Thông tin tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc Topralsin
Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc Topralsin (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
Nội dung chính
Toggle1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Guaifenesin + Oxomemazine + Paracetamol + Sodium Benzoate
Phân loại: Thuốc chống ho.
Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): R05CA10.
Biệt dược gốc:
Biệt dược: Topralsin
Hãng sản xuất : Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nang Oxomemazin 1,65mg, Guaifenesin 33,3mg, Paracetamol 33,3mg, Natri benzoat 33,3mg.
Thuốc tham khảo:
TOPRALSIN | ||
Mỗi viên nang có chứa: | ||
Oxomemazin | …………………………. | 1,65mg |
Guaifenesin | …………………………. | 33,3mg |
Paracetamol | …………………………. | 33,3mg |
Natri benzoat | …………………………. | 33,3mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Điều trị triệu chứng ho khan, đặc biệt ho nhiều về đêm (ho do dị ứng và kích ứng)
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Dùng đường uống.
Liều dùng:
Nên điều trị ngắn hạn, trong vài ngày.
Trẻ em: Dùng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Người lớn: uống 2 – 6 viên/ngày, chia làm 2 – 3 lần.
4.3. Chống chỉ định:
Thuốc chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hoặc tăng mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Bệnh nhân suy hô hấp, suy gan.
4.4 Thận trọng:
Không uống rượu trong thời gian điều trị.
Lưu ý người lái xe và người vận hành máy móc về nguy cơ buồn ngủ.
Được khuyến cáo không sử dụng thuốc nầy ở trẻ dưới 1 tuổi vì có nguy cơ ngừng thở.
Ở người già và người suy gan, liều khởi đầu phải giảm một nửa,sau đó điều chỉnh tùy theo sự dung nạp và nhu cầu.
Trong những tháng đầu thai kỳ và thời kỳ cho con bú .
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc có thể gây chóng mặt và ngủ gật. Cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc diều khiển máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: NA
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Chưa có báo cáo an toàn về thuốc khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. Nên không dùng cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú:
Chưa xác định độ an toàn của thuốc dùng cho mẹ trong thời gian cho con bú. Nên không được dùng khi đang cho con bú.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Oxomemazin:
Thường gặp: Buồn ngủ. Tăng độ quánh chất tiết phế quản, khô miệng, táo bón, bí tiểu. Chóng mặt, ban đỏ.
Hiếm gặp: Chán ăn, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
Rất hiếm gặp: Loạn vận động muộn do sử dụng kéo dài thuốc kháng histamin thuộc nhóm phenothiazin, giảm bạch cầu và mất bạch cầu hạt, hiện tượng kích thích ở trẻ em và trẻ còn bú.
Guaifenesin:
Hiếm gặp: Nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim (bao gồm rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất và ngoại tâm thu) ở những bệnh nhân nhạy cảm.
Paracetamol:
Ít gặp: Ban. Buồn nôn, nôn. Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu. Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Không dùng thuốc với zidovudin, levodopa, guanethidin và các chất cùng họ.
Thận trọng khi dùng thuốc với muối, oxyd, và hydroxyd của Mg, Al, Ca.
Một số phối hợp khác cũng cần lưu ý: Các thuốc hạ huyết áp, atropin và các chất có tác dụng atropinic, các thuốc gây trầm cảm hệ thần kinh
4.9 Quá liều và xử trí:
Triệu chứng quá liều: Ở trẻ em: Hưng phấn với kích động, ảo giác, múa vờn, co giật. Đồng tử cố định và giãn ra, da mặt đỏ bừng và sốt cao. Sau cùng có thể xảy ra hôn mê nặng với trụy tim mạch, tử vong có thể xảy ra trong 2 đến 98 giờ. Ở người lớn: Trầm cảm và hôn mê có thể xảy ra trước giai đoạn kích động và co giật.
Cách xử trí: Điều trị triệu chứng, có thể trợ hô hấp, hô hấp nhân tạo, dùng thuốc chống co giật
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Oxomemazin: Là dẫn chất của phenothiazin nhóm dimethyllaminpropyl, có tác dụng kháng histamin và an thần mạnh. Cũng như các thuốc kháng histamin H1, oxomemazin tranh chấp với histamin ở các vị trí của thụ thể H1 trên các tế bào tác động, nhưng không ngăn cản giải phóng histamin, do đó thuốc chỉ ngăn chặn những phản ứng do histamin tạo ra bao gồm: mày đay, mẫn ngứa. Oxomemazin đối kháng hoàn toàn với histamin tại cơ trơn khí quản, tiêu hóa gây giãn các cơ này và đối kháng một phần trên tim mạch gây giảm tính thấm mao mạch. Oxomemazin không ức chế sự tiết dịch vị. Oxomemazin gây hạ huyết áp tư thế đứng ở bệnh nhân nhạy cảm với thuốc, ở liều điều trị, thuốc có thể kích thích hoặc ức chế một cách nghịch thường hệ thần kinh trung ương. Tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương biểu hiện bằng bồn chồn, nóng nảy, khó ngủ. Tác dụng ức chế thần kinh trung ương biểu hiện bằng giảm sự nhanh nhẹn, chậm thời gian phản ứng, buồn ngủ.
Guaifenesin: Sát trùng đường hô hấp.
Paracetamol: Là thuốc giảm đau, hạ sốt. Làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, hiếm làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. Khi dùng quá liều paracetamol một chất chuyển hóa là N-acetyl-benzoquinonimin gây độc nặng cho gan. Natri benzoat: Kích thích sự bài tiết ở phế quản.
Cơ chế tác dụng:
Paracetamol là một chất giảm đau, hạ sốt. Cơ chế tác dụng của thuốc được cho là ức chế tổng hợp prostaglandin, chủ yếu tại thần kinh trung ương.
Oxomémazine: Là dẫn chất của phenothiazin nhóm dimethyllaminpropyl, có tác dụng kháng histamin và an thần mạnh. Cũng như các thuốc kháng histamin H1, oxomemazin tranh chấp với histamin ở các vị trí của thụ thể H1 trên các tế bào tác động, nhưng không ngăn cản giải phóng histamin, do đó thuốc chỉ ngăn chặn những phản ứng do histamin tạo ra bao gồm: mày đay, mẫn ngứa. Oxomemazin đối kháng hoàn toàn với histamin tại cơ trơn khí quản, tiêu hóa gây giãn các cơ này và đối kháng một phần trên tim mạch gây giảm tính thấm mao mạch. Oxomemazin không ức chế sự tiết dịch vị. Oxomemazin gây hạ huyết áp tư thế đứng ở bệnh nhân nhạy cảm với thuốc, ở liều điều trị, thuốc có thể kích thích hoặc ức chế một cách nghịch thường hệ thần kinh trung ương. Tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương biểu hiện bằng bồn chồn, nóng nảy, khó ngủ. Tác dụng ức chế thần kinh trung ương biểu hiện bằng giảm sự nhanh nhẹn, chậm thời gian phản ứng, buồn ngủ.
Guaifenesine: Guaifenesin được cho là hoạt động như một chất chống đờm bằng cách tăng thể tích và giảm độ nhớt của các chất tiết trong khí quản và phế quản. Nó đã được dùng để hỗ trợ trong dòng chảy của các chất tiết đường hô hấp, cho phép chuyển động từ mật để thực hiện các chất tiết nhớt trở lên về phía hầu họng. Do đó, nó có thể làm tăng hiệu quả của phản xạ ho và tạo điều kiện cho việc loại bỏ các chất tiết. Guaifenesin có tính giãn cơ và chống co giật và có thể hoạt động như một chất đối kháng thụ thể NMDA.
5.2. Dược động học:
Paracetamol hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Phân bố đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể, 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương. Thải trừ 90 – 100% thuốc qua nước tiểu ngày thứ nhất, chủ yếu sau khi liên hợp trong gan với acid glucuronic (khoảng 60%), acid sulfuric (khoảng 35%), hoặc cystein (khoảng 3%) cũng phát hiện một lượng nhỏ những chất chuyển hóa hydroxyl hóa và khử acetyl.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Tá dược: tinh bột mì, magnesi stearat vừa đủ 1 viên
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
HDSD Thuốc Topralsin do Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long sản xuất (2012).
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM