Glucosamin – Ostigold

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Glucosamine

Phân loại: Thuốc chống thoái hóa khớp, thuốc kháng viêm.

Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (over the counter drugs)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): M01AX05.

Biệt dược gốc: Viartril-S

Biệt dược: Glucosamin, Glucosamin F, Ostigold

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần Dược Hậu Giang

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén/nang 250mg, 500 mg; 750 mg. (hiện nay đã được đăng ký dưới dạng TPCN)

Thuốc cốm pha dung dịch uống: hộp 24 gói x 3,95 g: 1500 mg

Thuốc tham khảo:

OSTIGOLD 1500
Mỗi gói bột có chứa:
Glucosamin sulfat …………………………. 1500 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Hòa tan thuốc với lượng nước vừa đủ (khoảng 15 – 20 mL nước cho 1 gói). Thuốc có thể được sử dụng trước hoặc sau bữa ăn.

Liều dùng:

Dùng cho người trên 18 tuổi: 1 gói x 1 lần/ngày. Có thể dùng đơn độc glucosamin sulfat hoặc phối hợp với thuốc khác như chondroitin 1200 mg/ngày. Thời gian dùng thuốc tùy theo cá thể, ít nhất dùng liên tục trong 2 đến 3 tháng để đảm bảo hiệu quả điều trị.

4.3. Chống chỉ định:

Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi do chưa có số liệu về độ an toàn và hiệu quả điều trị.

4.4 Thận trọng:

Đối với bệnh nhân suy giảm khả năng dung nạp glucose, nên theo dõi nồng độ glucose máu. Việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn có thể rất cần thiết cho bệnh nhân bị đái tháo đường khi bắt đầu điều trị.

Đối với những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh tim mạch, nên theo dõi nồng độ lipid máu, vì tăng cholesterol đã được báo cáo trong một vài trường hợp sử dụng glucosamin.

Thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân bị hen suyễn vì những bệnh nhân này có thể dễ gặp phản ứng dị ứng với thuốc và có thể làm tăng nặng các triệu chứng bệnh.

Việc điều trị cho bệnh nhân suy gan và suy thận nên được kiểm soát chặt chẽ.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Khuyến cáo sử dụng thuốc thận trọng nếu bệnh nhân bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi khi sử dụng thuốc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Thời kỳ cho con bú:

Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Thường gặp: đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón.

Ít gặp: phát ban, ngứa.

Hiếm gặp: chóng mặt, nôn, mày đay, phù mạch.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Glucosamin có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông coumarin (ví dụ như warfarin) trong thời gian điều trị phối hợp.

Điều trị đồng thời với glucosamin có thể làm tăng sự hấp thu và nồng độ trong huyết thanh của tetracyclin, nhưng sự tương tác lâm sàng này có lẽ là giới hạn.

4.9 Quá liều và xử trí:

Chưa gặp trường hợp quá liều do cố ý hoặc vô tình.

Nếu xảy ra quá liều, các dấu hiệu và triệu chứng gồm đau đầu, chóng mặt, mất phương hướng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

Cách xử trí: nên ngưng sử dụng glucosamin, điều trị triệu chứng và áp dụng các biện pháp hỗ trợ nếu cần thiết.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Glucosamin là một chất nội sinh, là thành phần cấu tạo của chuỗi polysaccharide của mô sụn và chất hoạt dịch glucosaminoglycans. Các thí nghiệm trên in vitro và in vivo cho thấy glucosamin kích thích sự tổng hợp các glycosaminoglycans và proteoglycans sinh lý của tế bào sụn đồng thời tổng hợp acid hyaluronic bằng các tế bào lót ở khớp. Cơ chế tác dụng của glucosamin là không rõ.

Cơ chế tác dụng:

Glucosamin tham gia quá trình chuyển hóa tổng hợp nên thành phần của sụn khớp. Nó là một amino- monosaccharid, nguyên liệu để tổng hợp proteoglycan, khi vào trong cơ thể nó kích thích tế bào ờ sụn khớp tăng tổng hợp và trùng hợp nên cấu trúc proteoglycan binh thường. Kết quả của quá trình trùng hợp là muco-polysaccharid, thành phần cơ bản cấu tạo nên đầu sụn khớp. Glucosamin sultat đồng thời ức chế các enzym phá hủy sụn khớp như collagenase, phospholinase A2 và giảm các gốc tự do superoxyd phá hủy các tế bào sinh sụn. Glucosamin còn kích thích sinh sản mô liên kết của xương, giảm quá trình mất calci của xương.

Do glucosamin làm tăng sàn xuất chất nhầy dịch khớp nên tăng độ nhớt, tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp. Vì thế glucosamin không những giảm triệu chứng của thoái khớp (đau khó vận động) mà còn ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp, ngăn chặn bệnh tiến triển.

Đó là cơ chế tác dụng vào cơ chế bệnh sinh của thoái khớp, điều trị các bệnh thoái hóa xương khớp cả cấp và mãn tính, có đau hay không có đau, cải thiện chức năng khớp và ngăn chặn bệnh tiến triền, phục hồi cấu trúc sụn khớp.

Hoạt chất chính glucosamine sulfate là muối của glucosamine amino-saccharide, có mặt như chất sinh lý bình thường trong cơ thể người và được sử dụng kết hợp với các gốc sulfate để sinh tổng hợp acid hyaluronic của chất hoạt dịch và glycoaminoglycan của chất nền sụn khớp.

Vì vậy cơ chế tác dụng của glucosamine sulfate là kích thích tổng hợp glycoaminoglycan và proteoglycan của khớp. Hơn nữa, glucosamine có tác dụng chống viêm và ức chế quá trình thoái hóa của sụn khớp chủ yếu là do ức chế interleukin I (IL-1), có thể là do bản thân hoạt động chuyển hóa của glucosamine, một mặt có tác dụng trên các triệu chứng của thoái hóa khớp, mặt khác có thể làm chậm quá trình tổn thương cấu trúc của khớp đã được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng dài hạn.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Chưa tìm thấy tài liệu về dược động học của glucosamin sulfat trong cơ thể người.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

 

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.