Rabeprazole – Rabe-G/Razolmed

Thuốc Rabe-G, Razolmed là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Rabe-G, Razolmed (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Rabeprazole

Phân loại: Thuốc ức chế bơm Proton. Thuốc giảm tiết acid dạ dày

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A02B C04.

Biệt dược gốc: Pariet, Rabeloc IV

Biệt dược: Rabe-G, Razolmed

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần dược phẩm Glomed

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 10 mg, 20 mg.

Thuốc tham khảo:

RABE-G
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Rabeprazole …………………………. 20 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

RAZOLMED
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Rabeprazole …………………………. 20 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản, loét dạ dày-tá tràng tiến triển và hội chứng Zollinger-Ellison.

Kết hợp với kháng sinh nhằm điều trị tiệt căn loét do Helicobacter pylori.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Có thể uống thuốc cùng hay không cùng với thức ăn. Nuốt nguyên viên thuốc, không nghiền nát hoặc nhai.

Liều dùng:

Người lớn:

Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản: liều thông thường 20 mg/lần/ngày, trong 4-8 tuần. Sau đó, điều trị duy trì với liều 10 mg hoặc 20 mg mỗi ngày tùy theo đáp ứng của người bệnh.

Loét dạ dày-tá tràng tiến triển: 20 mg mỗi ngày, trong 4-8 tuần đối với loét tá tràng và trong 6-12 tuần đối với loét dạ dày.

Tiệt căn Helicobacter pylori:

a) Phác đồ lựa chọn đầu tiên: Chỉ ở nơi kháng clarithromycin < 20%. Khi dùng 14 ngày hiệu quả hơn 7 ngày: Rabeprazol Natri 20 mg, ngày 2 lần, và 2 trong 3 kháng sinh:

Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.

Amoxicilin 1000 mg x 2 lần/ngày.

Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.

b) Phác đồ 4 thuốc thay thế: Khi có kháng kháng sinh hoặc tại vùng có tỉ lệ kháng clarithromycin trên 20%, dùng 14 ngày bao gồm:

Rabeprazol Natri 20 mg, ngày 2 lần.

Colloidal bismuth subsalicylat/subcitrat 120 mg x 4 lần/ngày.

Hoặc thay PPI+ bismuth bằng RBC (ranitidin bismuth citrat).

Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.

Tetracyclin 1000 mg x 2 lần/ngày.

Nếu không có Bismuth có thể dùng phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ

Phác đồ 3 kháng sinh dùng 14 ngày:

Rabeprazol natri 20 mg, ngày 2 lần.

Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.

Amoxicilin 1000 mg x2 lần/ngày.

Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.

Phác đồ kế tiếp:

5 – 7 ngày rabeprazol natri 20 mg + amoxicilin 500 mg x 2 viên x 2 lần/ngày.

Tiếp theo PPI + clarithromycin + metronidazol hoặc tinidazol trong 5 – 7 ngày.

Trong trường hợp Helicobacter pylori vẫn kháng thuốc có thể dùng phác đồ thay thế sau dùng 14 ngày:

Rabeprazol natri 20 mg, ngày 2 lần.

Levofloxacin 500 mg x 1 viên x 1 lần/ngày.

Amoxicilin 500 mg x 2 viên x 2 lần/ngày.

c) Trường hợp các phác đồ trên không hiệu quả cần nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

Hội chứng Zollinger-Ellison: liều khởi đầu 60 mg, mỗi ngày uống một lần, điều chỉnh liều theo đáp ứng. Liều tối đa 120 mg mỗi ngày; Khi liều dùng cao hơn 100 mg thì nên chia làm 2 lần mỗi ngày.

Sử dụng thuốc trên trẻ em: kinh nghiệm sử dụng rabeprazol ở trẻ em còn hạn chế.

Không cần điều chỉnh liều ở người già, bệnh nhân suy thận, hay bệnh nhân suy gan nhẹ đến vừa. Do thiếu số liệu lâm sàng về sử dụng rabeprazol ở người suy gan nặng, nên thận trọng sử dụng ở những bệnh nhân này.

4.3. Chống chỉ định:

Quá mẫn với rabeprazol, dẫn xuất của benzimidazol hay bất kỳ thành phần khác của thuốc.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Trẻ em.

4.4 Thận trọng:

Không nên dùng chung với bất kỳ thuốc khác có chứa rabeprazol.

Trước khi dùng rabeprazol cho người bị loét dạ dày, cần loại trừ khả năng bị u ác tính vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng và làm chậm trễ việc chẩn đoán.

Sử dụng thuốc thận trọng trên bệnh nhân suy gan nặng.

Các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt nếu dùng liều cao và thời gian dài (> 1 năm), có thể làm tăng nguy cơ rạn gãy xương hông, cổ tay và cột sống. Các nghiên cứu quan sát cho thấy các thuốc ức chế bơm proton có thể gây tăng nguy cơ rạn gãy khoảng 10-40 %. Một số sự gia tăng này có thể do các yếu tố nguy cơ khác. Bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cần được chăm sóc theo các hướng dẫn lâm sàng hiện tại và có thể cung cấp thêm vitamin D và calci.

Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa như Salmonella, Campylobacter và Clostridium difficile.

Hạ magnesi huyết nặng đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton như rabeprazol trong ít nhất 3 tháng và trong đa số các trường hợp là 1 năm. Biểu hiện nặng của hạ magnesi huyết là mệt mỏi, co cứng cơ, mê sảng, co giật, choáng váng và loạn nhịp thất có thể xảy ra nhưng khởi phát âm thầm và không được lưu tâm. Ở đa số các bệnh nhân, tình trạng giảm magnesi huyết được cải thiện sau khi sử dụng liệu pháp magnesi thay thế và ngừng sử dụng PPI.

Đối với các bệnh nhân cần điều trị lâu dài hoặc những bệnh nhân dùng đồng thời PPI với digoxin hoặc các thuốc có thể gây hạ magnesi máu (như thuốc lợi tiêu), nên theo dõi nồng độ magnesi trước khi bắt đầu điều trị và trong suốt quá trình điều trị bằng PPI.

Sử dụng thuốc trên trẻ em: kinh nghiệm sử dụng rabeprazol ở trẻ em còn hạn chế. Do đó không nên dùng thuốc này cho trẻ em nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng thuốc trên người già: nói chung không thấy có sự khác biệt về tính an toàn, hiệu quả và tác dụng ngoại ý giữa người già và người trẻ tuổi, nhưng không thể loại trừ tính nhạy cảm hơn ở một số người cao tuổi.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Vì thuốc có thể gây ngủ gà và chóng mặt, do đó nên thận trọng khi đang lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: B1

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Chưa có các nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ có thai, do vậy thuốc này chỉ dùng cho phụ nữ mang thai nếu thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú:

Chưa được biết rõ rabeprazol có bài tiết trong sữa mẹ hay không. Do nhiều thuốc được bài tiết trong sữa và do khả năng xảy ra tác dụng ngoại ý của rabeprazol trên trẻ bú mẹ, nên quyết định ngưng cho trẻ bú hoặc ngưng thuốc tùy vào tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Thường gặp: nhức đầu, tiêu chảy, nổi mẩn.

Ít gặp: ngứa, chóng mặt, mệt mỏi, táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng, đau khớp, đau cơ, mày đay, khô miệng, nhạy cảm với ánh sáng, mất ngủ, ngủ gà, hoa mắt, suy nhược, tăng men gan, vàng da.

Hiếm gặp: nhìn mờ, viêm miệng, đổ mồ hôi, rối loạn vị giác, phù ngoại biên, rối loạn về máu (gồm mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu), viêm thận kẽ.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Rabeprazol được chuyển hóa bởi hệ enzym cytochrom P450 và vì thế ảnh hưởng đến chuyển hóa của một vài thuốc bị chuyển hóa bởi các enzym này.

Rabeprazol kéo dài thời gian thải trừ của diazepam, phenytoin, theophylin và warfarin, nhưng sự tương tác với các thuốc này không có ý nghĩa lâm sàng ở những người khỏe mạnh.

Rabeprazol làm giảm hấp thu một số thuốc như ketoconazol và itraconazol (các thuốc mà sự hấp thu phụ thuộc vào độ acid dịch vị).

Rabeprazol làm tăng hấp thu digoxin.

4.9 Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: Thông tin về quá liều rabeprazol ở người còn hạn chế.

Xử trí: Nếu có quá liều xảy ra, chủ yếu điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Rabeprazol là thuốc ức chế bơm proton thuộc dẫn xuất benzimidazol, thuốc ức chế sự bài tiết acid dạ dày bằng cách ức chế men H+/K+ ATPase của dạ dày ở bề mặt chế tiết của tế bào thành dạ dày.

Cơ chế tác dụng:

Rabeprazole sodium thuộc nhóm thuốc kháng tiết acid, những dẫn xuất của benzimidazoles thế, không có đặc tính kháng tiết cholin hay đối kháng histamine H2 nhưng ức chế sự tiết acid ở dạ dày bằng cách ức chế chuyên biệt enzyme H+/K+ – ATPase (bơm acid hay bơm proton). Hiệu quả tỷ lệ với liều lượng và ức chế cả sự tiết acid cơ bản lẫn sự tiết acid do kích thích bất kể tác nhân kích thích nào. Những nghiên cứu trên động vật cho thấy sau khi uống, rabeprazole sodium nhanh chóng biến mất khỏi huyết tương và niêm mạc dạ dày. Vì là một base yếu, rabeprazole nhanh chóng được hấp thu dù ở liều lượng nào và tập trung vào môi trường acid của tế bào thành. Rabeprazole được chuyển thành dạng sulphenamide có hoạt tính qua sự proton hóa và sau đó phản ứng với cysteines có sẵn ở bơm proton.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Sau khi uống 1 liều rabeprazol, nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương đạt được trong khoảng 3,5 giờ. Sinh khả dụng đường uống khoảng 52% đối với dạng viên bao phim tan trong ruột, do trải qua chuyển hóa lần đầu, sinh khả dụng không thay đổi sau khi dùng liều đơn hay dùng liều lặp lại.

Rabeprazol gắn kết cao với protein huyết tương (khoảng 97%). Thuốc chuyển hóa nhiều qua gan bởi hệ enzym cytochrom P450 thành thioether, acid thioether carboxylic, sulfon, và desmethylthioether. Các chất chuyển hóa được thải trừ chủ yếu trong nước tiểu (khoảng 90%), phần còn lại được thải trừ trong phân. Nửa đời trong huyết tương khoảng 1 giờ, tăng từ 2 đến 3 lần trong trường hợp suy gan, và tăng khoảng 30% ở người già.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

….

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM

 

Pharmog Team

Pharmog Team

Được thành lập từ năm 2017 bởi các dược sỹ, bác sỹ trẻ có chuyên môn tốt với mục đích quảng bá, tuyên truyền thông tin về dược tới nhân viên y tế.