1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Betahistine
Phân loại: Thuốc điều trị chóng mặt. Thuốc giãn mạch.
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): N07CA01.
Biệt dược gốc:
Biệt dược: GIMYENEZ, DIVASER, DIVASER-F , DIVASERC
Hãng sản xuất : Công ty cổ phần dược phẩm Đạt Vi Phú.
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 8 mg, 16 mg, 24 mg
Thuốc tham khảo:
GIMYENEZ 8 | ||
Mỗi viên nén bao phim có chứa: | ||
Betahistine | …………………………. | 16 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
DIVASER 8 | ||
Mỗi viên nén bao phim có chứa: | ||
Betahistine | …………………………. | 8 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Chóng mặt do nguyên nhân tiền đình.
Hội chứng Meniere: chóng mặt, ù tai, nôn, nhức đầu, mất thính lực.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Cách dùng: Nên dùng cùng với thức ăn.
Liều dùng:
1-2 viên 8mg x 3 lần/ngày, ½-1 viên 16mg x 3 lần/ngày hoặc 1 viên 24mg x 2 lần/ngày.
Ðiều trị 2 – 3 tháng.
4.3. Chống chỉ định:
Loét dạ dày tá tràng. U tủy thượng thận.
Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
4.4 Thận trọng:
Chú ý đề phòng:
Thận trọng khi bệnh nhân hen suyễn. Không nên dùng khi có thai.
Bệnh nhân hen phế quản, tiền sử loét dạ dày (đường tiêu hóa).
Không nên dùng khi mang thai & trong suốt thời kỳ cho con bú.
Trẻ dưới 18tuổi : không khuyến cáo.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Betahistin được chỉ định trong điều trị hội chứng Meniere, triệu chứng này bao gồm chóng mặt, ù tai, mất thính lực, các triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Trong các nghiên cứu lâm sàng thiết kế đặc biệt để điều tra về khả năng lái xe và vận hành máy móc, betahistin không có hoặc có ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng này.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: B2
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Không nên chỉ định cho phụ nữ có thai, mặc dầu không một tác dụng gây quái thai nào được ghi nhận ở động vật thử nghiệm.
Thời kỳ cho con bú:
Không nên chỉ định cho phụ nữ có thai, mặc dầu không một tác dụng gây quái thai nào được ghi nhận ở động vật thử nghiệm.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Nôn, chứng khó tiêu hóa, đau đầu. Dị ứng. Đau dạ dày nhẹ (tác dụng này mất đi khi uống thuốc trong bữa ăn hoặc giảm liều).
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Thuốc kháng histamin. Làm tăng tác dụng: MAOIs, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị Parkinson.
4.9 Quá liều và xử trí:
Triệu chứng: các triệu chứng giống các triệu chứng gây bởi thuốc histamine.
Xử lý: dùng thuốc kháng histamine.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Thuốc trị chóng mặt.
Cơ chế tác động của betahistin về mặt tác dụng điều trị thì chưa được nắm rõ. Tuy nhiên, in vitro, betahistin tạo dễ dàng cho sự dẫn truyền histamin do tác động đồng vận một phần trên các thụ thể H1, và tác dụng ức chế các thụ thể H3.
Betahistin làm giãn cơ vòng tiền mao mạch vì vậy có tác dụng gia tăng tuần hoàn của tai trong. Thuốc kiểm soát tính thấm của mao mạch tai trong do đó làm giảm tích tụ nội dịch bạch huyết tai trong. Đồng thời nó cũng cải thiện tuần hoàn não, gia tăng lưu lượng máu qua động mạch cảnh trong và động mạch đốt sống. Vì vậy, trên lâm sàng betahistin có hiệu quả trong điều trị chóng mặt và choáng váng.
Cơ chế tác dụng:
Betahistin là một chất đối kháng với ái lực rất mạnh trên thụ thể histamin H3 và là một chất chủ vận với ái lực yếu trên thụ thể histamin H1. Betahistin có hai cơ chế hoạt động. Đầu tiên, betahistin tác động kích thích trực tiếp (chủ vận) lên thụ thể H1 nằm trên mạch máu ở tai trong. Thuốc tác động lên cơ vòng tiền mao mạch ở lớp vân mạch của tai trong, làm giảm áp lực khoảng không nội dịch ở tai. Ngoài ra, betahistin có tác dụng đối kháng mạnh trên thụ thể histamin H3, làm tăng nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh được phóng thích từ các mút thần kinh. Sự gia tăng lượng histamin được phóng thích từ các mút thần kinh gây kích thích các thụ thể H1, do đó làm tăng tác động chủ vận trực tiếp của betahistin lên các thụ thể này. Điều này giải thích cho tác dụng giãn mạch mạnh của betahistin ở tai trong và hiệu quả của nó trong điều trị chóng mặt. Tóm lại các đặc tính này góp phần vào lợi ích trị liệu của thuốc trong hội chứng Meniere. Hội chứng Meniere biểu hiện gồm chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nhức đầu, mất thính lực. Hiệu quả của betahistin trên hội chứng có thể do khả năng thay đổi tuần hoàn ở tai trong hoặc do tác động trực tiếp vào tế bào thần kinh của nhân tiền đình.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Sau khi uống, betahistin được hấp thu nhanh và hoàn toàn. Betahistin được đào thải theo nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa là acid 2-pyridylacetic.
Thời gian bán hủy đào thải khoảng 3, 5 giờ.
Thuốc được đào thải qua nước tiểu gần như hoàn toàn sau 24 giờ.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Cellulose vi tinh thể, mannitol (E421), acid citric monohydrate, silica khan dạng keo và bột talc.
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam