Quetiapine – Seropin

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Quetiapine

Phân loại: Thuốc chống loạn thần.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): N05AH04.

Biệt dược gốc: Seroquel XR

Biệt dược: Seropin

Hãng sản xuất : Genepharm S.A.

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén bao phim 100 mg, 200 mg.

Thuốc tham khảo:

SEROPIN 100mg
Mỗi viên nén có chứa:
Quetiapine …………………………. 100 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Điều trị tâm thần phân liệt.

Điều trị cơn hưng cảm từ trung bình đến nặng. Seropin chưa được chứng minh ngăn ngừa sự tái phát cơn hưng cảm hoặc trầm cảm.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Seropin nên được dùng hai lẫn mỗi ngày, kèm hoặc không kèm thức ăn.

Liều dùng:

Người trưởng thành:

Để điều trị tâm thần phân liệt, tổng liều hàng ngày cho 4 ngày đầu tiên của điều trị là 300 đến 450 mg/ngày. Phụ thuộc vào đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp thuốc của từng bệnh nhân. liều dùng có thể điều chỉnh trong khoảng từ 150 đến 750 mg/ngày.

Để điều trị cơn hưng cảm liên quan đến rối loạn lưỡng cực, tổng liều hàng ngày cho 4 ngày đầu tiên của điều trị là 100 mg (ngày 1), 200mg (ngày 2), 300 mg (ngày 3), và 400 mg (ngày 4). Điều chỉnh liều lên đến 800mg/ngày tới ngày thứ 6 mức tăng không quá 200 mg/ngày.

Liều dùng có thể được điều chính trong khoảng 200 đến 800 mg/ngày phụ thuộc vào đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp thuốc của từng bệnh nhân, Liều thông thường có hiệu quả là trong khoảng 400 tới 800 mg/ngày.

Người cao tuổi:

Như với các thuốc chống loạn thần khác, quetiapine cần được sử dung than trọng ở người cao tuổi, đặc biệt trong giai đoạn khởi đầu điều trị. Tốc độ điều chỉnh liều cần chậm hơn, và liều điều trị hàng ngày thấp hơn so với những bệnh nhân trẻ tuổi, phụ thuộc vào đáp ứng lâm sảng và khả năng dung nạp của từng bệnh nhân. Độ thanh thải huyết tương trung bình của quetiapine giảm 30- 50% ở người cao tuổi so với những bệnh nhân trẻ tuổi.

Trẻ em và thanh thiếu niên:

Tính an toàn và hiệu quả của quetiapine vẫn chưa được đánh giá ở trẻ em và thanh thiêu niên.

Suy thận:

Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.

Suy gan:

Quetiapine được chuyển hóa chính ở gan. Do đó nên sử dụng thận trọng quetiapine ở bệnh nhân suy gan, đặc biệt là trong giai đoạn khởi đầu điều trị. Bệnh nhân suy gan nên được khởi đầu với liều 25mg/ngày. Liều dùng có thể tăng hàng ngày từng nấc 25- 50mg/ngày cho đến liều hiệu quả, tùy theo đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp của từng bệnh nhân

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với được chất hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Chống chỉ định kết hợp với các thuốc ức chế cytochrome P450 3A4, như các thuốc ức chế protease-HIV, thuốc chống nấm nhóm azol, erythromyeine, clarithromyeine và nefazodone.

4.4 Thận trọng:

Trẻ em và thanh thiếu niên

Quetiapine không được khuyến cáo sử dụng ở trẻ em và thanh thiến niên dưới 18 tuổi, do không có dữ liệu an toàn để hỗ trợ sử dụng ở các nhóm tuổi này. Các thử nghiệm lâm sàng với quetiapine đã chỉ ra rằng ngoài các hồ sơ an toàn đã biết ở người lớn, các tác dụng bất lợi nhất định xuất hiện với tần suất cao ở trẻ em và thanh thiếu niên so với người lớn (tăng thèm ăn, tăng prolactin huyết, nôn, viêm mũi và ngất), hoặc có thể có những tác động khác nhau ở trẻ em và thanh thiếu niên (hội chứng ngoại tháp và để bị kích thích) và một tác dụng bắt lợi được xác định là chưa từng ghi nhận trong các nghiên cứu ở người lớn (tăng huyết áp). Những thay đổi trong xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng được ghi nhận ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Hơn nữa, các tác động an toàn lâu dài của điều trị với quetiapine trên sinh trưởng và trưởng thành không được nghiên cứu vượt quá 26 tuần. Tác động dài han cho sự phát triển nhận thức và hành vi không được biết. Trong các thử nghiệm đối chứng với giả được ở bệnh nhi và thanh thiếu niên, quetiapine liên quan đến tỷ lệ gia tăng của hội chứng ngoại tháp so với giả dược ở bệnh nhân được điều trị tâm thân phân liệt, hưng cảm lưỡng cực và trầm cảm lưỡng cực.

Tự tử/có ý định tự tử hoặc tình trạng lâm sàng xấu đi:

‘Trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực có liên quan đến gia tăng nguy cơ suy nghĩ tự tử, tự gay tổn hai và tự tử. Nguy cơ này vẫn còn tồn tại cho đến khi sự thuyên giảm đáng kể xuất hiện. Vì cải thiện có thể không xảy ra trong những tuần đầu tiên hoặc lâu hơn của điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ cho đến khi sự cải thiện như vậy xảy ra. Kinh nghiệm lâm sàng chung là nguy cơ tự tử có thể tăng trong giai đoạn đầu của sự phục hồi.

Ngoài ra, các bác sĩ nên xem xét các nguy cơ tiềm ẩn của tác dụng bất lợi liên quan đến tự tử sau khi ngừng đột ngột diều trị quetiapine, do các yếu tố nguy cơ dược biết đến với bệnh đang được điều trị. Các tình trạng tâm thần khác mà quetiapine được kê đơn. cũng có thể liên quan với một nguy cơ gia tăng các tác dụng bắt lợi liên quan đến tự tử. Ngoài ra, các tình trạng này có thể là bệnh kèm theo những giai đoạn trầm cảm nặng. Các biện pháp phòng ngừa tương tự được ghi nhận khi điều trị bệnh nhân ở giai đoạn trầm cảm nặng do đó cần quan sát khi bệnh nhân bệnh nhân bị các rối loạn tâm thần khác.

Bệnh nhân có tiền sử tác dụng bất lợi liên quan đến tự tử, hoặc những biểu hiện một mức độ đáng kể của ý định tự tử trước khi bắt đầu điều trị được biết là có nguy cơ lớn hơn của ý nghĩ tự tử hoặc tự tử, và nên được theo dõi chặt chẽ trong khi điều trị. Một phân tích tông hợp của các thử nghiệm lâm sàng đối chứng với giả được của thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân người lớn bị rối loạn tâm thần cho thấy sự gia tăng nguy cơ của hành vi tự tử bằng thuốc chống trầm cảm so với giả dược ở bệnh nhân dưới 25 tuổi.

Giám sát kín của bệnh nhân và đặc biệt là những người có nguy cơ cao nên đi kèm điều trị bằng thuốc đặc biệt là trong điều trị sớm và sau khi thay đối liều. Bệnh nhân (và những người chăm sóc) nên được cảnh báo về sự cân thiết để giám sát cho bất kỳ tình trạng xấu đi trên lâm sàng, hành vi hoặc suy nghĩ tự tử và những thay đôi bất thường trong hành vi và tham vấn y tế ngay lập tức nêu những triệu chứng này xuất hiện.

Trong các thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn có đối chứng với giả được ở bệnh nhân ở giai đoạn trầm cảm nặng trong rối loạn lưỡng cực và gia tăng nguy cơ tác dụng bất lợi liên quan đến tự tử được ghi nhận ở bệnh nhân trưởng thành trẻ tuổi (nhỏ hơn 25 tuôi) được điều trị với quetiapine so với những bệnh nhân điêu trị bằng giả được (tương ứng là 3,0% so với 0%).

Bệnh tim mạch

Quetiapine nên được sử dụng thận trọng đối với bệnh nhân mặc bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não, hoặc các tình trạng khác gây hạ huyết áp. Quetiapine co thé gay ha huyết áp tư thế đứng, đặc biệt trong giai đoạn chỉnh liều khởi đầu, do đó sự giảm liều hoặc điều chỉnh liều từ từ nếu có tình trạng này xảy ra.

Co giật

Trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, không có sự khác biệt về tần suất cơn co giật ở bệnh nhân sử dụng quetiapine với nhóm sử dụng giả dược. Tương tự như các thuốc chống loạn thần khác, cần thận trọng khi sử dụng để điều trị cho bệnh nhân có tiên sử co giật.

Triệu chứng ngoại tháp

Trong các thử nghiệm lâm sàng có đôi chứng, tần suất của triệu chứng ngoại tháp không khác biệt so với nhóm giả dược, trên phạm vi liều điều trị được đề nghị.

Rối loạn vận động muộn:

Nêu dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn vận động muộn xuât hiện, giảm liều hoặc ngưng điều trị với quefiapine cần được xem xét.

Hội chứng ác tính do thuốc an thần:

Hội chứng ác tính do thuốc an thần có liên quan đến điều trị chống loạn thần, kề cả quetiapine. Các biểu hiện lâm sàng, bao gồm tăng thân nhiệt, thay đổi trạng thái tâm thần, co cứng cơ. hệ thần kinh tự chủ không ổn định, và tăng creatine phosphokinase. Trong trường hợp này nên ngưng dùng quetiapine và có biện pháp điều trị thích hợp.

Giảm bach cầu trung tính trầm trọng

Giảm bạch cầu trung tính trầm trọng (lượng bạch cầu trung tính < 0,5 x 109/L) hiếm khi được báo cáo trong các thư nghiệm lâm sàng voi quetiapine. Hầu hết các trường ” giảm bạch cầu trung tính trầm trọng xảy ra trong vai tháng đầu điều trị với quetiapine. Không có một liên hệ rõ rệt với liều dùng. Các yếu tố nguy cơ có thể gây ra giảm bạch cầu trung tính bao gồm: lượng bạch cầu

thấp trước đó và tiền sử giảm bạch cầu trung tính do thuốc. Nên ngưng chỉ định quetiapine ở bệnh nhân có số lượng bạch cầu trung tính < 1,0 x 109/L. Nên theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng nhiễm trùng và lượng bạch cầu trung tính ở các bệnh nhân này (cho đến khi lượng bạch cầu trung tính vượt quá 1,5 x 109/L).

Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời quetlapine với các thuốc gây cảm ứng enzyrne gắn mạnh như carbamazepine hay phenytoin có thể làm giảm đáng kể nồng độ quetiapine trong huyết tương, và làm giảm hiệu quả điều trị. Ở các bệnh nhân đang sử dụng các thuốc gây cảm ứng enzyme gan, chỉ nên chỉ định sau khi bác sĩ cân nhắc lợi ích khi điều trị bằng quetiapine lớn hơn các nguy cơ do ngưng sử dụng thuốc gây cảm ứng enzyme gan,Điều quan trọng là nên ngưng từ từ thuốc gây cảm ứng enzyme gan, và nếu cần thì thay thế bằng một thuốc khác không gây cảm ứng enzyme gan (ví dụ như natri valproat).

Tăng glucose huyết

Tăng glucose huyết hoặc làm trầm trong hơn tình trạng bệnh đái tháo đường đã được báo cáo trong khi điều trị với quetiapine. Nên theo dõi lâm sàng phù hợp ở bệnh nhân đái tháo dường hoặc có những nhân tổ nguy mặc bệnh đái tháo đường.

Lipid

Sự gia tăng triglyceride và cholesterol đã được quan sát trong các thứ nghiệm lâm sàng với quetiapine. Sự gia tăng lipid cần được kiểm soát phù hợp với lâm sàng.

Kéo dài khoảng QT

Trong các thử nghiệm lâm sàng và sử dụng theo tóm tắt đặc tính sản phẩm (SPC), không có mối liên quan giữa quetiapine và sự gia tăng kéo dài khoảng QT tuyệt đối. Tuy nhiên, kéo dài khoảng QT đã được ghi nhận trong trường hợp qua liều. Cũng như các thuốc chống loạn thần khác, cần thận trọng khi chỉ định quetiapine cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch hay có tiền sử gia đình có dấu hiệu kéo dài khoảng QT. Cần thận trọng khi chỉ địnhquetiapine cùng với các thuốc gây kéo dai khoảng QTc, hoặc sử dụng đồng thời với các thuốc an thần khác; đặc biệt ở người cao tuổi, ở bệnh nhân có hội chứng kéo dai QT bẩm sinh, suy tim sung huyết, phì đại tim, hạ kali hay magiê huyết.

Hội chứng cai thuốc:

Các triệu chứng cai thuốc cấp tính như buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy, chóng mặt, kích thích, nôn va mất ngủ có thể xảy ra sau khi ngưng đột ngột quetiapine liều cao. Vì vậy, nên ngưng thuốc từ từ trong từng khoảng thời gian tối thiểu từ một đến hai tuần.

Bệnh nhân cao tuối bị rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ:

Seropin chưa được phê chuẩn để điều trị bệnh nhân rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ.

Trong các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đối chứng với giá được, nguy cơ biến chứng mạch máu não xảy ra cao gấp 3 lần đối với nhóm bệnh nhân sa sút trí tuệ sử dụng các thuốc chống loạn thần không điển hình. Cơ chế làm tăng nguy cơ này chưa được hiểu rõ. Sự gia tăng nguy cơ về biến chứng mạch máu não cũng không thể loại trừ cho các nhóm thuốc chống loạn thần khác hoặc trên nhóm đối tượng bệnh nhân khác. Seropin nên được dùng thận trọng cho nhóm dồi tượng có các yếu tố nguy cơ đột quy.

Trong một phân tích gộp (meta-analysis), các thuốc chống loạn thần không điển hình làm tăng nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân cao tuổi bị rối loạn tâm thân liên quan đến sa sút trí tuệ so với giả dược đã được ghi nhận. Tuy nhiên, trong hai nghiên cứu đối chứng kéo dài 10 tuần trên cùng nhóm bệnh nhân (n = 710; tuổi trung bình: 83; độ tuôi biến thiên từ 56-99), tần suất tử vong ở nhóm bệnh nhân điều trị với quetiapine là 5,5% so với 3,2% ở nhóm giả dược. Số bệnh nhân tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau trong hai thử nghiệm này phù hợp với dự đoán. Các dữ liệu này không cho thấy mối liên quan nhân quả giữa điều trị bằng quetiapine và tử vong ở bệnh nhân cao tuổi sa sút trí tuệ.

Thông tin bổ sung

Dữ liệu về phối hợp quetiapine với divalproex hay lithium trong điều trị các cơn hưng cảm cấp tính từ trung bình đến nặng chưa có nhiều, tuy vậy phác đồ điều trị phối hợp này thường được dung nạp tốt, Dữ liệu nghiên cứu cho thấy hiệu quả hiệp lực sau 3 tuần điều trị. Một nghiên cứu khác lại không chứng minh được tác dụng hiệp lực sau 6 tuần điều trị. Chưa có dữ liệu nghiên cứu về điều trị phối hợp trên 6 tuần.

Viên nén Seropin chứa lactose monohydrate

Bệnh nhân có các rối loạn di truyền hiếm gặp như rối loạn dung nạp galactose, thiếu Lapp lactase hoặc bất thường hấp thu glucose- galactose không nên sử dụng thuốc này.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Do tác động chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương, quetiapine có thể anh hưởng đến các hoạt động cần sự tỉnh táo tỉnh thần. Vì vậy, cần khuyên bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy cho đến khi xác định rõ sự nhạy cảm với thuốc của bản thân

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: C

US FDA pregnancy category: C

Thời kỳ mang thai:

Hiệu quả và tính an toàn của quetiapine trong khi mang thai vẫn chưa được xác lập. Cho đến nay chưa có dấu hiệu có hại nào xảy ra trên những thử nghiệm ở động vật, tuy nhiên tác động có thể xảy ra trên mắt của phôi thai chưa được nghiên cứu. Vì vậy, chỉ nên sử dụng Seropin trong thai kỳ khi các lợi ích vượt trội nguy cơ có thể xảy ra.

Hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh đã được ghi nhận khi mẹ sử dụng quetiapine khi mang thai.

Thời kỳ cho con bú:

Hiện chưa rõ mức độ tiết quetiapine vào sữa mẹ. Do đó phụ nữ đang cho con bú nên tránh sử dụng Seropin.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Các phản ứng ngoại ý của thuốc (ADR) thường gặp nhất với quetiapine là buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, suy nhược nhẹ, táo bón, nhịp tìm nhanh, hạ huyết áp thế đứng, và khó tiêu.

Giống như các thuốc chống loạn thần khác, tăng cân, ngất, hội chứng ác tính đo thuốc an thần, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính và phù ngoại biên có thể xây ra khi điều trị với quetiapine.

Tần suất của các ADR liên quan đến điều trị bằng quetiapine được trình bày trong bảng dưới đây theo khuyến cáo chính thức của Hội đồng Các Tổ chức Quốc tế về Khoa học Y học (CIOMS III Working Group; 1995).

Tần suất các biến cố ngoại ý được phân cấp như sau: rất phổ biến > 1/10), phổ biến (> 1/100, < 1⁄10), không phổ biến (> 1/1000, < 1/100), hiếm gặp (> 1/10.000,< 1/1000) và rất hiếm gặp (< 1/10.000) và không rõ (không đánh giá được từ các dữ liệu có sẵn)

1 Xem mục 4.4

2 Buồn ngủ có thể xảy ra, thường trong 2 tuần đầu và mất đi khi tiếp tục diều trị với Seropin.

3 Tăng transaminase huyết thanh (ALT, AST) hoặc gamma-CT không triệu chứng đã được ghi nhận ở một số bệnh nhân sử dụng Scropin. Sự tăng các yếu tố này mất đi khi tiếp tục điều trị với Seropin.

4 Cũng như các thuốc chống loạn thần có tác dụng ức chế α1-adrenergic, Seropin có thế gây hạ huyết áp thế đứng, kèm theo chóng mặt, nhịp tìm nhanh và ngất ở một số bệnh nhân, đặc biệt trong giai đoạn bắt đầu điều chỉnh liều.

5 Tăng đường huyết quá mức ở bệnh nhân đang bị đái tháo đường được ghi nhận nhưng rất hiếm xảy ra.

6 Việc tính toán tần suất các phản ứng ngoại ý chỉ được thực hiện trên dữ liệu thu thập được sau khi thuốc lưu hành trên thị trường.

7 Glucose huyết lúc đói ≥126mg/dL (≥7,0 mmol/L) hay glucose máu tai thời điểm bất kỳ ≥ 200mg/dL (>11,I mmol/L) xảy ra ít nhất trong 1 lần xét nghiệm.

8 Các triệu chứng cai thuốc sau thường gặp nhất trong các thử nghiệm lâm sảng ngắn hạn đơn trị liệu có đối chứng với giả dược, có đánh giá triệu chứng cai thuốc gồm: mắt ngủ, buôn nồn, nhức đâu, tiêu chảy, nôn mửa, chóng mặt và kích thích. Tần suất của các phản ứng nảy giảm đáng kế sau khi ngưng thuốc 1 tuần.

9 Triglyccrid ≥ 200 mg/dL (22,258 mmoi/L) ít nhất 1 lần.

10 Cholesterol ≥ 240 mg/dL (26,2064 mmol/L) it nhất 1 lần

Những trường hợp kéo dai khoảng QT, loạn nhịp thất, đột tử không rõ nguyên nhân, ngưng tim và hiện tượng xoắn đỉnh đã được ghí nhận khi sử dụng thuốc an thần và được xem như là tác dụng theo nhóm (class effects).

Việc điều trị bằng quetiapine có liên quan đến sự giám nhẹ hormon tuyến giáp. chủ yếu là T4 toàn phân và T4 tự do; sự thay đổi này có tính chất lệ thuộc vào liều dùng. Nồng độ T4 toàn phân và T- tự do giảm tôi đa trong 2-4 tuần đầu trị liệu với quetiapine, Không giảm thêm khi kéo dài điều trị,

Trong hầu hết các trường hợp, tác động lên nồng độ T4 toàn phân và T4 tự do sẽ mắt khi ngưng sử dung quetiapine, bất kể thời gian sử dụng thuốc. Sự giảm nhẹ nồng độ T3 toàn phần và rT3 chỉ xảy ra ở liều cao hơn. Nồng độ TBG Không thay đổi và nhìn chung, chưa ghi nhận có sự gia tăng tương hỗ nồng độ TSH, do đó quetiapine không gây suy giáp lâm sàng.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Quetiapine chủ yếu tác động lên hệ thần kinh trung ương, do đó nên thận trọng khi phối hợp Seropin với các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương khác và rượu.

Cytochrome P450 (CYP3A4) là enzym chính chịu trách nhiệm chuyển hóa quetiapine. Trong một nghiên cứu tương tác trên người tình nguyện khỏe mạnh, việc sử dụng đồng thời quetiapine (liều 25 mg) với ketoconazole, một thuốc ức chế CYP3A4, làm tăng AUC cuaquetiapine tăng gấp 5-8 lần. Vi thế chống chỉ định sử dung quetiapine đồng thời với các thuốc ức chế CYP3A4,

Ngoài ra, không khuyến cáo dùng nước bưởi khi đang điều trị với quetiapine.

Trong một thừ nghiệm đa liều ở bệnh nhân để đánh giá dược động học của quetiapine được sử dụng trước và trong quá trình điều trị với carbamazepine (là chất gây cảm ứng enzyme gan), việc sử dụng đồng thời quetiapine với carbamazepine làm tăng đáng kể độ thanh thải của quetiapine. Sự gia tăng độ thanh thái này làm giảm nồng độ quetiapine toan thân trung bình 139% (đánh giá qua AUC) so với khi chỉ sử dụng quetiapine đơn thuần; mặc dù ở một số bệnh nhân tác động đó có thể lớn hơn. Do sự tương tác này. nông độ thuốc trong huyết tương có thể thấp hơn, và vì vậy có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bằng Seropin.

Sử đụng đồng thời quetiapine với phenytoine (một thuốc gây cảm ứng enzvme gan khác) cũng lảm tăng độ thanh thải quetiapine khoảng 450%, Ở các bệnh nhân đang sử dụng thuốc gây cảm ứng enzyme gan, việc khởi đầu trị liệu bằng Seropin chỉ nên được tiên hành sau khi bác sĩ điều trị cân nhắc lợi ích của Seropin cao hơn việc ngưng sử dụng các thuốc gây cảm ứng enzyme gan. Điều quan trọng là cần ngưng thuốc gây cảm {mg enzyme gan từ từ, hoặc nếu cần thì thay thể bằng các thuốc không gây cảm ứng enzyme gan (như natri valproate).

Dược động học của queiiapine không thay đổi đáng kế khi phối hợp với các thuốc chống trầm cảm imipramine (chất ức chế CYP2D6) hoặc fluoxetine (chất ức chế CYP43A4 và CYP2D6).

Dược động học của quetiapine không thay đổi đáng kể khi sử dụng đồng thời với thuốc chống loạn thần như risperidone hay haloperidol. Sử dụng đồng thời với thioridazine làm tăng độ thanh thải quetiapine khoảng 70%.

Dược động học của quetiapine không thay đổi khi sử dụng đồng thời với cimetidine.

Dược động học của lithium không thay đổi khi sử dung đồng thời với quetiapine.

Dược động hoc của natri valproate va quetiapine không thay đi khi sử dụng đồng thời với nhau.

Các nghiên cứu chính thức về tương tác thuốc với các thuốc tìm mạch thường dùng chưa được tiến hành.

Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời quetiapine với các thuốc gây mất cân bằng điện giải hay kéo dài khoảng QT.

4.9 Quá liều và xử trí:

Đã có báo cáo trường hợp tử vong qua các thử nghiệm lâm sàng sau khi dùng quá liều 13,6g; sau khi đưa thuốc ra thị trường khi sử dụng liều đơn độc 6g (không phối hợp với các thuốc khác). Tuy nhiên, các trường hợp sống sót sau khí dùng quá liều cập lên đến 30g đã được ghỉ nhận. Sau khi thuốc lưu hành trên thị trường, rất hiếm khi có báo cáo về các trường hợp quá liều quetiapine đơn độc gây tử vong hoặc hôn mê, hay kéo dài khoảng QT.

Bệnh nhân đã mắc bệnh tim mạch nặng trước đó có thể bị gia tăng nguy cơ ảnh hưởng do qua liều. Nhìn chung, các dấu hiệu và triệu chứng được ghi nhận là do tăng tác dụng dược lý đã biết của thuốc, nhự lơ mơ và an thần, nhịp tim nhanh và hạ huyết áp.

Chưa có chất giải độc đặc hiệu cho quetiapine. Trong trường hợp nhiễm độc nặng. cần xem xét đến khả năng do ảnh hưởng của nhiều thuốc, tiến hành các biện pháp chăm sóc đặc biệt, bao gồm thiệt lập và duy trì đường thở, đảm bảo thông khí và cung cấp oxy đầy đủ, theo dõi và hỗ trợ tim mach. Trong khi chưa có nghiên cứu để hạn chế sự hấp thu khi quá liều, có thể chỉ định rửa dạ dày (sau khi đặt nội khí quản, nếu bệnh nhân bất tỉnh) hoặc cân nhắc việc dùng than hoạt tính kết hợp với thuốc nhuận tràng.

Cần tiếp tục giám sát và theo đối chặt chẽ cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Cơ chế hoạt động

Quetiapine là thuốc chống loạn thần không điển hình. Quetiapine và chất chuyến hóa có hoạt tính trong huyết tương là norquettapine có tác động trên nhiều loại thụ thể dẫn truyền thần kinh.

Quetiapine và norquetiapine có ái lực với thụ thể serotonin (SHT2) ở não và với thụ thể dopamine D1 va D2. Tính đối kháng trên những thụ thể này và tính chọn lọc với thụ thể serotonin (SHT2) cao hơn so với thụ thể dopamine D2, được xem là góp phần vào đặc tính chống loạn thần trên lâm sàng và Ít nguy cơ tác dụng phụ trên hệ ngoại tháp của quetiapine. Ngoài ra, norquetiapine có ái lực cao với chất vận chuyển norepinephrine (NET). Quetiapine va norquetiapine cũng có ái lực cao với thụ thể histaminergic và α1– adrenergic, ái lực thấp hơn với thụ thể α2-adrenergic và thụ thể serotonin SHTIA. Quelapine có ái lực không đáng kể với các thụ thể cholinergic muscarinic hay benzodiazepine.

Tác động dược học

Quetiapine có hoạt tính trong các thử nghiệm về tác dụng chống loạn thần, thử nghiệm né tránh có điều kiện, Quetiapine phong bế tác động của các chất chủ vận dopamine, trên các thử nghiệm hành vi hay sinh lý điện học: và làm tăng nồng độ các chất chuyển hóa của dopamine, một chỉ số hóa thần kinh cho biết mức độ phong bề thụ thể D2.

Trong các thử nghiệm tiền lâm sàng dự báo khả năng có triệu chứng ngoai tháp (PS). quetiapine không giống thuốc chống loạn thần điển hình và có đặc tính không điển hình. Quetiapine không quá nhạy cảm với thụ thể dopamine D2 khi dùng lâu dài. Quetiapine có thể gây hội chứng giữ nguyên thế yếu ở các liều hiệu quả ức chế thụ thể dopamin D2. Quetiapine chứng tỏ có tính chọn lọc trên vùng rìa não qua tác động ức chế khử cực của các noron ở đường viền não giữa; nhưng không tác động trên các noron thể vân đen sau khi dùng lâu dài. Quetiapine có thé gây loạn trương lực cơ ở mức tối thiểu trên loài khi Cebus nhạy cảm với haloperidol hoặc chưa từng dùng thuốc sau khi dùng thuốc ngay lập tức và lâu dài.

Kết quả của các thử nghiệm này dự báo cho thấy Seropin có khả năng gây triệu chứng ngoại tháp ở mức độ thấp, và có giả thiết cho là các chất ít có khả năng gây triệu chứng ngoại tháp cũng có thể có khả năng gây loạn vận động muộn ít hơn.

Vẫn chưa biết chất chuyển hóa norquetiapine góp phân vào đặc tính được lý của Seropin trên người ở mức độ nào.

Cơ chế tác dụng:

Quetiapine là thuốc chống loạn thần không điển hình. Quetiapine và chất chuyển hóa có hoạt tính trong huyết tương người, norquetiapine có tác động trên nhiều loại thụ thể dẫn truyền thần kinh. Quetiapine và norquetiapine có ái lực với thụ thể serotonin (5HT2) ở não và với thụ thể dopamine D1 và D2. Tính đối kháng trên những thụ thể này và tính chọn lọc với thụ thể serotonin (5HT2) ở não cao hơn so với thụ thể dopamine D2 được xem là góp phần vào đặc tính chống loạn thần trên lâm sàng và ít nguy cơ tác dụng phụ trên hệ ngoại tháp của Seroquel so với các thuốc chống loạn thần điển hình.

Ngoài ra, norquetiapine có ái lực cao với thụ thể serotonin 5HT1. Quetiapine và norquetiapine cũng có ái lực cao với thụ thể histaminergic và adrenergic alpha1, có ái lực thấp hơn với thụ thể adrenergic alpha2. Quetiapine có ái lực không đáng kể với các thụ thể cholinergic muscarinic hay benzodiazepine.

Quetiapine có hoạt tính trong các thử nghiệm chống loạn thần, chẳng hạn như thử nghiệm né tránh có điều kiện (conditioned avoidance). Quetiapine cũng phong bế tác động của các chất chủ vận dopamine trên các thử nghiệm hành vi hay sinh lý điện, và làm tăng nồng độ các chất chuyển hóa của dopamine, một chỉ số hóa thần kinh cho biết mức độ phong bế thụ thể D2. Chưa xác định được chất chuyển hóa norquetiapine góp phần vào tính chất dược lý của Seroquel ở người như thế nào.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Quetiapine được hấp thu tốt và chuyển hóa hoàn toàn sau khi uống. Sinh khả dụng của quetiapine không bị ảnh hưởng đáng kể bởi thức ăn. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương khoảng 83%. Ở trạng thái ổn định, nồng độ tối đa của chất chuyển hóa có hoạt tính norquetiapine bằng 35% nồng độ quetiapine. Thời gian bán thải cua quetiapine va norquetiapine tương ứng là khoảng 7 và 12 giờ.

Dược động học của quetiapine và norquetiapine là tuyến tính khi sử dụng các liều đã được phê chuẩn.

Dược động học của quetiapine không khác nhau giữa nam và nữ.

Độ thanh thải trung bình của quetiapine ở người cao tuổi thấp hơn khoảng 30 đến 50% so với ở người 18-65 tuổi.

Độ thanh thải trung bình của quetiapine trong huyết tương giảm khoảng 25% ở bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine < 30 ml/phut/1 73m2), nhưng các giá trị thanh thải của từng bệnh nhân vần trong giới hạn bình thường. Tỷ lệ trung bình tính theo phân tử lượng của quetiapine tự do và chất chuyền hóa có hoạt tính norquetiapine bài tiết qua nước tiểu < 5%.

Quetiapine được chuyển hóa hầu hết qua gan, sau khi uống quetiapine đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ, hoạt chất gốc chiếm < 5% các chất liên quan đến thuốc chưa chuyển hóa có trong phân và nước tiểu. Khoảng 73% hoạt chất phóng xạ bài tiết qua nước tiểu và 21% qua phân. Độ thanh thải trung bình của quetiapine trong huyết tương giảm khoảng 25% ở bệnh nhân suy gan (xơ gan do rượu ở tình trạng ổn định. Vì quetiapine được chuyển hóa hầu hết qua gan, nồng độ quetiapine huyết tương cao hơn ở bệnh nhân suy gan, do đó có thể cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan.

Các nghiên cứu in vitro xác định rằng CYP3A4 là enzyme chính chịu trách nhiệm cho sự chuyển hóa quetiapine qua trung gian cytochrome P450. Norquetiapine chủ yếu được hình thành và thải trừ qua CYP3A4.

Quetiapine và các chất chuyển hóa của nó (kể cả norquetiapine) là chất ức chế yếu hoạt tính cytochrome P450 1A2, 2C9, 2C19, 2Ð6 và 3A4 in viro. Sự ức chế CYP in vitro chỉ quan sát được ở liều cao hơn gấp 5 đến 50 lần liều 300 đến 800 mg/ ngày ở người. Dựa trên các kết quả in vitro này, sự phối hợp quetiapine voi các thuốc khác sẽ không ức chế đáng kể sự chuyền hóa qua trung gian cytochrome P450 của các thuốc phối hợp. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy quetiapine có thể gây cảm ứng các enzyme cytochrome P450. Tuy vậy, trong một nghiên cứu tương tác đặc hiệu trên bệnh nhân loạn thần, không thây có sự gia tăng hoạt tính cytochrome P450 sau khi sử dụng quetiapine.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược tạo hạt: Hypromellose 2910 5,6mg, Calcium hydrogen phosphate dihydrate ,agtose monohydrate 28mg; Maize starch 55,27mg; Sodium starch glycolate (Type A) Magnesium stearate 3,56mg; Cellulose Microcrystalline pH102 31,75Smg; Talc 7mg; Sili colloidal anhydrous 5,69mg;

Tá dược bao: Opadry Yellow 02B32696 8mg: Iron oxide yellaw (E 172); Hypromellose 5cP (E464); Titanium dioxid (E171); Macragol 400

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

An Toàn Tiền Lâm Sàng

Trong một loạt các nghiên cứu về độc tính trên gen in vivo va in vitro, không có bằng chứng cho thấy quetiapine gây độc tính trên gen. Trên động vật thí nghiệm với mức độ tiệp xúc với thuốc tương ứng trên lâm sàng, các biểu hiện sau được ghi nhận, tuy vậy vẫn chưa được khẳng định trong các nghiên cứu lâm sàng dài hạn:

Ở chuột cống: có sự lắng đọng sắc tố trong tuyểngiáp và tế bào nang tuyến giáp phì đại; ở khi chúng Cynmolgus có sự phì đại tế bào nang tuyến giáp và giảm nồng độ T3 huyết tương, giảm haemoglobin và giám số luợng hồng cầu, bạch cầu; và ở chó có cườm mắt và đục thủy tỉnh thể.

Với tất cả những dữ liệu này, cần xem xét giữa lợi ích khi trị liệu bằng quetiapine và các nguy cơ về tính an toàn cho bệnh nhân.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.

 

Pharmog Team

Pharmog Team

Được thành lập từ năm 2017 bởi các dược sỹ, bác sỹ trẻ có chuyên môn tốt với mục đích quảng bá, tuyên truyền thông tin về dược tới nhân viên y tế.