Risperidone – Heridone

Thuốc Heridone là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Heridone (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Risperidone

Phân loại: Thuốc chống loạn thần.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): N05AX08.

Biệt dược gốc: Risperdal

Biệt dược: Heridone

Hãng sản xuất : Công ty TNHH sinh dược phẩm Hera

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: 1 mg; 2 mg; 3 mg; 4 mg.

Thuốc tham khảo:

HERIDONE 3
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Risperidon …………………………. 3 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

HERIDONE 4
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Risperidon …………………………. 4 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

HERIDONE 2
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Risperidon …………………………. 2 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Điều trị tâm thần phân liệt.

Điều trị các cơn hưng cảm vừa đến nặng liên quan đến rối loạn lưỡng cực.

Điều trị ngắn hạn (lên đến 6 tuần) các hành vi gây hấn trường diễn ở các bệnh nhân suy giảm trí nhớ Alzheimer vừa đến nặng không đáp ứng với các biện pháp không dùng thuốc và có nguy cơ gây hại cho bản thân hoặc người khác.

Điều trị triệu chứng ngắn hạn (lên đến 6 tuần) các hành vi gây hấn trường diễn ở trẻ em rối loạn hành vi trên 5 tuổi và thanh thiếu niên bị thiểu năng trí tuệ hoặc chậm phát triển trí tuệ theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV, mà mức độ nghiêm trọng của hành vi gây hấn hoặc đập phá khác cần phải điều trị dược lý.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Thuốc được dùng theo đường uống. Thức ăn không làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc.

Liều dùng:

Tâm thần phân liệt

Người lớn: Thuốc có thể được sử dụng 1 – 2 lần/ngày.

Người cao tuổi: Khởi đầu với liều 0,5 x 2 lần/ngày, có thể điều chỉnh theo từng bệnh nhân với 0,5 x 2 lần/ngày tăng lên 1 – 2 mg x 2 lần/ngày.

Nhi khoa: Risperidone không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.

Điều trị hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực

Người lớn: Uống risperidone 1 lần/ngày, khởi đầu với 2 mg.

Người cao tuổi: Bắt đầu với liều 0,5 mg x 2 lần/ngày.

Nhi khoa: Risperidone không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.

Điều trị triệu chứng gây hấn trường diễn ở các bệnh nhân suy giảm trí nhớ Alzheimer vừa đến nặng

Khởi đầu với 0,25 mg x 2 lần/ngày. Liều tối ưu là 0,5 mg x 2 lần/ngày cho hầu hết bệnh nhân. Không nên sử dụng thuốc quá 6 tuần.

Rối loạn hành vi

Trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 đến 18 tuổi:

Với trẻ ≥ 50 kg, liều khởi đầu là 0,5 mg/lần/ngày. Liều tối ưu là 1 mg/lần/ngày ở hầu hết bệnh nhân.

Với trẻ < 50 kg, liều bắt đầu là 0,25 mg/lần/ngày. Liều tối ưu là 0,5 mg/lần/ngày ở hầu hết bệnh nhân.

Không dùng risperidone cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Bệnh nhân suy gan, suy thận:

Với mọi chỉ định, liều khởi đầu và liều duy trì cần phải được giảm một nửa, thời gian điều chỉnh liều chậm hơn ở những bệnh nhân suy gan, suy thận.

4.3. Chống chỉ định:

Quá mẫn với hoạt chất hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4.4 Thận trọng:

Nên sử dụng cẩn thận risperidone ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

Bệnh nhân bị các loại suy giảm trí nhớ khác không phải bệnh Alzheimer không nên được điều trị với risperidone.

Do hoạt động ức chế alpha của risperidone, hạ huyết áp (tư thế) có thể xảy ra, đặc biệt trong giai đoạn điều chỉnh liều đầu tiên.

Bệnh Parkinson có thể nặng hơn khi dùng risperidone.

Tăng đường huyết, đái tháo đường và trầm trọng thêm tiền đái tháo đường đã được báo cáo trong quá trình sử dụng risperidone.

Cương dương có thể xảy ra do tác dụng ức chế alpha – adrenergic của risperidone.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Risperidone có thể gây ra những ảnh hưởng vừa đến trung bình lên khả năng lái xe và sử dụng máy móc do có khả năng ảnh hưởng đến tầm nhìn và hệ thần kinh trung ương.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: C

US FDA pregnancy category: C

Thời kỳ mang thai:

Không nên dùng risperidone trong thời kỳ mang thai trừ khi cần thiết. Nếu cần ngừng dùng thuốc trong khi mang thai, không nên gián đoạn đột ngột.

Thời kỳ cho con bú:

Cân nhắc giữa lợi ích cho con bú với nguy cơ tiềm ẩn đối với trẻ.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Hầu hết tác dụng không mong muốn (ADR) thường gặp (tỷ lệ ≥ 10%) là: Parkinson, đau đầu, mất ngủ.

Các ADR xuất hiện liên quan đến liều bao gồm hội chứng Parkinson và chứng bồn chồn bất an.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Tuy risperidon khác các dẫn chất của phenothiazin về hoá học, risperidon có thể gây ra nhiều ADR của phenothiazin, nhưng không phải tất cả. ADR của risperidon và của phenothiazin có nhiều và có thể liên quan đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tuy các ADR này thường hồi phục được khi giảm liều hoặc ngừng thuốc, một số ADR có thể không hồi phục và hiếm hơn, có thể tử vong. Nguyên nhân phần lớn được cho là do ngừng tim hoặc ngừng thở do mất phản xạ hầu, còn một số tử vong không xác định rõ nguyên nhân được cho là tại thuốc.

Nếu thấy hội chứng an thần kinh ác tính, một phức hợp triệu chứng có thể gây tử vong với những biểu hiện đặc trưng là giảm trương lực cơ, trạng thái sững sờ, sốt, huyết áp không ổn định, myoglobin huyết xảy ra, cần ngừng thuốc ngay và điều trị với dantrolen hoặc bromocriptin.

Nếu người bệnh cần điều trị với thuốc chống loạn thần sau khi khỏi hội chứng an thần kinh ác tính, phải xem xét cấn thận việc dùng lại thuốc. Phải theo dõi cấn thận, vì hội chứng này có thể tái phát. Không có liệu pháp đối với loạn động muộn, có thể xảy ra ở người bệnh điều trị với thuốc chống loạn thần, mặc dù hội chứng này có thể thuyên giảm một phần hoặc hoàn toàn, nếu ngừng dùng thuốc. Nếu dấu hiệu và triệu chứng của loạn động muộn xuất hiện ở người bệnh điều trị với risperidon, cần ngừng thuốc. Tuy vậy, một số người bệnh vẫn có thể cần điều trị với risperidon, mặc dù có hội chứng này

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Cũng như các loại thuốc chống loạn thần khác, cần thận trọng khi phối hợp risperidone với các thuốc làm kéo dài khoảng QT.

Khả năng ảnh hưởng đến một số thuốc khác của risperidone:

Risperidone cần được sử dụng thận trọng khi kết hợp với các chất tác động lên trung ương thần kinh, đáng chú ý gồm có rượu, các opiat, kháng histamin, benzodiazepine.

Risperidone có thể đối kháng hiệu quả của levodopa và các thuốc đối kháng dopamin khác.

Ảnh hưởng của các thuốc khác đến risperidone:

Carbamazepine làm giảm nồng độ thành phần có hoạt tính chống loạn thần của risperidone trong huyết tương. Các ảnh hưởng tương tự có thể thu được với rifampicin, phenytoin và phenobarbital.

Fluoxetine và paroxetine làm tăng nồng độ huyết tương của risperidone nhưng làm giảm thành phần có hoạt tính chống loạn thần.

Verapamil làm tăng nồng độ risperidone trong huyết tương.

Phenothiazine có thể làm tăng nồng độ huyết tương của risperidone.

Các nghiên cứu tương tác thuốc chỉ được thực hiện ở người lớn.

4.9 Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: Bao gồm buồn ngủ, an thần, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, và các triệu chứng ngoại tháp. Trong trường hợp quá liều, tình trạng co giật và kéo dài khoảng QT đã được báo cáo. Xoắn đỉnh xuất hiện khi dùng quá liều kết hợp risperidone và paroxetin.

Điều trị:

Thiết lập và duy trì thông khí để đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy. Rửa dạ dày (sau khi đặt ống khí quản, nếu bệnh nhân mất ý thức), kết hợp dùng than hoạt tính và thuốc nhuận tràng chỉ sau khi uống thuốc dưới 1 giờ. Không có thuốc giải độc đặc hiệu với risperidone.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Nhóm dược lý: Thuốc chống loạn thần khác.

Mã ATC: N05AX08

Cơ chế tác dụng:

Risperidone là một chất đối kháng monoaminergic chọn lọc với những đặc tính riêng biệt. Nó có ái lực cao với các thụ thể serotonin 5-HT2 và dopamin D2. Risperidone cũng gắn kết với các thụ thể adrenergic alpha1 và có ái lực thấp với các thụ thể histamin H1 và adrenergic alpha2. Risperidone không có ái lực với các thụ thể cholinergic.

Cơ chế tác dụng:

Cơ chế tác dụng chính của Risperidone, cũng như các thuốc điều trị bệnh tâm thần khác chưa được biết, nhưng tác động điều trị tâm thần qua trung gian kết hợp giữa đối kháng dopamin loại 2(D2) và serotonin loại 2 (5HT2).

Risperidone là một chất đối kháng monoaminergic có chọn lọc với ái lực với các thụ thể serotonin và dopamin, có ái lực thấp hơn với thụ thể histamine H1 và thụ thể 2-adrenergic. Risperidone không có ái lực đối với các thụ thể muscarinic cholinergic hoặc adrenergic 1 và 2.

Mặc dù Risperidone là chất đối kháng mạnh với thụ thể D2, được xem là cải thiện các triệu chứng dương tính của bệnh tâm thần phân liệt, nhưng Resperidone ít gây ức chế các hoạt động về vận động và ít gây chứng giữ nguyên thế hơn các thuốc an thần kinh chủ yếu. Là chất đối kháng cân bằng giữa thụ thể serotonin và dopamin trung ương, Risperidone có thể làm giảm nguy cơ gây ngoại tháp và mở rộng tác động điều trị đối với các triệu chứng âm tính và triệu chứng cảm xúc ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Hấp thu:

Risperidone được hấp thu hoàn toàn sau khi uống, đạt nồng độ đỉnh trong máu sau khoảng 1 – 2 giờ. Trạng thái ổn định của risperidone đạt được trong 1 ngày ở hầu hết bệnh nhân.

Phân bố:

Risperidone được phân bố nhanh. Thể tích phân bố là 1 – 2 l/kg. Trong huyết tương, risperidone gắn với albumin và alpha1 – acid glycoprotein. 90% risperidone liên kết với protein huyết tương, tỷ lệ này của 9-hydroxy-risperidone là 77%.

Chuyển hóa và thải trừ:

Risperidone được chuyển hóa bởi CYP 2D6 thành 9-hydroxy-risperidone, có tác dụng dược lý tương tự risperidone.

Thời gian bán thải của 9-hydroxy-risperidone và của thành phần có hoạt tính chống loạn thần là 24 giờ.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược: Lactose monohydrat, Avicel M101, Tinh bột ngô, Natri lauryl sulfat, Aerosil, Magnesi stearat, HPMC 615, HPMC 606, PEG 6000, Titan dioxyd, Sắt oxyd đỏ, Sắt oxyd vàng, Tween 80 vừa đủ 1 viên

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30oC.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM

 

Pharmog Team

Pharmog Team

Được thành lập từ năm 2017 bởi các dược sỹ, bác sỹ trẻ có chuyên môn tốt với mục đích quảng bá, tuyên truyền thông tin về dược tới nhân viên y tế.