Pantoprazole – Pantoprazole Sodium/Panum-IV/Pantalek

Thuốc Pantoprazole Sodium, Panum-IV, Pantalek là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Pantoprazole Sodium, Panum-IV, Pantalek (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Pantoprazole

Phân loại: Thuốc ức chế bơm Proton. Thuốc ức chế tiết acid dạ dày.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A02BC02.

Biệt dược gốc: Pantoloc

Biệt dược: Pantoprazole Sodium, Panum-IV, Pantalek

Hãng sản xuất : Unique Pharmaceutical Laboratories

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén bao tan trong ruột: 40 mg.

Bột pha tiêm: Lọ 40 mg (dạng muối natri).

Thuốc tham khảo:

PANTALEK 40
Mỗi viên bao tan trong ruột có chứa:
Pantoprazole …………………………. 40 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

PANUM-IV
Mỗi lọ bột pha tiêm có chứa:
Pantoprazole …………………………. 40 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Loét dạ dày.

Loét tá tràng.

Viêm thực quản trào ngược ở mức vừa và nặng.

Phối hợp kháng sinh diệt khuẩn H.Pylori..

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dạng viên nén tan trong ruột nên được uống với nước và nuốt cả viên, không nhai hoặc bẻ, dùng trong hoặc ngoài bữa ăn.

Dạng tiêm: Pantoprazol có thể tiêm tĩnh mạch ít nhất trên 2 phút hoặc truyền tĩnh mạch khi bệnh nặng, chủ yếu trong loét dạ dày, tá tràng đang chảy máu.

Liều dùng:

Đường uống:

Liều khuyến cáo đối với người lớn theo đường uống là 40mg ngày 1 lần trong 8 tuần.

Đường tiêm:

Loét dạ dày, loét tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản:

Tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần 40 mg, trong thời gian ít nhất 2 phút hoặc truyền tĩnh mạch trong vòng 15 phút (pha lọ 40 mg pantoprazol với 10 ml natri clorid 0,9%, hòa loãng với 100 ml với dịch truyền). 40 mg mỗi ngày cho tới khi lại có thể tiếp tục dùng thuốc bằng đường uống. Dịch truyền có thể là dung dịch tiêm natri clorid 0,9%, dextran 5% hoặc dung dịch Ringer lactat. Khi pha loãng như vậy, có thể có kết tủa, tuy vậy không làm thay đổi lượng thuốc, nhưng phải truyền qua bộ lọc của dây truyền, và phải truyền riêng rẽ, không được tiêm đồng thời với các dung dịch tiêm khác.

Hội chứng Zollinger – Ellison (và các trường hợp tăng tiết acid khác): bắt đầu 80 mg (có thể dùng 160 mg nếu cần phải kiểm soát acid nhanh), sau đó mỗi ngày một lần 80 mg, điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân, liều tối đa 240 mg/ngày. Nếu liều hàng ngày lớn hơn 80 mg thì chia làm 2 lần trong ngày.

Phải giảm liều ở người suy gan nặng hoặc phải dùng cách ngày. Liều tối đa mỗi ngày là 20 mg hoặc hai ngày dùng một lần 40 mg.

4.3. Chống chỉ định:

Bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

4.4 Thận trọng:

Đáp ứng điều trị triệu chứng với Pantoprazole không loại trừ sự hiện diện của độc tính dạ dày.

Dùng thận trọng ở phụ nữ mang thai và cho con bú ( nhóm thai phụ B không có biểu hiện nguy cơ ở người), sự an toàn và hiệu quả ở bệnh nhi chưa được nghiên cứu.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: B1

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Chưa có nghiên cứu đầy đủ khi dùng pantoprazol trên người trong thời kỳ mang thai. Chỉ dùng pantoprazol khi thật cần thiết trong thời kỳ mang thai

Thời kỳ cho con bú:

Pantoprazol có phân bố vào sữa mẹ, cần cân nhắc ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc tùy theo lợi ích của pantoprazol với người mẹ.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Các triệu chứng thông thường như nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, ban da, ngứa và choáng, cá biệt có trường hợp phù nề, sốt, viêm tĩnh mạch huyết khối, rối loạn thị giác.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Pantoprazol thường dung nạp tốt: Đau bụng, ỉa chảy, nhức đầu, mệt mỏi thường hết khi tiếp tục điều trị, rất ít khi phải ngừng thuốc. Cần phải theo dõi các triệu chứng như nhìn mờ, trầm cảm, viêm da, đái ra máu, phát ban, liệt dương… Nếu kéo dài phải ngừng thuốc hoặc chuyển sang thuốc khác

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Cho đến nay, chưa thấy có tương tác thuốc có ý nghĩa nào được báo cáo.

4.9 Quá liều và xử trí:

Đã có báo cáo về việc dùng quá liều với Pantoprazole. Liều dùng ở mức 400mg-600mg pantoprazole chưa tạo ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Liều dùng 1 lần của Pantoprazole mức 709mg/kg, 798mg/kg và 887mg/kg gây chết đối với chuột nhắt, chuột cống và chó theo thứ tự.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Pantoprazole Sodium là một benzimidazole thay thế, công thức hóa học: sodium 5-(Difluoromethoxy)-2- {[(3,4-dimethoxy-2-pyridinyl) methyl] sulfinyl}-1H- benzimidazole sesquihydrate, một hợp chất làm ức chế bài tiết acid dạ dày.

Cơ chế tác dụng: Pantoprazole mà một chất ức chế bơm proton (PPI) chẹn bước cuối cùng trong quá trình tiết acid dịch vị bằng cách hình thành một liên kết đồng hóa trị đối với hai phía của men(H+,K+) – ATPase tại bề mặt tế bào tiết thành dạ dày. Tác dụng này liên quan đến liều lượng và dẫn đến việc ức chế cả 2 loại bài tiết acid dạ dày: cơ bản và do kích ứng, bất kể dạng kích ứng nào. Sự gắn kết men (H+,K+) – ATPase đem lại kết quả tác dụng chống bài tiết kéo dài tới hơn 24 giờ.

Cơ chế tác dụng:

Pantoprazol là thuốc ức chế bơm proton, ức chế giai đoạn cuối trong quá trình tạo thành acid ở dạ dày bằng liên kết dòng hóa trị với hệ men (H+, K+) – ATPase tại bề mặt kích thích bài tiết của tế bào thành dạ dày. Cơ chế này dẫn đến ức chế cả hai cơ chế tiết acid dạ dày thông thường và do các tác nhân kích thích. Sự gắn kết với hệ men (H+,K+) – ATPase sẽ làm tác dụng kháng tiết acid kéo dài hơn 24 giờ.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Sự hấp thu của Pantoprazole nhanh và đạt nồng độ đỉnh Cmax = 2,4mcg/ml trong khoảng 2,5 giờ sau liều duy nhất 40mg hoặc chia liều. Pantoprazole được hấp thu tốt, nó chuyển hóa một ít ở pha sớm và mang lại kết quả sinh khả dụng hoàn toàn xấp xỉ 77%. Sự hấp thu Pantoprazole không bị ảnh hưởng khi cùng sử dụng với các thuốc chống tiết acid đường uống khác. Dùng Pantoprazole với thức ăn có thể làm chậm lại sự hấp thu đến khoảng 2h hoặc lâu hơn, tuy nhiên, nồng độ đỉnh và mức độ hấp thu(AUC) của Pantoprazole không đổi. vì vậy Pantoprazole có thể dùng không cần tính đến thời gian bữa ăn. Thể tích phân phối biểu kiến của Pantoprazole xấp xỉ 11,0 – 23,6L, phân phối chủ yếu ở các dịch ngoại bào. Sự gắn kết protein trong huyết tương của Pantoprazole khoảng 98% chủ yếu ở dạng Albumin. Pantoprazole được chuyển hóa mức độ ở gan qua hệ men Cypochrome P450(CYP). Không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các dạng chuyển hóa của Pantoprazole có tác dụng ý nghĩa về mặt dược lý. Sự bài thải chủ yếu ở ruột với khoảng 80% liều uống được bài tiết ở dạng chuyển hóa trong nước tiểu, phần còn lại được bài thải qua phân và những chất có nguồn gốc từ sự bài tiết mật.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

….

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

HDSD Thuốc Pantalek do Unique Pharmaceutical Laboratories sản xuất (2011).

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM

 

Pharmog Team

Pharmog Team

Được thành lập từ năm 2017 bởi các dược sỹ, bác sỹ trẻ có chuyên môn tốt với mục đích quảng bá, tuyên truyền thông tin về dược tới nhân viên y tế.