Ginkor Fort (Ginkgo biloba + Heptaminol + Troxerutin)

Ginkgo biloba + Heptaminol + Troxerutin – Ginkor Fort

Thông tin tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc Ginkor Fort

Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc Ginkor Fort (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Ginkgo biloba + Heptaminol + Troxerutin

Phân loại: Thuốc bảo vệ mạch máu, bền mạch, boiflavonoid. Dạng kết hợp

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): C05CA54.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Ginkor Fort

Hãng sản xuất : Beaufour Ipsen Industrie

2. Dạng bào chế Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nang , Mỗi viên: Chiết xuất lá Ginkgo biloba được chuẩn hóa 0.014 g, heptaminol HCl 0.3 g, troxerutin 0.3 g.

Thuốc tham khảo:

GINKOR FORT
Mỗi viên nang có chứa:
Ginkgo biloba …………………………. 14 mg
Heptaminol …………………………. 300 mg
Troxerutin …………………………. 300 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Ginkor Fort (Ginkgo biloba + Heptaminol + Troxerutin)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Điều trị các triệu chứng có liên quan đến suy tĩnh mạch bạch huyết (nặng chân, đau, hội chứng cẳng chân rung).

Điều trị các dấu hiệu chức năng có liên quan đến cơn trĩ cấp.

4.2. Liều dùng Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng đường uống.

Liều dùng:

Suy tĩnh mạch bạch huyết: 2 viên nang mỗi ngày (1 viên vào buổi sáng, 1 viên vào buổi tối).

Cơn trĩ cấp: điều trị tấn công: 3 đến 4 viên mỗi ngày trong 7 ngày vào các bữa ăn.

4.3. Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần của thuốc.

Không dùng cho những trường hợp có liên quan đến Heptaminol: cường giáp, phối hợp với IMAO (nguy cơ tăng huyết áp bộc phát).

4.4 Thận trọng:

Do có Heptaminol nên theo dõi huyết áp khi bắt đầu điều trị cho những bệnh nhân cao huyết áp nặng.

Trong cơn trĩ cấp: việc sử dụng thuốc không thay thế được cho các biện pháp điều trị các bệnh khác ở hậu môn. Điều trị không nên kéo dài. Nếu triệu chứng không giảm nhanh, nên khám lại hậu môn trực tràng và xem xét lại cách điều trị.

Suy tĩnh mạch bạch tuyết: thuốc đạt được hiệu quả hoàn toàn khi kết hợp với lối sống lành mạnh.

Tránh ánh nắng mặt trời, nóng, đứng lâu, dư cân.

Đi bộ lâu và đi tất ép hoặc băng chun đặc biệt làm tăng tuần hoàn tĩnh mạch.

Đối với các vận động viên: thuốc có chứa Heptaminol có thể gây kết quả dương tính đối với test doping.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Chưa có ghi nhận được báo cáo.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Các thực nghiệm trên động vật không cho thấy tác dụng gây quái thai, ở người do không có nghiên cứu trên 3 tháng đầu của thai kỳ nên nguy cơ chưa biết rõ. Tuy nhiên cho đến giờ chưa thấy có tác dụng gây dị dạng.

Thời kỳ cho con bú:

Phụ nữ cho con bú: do không biết thuốc có được tiết vào sữa hay không, nên không nên dùng thuốc khi đang nuôi con bằng sữa mẹ

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Những dữ liệu thu thập được trong các nghiên cứu lâm sàng (khoảng 15.000 bệnh nhân) và giám sát sau khi lưu hanh cho thay những tác động không mong muốn nói chúng là không
nghiêm trọng và rất hiếm.

Những rối loan hệ tiêu hóa:

Rất hiếm: đau bụng,trên, khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy.

Những rối loạn hệ thần kinh:

Rất hiếm gặp: đau đầu.

Những rối loạn da và mô dưới da:

Rất hiếm: mày đay, ngứa, phát ban, viêm da dị ứng (viêm da eczematoid)

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Không dùng chung với IMAO do có nguy cơ tăng huyết áp từng hồi do sự hiện diện của Heptaminol.

4.9 Quá liều và xử trí:

Trong trường hợp dùng quá liều do vô tình hay cố ý nên cho bệnh nhân nhập viện để theo dõi huyết áp và nhịp tim.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Egb 761 (chiết xuất Ginkgo biloba chuẩn hóa): Tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tính thấm mao mạch, tăng sức bền thành mao mạch, ngăn cản sự thoát huyết tương và phù.

Tương tác trên chuyển hóa tế bào (tăng hô hấp tế bào, tăng tạo ATP).

Ức chế sản xuất và bẫy gốc tự do. Chống lại sự lipo-peroxide hóa màng tế bào. Bảo vệ sợi collagen.

Heptaminol chlorhydrate: là một thuốc được dùng trong rối loạn tim mạch.

Troxerutine:

Có tác dụng chống oxi hóa.

Cải thiện chức năng mao mạch bằng cách giảm tính thấm của chúng.

Troxerutin được dùng trong điều trị các tổn thương mao mạch, suy tĩnh mạch chi dưới và bệnh trĩ.

Tác dụng co cơ trơn tĩnh mạch của Heptaminol tăng lên 20 – 30% khi có mặt của Egb và Troxerutin. Với sự hỗ trợ lẫn nhau khi dùng phối hợp 3 thành phần, Ginkor Fort là chất trợ tĩnh mạch và bảo vệ mạch máu, làm tăng trương lực tĩnh mạch, sức bền mạch máu, giảm tính thấm của mao mạch và bảo vệ sợi collagen.

Những tác dụng này kết hợp với tính ức chế tại chỗ chống lại các chất trung gian gây đau (Histamine, bradykinin, serotonin), men tiêu thể và gốc tự do (những tác nhân gây viêm và thoái hóa sợi collagen).

Ginkor Fort giúp cho máu tĩnh mạch trở về tim phải dễ dàng hơn nhờ trong công thức có Heptaminol chlorhydrate..

Cơ chế tác dụng:

Egb 761 (chiết xuất Ginkgo biloba chuẩn hóa):

Tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tính thấm mao mạch, tăng sức bền thành mao mạch, ngăn cản sự thoát huyết tương và phù.

Tương tác trên chuyển hóa tế bào (tăng hô hấp tế bào, tăng tạo ATP).

Ức chế sản xuất và bẫy gốc tự do. Chống lại sự lipo-peroxide hóa màng tế bào. Bảo vệ sợi collagen.

Heptaminol chlorhydrate: là một thuốc được dùng trong rối loạn tim mạch.

Troxerutine:

Có tác dụng chống oxi hóa.

Cải thiện chức năng mao mạch bằng cách giảm tính thấm của chúng.

Troxerutin được dùng trong điều trị các tổn thương mao mạch, suy tĩnh mạch chi dưới và bệnh trĩ.

Tác dụng co cơ trơn tĩnh mạch của Heptaminol tăng lên 20 30% khi có mặt của Egb và Troxerutin. Với sự hỗ trợ lẫn nhau khi dùng phối hợp 3 thành phần, Thuốc là chất trợ tĩnh mạch và bảo vệ mạch máu, làm tăng trương lực tĩnh mạch, sức bền mạch máu, giảm tính thấm của mao mạch và bảo vệ sợi collagen.

Những tác dụng này kết hợp với tính ức chế tại chỗ chống lại các chất trung gian gây đau (Histamine, bradykinin, serotonin), men tiêu thể và gốc tự do (những tác nhân gây viêm và thoái hóa sợi collagen).

Thuốc giúp cho máu tĩnh mạch trở về tim phải dễ dàng hơn nhờ trong công thức có Heptaminol chlorhydrate.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Do các hoạt chất chính được phối hợp nên không nghiên cứu dược động học trên người.

5.3. Hiệu quả lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược: Stearate magnesium, acid silisic.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

HDSD Thuốc Ginkor Fort do Beaufour Ipsen Industrie sản xuất (2013).

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM