Cefdinir – Cefdina/Androxic/Golzynir/Setpana/Tinaziwel

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Cefdinir

Phân loại: Thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): J01DD15.

Biệt dược gốc: OMNICEF

Biệt dược: CEFDINA, ANDROXIC, GOLZYNIR, SETPANA, TINAZIWEL, ANDOROXIC

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nang 300 mg,

Viên nén 100 mg.

Bột pha hỗn dịch uống 125 mg, 250mg

Thuốc tham khảo:

CEFDINA 300
Mỗi viên nang có chứa:
Cefdinir …………………………. 300 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

CEFDINA 125
Mỗi gói bột có chứa:
Cefdinir …………………………. 125 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

CEFDINA 250
Mỗi gói bột có chứa:
Cefdinir …………………………. 250 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

ANDOROXIC 300
Mỗi viên nang có chứa:
Cefdinir …………………………. 300 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới.

Viêm thận- bể thận, viêm bàng quang.

Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da như: Viêm nang lông, nhọt, chốc lở, chín mé, viêm quanh móng, áp xe dưới da…

Viêm phần phụ tử cung, viêm tử cung.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng uống..

Liều dùng:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên/lần x2 lần/ngày

Bệnh nhân suy thận(Creatinin < 30ml/phút): Uống 1 viên/ngày

Trẻ em từ 6 tháng – 12 tuổi: Uống 7mg/kg thể trọng/lần x2 lần//ngày hoặc uống 14mg/kg thể trọng/lần x1 lần/ngày

Bệnh nhân suy thận(Creatinin < 30ml/phút/173m2): Uống 7mg/kg thể trọng/ngày

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với Cefdinir hay bất cứ thành phần nào của thuốc.

4.4 Thận trọng:

Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị dị ứng: mày đay, phát ban, hen phế quản.

Suy thận nặng.

Bệnh nhân dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch, người lớn tuổi, suy kiệt.

Phụ nữ có thai.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Thuốc không gây buồn ngủ không ảnh hưởng đến hoạt động của người khi lái xe hoặc đang vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category:

US FDA pregnancy category: B

Thời kỳ mang thai:

Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.

Thời kỳ cho con bú:

Phụ nữ cho con bú có thể dùng được.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Nói chung Cefdinir được dung nạp tốt. Các tác dụng không mong muôn đã được báo cáo: Tỷ lệ > 1%:

Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng,

Thần kinh: Nhức đâu,

Tiết niệu – sinh dục: Nấm âm đạo, viêm âm đạo.

Tỷ lệ < 1% nhưng > 0.1 %

Tiêu hóa: Rối loạn tiêu, đầy hơi, ói, phân bắt thường, biếng ăn, táo bón, khô miệng.

Da: Phát ban, ngứa.

Thần kinh: Chóng mặt, suy nhược, mắt ngủ, buồn ngủ.

Tiết niệu – sinh duc: Nấm âm đạo, khí hư.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Phải ngừng thuôc ngay sau khi biểu hiện nặng tác dụng không mong muốn, trường hợp dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn nghiêm trọng cần tiến hành điều trị hỗ trợ (duy trì thông khí và sử dụng adrenalin, oxygen, tiêm tĩnh mach corticosteroid). Các trường hợp bị viêm đại tràng mang giả do Clostridium difficile phát triển qué mite & thé nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Các trường hợp thể vừa và nặng, cần lưu ý cho truyền các dịch và chất điện giải, bổ sung protein và điều trị bằng kháng sinh có tác dụng với C. difficile (nên dùng metronidazol, không dùng vancomycin).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Các thuốc trung hoà acid dịch vị có chứa magnesi hoặc nhôm và các chế phẩm có chứa sắt sẽ làm ảnh hưởng tới việc hấp thu cefdinir. Nếu antacid thực sự cần thiết trong quá trình điều trị, thì cần uống Cefdinir trước hoặc sau ít nhất 2 giờ uống các thuốc antacid.

Probenecid: Ức chế sự bài tiết qua thận của cefdinir qua thận cũng như đối với các betalactam khác.

Các thuốc bổ sung sắt và thức ăn có chứa sắt: uống kết hợp cefdinir với các chất có chứa 60mg sắt hoặc các vitamin có chứa 10mg sắt sẽ làm giảm phạm vi hấp thu của cefdinir từ 80% xuống còn 31%. Nếu thực sự cần bổ sung sắt trong quá trình trị liệu, thì cần uống Cefdinir ít nhất trước
hoặc sau 2 giờ.

Ảnh hưởng lên các kết quả cận lâm sàng:

Phản ứng dương tính giả khi thử ceton niệu nếu dùng nitroprusside nhưng sẽ không xảy ra đối với nitroferricyanid.

Việc uông cefdinir có thể cho kết quả dương tính giả khi thử glucose niệu bằng dung dịch thuốc thử Benedict hoặc Fehling. Cần thử bằng phương pháp phản ứng men.

Các cephalosporin đôi khi cũng gây phản ứng dương tính giả trong phép thử Coomb trực tiếp.

4.9 Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: Những thông tin về tình trạng quá liều chưa được thiết lập ở người. Triệu chứng và dấu hiệu ngộ độc khi dùng quá liều của các kháng sinh họ B-lactam đã được biết như: Buồn nôn, nôn mửa, đau thượng vị, tiêu chảy, co giật…

Cách xử trí: Việc lọc máu có hiệu quả trong trường hợp ngộ độc cefdinir do quá liều, đặc biệt trong trường hợp có suy chức năng thận

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Cefdinir là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, sử dụng trong điều trị các nhiễm khuẩn nhạy cảm cefdinir, thuốc có tác dụng kháng khuẩn do ức chế tông hợp thành tế bào vi khuẩn; thuốc gắn vào một hoặc nhiều protein gắnpenicillin (PBP) (là protein tham gia vào cấu tạo thành phần cấu tạo màng tế bào vi khuẩn, dẫn đến ức chế sinh tông hợp thành tế bào. Cefdinir có độ bên vững cao trước sự tấn công của các beta-lactamase do các vi khuân Gram âm và Gram dương tạo ra.

Phổ kháng khuẩn:

* Cefdinir có hoạt lực đối với vi khuẩn Gram dương:

Staphylococcus aureus

Streptococcus pneumoniae.

Streptococcus pyogenes.

Staphylococcus epidermidis,

Streptococcus agalactiae.

* Cefdinir có hoạt lực đối với Vi khuẩn Gram âm:

Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng tạo men beta-lactamase).

Haemophilus parainfluenzae (bao gồm các chủng tạo men beta-lactamase).

Moraxella catarrhalis (bao gồm các chủng tạo men beta-lactamase).

Citrobacter diversus,

Proteus mirabilis,

Escherichia coli,

Klebsiella pneumoniae.

Thông tin kháng thuốc:

Vi khuẩn kháng thuốc: Escherichia coli (sản sinh CTX-M ESBLs), Klebsiella pneumoniae (sản sinh ESBL).

Cơ chế tác dụng:

Cơ chế tác dụng của cefdinir là ức chế sự tổng hợp của thành tế bào. Nó có ái lực cao với những protein kết hợp penicillin (PBP) 1 (1a, 1bs), 2 và 3, với những điểm tác dụng thay đổi tùy theo loại vi khuẩn.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Hấp thu: Cefdinir được hấp thu qua đường tiêu hóa, Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống khoảng 2 – 4 giờ sau khi uống, Khả dụng sinh học của cefdinir khi dùng đường uống khoảng 16 – 25%.

Phân bố: Thuốc được phân bỗ rộng rãi vào các mô trong cơ thể và có khoảng 60 – 70%. Cefdinir trong máu gắn với protein huyết tương.

Chuyển hoá: cefdinir rất ít bị chuyên hoá và được bài tiết qua nước tiểu.

Đào thải: Nửa đời thải trừ khoảng 1,7 giờ. Ceflinir được loại bỏ bằng thẩm tách máu

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Sucrose, NF; citric acid, USP; sodium citrate, USP; sodium benzoate, NF; xanthan gum, NF; guar gum, NF; artificial strawberry ,cream flavors; silicon dioxide, NF; magnesium stearate, NF.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam.

HDSD Thuốc