Thuốc Gabena là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Gabena (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Olanzapine
Phân loại: Thuốc an thần /Thuốc chống loạn thần nhóm Benzodiazepine
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): N05AH03.
Biệt dược gốc:
Biệt dược: Gabena
Hãng sản xuất : Square Pharmaceuticals Ltd
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén bao phim 10 mg.
Thuốc tham khảo:
GABENA 10 TABLET | ||
Mỗi viên nén bao phim có chứa: | ||
Olanzapine | …………………………. | 10 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Olanzapine được chỉ định điều trị bệnh tâm thần phân liệt.
Olanzapine có hiệu quả trong việc duy trì hiệu quả lâm sàng khi tiếp tục điều trị ở những bệnh nhân đã có đáp ứng ở lần điều trị đầu tiên.
Olanzapine được chỉ định điều trị cơn hưng cảm thể trung bình tới nặng.
Ở các bệnh nhân có đáp ứng với điều trị cơn hung cảm bằng olanzapin, olanzapin được chỉ định để phòng ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Olanzapin được dùng đường uống, có thể uống trong bữa ăn hoặc cách xa bữa ăn.
Liều dùng:
Người lớn:
Tâm thần phân liệt: Liều khuyên dùng khởi đầu của olanzapin là 10 mg/ngày.
Cơn hưng cảm: Liều khởi đầu là 15 mg 1 lần/ngày trong đơn trị liệu hoặc 10 mg/ngày trong điều trị phối hợp.
Ngăn ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực: Liều khởi đầu khuyến cáo là 10 mg/ngày. Đối với các bệnh nhân đã từng dùng olanzapin để điều trị cơn hưng cảm, tiếp tục điều trị với liều tương tự để ngăn ngừa tái phát. Nếu cơn hưng cảm mới, rối loạn hoặc trầm cảm xuất hiện, nên tiếp tục điều trị bằng olanzapin (với tối ưu hóa liều cần thiết), cùng với điều trị bổ sung các triệu chứng về tâm trạng được chỉ định trên lâm sàng.
Trong quá trình điều trị tâm thần phân liệt, cơn hưng cảm và ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực, liều hàng ngày có thể được điều chỉnh dựa trên đáp ứng của từng bệnh nhân trong khoảng 5 – 20 mg/ngày. Tăng liều lên cao hơn liều khởi đầu khuyến cáo chỉ được thực hiện sau khi đánh giá lâm sàng phù hợp và được tiến hành định kỳ không quá 24 tiếng
Olanzapin có thể uống không cần quan tâm bữa ăn do sự hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nên giảm dần liều khi ngưng dùng olanzapin
Liều dùng cho các nhóm bệnh nhân đặc biệt:
Trẻ em : Olanzapin chưa được nghiên cứu ở người dưới 18 tuổi.
Người bệnh cao tuổi : Không nên dùng thường quy với liều khởi đầu là 5 mg/ngày, nhưng nên cân nhắc đối với người bệnh hơn 65 tuổi khi có kèm các yếu tố lâm sàng không thuận lợi.
Người bệnh suy thận và/hoặc suy gan : Nên cân nhắc để dùng liều khởi đầu thấp là 5 mg/ngày ở những người bệnh này. Trong trường hợp suy gan trung bình (xơ gan, loại A hoặc B ChildPugh), nên dùng liều khởi đầu 5 mg và cẩn thận khi tăng liều.
Người bệnh nã so với người bệnh nam : Không có khác nhau về liều khởi đầu và phạm vi liều thông thường ở bệnh nhân nam và nữ.
Người bệnh không hút thuốc so với người bệnh có hút thuốc : Không có khác nhau về liều khởi đầu và phạm vi liều thông thường ở người bệnh không hút thuốc và người bệnh có hút thuốc.
Khi có nhiều hơn một yếu tố làm chậm quá trình chuyển hóa của Olanzapin (nữ giới, không hút thuốc, người già > 65 tuổi), nên cân nhắc để dùng liều khởi đầu thấp. Nên cẩn thận khi có chỉ định tăng liều ở những người bệnh này.
4.3. Chống chỉ định:
Chống chỉ định trên các bệnh nhân quá mẫn với Olanzapin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân có nguy cơ bị glaucom góc hẹp
4.4 Thận trọng:
Trong quá trình điều trị chống loạn thần, sự cải thiện tình trạng lâm sàng ở bệnh nhân có thể mất vài ngày đến vài tuần. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ trong thời gian này.
Rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ và/hoăc rối loạn hành vi
Không khuyến cáo dùng olazapin cho các bệnh nhân rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ và/hoặc rối loạn hành vi do tăng tỉ lệ tự vong và nguy cơ tai biến mạch máu não. Trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát giả dược (6-12 tuần) ở người cao tuổi (trung bình 78 tuổi) rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ và/hoặc rối loạn hành vi, tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân điều trị bằng olanzapin tăng gấp 2 lần so với nhóm điều trị bằng giả dược (tương ứng 3,5% và 1,5%). Tỉ lệ tử vong cao hơn có liên quan đến liều olanzapin (trung bình 4,4 mg/ngày) hoặc thời gian điều trị. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới tăng tỉ lệ tử vong bao gồm tuổi > 65, khó nuốt, thuốc an thần, suy dinh dưỡng và tình trạng mất nước, bệnh phổi (như viêm phổi, có hoặc không hút thuốc), hoặc dùng đồng thời với các benzodiazepin. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong ở nhóm điều trị với olanzapin cao hơn nhóm dùng giả dược không liên quan với các yếu tố nguy cơ này. Trong các thử nghiệm lâm sàng tương tự, các biến cố ngoại ý trên mạch máu não (CVAE, như đột quỵ, nhồi máu tạm thời), bao gồm cả tử vong, đã được báo cáo. Tỉ lệ ở nhóm điều trị bằng olanzapin tăng gấp 3 lần so với nhóm dùng giả dược (tương ứng 1,3% và 0,4%). Tất cả các bệnh nhân dùng olanzapin và giả dược gặp phải biến cố mạch máu não đều có yếu tố nguy cơ. Tuổi > 75, và sa sút trí tuệ kiểu mạch/hỗn hợp đã được xác định là yếu tối nguy cơ cho CVAE có liên quan đến việc điều trị bằng olanzapin. Hiệu quả của olanzapin chưa được thiết lập trong các thử nghiệm này.
Bệnh Parkinson
Không khuyến cáo sử dụng olanzapin để điều trị rối loạn tâm thần liên quan đến chủ vận dopamin ở bệnh nhân Parkinson. Trong các thử nghiệm lâm sàng, ảo giác và xấu đi các triệu chứng Parkinson đã được báo cáo rất hay gặp và phổ biến hơn nhóm giả dược, và olanzapin không có hiệu quả hơn so với giả dược trong việc điều trị triệu chứng loạn thần. Trong các thử nghiệm này, bệnh nhân ban đầu được yêu cầu ổn định thuốc điều trị Parkinson ở liều thấp nhất có hiệu quả (thuốc đối kháng dopamin) và duy trì liều tương tự trong suốt nghiên cứu. Olanzapin được khởi đầu ở liều 2,5 mg/ngày và được điều chỉnh tới tối đa 15 mg/ngày theo các xét nghiệm.
Hội chứng an thần kinh ác tính (NMS)
NMS là một hội chứng đe dọa tính mạng có liên quan đến các thuốc chống loạn thần. Các trường hợp hiếm được báo cáo là NMS có thể cũng liên quan đến olanzapin. Biểu hiện của NMS bao gồm sốt cao, cứng cơ, thay đổi tâm thần, mất cân bằng hệ thần kinh tự chủ (bất thường về nhịp mạch hoặc huyết áp. nhịp tim nhanh, toát mồ hôi và loạn nhịp tim), kèm theo các dấu hiệu như tăng creatinin phosphokinase, myoglobin niệu (ly giải cơ vân), và suy thận cấp. Nếu một bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng an thần kinh ác tính, thì phải ngừng các thuốc chống loạn thần, bao gồm cả olanzapin.
Tăng đường huyết và đái tháo đường
Tăng đường huyết hoặc xấu đi bệnh đái tháo đường, đôi khi có liên quan đến nhiễm ceto-acid hoặc hôn mê đã được báo cáo ít gặp, trong đó có vài trường hợp tử vong. Trong vài trường hợp, việc tăng trọng lượng cơ thể trước đó đã được báo cáo, có thể liên quan đến 1 yếu tố di truyền. Nên theo dõi lâm sàng thích hợp theo chỉ dẫn sử dụng thuốc chống loạn thần, như xét nghiệm đường huyết ban đầu, 12 tuần sau khi bắt đầu điều trị bằng olanzapin và định kỳ hàng năm sau đó. Những bệnh nhân điều trị với bất kỳ thuốc chống loạn thần nào, bao gồm cả olanzapin, nên được theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng tăng đường huyết (như chứng khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều và yếu sức) và những bệnh nhân bị tiểu đường hay có các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường nên được theo dõi thường xuyên tình trạng xấu đi của việc kiểm soát đường huyết. Nên theo dõi cân nặng thường xuyên.
Rối loạn lipid
Trong một thử nghiệm lâm sàng được kiểm soát giả dược, rối loạn lipid không mong muốn đã quan sát được ở bệnh nhân điều trị với olanzapin. Rối loạn lipid nên được kiểm soát lâm sàng thích hợp, đặc biệt là bệnh nhân bị rối loạn lipid máu và bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tiến triển rối loạn lipid. Bệnh nhân điều trị với bất kỳ thuốc chống loạn thần nào, bao gồm cả olanzapin, nên được theo dõi lipid thường xuyên theo chỉ dẫn sử dụng thuốc chống loạn thần.
Hoạt động kháng hệ cholinergic
Trong khi olanzapin thể hiện tính kháng cholinergic in vitro, kinh nghiệm từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy tỉ lệ thấp các biến cố liên quan. Tuy nhiên, do hạn chế kinh nghiệm lâm sàng của olanzapin trên các bệnh nhân có các bệnh đi kèm, cần thận trọng khi khi kê cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt hoặc liệt ruột và các bệnh liên quan.
Chức năng gan
Hay gặp tăng aminotransferase, ALT, AST không triệu chứng, thoáng qua, đặc biệt khi mới điều trị. Cần thận trọng và xử lý phù hợp các bệnh nhân tăng ALT và/hoặc AST, ở các bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng suy gan, ở các bệnh nhân trước đó có các hội chứng liên quan đến hạn chế chức năng gan, và ở các bệnh nhân đang được điều trị bằng các thuốc có độc tính với gan. Trong trường hợp khi viêm gan (bao gồm tổn thương tế bào gan, mật hoặc hồn hợp) được chẩn đoán, ngừng olanzapin.
Mất bạch cầu hạt
Thận trọng ở các bệnh nhân có số lượng bạch cầu và/hoặc bạch cầu trung tính thấp do bất kỳ nguyên nhân nào, bệnh nhân dang dùng thuốc gây mất bạch cầu trung tính, bệnh nhân có tiền sử ức chế/độc tủy xương do thuốc, bệnh nhân bị ức chệ tủy xương do bệnh kêt hợp với xạ trị hoặc hóa trị và bệnh nhân bị tăng bạch cầu acid hoặc tăng sản tủy xương. Mất bạch cầu trung tính đã được báo cáo là thường gặp khi sử dụng phối hợp olanzapin với valproat và ở những bệnh nhân tăng bạch cầu acid hoặc tăng sản tủy xương.
Ngừng thuốc
Hiếm gặp các triệu chứng cấp tính như đổ mồ hôi, mất ngủ, run, lo âu, buồn nôn hoặc nôn khi ngừng olanzapin đột ngột.
Khoảng QT
Trong các thử nghiệm lâm sàng, sự kéo dài khoảng QTc có ý nghĩa lâm sàng (Fridericia QT correction [QTcF] > 500 msec ở bất kỳ thời điểm nào sau khi bắt đầu điều trị ở bệnh nhân có QTcF < 500 msec) là ít gặp (0,1% đến 1%) ở các bệnh nhân điều trị bằng olanzapin, không có sự khác biệt đáng kể liên quan đến các biến cố trên tim so với nhóm giả dược. Tuy nhiên, cần thận trọng khi kê olanzapin cùng với các thuốc gây kéo dài khoảng QTc, đặc biệt ở người cao tuổi, ở các bệnh nhân có hội chứng kéo dài khoảng QT bẩm sinh, suy tim sung huyết, phì đại tim, hạ kali máu hoặc hạ magnesi máu.
Huyết khối
Mối liên hệ giữa điều trị với olanzapin và huyết khối tĩnh mạch đã được báo cáo ít gặp (0,1% – 1%). Mối quan hệ nhân quả giữa việc xảy ra huyết khối tĩnh mạch và sử dụng olanzapin chưa được thiết lập. Tuy nhiên, do bệnh nhân tâm thần phân liệt thường có các yếu tố nguy cơ mắc phải của bệnh huyết khối tĩnh mạch, như bệnh nhân bất động, nên được xác định và đánh giá dự phòng.
Tác dụng chung trên thần kinh trung ương
Với tác động chính trên hệ thần kinh trung ương của olanzapin, cần thận trọng khi phối hợp với các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương khác và rượu. Do thuốc thể hiện tính kháng dopamin in vitro, olanzapin có thể đối kháng với các tác dụng trực tiếp và gián tiếp của các chất đối kháng dopamin.
Động kinh
Thận trọng ở các bệnh nhân có tiền sử động kinh hoặc có những yếu tố nguy cơ làm hạ ngưỡng co giật. Động kinh đã được báo cáo ít gặp ở các bệnh nhân điều trị bằng olanzapin. Trong hầu hết các trường hợp, tiền sử động kinh hoặc các yếu tố nguy cơ đã được báo cáo.
Loạn vận động muộn
Trong các nghiên cứu so sánh trong 1 năm hoặc ngắn hơn, olanzapin đã có liên quan với tỉ lệ thấp hơn có ý nghĩa thống kê về loạn vận động muộn. Tuy nhiên, nguy cơ loạn vận động muộn gia tăng khi sử dụng lâu dài. Do đó, nếu có triệu chứng của loạn vận động muộn xuất hiện ở các bệnh nhân điều trị bằng olanzapin, nên xem xét giảm liều hoặc ngừng thuốc. Các triệu chứng này có thể xấu đi hoặc thậm chí xuất hiện sau khi dừng thuốc.
Hạ huyết áp tư thế
Hạ huyết áp tư thế ít quan sát thấy ở người cao tuổi dùng olanzapin trong các thử nghiệm lâm sàng. Khuyến cáo đo huyết áp định kỳ ở bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên.
Đột tử do tim
Trong báo cáo sau khi đưa ra thị trường, những ca đột tử do tim đã được báo cáo trên những bệnh nhân dùng olanzapin. Trong một khảo sát thống kê hồi cứu, nguy cơ đột tử ở những bệnh nhân điều trị với olanzapin xâp xỉ gấp 2 lần ở những bệnh nhân không sử dụng thuốc chống loạn thần.
Bệnh nhân nhi
Olanzapin chống chỉ định ở bệnh nhân trẻ em và trẻ vị thành niên.
Các nghiên cứu ở bệnh nhân từ 13 – 17 tuổi cho thây một loạt các phản ứng ngoại ý, bao gồm tăng cân, thay đổi các thông số chuyển hóa và tăng nồng độ prolactin.
Tá dược lactose
Thuốc có chứa lactose. Bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose, thiếu men Lapp lactase, hoặc kém hấp thu glucose-galactose malabsorption không dùng thuốc này.
Thận trọng khi dùng olanzapin cho bệnh nhân có tiền sử động kinh, chấn thương vùng đầu hoặc đang được điều trị bằng các thuốc có khả năng làm giảm ngưỡng động kinh do tác dụng co giật phụ thuộc vào liều có thể xuất hiện trong quá trình điều trị olanzapin
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Không nên lái xe hoặc điều khiển máy móc khi đang dùng thuốc vì Olanzapin gây buồn ngủ.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: C
US FDA pregnancy category: C
Thời kỳ mang thai:
Không có các nghiên cứu kiểm soát chặt chẽ và đây đủ ở người mang thai . Phụ nữ được khuyên nên báo cho thầy thuốc nếu họ có thai hoặc có ý định mang thai khi đang dùng Olanzapin. Do kinh nghiệm còn hạn chế ở người, chỉ nên dùng thuốc này ở người mang thai khi lợi ích đem lại hơn hẳn mối nguy hại cho bào thai.
Thời kỳ cho con bú:
Ở chuột cống cho con bú, Olanzapin có tiết vào sữa. Chưa rõ Olanzapin có được tiết vào sữa người mẹ hay không. Người bệnh không nên cho con bú trong thời kỳ đang dùng Olanzapin.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Tóm tắt đặc tính an toàn.
Người lớn
Phản ứng ngoại ý hay được báo cáo nhất (thấy ở > 1% bệnh nhân) có liên quan đến việc sử dụng olanzapin trong các thử nghiệm lâm sàng là buồn ngủ, tăng cân, tăng bạch cầu ái toan, tăng prolactin, cholesterol, glucose và triglycerid, glucose niệu, tăng cảm giác thèm ăn, chóng mặt, đứng ngồi không yên, loạn vận động, hạ huyết áp tư thế, tác động kháng cholinergic, tăng aminotransferase gan thoáng qua không triệu chứng, phát ban, suy nhược, sốt mỏi, đau khớp, tăng phosphạtase kiềm, gama glutamyltransferase cao, acid uric cao, Creatinin phosphokinase cao và phù.
Bảng liệt kê các phản ứng ngoại ý:
Bảng sau liệt kê các phản ứng ngoại ý và các xét nghiệm quan sát thấy và từ các báo cáo tự nguyện. Trong mỗi nhóm tần số, phản úng ngoại ý được thể hiện theo tứ tự giảm dần độ nghiêm trọng. Tần số được định nghĩa như sau: Rất hay gặp (> 1/10), hay gặp (> 1/100 đến < 1/10), ít gặp (> 1/1000 đến < 1/100), hiếm gặp (> 1/10000 đến < 1/1000, rất hiếm gặp (< 1/10000), không rõ (không thể ước tính từ những dữ liệu có sẵn).
Sử dụng thuốc kéo dài (tối thiểu 48 tuần)
Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc kéo dài gặp phản ứng bất lợi, có ý nghĩa lâm sàng như tăng cân, tăng nồng độ glucose, cholesterol toàn phần/LDL/HDL hoặc triglycerid tăng lên theo thời gian. Ở người trưởng thành đã hoàn tất đợt điều trị kéo dài 9-12 tháng, tốc độ tăng đường huyết trung bình chậm lại sau khoảng 6 tháng.
Thông tin bổ sung đối với các nhóm bệnh nhân đặc biệt
Trong các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cao tuổi bị mất trí, sử dụng olanzapin làm tăng tỷ lệ tử vong và biến cố bất lợi mạch vành so với dùng giả dược. Các phản ứng bất lợi rất hay gặp do sử dụng olanzapin ở nhóm bệnh nhân này là dáng đi bất thường và ngã quỵ. Viêm phổi, tăng thân nhiệt, hồng ban, ảo giác và đái dầm cũng đã được ghi nhận với tần suất hay gặp.
Trong các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân loạn thần do cảm ứng thuốc (chủ vận dopamin) có biểu hiện hội chứng Parkinson, tình trạng nặng thêm của triệu chứng Parkinson và ảo giác đã được ghi nhận với tần suất hay gặp và với tỷ lệ cao hơn so với dùng giả dược.
Trong một thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân hưng cảm lưỡng cực, sử dụng đồng thời valproat cùng với olanzapin gây giảm bạch cầu trung tính với tỷ lệ 4,1%. Một yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng này là nồng độ cao của valproat trong huyết tương. Sử dụng olanzapin cùng với lithi và valproat làm tăng (≥10%) tỷ lệ run rẩy, khô miệng, tăng thèm ăn và tăng cân. Loạn vận ngôn nói cũng đã được ghi nhận với tần suất hay gặp. Trong quá trình điều trị bằng olanzapin kết hợp với lithi hoặc divalproex, tình trạng tăng thể trọng ≥7% so với trước khi dùng thuốc được ghi nhận ở 17,4% số bệnh nhân điều trị trong thời gian ngắn (tới 6 tuần). Điều trị kéo dài bằng olanzapin (tới 12 tháng) để dự phòng tái phát ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực làm tăng thể trọng ≥7% ghi nhận được ở 39,9% số bệnh nhân.
Trẻ em và thiếu niên
Olanzapin không được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân nhi và thiếu niên dưới 18 tuổi. Mặc dù chưa có nghiên cứu lâm sàng nào được thiết kế để so sánh trực tiếp 2 nhóm bệnh nhân là thiếu niên và người lớn đã được tiến hành, dữ liệu từ các thử nghiệm trên thiếu niên được so sánh với các dữ liệu từ các thử nghiệm trên người lớn.
Bảng sau đây tóm tắt các phản ứng bất lợi được ghi nhận ở thiếu niên (tuổi từ 13-17) với tần suất cao hơn so với ở người lớn hoặc các phản ứng bất lợi chỉ được ghi nhận trong các thử nghiệm ngắn hạn ở thiếu niên. Tình trạng tăng cân (≥7%) rõ rệt trên lâm sàng hay gặp hơn ở bệnh nhân thiếu niên so với ở người lớn khi mức độ phơi nhiễm thuốc là tương đương. Mức độ tăng cân và tỷ lệ bệnh nhân thiếu niên tăng cân rõ rệt trên lâm sàng khi dùng thuốc kéo dài (tối thiểu 24 tuần) cao hơn so với khi dùng thuốc ngắn ngày.
Trong mỗi nhóm tần suất, các phản ứng bất lợi được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ nghiêm trọng. Tần suất được quy ước như sau: rất hay gặp (≥10%), hay gặp (≥1% và <10%).
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng thuốc trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện của hội chứng an thần kinh ác tính. Điều trị hỗ trợ tích cực và theo dõi chặt bệnh nhân. Cần thận trọng khi sử dụng lại olanzapin cho bệnh nhân sau khi xuất hiện hội chứng an thần kinh ác tính: nên lựa chọn các thuốc ít gây hội chứng này hơn và cần tăng liều từ từ cho bệnh nhân.
Ngừng thuốc hoặc giảm liều olanzapin nếu xuất hiện loạn động muộn trong quá trình sử dụng thuốc.
Giảm liều hoặc dùng thuốc 1 lần/ngày lúc đi ngủ nếu xuất hiện buồn ngủ trong quá trình sử dụng olanzapin.
Sử dụng các biện pháp điều trị dùng thuốc hoặc không dùng thuốc để điều chỉnh rối loạn lipid máu nếu xuất hiện trong quá trình điều trị bằng olanzapin. Có thể cân nhắc sử dụng thay thế bằng các thuốc an thần kinh khác ít gây ảnh hưởng trên chuyển hóa lipid như risperidon, ziprasidon hay aripiprazol.
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Nghiên cứu tương tác thuốc chỉ được tiến hành ở người lớn.
Tương tác ảnh hưởng olanzapin
Do olanzapin bị chuyến hóa bởi CYP1A2, các chất gây cảm úng hoặc ức chế isoenzym này có thể ảnh hưởng dược động học của olanzapin.
Thuốc gây cảm ứng CYP1A2
Sự chuyển hóa olanzapin có thể bị cảm ứng bởi hút thuốc và Carbamazepin, mà có thể dẫn tới giảm nồng độ olanzapin. Chỉ quan sát thấy sự tăng nhẹ tới trung bình ở độ thanh thải olanzapin. Hậu quả lâm sàng có vẻ hạn chế, nhung khuyến cáo cần theo dõi trên lâm sàng và tăng liều olanzapin nếu cần.
ức chế CYP1A2
Fluvoxamin, một chất ức chế CYP1A2 đặc hiệu, đã cho thấy ức chế đáng kể sự chuyển hóa của olanzapin. Sau khi dùng fluvoxamin, Cmax tăng trung bình 54% ở nữ không hút thuốc và 77% ở nam giới hút thuốc. AUC tăng trung bình 52% và 108% tương úng. Xem xét liều khởi đầu thấp hon ở các bệnh nhân dùng flovoxamin hoặc bất kỳ chất ức chế CYP1A2 nào, như ciprofloxacin. Xem xét giảm liều olanzapin nếu bệnh nhân bắt đầu điều trị bằng một thuốc ức chế CYP1A2.
Giảm sinh khả dụng
Than hoạt làm giảm sinh khả dụng của olanzapin đường uống 50 – 60% và nên uống ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi uống olanzapin.
Olanzapin ảnh hưởng đến các thuốc khác
Olanzapin có thể đổi kháng với tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của các chất đối kháng dopamin.
Olanzapin không ức chế isozym chính CYP450 in vitro (như 1A2, 2D6, 2C9, 2C19, 3A4). Do đó, không có tương tác cụ thể nào, như xác nhận trong các nghiên cứu in vivo, không thấy có sự ức chế chuyển hóa của các chất sau đây: thuốc chống trầm cảm 3 vòng (chủ yếu chuyển hóa qua CYP2D6), warfarin (CYP2C9), theophyllin (CYP1A2), hoặc diazepam (CYP3A4 và 2C19).
Olanzapin không cho thấy tương tác khi dùng cùng với lithi hoặc biperiden.
Theo dõi nồng độ của valproat trong huyết tương không cho thấy cần điều chỉnh liều valproat khi dùng đồng thời với olanzapin.
Tác động trên hệ thần kinh trung ương
Cần thận trọng ở các bệnh nhân uống rượu hoặc dùng các thuốc gây ức chế hệ thần kinh trung ương.
Dùng đồng thời olanzapin và các thuốc chống Parkinson ở các bệnh nhân Parkinson và sa sút trí tuệ là không khuyến cáo.
Khoảng QTc
Cần thận trọng khi dùng olanzapin với các thuốc đã biết gây kéo dài khoảng QTc
4.9 Quá liều và xử trí:
Triệu chứng rất phổ biến khi quá liều (tỷ lệ > 10%) bao gồm nhịp tim nhanh, kích động / gây hấn, chứng loạn cận ngôn, các triệu chứng ngoại tháp khác nhau, và mức độ giảm ý thức khác nhau từ an thần đến hôn mê.
Các di chứng có ý nghĩa y học khác của quá liều bao gồm mê sảng, co giật, hôn mê, hội chứng an thần kinh ác tính, suy giảm hô hấp, tăng huyết áp hoặc hạ huyêt áp, loạn nhịp tim (<2% các trường hợp quá liều) và ngưng tim phổi. Hậu quả gây tử vong đã được báo cáo cho quá liều cấp tính thấp nhất là 450 mg nhung cũng có báo cáo sống sót sau khi dùng quá liều cấp tính khoảng 2 g olanzapin đường uống.
Xử trí khi quá liều
Không có thuốc giải độc đặc hiệu đối với olanzapin. Không khuyên cáo gây nôn. Các biện pháp tiêu chuẩn để xử trí quá liều có thể được chỉ định (ví dụ rửa dạ dày, uống than hoạt tính). Sử dụng đồng thời than hoạt tính đã cho thấy làm giảm khoảng 50-60% sinh khả dụng đường uống của olanzapin.
Điều trị triệu chứng và giám sát chức năng của cơ quan quan trọng nên được thực hiện theo biểu hiện lâm sàng, bao gồm cả điều trị hạ huyết áp, trụy tuần hoàn và hỗ trợ chức năng hô hấp. Không dùng epinephrin, dopamin, hoặc các thuốc kích thích giao cảm khác có hoạt tính chủ vận bêta, vì kích thích bêta có thể làm nặng thêm tình trạng hạ huyết áp. cần theo dõi tim mạch để phát hiện những chứng loạn nhịp tim. Giám sát y tế chặt chẽ và cần tiếp tục theo dõi cho đến khi bệnh nhân hồi phục.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Olanxol (Olanzapin 10mg) là thuốc chống loạn thần có hoạt tính dược lý học rộng trên một số hệ receptor. Trong các nghiên cứu tiền lâm sàng, Olanzapin có ái lực (Ki; <100nM) với các receptor của serotonin 5HT2A/2C, 5HT3, 5HT6, dopamin D1, D2, D3, D4, D5, Muscarinic M1-M5; adrenergic a1 và Histamin H1. Các nghiên cứu về hành vi động vật cho thấy Olanzapin có tác dụng đối kháng với 5HT, với dopamin và kháng cholinergic, phù hợp với khả năng gắn kết vào các receptor. Olanzapin có ái lực mạnh hơn với receptor của serotonin 5HT2 invitro so với D2 và hoạt tính 5HT2 invivo mạnh hơn so với hoạt tính D2. Các nghiên cứu điện sinh lý đã chứng minh Olanzapin gây giảm một cách chọn lọc sự kích hoạt các tế bào thần kinh dopaminergic ở mesolimbic (A10), nhưng ít có tác dụng đến thể vân (A9) trong chức năng vận động. Olanzapin làm giảm đáp ứng né tránh có điều kiện, là một thử nghiệm xác định tác dụng chống loạn thần khi dùng liều thấp hơn liều gây ra chứng giữ nguyên thế, là một tác dụng phụ trên chức năng vận động. Không giống như một số thuốc an thần khác, Olanzapin gây tăng đáp ứng trong một thử nghiệm “làm giảm lo âu”.
Trong một nghiên cứu liều uống duy nhất (10 mg ) dùng phương pháp chụp Rơngen cắt lớp phát positron ( Positron Emission Tomography, PET) ở những người tình nguyện khỏe mạnh, Olanzapin chiếm giữ receptor 5HT2A nhiều hơn so với receptor dopamin D2. Hơn nữa một nghiên cứu hình ảnh dùng phương pháp chụp rơngen cắt lớp phát photon đơn điện toán ( Single Photon Emission Computerised Tomography, SPECT) ở những người bệnh tâm thần phân liệt cho thấy những người bệnh đáp ứng với Olanzapin chiếm giữ D2 của thể vân ít hơn so với những người bệnh đáp ứng với risperidon và một số thuốc chống loạn thần khác, nhưng tương đương với những người bệnh đáp ứng với clozapin.
Cả hai trong hai thử nghiệm có kiểm chứng bằng giả dược và hai trong ba thử nghiệm có kiểm chứng bằng chất so sánh trên 2.900 bệnh nhân tâm thần phân liệt với cả hai triệu chứng dương tính và âm tính, thấy olanzapine đã cải thiện đáng kể các triệu chứng dương tính cũng như âm tính.
Cơ chế tác dụng:
Olanzapin là thuốc an thần kinh (thuốc chống loạn thần) không điển hình (thế hệ thứ hai) và là dẫn chất của dibenzodiazepin. Thuốc có nhiều đặc tính dược lý khác với các thuốc chống loạn thần điển hình là dẫn chất của phenothiazin hay butyrophenon như ít gây hội chứng ngoại tháp, ít làm tăng tiết prolactin, ít gây loạn vận động muộn khi điều trị kéo dài đồng thời có hiệu quả trên cả các biểu hiện dương tính, âm tính và ức chế của tâm thần phân liệt. Tác dụng chống loạn thần của olanzapin có cơ chế phức tạp và còn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Cơ chế này có liên quan đến tính đối kháng của thuốc ở các thụ thể serotonin typ 2 (5-HT2A, 5-HT2C), typ 3 (5-HT3), typ 6 (5-HT6) và dopamin ở hệ thần kinh trung ương. Olanzapin có tác dụng ức chế và làm giảm đáp ứng (điều hòa âm tính) đối với thụ thể 5-HT2A, liên quan đến tác dụng chống hưng cảm của thuốc. Ngoài ra, olanzapin còn làm ổn định tính khí do một phần ức chế thụ thể D2 của dopamin. Olanzapin dùng tiêm bắp để điều trị cơn động kinh cấp một phần do tác dụng an thần, làm dịu hơn là chỉ do tác dụng gây ngủ.
Olanzapin còn có tác dụng đối kháng với các thụ thể muscarin (M1, M2, M3, M4 và M5). Tác dụng kháng cholinergic của thuốc một mặt giải thích việc giảm nguy cơ xuất hiện hội chứng ngoại tháp, mặt khác lại liên quan đến một số tác dụng không mong muốn khác của olanzapin. Olanzapin cũng có tác dụng đối kháng thụ thể H1 của histamin và thụ thể alpha-1 adrenergic. Tác dụng này liên quan đến khả năng gây ngủ gà, hạ huyết áp tư thế khi sử dụng olanzapin
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Hấp thu:
Olanzapin được hấp thu tốt khi uống, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng 5 đến 8 giờ. Nồng độ trang huyết tương ở trạng thái cân bằng đạt được sau 7 ngày sử dụng liều tục và tăng khoảng 2 lần khi dùng liều đơn. Thức ăn không ảnh hưởng đến hấp thu. Chưa xác định sinh khả dụng tuyệt đối của thuốc khi dùng theo đường uống so với đường dùng tĩnh mạch. Nồng độ Olanzapin trong huyết tương tuyến tính và tỷ lệ với liều dùng trong các thử nghiệm nghiên cứu có liều dùng từ 1 đến 20 mg. Thể tích phân bố trung bình là 1150L (660 – 1790L). AUC chiếm 12% liều sử dụng, phân còn lại đa số được chuyển hóa.
Chuyển hóa:
Olanzapin được chuyển hóa tại gan qua con đường liên hợp và oxy hóa. Chất chuyển hóa chính tìm thấy trong tuần hoàn là 10-N-glucuronide, chất này không qua được hàng rào máu não. Các cytochrom P450-CYP1A2 và P450-CYP2D6 tham gia vào việc tạo ra các chất chuyển hóa N-desmethyl và 2-hydroxymethyl. Cả hai chất chuyển hóa này đều có hoạt tính dược lý in vivo yếu hơn nhiều so với olanzapin trong các nghiên cứu trên động vật.
Thải trừ:
Sau khi dùng theo đường uống, thời gian bán thải cuối cùng trung bình của olanzapin ở người khỏe mạnh thay đổi phụ thuộc theo tuổi và giới tính. Thời gian bán thải trung bình là 33 giờ và độ thanh thải huyết tương trung bình của Olanzapin là 26 L/giờ 7% liều dùng thải từ ở dạng không đổi, 57% qua nước tiểu, 30% qua phân.
Ở người cao tuổi (65 tuổi trở lên) khỏe mạnh, So với những người trẻ tuổi, thời gian bán thải trung bình của olanzapin kéo dài hơn (51,8 so với 33,8 giờ) và độ thanh thải giảm đi (17,5 so với 18,2 L/giờ). Biến thiên về dược động học ở người cao tuổi vẫn nằm trong phạm vi biến thiên như ở người trẻ tuổi. Ở 44 người bệnh tâm thần phân liệt trên 65 tuổi, sử dụng liều từ 5 đến 20 mg/ngày không dẫn đến sự khác biệt nào về các tác dụng ngoại ý.
Ở phụ nữ so với nam giới, thời gian bán thải trung bình của thuốc kéo dài hơn (36,7 so với 32,3 giờ) và độ thanh thải giảm đi (18,9 so với 27,3 L/giờ). Tuy nhiên, độ an toàn của olanzapin (5-20mg) là tương đương khi so sánh giữa bệnh nhân nữ (n=467) và nam (n=869).
Không có sự khác nhau đáng kể về thời gian bán thải trung bình (37,7 so với 32,4) hoặc độ thanh thải (21,2 so với 25,0 L/giờ) của olanzapin ở bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin <10 mL/phút) so với ở người khỏe mạnh. Khoảng 57% liều olanzapin được đánh dấu bằng chất phóng xạ được thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng các chất chuyển hóa.
Ở người bệnh hút thuốc có rối loạn chức năng gan nhẹ, thời gian bán thải trung bình (39,3 giờ) kéo dài hơn và độ thanh thải (18,0 L/giờ) giảm đi tương tự như đối với ở những người khỏe mạnh không hút thuốc (các trị số tương ứng là 48,8 giờ và 14,1 L/giờ).
Ở những người không hút thuốc so với những người hút thuốc (nam giới và nữ giới), thời gian bán thải trung bình kéo dài hơn (38,6 so với 30,4 giờ) và độ thanh thải giảm đi (18,6 so với 27,7 L/giờ).
Độ thanh thải huyết tương của olanzapin thấp hơn ở người cao tuổi so với ở người trẻ tuổi, ở nữ giới so với ở nam giới, và ở người không hút thuốc so với người hút thuốc. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố độ tuổi, giới tính hoặc hút thuốc đến độ thanh thải và thời gian bán thải của olanzapin là nhỏ khi so sánh với sự khác nhau chung giữa các cá thể.
Khoảng 93% Olanzapin gắn kết với protein huyết tương khi nồng độ từ 7 đến 1000 ng/mL. Olanzapin gắn kết chủ yếu với albumin và a1-acid-glycoprotein.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chứng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
6.2. Tương kỵ :
Không có.
6.3. Bảo quản:
Viên nén bảo quản trong bao bì kín, ở nhiệt độ không quá 30 oC.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam
Hoặc HDSD Thuốc.
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM