1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Cilostazol
Phân loại: Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, thuốc giãn mạch, thuốc ức chế chọn lọc phosphodiesterase.
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): B01AC23; C04AX33..
Biệt dược gốc: PLETAAL
Biệt dược: Cilost
Hãng sản xuất : Daewoong Pharmaceutical Co., Ltd.
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 50 mg và 100 mg.
Thuốc tham khảo:
CILOST 50mg | ||
Mỗi viên nén có chứa: | ||
Cilostazol | …………………………. | 50 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Cilost được chỉ định để làm giảm các triệu chứng thiếu máu cục bộ như hoại tử, đau chân và lãnh cảm do tắc động mạch mạn tính (bệnh Buerger, xơ cứng động mạch, bệnh mạch ngoại biên…)
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Uống thuốc xa bữa ăn (trước 30 phút hoặc 2 giờ sau khi ăn)
Liều dùng:
Cilost có liều đề nghị là 100mg (2 viên/lần), ngày uống 2 lần.
Điều chỉnh liều theo tuổi và triệu chứng.
4.3. Chống chỉ định:
Bệnh nhân xuất huyết (bệnh ưa chảy máu, mao mạch dễ vỡ, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết đường niệu…) (Có nguy cơ gây chảy máu).
Bệnh nhận suy tim sung huyết (thuốc có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng).
Bệnh nhân đã được biết hay nghi ngờ dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
4.4 Thận trọng:
Bệnh nhân dang dùng thuốc chống đông máu (Warfarin), thuốc chống kết tập tiểu cầu (Aspirin, Ticlopidin), thuốc làm tan huyết (Urokinase, Alteplase). Prostaglandin E1 hay dẫn chất (Alprostadil, Limaprost, Alfadex..) (Có nguy cơ gây chảy máu, vì vậy, cần kiểm tra đông máu trong thời gian dùng thuốc).
Phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt (có nguy cơ chảy máu).
Bệnh nhân rối loạn chức năng gan, thận nặng. (Nồng độ Cilostazol trong máu tăng) và người lớn tuổi.
SỬ DỤNG CHO TRẺ EM
Tính an toàn khi dùng cilostazol cho trẻ em vẫn chưa được xác định.
SỬ DỤNG CHO NGƯỜI LỚN TUỔI
Do chức năng sinh lý ở người lớn tuổi giảm, dùng thuốc phải thận trọng.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc có thể gây choáng váng, do đó bệnh nhân cần thận trọng trong khi lái xe và vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: B3
US FDA pregnancy category: C
Thời kỳ mang thai:
Không sử dụng Cilost cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Thời kỳ cho con bú:
Không sử dụng Cilost cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Tác dụng phụ trầm trọng:
Khuynh hướng chảy máu như xuất huyết não, xuất huyết mạch, xuất huyết vùng đáy mắt, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi hay huyết niệu.
Giảm toàn thể huyết cầu, mất bạch cầu hạt, hiếm khi giảm tiểu cầu.
Hiếm khi, viêm phổi mô kẽ với ho, khó thở, X-quang ngực bất thường hay giảm bạch cầu ưa eosil. Trong lrường hợp này, ngưng dùng thuốc và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp như dùng hormon vỏ thượng thận.
Suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, nhịp tim nhanh.
Vàng da, tăng các chỉ số AST, ALT, A1-P, LDH.
Hiếm khi xảy ra viêm phổi mô kẽ với ho, khó thở, X-quang ngực bất thường hay giảm bạch cầu ưa Eosin.
Các tác dụng phụ khác:
Quá mẫn cảm: thỉnh thoảng phát ban, hiếm khi ngứa, nhạy cảm ánh sáng xảy ra. Ngưng dùng thuốc khi xuất hiện các tác dụng phụ trên.
Tuần hoàn: loạn nhịp tìm, hạ huyết áp. Đôi khi nhịp tim nhanh, hiếm khi tăng huyết áp có thể xảy ra. Trong trường hợp này, áp dụng phương pháp điều trị thích hợp như ngưng dùng thuốc hoặc giảm liều.
Hệ thần kinh: rùng mình, thỉnh thoảng nhức đầu, cảm giác nặng đấu, choáng váng, hiếm khi mất ngủ, ngủ gật có thể xảy ra. Trong trường hợp này, cần ngưng điều trị hoặc giảm liều.
Hệ tiêu hóa: thỉnh thoảng đau bụng, buổn nôn, ói mửa, chán ăn, tiêu chảy, hiếm khi đầy bụng xảy ra.
Máu: Hiểm khi thiếu máu và giảm bạch cầu xảy ra.
Thận: Hiếm khi tăng chỉ số BUN, creatinin và acid uric xảy ra.
Tác dụng ngoạiý khác: Sốt, thỉnh thoảng đổ mồ hôi, phù, hiểm khi tăng đường huyết, đau ngực, ủ tai, đau, khó chịu, mệt mỏi, viêm màng kết, tiểu thường xuyên có thể xảy ra.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Các thuốc chống đông (warfarin)
Thuốc chống kết tập tiểu cầu (aspirin, ticlopidin,)
Thuốc làm tan huyết (urokinase, alteplase)
Prostaglandin E1 và dẫn chất (alprostadil, alfadex)
Chỉ định đồng thời với thuốc ức chế CYP3A4 (erythromycin, cimetidin), thuốc ức chế CYP2C19 (omeprazol) có thể làm tăng nồng dộ thuốc trong máu, làm tăng tác dụng của thuốc.
Khi sử dụng đồng thời, cần giảm liều hoặc khởi đầu với liều thấp. Không dùng chung với nước ép táo
4.9 Quá liều và xử trí:
Các dấu hiệu và triệu chứng quá liều Cilost có thể là đau đầu, tiêu chảy, tim đập nhanh và rối loạn nhịp tim.
Khi xảy ra quá liều, bệnh nhân cần dược theo dõi và áp dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ. Nếu thích hợp có thể gây nôn hoặc rửa dạ dày.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Cilostazol ức chế hoạt tính men Phosphodiasterase, qua đó, làm giảm tiến trình thoái biến AMP vòng, góp phần làm tăng AMP vòng trong tiểu cầu và mạch máu. Do đó, ức chế ngưng tập tiểu cầu và làm giãn mạch.
Cơ chế tác dụng:
Thực nghiệm trên thỏ đã cho thấy là cilostazol ngăn chặn sự phóng thích serotonin từ tiểu cầu mà không ảnh hưởng đến sự thu nhận serotonin và adenosine của tiểu cầu. Thuốc này ức chế sự kết tụ tiểu cầu gây ra do thromboxane A2 (TXA2).
Cilostazol có tác dụng ức chế kết tụ tiểu cầu và làm giãn mạch bằng cách ức chế chọn lọc PDE3 (PDE ức chế GMP vòng – cGMP) ở tiểu cầu và cơ trơn mạch máu.
Tác dụng chống kết tụ tiểu cầu người của cilostazol được làm tăng lên khi có sự hiện diện của tế bào nội mô mạch máu hoặc prostaglandin E1.
Tác dụng chống kết tụ tiểu cầu ở chó của cilostazol được làm tăng lên khi có sự hiện diện của prostaglandin I2 hoặc adenosine.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Cilostazol được hấp thu qua đường uống, thuốc được chuyển hóa thành 2 chất chuyển hóa chính là Dehydro-Cilostazol và 4-Trans-Hydroxy Cilostazol.
Thời gian bán thải của Cilostazol đạt khoảng 10,5 giờ Cilostazol và chất chuyển hóa được đào thải chủ yếu qua đường tiểu.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
….
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam