lidocain có thể làm chậm chuyển hóa Lidocain do giảm lưu lượng máu ở gan, dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc Lidocain.
Sucinylcholin: Dùng đồng thời với Lidocain có thẻ làm tăng tác dụng của sucinylcholin.
4.9 Quá liều và xử trí:
Nhiễm độc thuốc gây tê loại amid: bồn chồn, lo lắng, nhìn mờ, run, ngủ gà, co giật, mất ý thức, có thể ngưng thở. Hạ huyết áp, ức chế tim, ngừng tim.
Điều trị: Chỉ là hỗ trợ bằng những biện pháp thông thường (truyền dịch, đặt ở tư thế thích hợp, thuốc tăng huyết áp, thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống co giật); Natri bicarbonate có thể phục hồi QRS bị kéo dài, loạn nhịp chậm và giảm huyết áp.
Thẩm phân máu làm tăng thải trừ Lidocain..
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Thuốc gây tê tại chỗ thuộc nhóm amide có tác dụng nhanh, mạnh và rộng hơn so với procain dùng cùng nồng độ. Thuốc gây tê tại chỗ phong bế cả sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh với các ion natri, do đó ổn định màng và ức chế sự khử cực, dẫn đến làm giảm lan truyền hiệu điện thế khử cực, dẫn đến làm giảm lan truyền hiệu điện thế hoạt động và tiếp đó là block dẫn truyền thần xung động thần kinh.
Lidocain là thuốc chống loạn nhịp, chẹn Na, nhóm IB, được dùng tiêm tĩnh mạch để điều trị loạn nhịp tâm thất. Lidocain làm giảm nguy cơ rung tâm thất ở người nghi có nhồi máu cơ tim. Lidocain chẹn cả những kênh Na mở và kênh Na không hoạt hóa ở tim, sự phục hồi sau đó nhanh, nên lidocain có tác dụng trên mô tim khử cực ( thiếu máu cục bộ) mạnh hơn là trên tim không thiếu máu cục bộ.
Cơ chế tác dụng:
Lidocaine là một thuốc gây tê tại chỗ thuộc loại amide, trong nhóm I/b có tính làm ổn định màng tế bào và chống loạn nhịp như đã được Vaughan William xếp loại. Thuốc gây tê bằng cách ngăn sự hình thành và dẫn truyền của xung động thần kinh. Các thuốc gây tê tại chỗ – bao gồm lidocaine – tác dụng bằng cách làm ổn định tính thấm của màng bào tế bào thần kinh đối với ion natri. Ngưỡng kích thích điện tăng dần và do đó ức chế sự dẫn truyền.
Khi dùng tại chỗ trên niêm mạc, lidocaine được hấp thu nhiều hay ít tùy thuộc vào liều lượng và vị trí áp dụng. Lưu lượng tuần hoàn ở niêm mạc ảnh hưởng đến sự hấp thu. Tác dụng của thuốc phun mù Lidocain xảy ra trong vòng 1 phút và kéo dài trong 5-6 phút. Cảm giác tê dại từ từ biến mất trong vòng 15 phút. Với các liều điều trị, thuốc không ảnh hưởng đến nhịp tim và không làm giảm lực co cơ tim (ức chế tim).
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Lidocain được hấp thu qua đường tiêu hóa, nhưng bị chuyển hóa qua gan lần đầu lớn. Tiêm gây giãn mạch nơi tiêm vì vậy nếu dùng gây tê thì thường phối hợp với chất co mạch để giảm hấp thu thuốc. Vào máu thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 70%. Thuốc có ái lực cao với tổ chức hơn huyết tương, đặc biệt là phổi não sau đó đến gan lách, ruột, cơ và mô mỡ. Thuốc qua nhau thai khoảng 40%. Thuốc chuyển hóa ở gan khoảng 70% bằng phản ứng alkyl hóa và hydroxyl hóa tạo ra hai chất chuyển hóa quan trọng là monoethyl glycin xylidid (MEGX) và glycin xylidid (GX) vẫn còn hoạt tính chống loạn nhịp tim. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hóa.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Nước cất pha tiêm.
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 30oC.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam
Hoặc HDSD Thuốc.
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM