1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Ambroxol
Phân loại: Thuốc long đờm và loãng đờm.
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): R05CB06.
Biệt dược gốc: MUCOSOLVAN
Biệt dược: MEDOVENT
Hãng sản xuất : Công ty Medochemie Ltd.
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Ambroxol chủ yếu được dùng dưới dạng muối hydroclorid.
Viên nén 30 mg.
Thuốc tham khảo:
MEDOVENT 30 mg | ||
Mỗi viên nén chứa: | ||
Ambroxol | …………………………. | 30 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
MEDOVENT 30mg được chỉ định trong điều trị triệu chứng trong các bệnh phế quản – phổi cấp và mạn tính liên quan đến sự tiết chất nhầy bất thường hoặc sự tăng độ đặc của chất nhầy trong viêm phế quản, phổi.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Uống: uống với nước sau khi ăn.
Liều dùng:
Người lớn và người lớn tuổi: 30mg/lần, 3 lần/ngày.
Trẻ em: không khuyến cáo sử dụng MEDOVENT 30mg cho trẻ em.
Suy gan thận: liều thông thường của người lớn có thể sử dụng cho bệnh nhân suy gan, thận nhẹ và trung bình, nhưng nên theo dõi bệnh nhân chặt chẽ.
4.3. Chống chỉ định:
Người bệnh đã biết quá mẫn với ambroxol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân suy gan thận nặng.
Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tiến triển.
4.4 Thận trọng:
Cần chú ý với người bị loét đường tiêu hóa và các trường hợp ho ra máu, vì ambroxol có thể làm tan các cục đông fibrin và làm xuất huyết trở lại.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: NA
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không gây quái thai. Do còn thiếu dữ liệu trên người, cần thận trọng khi dùng thuốc này trong thời gian mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Thời kỳ cho con bú:
Chưa được biết ambroxol và các chất chuyển hóa có bài tiết vào sữa mẹ hay không, nên ngừng cho con bú nếu mẹ phải dùng thuốc.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Ambroxol thường được dung nạp tốt. Các tác dụng không mong muốn ít gặp và thường biến mất nếu giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc.
Thần kinh trung ương: hiếm khi bị mệt mỏi, đau đầu.
Da: hiếm khi bị dị ứng, viêm da, mẩn ngứa, phát ban, mề đay.
Trên đường tiêu hóa: thường gặp là buồn nôn; hiếm khi bị táo bón, tiêu chảy, nôn, tăng nước bọt và khô miệng.
Gan: hiếm khi gặp tăng thoáng qua aminotransferase huyết thanh.
Tiết niệu: khó tiểu.
Hô hấp: chảy nước mũi.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc.
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Dùng ambroxol với kháng sinh (amoxycilin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi. Chưa có báo cáo về tăng hoạt tính kháng sinh trên lâm sàng.
Thuốc chống ho: không nên sử dụng thuốc đồng thời với thuốc chống ho codeine do làm giảm khả năng khạc đàm ra khỏi cổ họng.
Chưa thấy báo cáo có tương tác khi dùng ambroxol với các thuốc glycoside, corticosteroid, thuốc trị hen suyễn, thuốc lợi tiểu và các kháng sinh sử dụng cho điều trị viêm phế quản phổi.
4.9 Quá liều và xử trí:
Chưa có triệu chứng quá liều trên người. Nếu xảy ra, cần điều trị triệu chứng.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Ambroxol là thuốc điều hòa sự bài tiết chất nhầy loại làm tan đàm, có tác động trên pha gel của chất nhầy bằng cách cắt đứt cầu nối disulfure của các glycoprotein và như thế làm cho sự long đàm được dễ dàng.
Cơ chế tác dụng:
Ambroxol là một dẫn xuất của chất tan đàm, bromhexine. Thuốc kích thích tuyến nhầy tiết dịch, và cắt đứt hệ acid glycoprotein trong đàm nhầy khiến đàm bớt nhầy dính hơn. Ambroxol kích thích lông nhầy hoạt động và gia tăng khả năng làm sạch của lông nhầy, làm cho việc khạc đàm loãng trở nên dễ dàng hơn.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Ambroxol hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn với liều điều trị. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong vòng 0.5 – 3 giờ sau khi dùng thuốc.
Thuốc liên kết với protein huyết tương xấp xỉ 90%.
Ambroxol khuếch tán nhanh từ máu đến mô với nồng độ thuốc cao nhất trong phổi. Thời gian bán thải từ 7 – 12 giờ.
Khoảng 30% liều uống được thải qua vòng hấp thu đầu tiên. Ambroxol được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Tổng lượng bài tiết qua thận xấp xỉ 90%.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Tá dược: lactose, cellulose vi tinh thể, natri carboxymethylcellulose, silicon dioxid và magnesi stearat.
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam