Zinc Sulphate (Kẽm sulfat) – Zincviet

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Zinc Sulphate (Kẽm sulfat)

Phân loại: Khoáng chất và chất điện giải.

Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A12CB01

Biệt dược gốc:

Biệt dược: ZINCVIET

Hãng sản xuất : Atco Laboratories Ltd..

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Siro chứa kẽm sulfat monohydrat tương đương với 5mg/5ml (tương đương 10mg kẽm)

Thuốc tham khảo:

ZINCVIET
Mỗi 5 ml xirô có chứa:
Kẽm sulfat monohydrat …………………………. 5 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Bổ sung chất điện giải trong các trường hợp:

Chữa trị các chứng tiêu chảy cấp

Giúp duy trì vị giác, chữa trị rụng tóc, suy giảm miễn dịch, thiếu kẽm

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Thuốc dùng pha uống. Cách pha:

Cho nước đua sôi để nguội vào 1/3 chai, lắc mạnh

Cho nước tới gờ gần cổ chai, lắc cho đều

Lắc kỹ trước khi dùng

Mỗi 5ml chứa 10mg kẽm nguyên tố

Uống hết chai Zincviet đã pha trong vòng 7 – 10 ngày nếu để ở nhiệt độ phòng. Nếu để trong tủ lạnh giữ được 14 ngày

Liều dùng:

Tiêu chảy cấp:

Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2,5ml x 2 lần/ngày

Trẻ trên 6 tháng tuổi: 5ml x 2 lần/ngày

Bổ sung kẽm:

Trẻ < 1 tuổi: 2,5ml/ngày

Trẻ > 1 tuổi: 5ml/ngày

Trẻ > 15 tuổi và người lớn: 7,5 – 10ml/ngày

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

4.4 Thận trọng:

Muối kẽm không nên sử dụng với penicillin. Mặc dù không có thông báo về việc gây quái thai, phụ nữ có thai và cho con bú phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Không ảnh hưởng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Mặc dù không có thông báo về việc gây quái thai, phụ nữ có thai và cho con bú phải có sự chỉ định của bác sĩ. Những nghiên cứu cho thấy có sự tăng Zn2+ ở phụ nữ có thai.

Thời kỳ cho con bú:

Mặc dù không có thông báo về việc gây quái thai, phụ nữ có thai và cho con bú phải có sự chỉ định của bác sĩ. Những nghiên cứu cho thấy có sự tăng Zn2+ ở phụ nữ có thai.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Rối loạn hệ miễn dịch.

Hiếm: phản ứng dị ứng.

Chứng tim mạch

Rất hiếm: hạ huyết áp, loạn nhịp tim, điện tim thay đổi có sự thiếu hụt Kali.

Rối loạn hệ tiêu hóa

Thường: nôn

Rất hiếm: khó tiêu, cảm giác nóng ở dạ dày.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Kẽm sulfate tạo thành chelate với tetracylins, vì thế không nên dùng chung. Sắt làm giảm sự hấp thu của kẽm sulfate.Khi dùng chung với penicilliamine, kẽm sulfate có thể làm giảm hiệu quả của penicillamine. Liều của kẽm cao hơn 30 mg/ ngày làm giảm sự hấp thu của sparfloxacin, vì thế siro Zinco nên được uống ít nhất 2 giờ trước khi sử dụng spalfoxacin. Kẽm làm giảm sự hấp thu của ciprofloxacin. Thuốc tránh thai đường uống làm giảm nồng độ kẽm trong huyết tương.

4.9 Quá liều và xử trí:

Nhiễm độc mạn tính do kẽm không được thông báo là gặp phải ở người. Nó có thể dẫn đến thiếu đồng và thiếu máu sau khi điều trị lâu dài với liều cao kẽm. Trong trường hợp, 4 mg đồng sulfate nên được chỉ định để phòng ngừa thiếu đồng và truyền máu chậm để điều trị chứng thiếu máu. Trong trường hợp ngộ độc kẽm, cân bằng chất điện phân có thể đạt được bằng cách rửa dạ dày.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Kẽm là một nguyên tố vi lượng trong các enzyme đóng vai trò tích cực trong sự chuyển hóa carbohydrate, protein, lipid như deydrogenases, aldolases, peptidases, phosphatases, isomerases, phospholipases. Nó cũng có mặt trong những enzyme gần với pyridine nucleotides và sử dụng như một yếu tố đồng vận cho những chất khác. Thiếu hụt kẽm trong cơ thể dẫn đến chuyển hóa carbohydrate và protein thay đổi làm hạn chế khả năng tiếp thu, và tăng trưởng kém. Nồng độ kẽm trong huyết thanh giảm ở trẻ em bị mắc chứng beta-thalassemia, khi được bổ sung kẽm đầy đủ cho thấy sự tăng trưởng tương đương với trẻ khỏe mạnh. Kẽm là nguyên tố đa chức năng, đóng vai trò trong tổng hợp DNA, RNA và protein, hoạt hóa insulin, chữa lành vết thương, phân chia tế bào, sản xuất tinh trùng và tăng khả năng miễn dịch.

Cơ chế tác dụng:

Kẽm là khoáng chất thiết yếu tìm thấy trong hầu hết các tế bào. Cơ thể người chứa khoảng 2 – 3 g kẽm, có trong xương, răng, tóc, da, gan, cơ bắp, bạch cầu và tinh hoàn. Kẽm kích thích hoạt động của rất nhiều enzym là những chất xúc tác các phản ứng sinh hoá trong cơ thể. Kẽm cần thiết cho một hệ thống miễn dịch lành mạnh, có khả năng chống nhiễm trùng và phòng ngừa cảm cúm. Kẽm giúp làm mau lành các vết thương, kích thích sự phát triển của các tế bào mới, phục hồi các tế bào đã bị các gốc tự do làm tổn thương. Kẽm cũng cần thiết cho sự tổng hợp DNA, kích thích sự chuyển hóa của vitamin A, kích thích sự hoạt động của thị giác và của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, kẽm còn hỗ trợ cho việc tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ, suốt thời kỳ thơ ấu và thiếu niên.

Tiêu chảy kéo dài làm mất đi một lượng kẽm đáng kể. Việc giảm kẽm trong cơ thể làm chậm quá trình tái tạo và phục hồi về cấu tạo và chức năng tế bào niêm mạc ruột dẫn đến kéo dài thời gian tiêu chảy. Vì vậy việc bổ sung kẽm có khả năng làm giảm tiêu chảy ở người tiêu chảy kéo dài.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Những nghiên cứu về sự chuyển hóa của kẽm cho thấy kẽm không hấp thụ hoàn toàn sau khi uống. Nó hấp thụ qua hệ tiêu hóa. Sự hấp thụ bị giảm do thức ăn như bánh mì trắng (bao gồm acid phytic và phosphate, Cu2+, Fe2+, Cd2+,Sn2+), sữa, pho mát và cà phê. Điều này được thể hiện rõ với những người bị viêm da đầu chi do đường ruột.

Nồng độ trong máu: Nồng độ trong huyết tương bình thường của kẽm là 0.7-1.5 mcg/ml. Uống 50mg kẽm (tương đương 220 mg kẽm sulfate), nồng độ trong huyết tương đạt được 2.5 mcg/ml trong 2 đến 3 giờ. Thời gian bán thải là 3 giờ. 60% kẽm gắn với albumin, 30-40% kẽm gắn với alpha-2-macroglobulin và 1% gắn với amino acids. Kẽm được bài tiết qua phân. Lượng bài tiết qua nước tiểu thấp. Người lớn bình thường uống khoảng 13.2 mg kẽm trong một ngày, 5.6 mg được bài tiết qua phân và 0.1-0.9 mg qua nước tiểu. Thông thường, thận không ảnh hưởng đến kẽm trong huyết thanh và khả năng bài tiết rất hạn chế. Tăng lượng kẽm không làm thay đổi lượng bài tiết qua nước tiểu tuy nhiên tiêm tĩnh mạch kẽm có thể làm tăng hàm lượng trong nước tiểu. Bài tiết vào mật rất thấp so với bài tiết qua nước tiểu. Trong thời tiết ẩm, 2-3 mg kẽm có thể bị mất qua mồ hồi.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược: đường RE, natri benzoat, acid citric, natri citrat, carboxymethyl cellulose natri, vàng tartrazin, tinh dầu cam, nước tinh khiết vừa đủ 100ml.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam