Cinnarizine – Stustu

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Cinnarizin

Phân loại: Thuốc kháng histamin H1.

Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): N07CA02.

Biệt dược gốc: STUGERON

Biệt dược: Stustu

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: 25 mg.

Thuốc tham khảo:

STUSTU 25
Mỗi viên nén có chứa:
Cinnarizin …………………………. 25 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Phòng say tàu xe.

Rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn trong bệnh Ménière (liệt tiền đình một bên).

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Thuốc dùng qua đường uống

Liều dùng:

Người lớn:

Phòng say tàu xe: uống 1 viên, nửa giờ trước khi đi tàu xe; sau đó uống 1/2viên, cứ 8 giờ một lần trong cuộc hành trình nếu cần.

Rối loạn tiền đình: 1 viên/lần x 3 lần/ngày.

Trẻ em 5 – 12 tuổi: 1/2 liều người lớn. Nên sử dụng các dạng thuốc đặc chế cho trẻ em để có cách dùng và chia liều phù hợp.

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với cinarizin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Trẻ em dưới 5 tuổi.

4.4 Thận trọng:

Cũng như với những thuốc kháng histamin khác, cinarizin có thể gây đau vùng thượng vị. Uống thuốc sau bữa ăn có thể làm giảm kích ứng dạ dày.

Cinarizin có thể gây ngủ gà, đặc biệt lúc khởi đầu điều trị. Phải tránh những công việc cần sự tỉnh táo (ví dụ: lái xe).

Phải tránh dùng cinarizin dài ngày ở người cao tuổi, vì có thể gây tăng hoặc xuất hiện những triệu chứng ngoại tháp, đôi khi kết hợp với cảm giác trầm cảm trong điều trị kéo dài.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Không được dùng.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Chỉ dùng cinarizin trong thời kỳ mang thai khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú:

Vì thuốc bài tiết qua sữa người, nên chỉ dùng cinarizin trong thời kỳ cho con bú, khi lợi ích điều trị cho mẹ trội hơn nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Thường gặp: ngủ gà, rối loạn tiêu hóa.

Ít gặp: nhức đầu, khô miệng, tăng cân, ra mồ hôi, phản ứng dị ứng.

Hiếm gặp: triệu chứng ngoại thấp ở người cao tuổi hoặc khi điều trị dài ngày, giảm huyết áp (liều cao).

Có thể phòng tình trạng ngủ gà, rối loạn tiêu hóa thường có tính chất tạm thời bằng cách tăng dần liều tới mức tối ưu. Phải ngừng thuốc khi bệnh nặng hơn hoặc xuất hiện những triệu chứng ngoại tháp khi điều trị dài ngày cho người cao tuổi.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Có thể phòng tình trạng ngủ gà và rối loạn tiêu hóa, thường có tính chất tạm thời, bằng tăng dần liều tới mức tối ưu. Phải ngừng thuốc khi bệnh nặng hơn hoặc thấy xuất hiện những triệu chứng ngoại tháp khi điều trị dài ngày cho người cao tuổi

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Rượu (chất ức chế hệ thần kinh trung ương), thuốc chống trầm cảm ba vòng: Sử dụng đồng thời với cinarizin có thể làm tăng tác dụng an thần của mỗi thuốc nêu trên hoặc của cinarizin

4.9 Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: giảm huyết áp, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, khô miệng…

Xử trí: Ngừng thuốc. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Không có thông tin.

Cơ chế tác dụng:

Cinarizin là một dẫn chất của piperazin có tác dụng kháng histamin H1. Phần lớn những thuốc kháng histamin H cũng có tác dụng chống tiết acetylcholin và an thần. Thuốc kháng histamin có thể chặn các thụ thể ở cơ quan tận cùng của tiền đình và ức chế sự hoạt hóa quá trình tiết histamin và acetylcholin. Để phòng say tàu xe, thuốc kháng histamin có hiệu quả hơi kém hơn so với scopolamin (hyosin), nhưng thường được dung nạp tốt hơn và loại thuốc kháng histamin ít gây buồn ngủ hơn như cinarizin hoặc cyclizin thường được ưa dùng hơn.

Cinarizin còn là chất đối kháng calci. Thuốc ức chế sự co tế bào cơ trơn mạch máu bằng cách chẹn các kênh calci. Ớ một số nước, cinarizin được kê đơn rộng rãi làm thuốc giãn mạch não để điều trị bệnh mạch não mạn tính với chỉ định chính là xơ cứng động mạch não; nhưng những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên về cinarizin đều không đi đến kết luận rõ ràng. Cinarizin đã được dùng trong điều trị hội chứng Raynaud, nhưng không xác định được là có hiệu lực. Cinarizin cũng được dùng trong các rối loạn tiền đình

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Không có thông tin.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược: Tinh bột ngô, lactose, avicel 101, P.V.P K30, bột talc, magnesi stearat, aerosil.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam