1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Citalopram
Phân loại: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs)
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): N06AB04.
Biệt dược gốc:
Biệt dược: Cinasav
Hãng sản xuất : Công ty cổ phần dược phẩm SaVi.
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 20 mg.
Thuốc tham khảo:
CINASAV 10MG | ||
Mỗi viên nén bao phim có chứa: | ||
Citalopram | …………………………. | 10 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Citalopram hydrobromid được chỉ định để điều trị trầm cảm.
Hiệu quả của Citalopram trong điều trị trầm cảm được chứng minh qua các thử nghiệm có kiểm soát kéo dài 4-6 tuần ở các bệnh nhân ngoại trú cho thấy thuốc đáp ứng tốt với các thể loại của rối loạn trầm cảm nặng DSM-III và DSM-III-R (DSM: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Dis Orders).
Tác dụng chống trầm cảm của Citalopram ở bệnh nhân trầm cảm phải nhập viện chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hiệu quả của Citalopram trong việc duy trl một đáp ứng chống trầm cảm cho đến 24 tuần sau 6-8 tuần điều trị cấp tính đã được chứng minh trong hai thử nghiệm có kiểm soát với già dược. Tuy nhiên, nếu đã chọn việc sử dụng Citalopram lâu dài, nên định kỳ đánh giá lại tính hữu ích của thuốc đối với các bệnh nhân.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Dùng đường uống. Citalopram nên được dùng một lần mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc buổi tối, có hoặc không có thức ăn.
Liều dùng:
Người lớn:
Liều điều trị khởi đầu
Liều khởi đầu citalopram chl nên dùng là 20 mg mỗi ngày, thông thường có thể tăng tới mức liều 40 mg/ngày.
Việc tăng liều thường áp dụng là một tuần không được tăng quá 20 mg. Mặc dù với một số bệnh nhân có thể cần đến liều 60 mg/ngày, nhưng một nghiên cứu về đáp ứng liều đối với hiệu quả đã không chứng minh được khi dùng 60 mg/ngày có lợi hem so với liều 40 mg/ngày; do đó liều trên 40 mg thường không được khuyến khích.
Điều trị cho nhóm bệnh nhân đặc biệt
Liều 20 mg/ngày là liều khuyến cáo cho hầu hết các bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân suy gan.
Liều chuẩn lên đến 40 mg/ngày chỉ dùng cho bệnh nhân không đáp ứng với thuốc.
Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận từ nhẹ hoặc trung bình. Citalopram nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân suy thận nặng.
Theo khuyến cáo của cơ quan FDA Mỹ:
Citalopram không nên dùng liều cao hơn 20 mg/ngày ở người trên 60 tuổi vì lý do gây gia tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ. Cảnh báo đặc biệt: Chì nên dùng liều thấp 20 mg cho bệnh nhân trên 60 tuổi.
Không nên sử dụng citalopram ở bất cứ liều nào cho một số trường họp trầm cảm vì nguy cơ kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ và cảnh báo này có thể còn quan trọng hơn đổi với bệnh nhân lớn tuổi bị trầm cảm.
Citalopram không được khuyên dùng liều trên 40 mg/ngày vì lý do kéo dài khoảng QT và không mang lại lợi ích gì thêm (vì không tăng thêm hiệu quả chống trầm cảm).
Không dùng cho bệnh nhân có hội chứng kéo dài QT bẩm sinh, bệnh nhân bị nhịp tim chậm, nồng độ kali và magnesi trong máu thấp, bệnh nhân mới bị nhồi máu cơ tim cấp và bệnh nhân bị suy tim mất bù.
Citalopram cũng không dùng cho bệnh nhân đang dùng đồng thời một loại thuốc khác có khả năng gây kéo dài khoảng QT.
Liều tối đa citalopram 20 mg/ngày dùng cho bệnh nhân suy gan, bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh nhân có ít lượng enzym cytochrom chuyển hóa CYP2C19 hoặc các enzym ức chế CYP2C19 khác, hoặc bệnh nhân đang dùng cimetidin. Lý do: Vì đây là các yếu tố dẫn đến gia tăng nồng độ citalopram trong máu sẽ dẫn đến gia tăng khoảng QT và gây xoắn đỉnh.
Điều trị cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ
Trẻ sơ sinh tiếp xúc với citalopram và các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI: Selective Serotonin Reuptake Inhibitor) hoặc ức chế tái hấp thu serotonin – norepinephrin (SNRI: Serotonin
Norepinephrine Reuptake Inhibitor) khác vào 3 tháng cuối, đã biểu hiện những biến chứng cần phải nằm viện kéo dài, hỗ trợ hô hấp và nuôi ăn bằng ống. Khi điều trị cho phụ nữ mang thai với citalopram trong 3 tháng cuối, nên xem xét cẩn thận các rủi ro tiềm ẩn và lợi ích của việc điều trị. Có thể xem xét việc giảm dần citalopram trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Điều trị duy trì
Điều trị duy trì thường chì phù hợp khi có các đợt cấp của bệnh trầm cảm cần điều trị vài tháng hoặc lâu hơn. Hiệu quả chống trầm cảm của citalopram được duy trì ừong khoảng thời gian lên đến 24 tuần sau 6 hoặc 8 tuần đầu điều trị (tổng cộng 32 tuần).
Trẻ em
An toàn và hiệu quả ở ừẻ em chưa được thiết lập
4.3. Chống chỉ định:
Bệnh nhân quá mẫn với citalopram hoặc với bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
Sử dụng đồng thời cho bệnh nhân dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (MAO).
Dùng liều citalopram cao hơn 20 mg/ngày ở người trên 60 tuổi vì lý do gây gia tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ.
Dùng citalopram ở bất cứ liều nào cho một số trường hợp trầm cảm vì nguy cơ kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ, nhất là với bệnh nhân lớn tuổi bị trầm cảm hoặc bệnh nhân có hội chứng kéo dài QT bẩm sinh, bệnh nhân bị nhịp tim chậm, nồng độ kali và magnesi trong máu thấp, bệnh nhân mới bị nhồi máu cơ tim cấp và bệnh nhân bị suy tim mất bù.
Bệnh nhân đang dùng đồng thời một loại thuốc khác có khả năng gây kéo dài khoảng QT.
Dùng đồng thời với cimetidin, rượu
4.4 Thận trọng:
Khả năng tương tác vói các chất ức chế monoamin oxidase
Đã có các báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong xảy ra ở những bệnh nhân dùng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) điều trị kết hợp với một chất ức chế MAO, trong đó bao gồm các phản ứng tăng thân nhiệt, cứng đơ, giật rung cơ, bất ổn định hệ thần kinh tự chủ với những biến động nhanh có thể có về thể chất và những thay đổi trạng thái tâm thần bao gồm kích động cực đoan tiến triển đến mê sảng và hôn mê.
Những phản ứng này cũng đã được báo cáo ở những bệnh nhân ngưng điều trị SSRI và bắt đầu sử dụng thuôc ức chế MAO. Một số trường hợp đã cho thấy các tác động tương tự như hội chứng ác tính do thuốc an thần (NMS: Neuroleptic Malignant Syndrome).
Hơn nữa, dữ liệu hạn chế trong nghiên cứu trên động vật về việc sử dụng kết hợp các thuốc SSRI và thuốc ức chế MAO gợi ý rằng các loại thuốc này phối họp có thể làm tăng huyết áp và kích thích hành vi. Do đó có khuyến cáo là Citalopram không nên sử dụng kết hợp với một thuốc ức chế MAO hoặc trong vòng 14 ngày kể từ khi ngừng điều trị một thuốc ức chế MAO. Tương tự như vậy, cần ít nhất 14 ngày sau khi ngừng Citalopram mới được phép sử dụng thuốc ức chế MAO.
Tình trạng lâm sàng xấu đi và nguy cơ tự tử
Bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm nặng, cả người lớn và trẻ em, bệnh cảnh trầm cảm có thể xấu đi và/hoặc xuất hiện ý định và hành vi tự sát, dù có hoặc không dùng thuốc chống trầm cảm và nguy cơ này có thể kéo dài cho đến khi bệnh thuyên giảm đáng kể, nguyên nhân chưa được xác định. Tuy nhiên, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm nên được theo dõi chặt chẽ biểu hiện bệnh đang xấu đi, ý định và hành vi tự sát, đặc biệt là vào lúc khởi đầu quá trình điều trị bàng thuốc hoặc tại thời điểm thay đổi (tăng hoặc giảm) liều.
Vì khả năng gây bệnh cùng lúc giữa các chứng rối loạn trầm cảm nặng và rối loạn tâm thần hoặc rối loạn không do tâm thần, cần thận ừọng quan sát trước khi điều trị cho bệnh nhân.
Các triệu chứng như lo âu, kích động, cơn hoảng loạn, mất ngủ, khó chịu, dễ thù địch (gây hấn) bốc đồng, ngồi/nằm không yên (tâm thần bất an), hưng cảm nhẹ và cơn hưng cảm, đã được báo cáo ở người lớn và trẻ em được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm cho chứng rối loạn trầm cảm nặng cũng như đối với các chi định khác, kể cà rối loạn tâm thần và rối loạn không do tâm thần. Cần xem xét để thay đổi phác đồ điều trị, trong đó có thể ngừng thuốc, ở những bệnh nhân có biểu hiện bệnh xấu đi, nếu quyết định ngừng điều trị, việc dùng thuốc nên giảm dần, vì ngưng đột ngột có thể có liên quan tới một vài triệu chứng cai thuốc
Thân trọng
Ngưng điều trị với Citalopram
Đã có báo cáo về các tác dụng phụ xảy ra sau khi Citalopram, đặc biệt là khi ngưng đột ngột, bao gồm những biểu hiện sau đây: tâm trạng bất an, dễ cáu gắt, lo âu, chóng mặt, rối loạn cảm giác (ví dụ dị cảm như có cảm giác điện giật), lo lắng, hoang mang, đau đầu, hôn mê, rối loạn cảm xúc, mất ngủ và hưng cảm nhẹ. Bệnh nhân cần được theo dõi các triệu chứng khi ngưng điều trị với Citalopram. Nên giảm liều dần sẽ tốt hơn là ngưng thuốc đột ngột. Nếu xảy ra triệu chứng không dung nạp sau khi giảm liều hoặc sau khi ngưng điều trị, nên xem xét sử dụng lại liều đã được chỉ định trước đó, rồi tiếp tục giảm liều nhưng với tốc độ chậm hơn
Chảy máu bất thưòng
Trong các báo cáo được công bố đã ghi nhận có sự xuất hiện xuất huyết ở những bệnh nhân được điều trị với thuốc hướng thần ức chế tái hấp thu serotonin.
Các nghiên cứu dịch tễ học tiếp theo đã xác minh được mối quan hệ giữa việc sử dụng các loại thuốc hướng thần ức chế tái hấp thu serotonin và sự xuất hiện của xuất huyết tiêu hóa trên. Bệnh nhân cần được cảnh báo về nguy cơ chảy máu khi sử dụng kết họp Citalopram đồng thời với thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID: non-steroidal anti-inflammatory drug), aspirin hoặc các thuốc khác có tác động đến đông máu.
Hạ natri máu
Một số trường hợp hạ natri máu và chứng tăng tiết hormon chống bài niệu không phù họp (SIADH: Syndrome of inappropriate antidiuretic hormone) đã được báo cáo khi điều trị kết hợp với Citalopram. Tất cà các bệnh nhân có những biểu hiện này cần phải ngưng Citalopram và/hoặc cần sự can thiệp của y tế.
Kích hoạt cơn hưng cảm
Trong các thử nghiệm của Citalopram, một số bệnh nhân trong đó bao gồm những bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực đã được báo cáo là có tình trạng kích hoạt cơn hưng cảm nhẹ với tỷ lệ 0,2% trong số 1063 bệnh nhân được điều trị bằng Citalopram và không ai trong số bệnh nhân được nhận giả dược bị triệu chứng này. Kích hoạt cơn hưng cảm cũng được báo cáo là chiếm một tỷ lệ nhỏ ở các bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm khác trên thị trường. Tương tự như với tất cả các thuốc chống ưầm cảm, Citalopram nên được sử dụng thận trọng cho những bệnh nhân có tiền sử hưng cảm (điên/cuồng).
Cơn động kinh
Mặc dù tác dụng chống co giật của Citalopram đã được quan sát thấy trong các nghiên cứu ừên động vật, nhưng Citalopram vẫn chưa được đánh giá ở bệnh nhân có rối loạn co giật. Trong các thử nghiệm lâm sàng của Citalopram, co giật đã xảy ra ở 0,3% số bệnh nhân được điều trị bằng Citalopram và 0,5% số bệnh nhân được nhận giả dược. Giống như các thuốc chống trầm cảm khác, Citalopram phải sử dụng thận trọng cho những bệnh nhân có tiền sử rối loạn co giật.
Sử dụng ở bệnh nhân mắc bệnh đồng thời
Kinh nghiệm lâm sàng của Citalopram còn giới hạn ở những bệnh nhân mắc kèm một số bệnh toàn thân đồng thời. Khuyến cáo thận trọng sử dụng Citalopram cho bệnh nhân có bệnh hoặc có điều kiện làm thay đổi cơ chế hao đổi chất hoặc có phản ứng trên huyết động. Citalopram chưa được đánh giá ở những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim gần đây hoặc bệnh tim không ổn định
Với các đối tượng bị suy gan, độ thanh thải Citalopram giảm và nồng độ trong huyết tương tăng lên. Việc sử dụng Citalopram ở bệnh nhân suy gan cần được thận họng và khuyến cáo dùng liều tối đa thấp nhất
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Do bất kỳ loại thuốc hướng thần nào cũng có thể làm giảm sự phán đoán, khả năng tư duy, khả năng hoạt động, nên bệnh nhân phải được cảnh báo là không nên vận hành máy móc nguy hiểm, bao gồm ô tô, cho đến khi được xác định là liệu pháp Citalopram không còn ảnh hường đến khả năng của mình để tham gia vào các hoạt động như vậy.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: C
US FDA pregnancy category: C
Thời kỳ mang thai:
Trong các nghiên cứu trên động vật, Citalopram đã được chứng minh là có tác dụng bất lợi trên sự phát triển của phôi/bào thai và sau sinh, bao gồm cà các hiệu ứng gây quái thai, khi dùng với liều cao hơn liều điều trị của người.
Chưa có nghiên cứu đầy đủ và cỏ kiểm soát ở phụ nữ có thai; do đó, chỉ nên sử dụng Citalopram trong quá trình mang thai khi lợi ích cao hơn hẳn nguy cơ tiềm ẩn đối với thai nhi.
Thời kỳ cho con bú:
Như đã xảy ra với nhiều loại thuốc khác, Citalopram có bài tiết qua sữa mẹ. Quyết định có nên tiếp tục điều trị hay không hoặc ngưng cho con bú tùy thuộc vào nguy cơ đối với ở trẻ sơ sinh hoặc các lọn ích ừong việc điều trị Citalopram cho mẹ.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Tác dụng phụ phụ thuộc vào liều lượng Mối quan hệ tiềm ẩn giữa các liều uống Citalopram với tỳ lệ mắc các tác dụng phụ đã được kiểm tra trong một nghiên cứu ở những bệnh nhân bị trầm cảm nhận già dược hoặc nhận Citalopram ở liều 10, 20, 40, và 60 mg. Thử nghiệm cho thấy có đáp ứng tích cực với liều (p <0,05) với các tác dụng phụ sau đây: mệt mỏi, bất lực, mất ngủ, tăng đổ mồ hôi, buồn ngủ và ngáp.
Thay đổi thể trọng
Bệnh nhân được điều trị bằng citalopram trong các thử nghiệm có bị giảm trọng lượng khoảng 0,5 kg so với bệnh nhân dùng gỉa dược có trọng lượng không bị thay đổi.
Phân loại tác dụng bất lợi Phổ biến> 10%
Thường gặp: 1% đến < 10% ít gặp: 0,1% đến < 1%
Hiếm gặp: 0,01% đến < 0,1%
Rất hiếm gặp: < 0,01%
Không rõ (tần suất không xác định được).
Tim mạch
Thường gặp: Nhịp tim nhanh, tụt huyết áp thế đứng, hạ huyết áp.
ít gặp: Tăng huyết áp, nhịp tim chậm, phù (chi), đau thắt ngực, ngoại tâm thu, suy tim, đỏ bừng mặt, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thiếu máu cục bộ cơ tim.
Hiếm gặp: Cơn thiếu máu thoáng qua, viêm tĩnh mạch, rung nhĩ, ngừng tim, block nhánh.
Rối loạn hê thần kinh trung ương và ngoại vi
Thường gặp: Dị cảm, đau nửa đầu.
ít gặp: Tăng/hiéu động, chóng mặt, tăng trương lực, rối loạn ngoại tháp, chuột rút chân, co thắt cơ bắp tự phát, tăng động, đau thần kinh, loạn trương lực, dáng đi bất thường, giảm cảm giác, mất điều hòa.
Hiếm gặp: Bất thường phối hợp, tăng cảm giác, sa/sụp mí mắt, sững sờ.
Rối loạn nội tiết
Hiếm gặp: Suy giáp, bướu cổ, to vú đàn ông.
Rối loạn tiêu hóa
Thường gặp: Tăng tiết nước bọt, đầy hơi.
ít gặp-. Viêm dạ dày, viêm dạ dày ruột, viêm miệng, ợ hơi, trĩ, khó nuốt, nghiến răng, viêm nướu, viêm thực quản.
Hiểm gặp-. Viêm đại tràng, loét dạ dày, viêm túi mật, sỏi mật, viêm loét dạ dày tá tràng, ừào ngược dạ dày thực quản, viêm lưỡi, vàng da, viêm túi thừa, xuất huyết trực tràng, nấc cụt.
Rối loạn chung
ít gặp: Nóng bừng mặt, rét run, không dung nạp rượu, ngất, các triệu chứng giống cúm.
Hiếm gặp: Viêm mũi do dị ứng.
Rối loạn máu và bạch huvết
ít gặp: Ban xuất huyết, thiếu máu, chảy máu cam, tăng bạch cầu, giảm bạch cầu, hạch to.
Hiếm gặp: Thuyên tắc phổi, giảm bạch cầu hạt, tăng lympho bào, giảm bạch cầu lympho, thiếu máu tán sắc (hypochromie), rối loạn đông máu, chày máu nướu.
Rối loạn chuvển hóa và dinh dưỡng
Thường gặp: Giảm cân, tăng cân
ít gặp: Tăng enzym gan, khát nước, khô mắt, tăng phosphatase kiềm, dung nạp glucose bất thường.
Hiếm gặp: Nhiễm bilirubin máu, hạ kali máu, béo phì, hạ đường huyết, viêm gan, mất nước.
Rối loạn hê cơ xương
ít gặp: Viêm khớp, yếu cơ, đau xương.
Hiếm gặp: Viêm bao hoạt dịch, bệnh loãng xương.
Rối loạn tâm thần
Thường gặp: Suy giảm tập trung, mất trí nhớ, thờ ơ, trầm cảm, tăng thèm ăn, suy nhược trầm trọng hơn, cố gắng tự tử, nhầm lẫn.
ít gặp: Tăng ham muốn tình dục, thái độ hung hăng, ác mộng, phụ thuộc thuốc, mất nhân cách, ảo giác, hưng phấn, trầm cảm tâm thần, ào tường, hoang tường, rối loạn cảm xúc, hoảng loạn, rối loạn tâm thần.
Hiếm gặp: Tình trạng lơ mơ, u uất.
Rối loạn sinh sản nữ
Thường gặp: Vô kinh.
ít gặp: Đa tiết sữa, đau vú, vú to, xuất huyết âm đạo.
Rối loạn hê hô hấp
Thường gặp: Ho.
ít gặp: Viêm phế quản, khó thờ, viêm phổi.
Hiếm gặp: Bệnh hen suyễn, viêm thanh quản, co thắt phế quản, viêm phổi, đờm tăng.
Rối loạn da và phần phụ
Thường gặp: Phát ban, ngứa.
ít gặp: Phản ứng với ánh sáng, nổi mề đay, mụn trứng cá, da đổi màu, chàm, rụng tóc, viêm da, khô da, bệnh vẩy nến.
Hiếm gặp: Rậm lông, giảm tiết mồ hôi, nổi hắc tố, viêm giác mạc, viêm mô tế bào, ngứa hậu môn.
Giác quan đặc biệt
Thường gặp: Thích nghi bất thường, khứu giác lệch lạc.
ít gặp: Ù tai, viêm kết mạc, đau mắt.
Hiếm gặp: Giãn đồng tử, sợ ánh sáng, nhìn đôi, chảy nước mắt bất thường, đục thủy tinh thể, mất vị giác.
Rối loạn hệ tiết niệu
Thường gặp: Tiểu nhiều.
ít gặp: Tăng tần số đi tiểu, tiểu không tự chù, bí tiểu, tiểu khó.
Hiếm gặp: Phù, tiểu ra máu, thiểu niệu, viêm bể thận, sỏi thận, đau thận.
Lạm dụng và phụ thuộc thuốc
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy việc lạm dụng citalopram là thấp. Citalopram chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống trên cơ thể người về khả năng gây lạm dụng, dung nạp, hoặc nghiện. Kinh nghiệm lâm sàng khi sử dụng citalopram cho thấy thuốc không gây lệ thuộc. Tuy nhiên, những quan sát này không có hệ thống và không thể dự đoán được; do đó, các bác sĩ điều trị nên đánh giá cẩn thận bệnh nhân điều trị Citalopram về việc lạm dụng thuốc và theo dõi chặt chê các bệnh nhân này
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương
Do Citalopram có tác động lên hệ thần kinh trung ương nên cần thận họng khi kê đơn điều trị kết hợp với các thuốc khác cũng có tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương.
Rưựu
Mặc dù Citalopram không làm tăng nhận thức và tác động của rượu hong một thử nghiệm lâm sàng, tương tự như các thuốc hướng thần khác, việc sử dụng rượu của bệnh nhân hầm cảm đang nhận Citalopram không được khuyến cáo.
Thuốc ức chế monoamin oxidase
Xem mục Cánh báo và thận họng khỉ sử dụng.
Thuốc ảnh hưởng đến hiện tưọmg đông máu (các NSAID, aspirin, warfarin, …)
Serotonin được phóng thích từ tiểu cầu có vai trò quan họng hong việc cầm máu. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc hướng thần ức chế tái hấp thu serotonin và sự xuất hiện của xuất huyết đường tiêu hóa hên đã chỉ ra rằng việc sử dụng đồng thời với một NSAID hoặc aspirin ẩn chứa nguy cơ chảy máu. Do đó, bệnh nhân nên được cảnh báo về việc sừ dụng các loại thuốc đó đồng thời với Citalopram.
Cimetidin
Các đối tượng nhận Citalopram (liều 40 mg/ngày hong 21 ngày) được dùng kết hợp với Cimetidin (liều 400 mg/ ngày hong 8 ngày) đã làm tăng 43% AUC và 39% cmax của Citalopram.
Digoxin
Các đối tượng nhận Citalopram (liều 40 mg/ngày hong 21 ngày) được dùng kết hợp với digoxin (liều duy nhất 1 mg) không thấy có ảnh hưởng đáng kể đến dược động học của cà Citalopram hoặc digoxin.
Lithi
Dùng đồng thời Citalopram (40 mg/ngày hong 10 ngày) với lithi (30 mmol/ngày hong 5 ngày) không thấy có ảnh hưởng đáng kể đến dược động học của Citalopram hoặc lithi. Tuy nhiên, nồng độ lithi trong huyết tương nên được theo dõi để điều chỉnh phù hợp. Vì lithi có thể làm tăng tác dụng serotonin của Citalopram, nên cần thận ừọng khi dùng chung Citalopram và lithi.
Theophylin
Dùng kết hợp Citalopram (40 mg/ngày trong vòng 21 ngày) với theophylin (liều duy nhất 300 mg) là chất nền của enzym CYP1A2 đã không làm ảnh hường đến dược động học của theophylin.
Tác động của theophylin trên dược động học của Citalopram không được đánh giá.
Sumatriptan
Đã có báo cáo hiếm gặp mô tà bệnh nhân bị suy nhược tăng phản xạ và không hiệu quả khi sử dụng phối hợp SSRI với sumatriptan. Nếu điều trị đồng thời sumatriptan với một SSRI (ví dụ fluoxetin, ßuvoxamin, paroxetin, sertralin, Citalopram) cần phải bảo đảm về mặt lâm sàng, giám sát thích họp cho bệnh nhân.
Warfarin
Sử dụng Citalopram (liều 40 mg/ngày ừong 21 ngày) không ảnh hường đến dược động học của warfarin. Thời gian prothrombin đã tăng 5%, ý nghĩa lâm sàng này không được biết đến.
Carbamazepin
Dùng kết họp Citalopram (40 mg/ngày trong 14 ngày) với Carbamazepin (liều 400 mg/ngày trong 35 ngày) không thấy ảnh hưởng đáng kể dược động học của Carbamazepin, là một chất nền của enzym CYP3A4. Mặc dù nồng độ Cnún trong huyết tương của Citalopram không bị ảnh hường, nhưng do tính kích thích enzym của Carbamazepin, nên xem xét khả năng Carbamazepin có thể làm tăng thanh thài Citalopram nếu hai loại thuốc được dùng chung.
Triazolam
Dùng kết họp Citalopram (liều 40 mg/ngày trong 28 ngày) với triazolam là chất nền của CYP3A4 (liều duy nhất 0,25 mg) không thấy có ành hường đáng kể đến dược động học của cả Citalopram hoặc ừiazolam.
Ketoconazol
Dùng kết hợp Citalopram (40 mg) với ketoconazol (200 mg) đã làm giảm 21% và 10% giá trị craax và AUC của ketoconazol tương ứng, không thấy có ảnh hường đáng kể đến dược động học của Citalopram.
Thuốc ức chế enzym CYP3A4 và 2C19
Trong nghiên cứu in vitro cho thấy CYP3A4 và 2C19 là enzym chính tham gia vào quá trình chuyển hóa của Citalopram. Tuy nhiên, việc dùng chung Citalopram (40 mg) với ketoconazol (200 mg), một chất ức chế mạnh CYP3A4, không thấy có ảnh hường đáng kể đến dược động học của Citalopram. VI Citalopram được chuyển hóa bời nhiều hệ enzym, nên việc ức chế một enzym duy nhất có thể không làm giảm đáng kể độ thanh thải của Citalopram.
Metoprolol
Dùng Citalopram (liều 40 mg/ngày trong 22 ngày) đã dẫn đến sự gia tăng gấp hai lần ở nồng độ huyết tương của các thuốc chẹn beta như metoprolol. Mức metoprolol trong huyết tương tăng có liên quan tới giảm tính chọn lọc trên tim (cardioselectivity). Dùng đồng thời Citalopram với metoprolol có tác động không đáng kể về mặt lâm sàng ừên huyết áp hay nhịp tim.
Imipramin và thuốc chống trầm cảm ba vòng khác (TCAs: Tricyclic Antidepressants)
Trọng nghiên cứu in vitro cho thấy Citalopram là chất ức chế tương đối yếu của CYP2D6. Dùng đồng thời Citalopram (40 mg/ngày trong 10 ngày) với imipramin (liều duy nhất 100 mg), một chất nền cho CYP2D6 không thấy có ảnh hường đáng kể đến nồng độ huyết tương của imipramin hoặc Citalopram. Tuy nhiên nồng độ của các chat chuyển hóa desipramin imipramin đã tăng khoảng 50%. Ý nghĩa lâm sàng của sự thay đổi desipramin là không rõ. Tuy nhiên, cần thận trọng khi chì định dùng chung TCAs với Citalopram.
4.9 Quá liều và xử trí:
Triệu chứng
Mặc dù không có báo cáo về quá liều gây tử vong do Citalopram trong các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến dùng liều lên đến 2000 mg, các báo cáo liên quan đến quá liều Citalopram đã gây chú ý bao gồm 12 trường hợp tử vong: 10 ca điều trị kết họp với các thuốc khác và/hoặc rượu và 2 ca dùng một minh Citalopram (3920 mg và 2800 mg), cũng như quá liều không gây tử vong lên đến 6000 mg.
Các triệu chứng thường đi kèm quá liều Citalopram, dùng một minh hoặc kết hợp với các loại thuốc và/hoặc rượu khác, bao gồm chóng mặt, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn mửa, run, buồn ngủ và nhịp tim nhanh. Trong trường hợp hiếm hơn, các triệu chứng quan sát bao gồm mất ừí nhớ, lú lẫn, hôn mê, co giật, thở gấp (tâng thông khí phổi), tím tái, tiêu cơ vân và những thay đổi ECG (bao gồm kéo dài khoảng QT, nhịp nút, loạn nhịp tâm thất và có thể có xoắn đinh).
Xử trí quá liều
Thiết lập và duy trì đường hô hấp đàm bào thông thoáng và cấp oxy đầy đủ. Nên xem xét việc làm sạch dạ dày bằng cách thụt rửa và sử dụng than hoạt tính. Đề nghị giám sát cẩn thận về tim mạch và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, cùng với việc chăm sóc triệu chứng và hỗ ữợ chung. Do thể tích phân bố của Citalopram lớn, dùng lợi tiểu cưỡng bức, lọc máu, lọc máu hấp phụ (hemoper/usion) và thay máu không có khả năng mang lại lợi ích.
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho citalopram.
Trong việc xử trí quá liều, thường nên xem xét khả năng tham gia của nhiều loại thuốc khác, nếu có.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Cơ chế tác động của Citalopram hydrobromid như một thuốc chống trầm cảm và được cho là có liên quan đến hoạt tính của serotonin trong hệ thần kinh trung ương (CNS: Central Nervous System) khi ức chế tái hấp thu serotonin (5-HT) của CNS. Các thử nghiệm in vitro và in vivo ở động vật cho thấy Citalopram là chất ức chế chọn lọc cao sự tái hấp thu serotonin (SSRI = Selective Serotonin Reuptake Inhibitor) và ảnh hưởng rất nhỏ đến sự tái hấp thu norepinephrin (NE) và dopamin (DA) của tế bào thần kinh. Khả năng dung nạp ức chế hấp thu 5- HT không xảy ra trong thời gian dài (14 ngày) khi cho chuột cống uống Citalopram. Citalopram là một hỗn họp đồng phân racemic (50/50) và sự ức chế tái hấp thu 5- HT của Citalopram chủ yếu là do chất đồng phân (S). Citalopram không có hoặc có ái lực rất thấp với các thụ thể 5-HT1A, 5-HT2A, dopamin D1 và D2) và α1-, α2 và ß, histamin Hi, gamma aminobutyric acid (GABA), cholinergic muscarinic và benzodiazepin. Sự đối kháng các thụ thể muscarinic, histaminergic và adrenergic được cho là có liên quan tới tác dụng khác nhau của thuốc kháng cholinergic, thuốc an thần và ảnh hường đến tim mạch của các thuốc hướng thần khác
Cơ chế tác dụng:
Ngược lại với các thuốc chống trầm cảm ba vòng và một số các SSRIs mới, Citalopram không có hoặc có ái lực rất thấp với một loạt các thụ thể bao gồm các thụ thể 5-HT 1A, 5- HT2, DA D1 và D2, α1-, α2-, α-adrenoceptors, histamin H1, muscarine cholinergic, benzodiazepin, và các thụ thể opioid. Một loạt các thử nghiệm in vivo chức năng trong các cơ quan cách ly cũng như thử nghiệm in vivo chức năng đã xác nhận thiếu áp lực thụ thể. Việc không có ảnh hưởng lên các thụ thể có thể giải thích lý do tại sao Citalopram ít gây ra các tác dụng phụ thường gặp như khô môi, rối loạn bàng quang và ruột, mờ mắt, buồn ngủ, độc tính trên tim và hạ huyết áp tư thế.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Dược động học liều đơn và đa liều của Citalopram tuyến tính và tỉ lệ thuận trong khoảng liều dùng 10-60 mg/ngày. Biến đổi sinh học của Citalopram chủ yếu xảy ra ở gan, thời gian bán thải trung binh khoảng 35 giờ. Với liều dùng mỗi ngày một lần, nồng độ thuốc trong huyết tương đạt được trạng thái ổn định trong khoảng một tuần. Ở trạng thái ổn định, mức độ tích tụ của Citalopram trong huyết tương, dựa trên các chu kỳ bán rã, dự kiến sẽ gấp 2,5 lần so với nồng độ thuốc trong huyết tương sau khi nhận một liều duy nhất.
Hấp thu và phân bố
Sau khi uống một liều duy nhất 40 mg Citalopram, nồng độ đỉnh ừong máu đạt vào khoảng 4 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối của Citalopram khoảng 80% so với một liều tiêm tĩnh mạch và quá trình hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Thể tích phân bố của Citalopram khoảng 12 1/kg và các liên kết của Citalopram (CT), demethylcitalopram (DCT) và didemethylcitalopram (DDCT) với protein huyết tương đạt khoảng 80%.
Chuyển hóa và thải trừ
Sau liều tiêm tĩnh mạch Citalopram, một lượng nhỏ của thuốc như Citalopram và demethylcitalopram (DCT) được tìm thấy trong nước tiểu, tương ứng chiếm khoảng 10% và 5%. Độ thanh thải toàn thân của Citalopram đạt 330 ml/phút, với khoảng 20% trong số đó là do thanh thải qua thận.
Citalopram được chuyển hóa thành citalopram-N-oxid, DCT, DDCT và một dẫn xuất khử amin của acid propionic. ở người, các họp chất chù yếu trong huyết tương là dạng Citalopram không biến đổi. ở trạrig thái ồn định, nồng độ các chất chuyển hóa của Citalopram như DCT và DDCT trong huyết tương đạt tương ứng khoảng một nửa (1/2) và một phần mười (1/10) so với thuốc gốc. Các nghiên cứu in vitro cho thấy Citalopram mạnh gấp ít nhất 8 lần so với các chất chuyển hóa trong sự ức chế tái hấp thu serotonin và các chất chuyển hóa được đánh giá là không có khà năng đóng góp đáng kể vào hoạt tính chống trầm càm của Citalopram.
Các nghiên cứu in vitro sử dụng các microsom gan người chỉ ra rằng các isoenzym CYP3A4 và CYP2C19 đã tham gia vào các phản ứng khử N-methyl của Citalopram.
Dược động học của nhóm bệnh nhân đặc biệt
Tuổi tác
Dược động học Citalopram trong các các đối tượng từ 60 tuổi trờ lên được so sánh với các đối tượng trẻ hơn trong hai nghiên cứu trên các tình nguyện viên binh thường. Trong một nghiên cứu với liều duy nhất, AUC (Area under the curve) và thời gian bán hủy của Citalopram tăng ở người lớn tuổi tương ứng bằng 30% và 50%, trong khi một nghiên cứu đa liều đã làm tăng tương ứng 23% và 30%. Liều 20 mg là liều khuyến cáo cho hầu hết các bệnh nhân cao tuổi.
Giới tính
Trong các nghiên cứu lâm sàng, không có sự khác biệt về nồng độ Citalopram trong huyết thanh ở trạng thái ổn định giữa nam và nữ. Không có sự khác biệt dược động học trong giới tính của các chất chuyển hóa DCT và DDCT. Không cần điều chinh liều trên cơ sở giới tính.
Giảm chức năng gan
Độ thanh thải của Citalopram đường uống đã giảm 37% và thời gian bán thải đã tăng gấp đôi ở những bệnh nhân suy giảm chức năng gan so với người bình thường. Liều 20 mg là liều khuyến cáo cho hấu hết các bệnh nhân suy gan (xem Liều lượng và Cách dùng).
Giảm chức năng thận
ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận từ nhẹ đến trung bình, độ thanh thải Citalopram đường uống đã giảm 17% so với người bình thường. Không cần điều chình liều dùng cho những bệnh nhân này. Không có thông tin về dược động học của Citalopram ở những bệnh nhân có chức năng thận suy giảm nghiêm trọng (độ thanh thải Creatinin < 20 ml/phút).
Tương tác thuốc
Trong các dữ liệu về ức chế enzym in vitro không thấy có tác dụng ức chế của Citalopram trên các cytochrom CYP3A4, CYP2C9, hoặc CYP2E1, nhưng cho thấy có ức chế yếu lên Cytochrom CYP1A2, CYP2D6, và CYP2C19. Citalopram được dự kiến sẽ ít có tác dụng ức chế quá trình chuyển hóa in vivo qua trung gian bởi các cytochrom trên. Tuy nhiên, các dữ liệu in vivo vẫn còn hạn chế.
Vì CYP3A4 và CYP2C19 là các enzym chính tham gia vào quá trình chuyển hóa của Citalopram, nên các chất ức chế mạnh CYP3A4 (ví dụ ketoconazol, itraconazol, và kháng sinh macrolid) và các chất ức chế mạnh CYP2C19 (ví dụ omeprazoỉ) có thể làm giảm độ thanh thài của Citalopram. Tuy nhiên, việc dùng chung Citalopram với các chất ức chế mạnh CYP3A4 như ketoconazol lại không ảnh hưởng đáng kể đến dược động học của Citalopram.
Vì Citalopram được chuyển hóa bởi nhiều hệ enzym, nên sự ức chế một enzym duy nhất có thể không làm giảm đáng kể độ thanh thải Citalopram. Mức độ đạt ừạng thái ổn định của Citalopram không khác biệt nhiều trong chuyển hóa hẹp và chuyển hóa rộng của CYP2D6 sau khi uống đa liều Citalopram, cho thấy việc dùng chung Citalopram với một thuốc ức chế CYP2D6 dường như không có tác động đáng kể lên lâm sàng trong trao đổi chất
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
….
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam