Pentoxifylline (Oxpentifylline) – Vintolin

Thuốc Vintolin là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Vintolin (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Pentoxifylline (Oxpentifylline)

Phân loại: Thuốc tác dụng trên độ nhớt của máu.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): C04AD03.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Vintolin

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch tiêm để tiêm truyền tĩnh mạch 100 mg/5 ml

Thuốc tham khảo:

VINTOLIN
Mỗi ống 5ml dung dịch tiêm có chứa:
Pentoxifylline …………………………. 100 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Hỗ trợ điều trị:

Thiếu máu não thoáng qua

Bệnh đau khập khiễng cách hồi

Các rối loạn về nghe, nhìn và thăng bằng do thiếu máu.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Tiêm tĩnh mạch chậm, truyền tĩnh mạch. Bệnh nhân nên ở tư thế nằm khi tiêm thuốc.

Liều dùng:

Truyền tĩnh mạch: Liều đầu tiên, pha loãng 1 ống Vintolin 100 mg/5ml trong 250 – 500 ml dung dịch để tiêm truyền tĩnh mạch (natri clorid 0,9%, glucose 5% hoặc dung dịch thay thế máu), truyền trong 120 – 180 phút. Liều dùng có thể được tăng thêm 1 ống mỗi ngày, tối đa 3 ống/ngày.

Trong điều trị chứng đau khập khiễng cách hồi, tiêm tĩnh mạch chậm 1 ống Vintolin 100 mg/5ml không pha loãng trong khoảng 5 phút. Trong trường hợp bệnh nặng có thể tăng lên 2 ống mỗi ngày.

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với Pentoxifylline, các methylxanthin như cafein, theophylin, theobromin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.

Xuất huyết não

Xuất huyết võng mạc

Nhồi máu cơ tim cấp.

Bệnh động mạch vành nặng

Rối loạn nhịp tim nặng

Rối loạn chuyển hóa porphyrin

Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.

Trẻ em dưới 18 tuổi.

4.4 Thận trọng:

Phải theo dõi cẩn thận khi dùng ở người bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, huyết áp thấp hoặc không ổn định, suy thận, suy gan nặng, dễ xuất huyết (đang dùng thuốc kháng đông hay có rối loạn đông máu). Người bệnh khi được điều trị với warfarin cần phải được theo dõi thường xuyên hơn về thời gian prothrombin, người bệnh có các yếu tố nguy cơ khác dễ có biến chứng xuất huyết (như mới được phẫu thuật, loét dạ dày – tá tràng) cần được khám định kỳ về chảy máu, gồm xét nghiệm về tỷ lệ thể tích huyết cầu và/hoặc hemoglobin.

Phải cẩn thận theo dõi ở bệnh nhân có nguy cơ hạ huyết áp (hẹp mạch máu nuôi não).

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Người vận hành máy móc, đang lái tàu xe, người làm việc trên cao và các trường hợp khác: Thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tim đập nhanh. Do đó, không nên lái xe, vận hành máy móc hay làm việc trên cao khi gặp tác dụng không mong muốn của thuốc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: B1

US FDA pregnancy category: C

Thời kỳ mang thai:

Không dùng thuốc.

Thời kỳ cho con bú:

Không dùng thuốc.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Hiếm gặp: Đỏ bừng mặt, hạ huyết áp động mạch, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tim đập nhanh, đặc biệt tiêm truyền quá nhanh có thể gây ra đau thắt ngực, xử trí bằng cách giảm tốc độ tiêm truyền.

Phản ứng ở da: Phát ban, nổi mề đay, ngứa.

Phản vệ: Trong vài trường hợp riêng lẻ, phản ứng phản vệ hay giống phản vệ ví dụ như phù mạch – thần kinh, co thắt phế quản, đôi khi sốc. Ngay khi vừa xuất hiện một triệu chứng phản vệ hay giống phản vệ, phải lập tức ngưng ngay pentoxifylline.

Gan: Trong vài trường hợp riêng lẻ, ứ mật trong gan, tăng men transaminase

Ở những bệnh nhân dễ xuất huyết: Có thể gây xuất huyết.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Nếu người bệnh tăng các ADR về tiêu hóa hoặc TKTW trong khi điều trị với pentoxifylin thì cần phải giảm liều. Nếu các ADR vẫn tồn tại sau khi giảm liều thì cần phải ngừng dùng thuốc.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Các tương tác quan trọng về mặt lâm sàng không xảy ra ở người bệnh dùng pentoxifylline đồng thời với các thuốc beta – adrenergic, glycosid tim, thuốc lợi tiểu, thuốc chống đái tháođường và/hoặc thuốc chống loạn nhịp. Tuy nhiên, vẫn cần phải theo dõi định kỳ huyết áp toàn thân ở người bệnh cùng đồng thời pentoxifylline và thuốc hạ huyết áp; Nếu được chỉ định, cần phải giảm liều lượng thuốc hạ huyết áp vì ở một số người bệnh dùng riêng pentoxifylline đã có sự giảm huyết áp nhẹ. Liều cao pentoxifylline có thể tăng cường tác dụng của insulin và các thuốc điều trị đái tháo đường.

Nồng độ theophyllin có thể tăng lên khi phối hợp với pentoxifylline.

Có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, kéo dài thời gian prothrombin khi dùng cùng ketorolac hoặc meloxicam.

4.9 Quá liều và xử trí:

Quá liều: Các triệu chứng đầu tiên của quá liều cấp pentoxifylline là buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh hay hạ huyết áp. Sau đó có thể sốt, kích động, nóng bừng mặt, hôn mê, mất phản xạ, co giật và ói nâu (xuất huyết tiêu hóa).

Xử trí: Dùng thuốc khi có triệu chứng quá liều. Sử dụng các biện pháp điều trị triệu chứng khi quá liều cấp. Không có thuốc giải độc đặc hiệu

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Mã ATC: C04AD03

Pentoxifylin là một dẫn chất của xanthin có tác dụng chủ yếu làm giảm độ nhớt của máu, có thể do làm hồng cầu dễ uốn biến dạng, làm giảm bám dính và kết tập của tiểu cầu, làm giảm nồng độ fibrinogen huyết tương và làm tăng hoạt tính tiêu fibrin. Giảm độ nhớt của máu đã cải thiện được lưu lượng máu, làm tăng lưu lượng máu đến các mô bị thiếu máu cục bộ và tăng nồng độ oxy-mô ở người bị viêm tắc mạn tính động mạch ngoại biên. Pentoxifylin cũng làm tăng áp lực oxy ở vỏ não và dịch não tuỷ, đã được dùng để điều trị một số bệnh về tuần hoàn não. Pentoxifylin cũng ức chế sản xuất ra một cytokin, yếu tố alpha hoại tử u TNFa (Tumor Necrosis Factor a) và đặc tính này đang được nghiên cứu điều trị một số bệnh.

Cơ chế tác dụng:

Pentoxifylin là một dẫn chất của xanthin có tác dụng chủ yếu làm giảm độ nhớt của máu, có thể do làm hồng cầu dễ uốn biến dạng, làm giảm bám dính và kết tập của tiểu cầu, làm giảm nồng độ fibrinogen huyết tương và làm tăng hoạt tính tiêu fibrin. Hồng cầu dễ uốn biến dạng là do ức chế phosphodiesterase và kết quả là AMP vòng tăng trong hồng cầu.

Giống như các dẫn xuất xanthine methyl hoá khác, pentoxifylline là chất ức chế phosphodiesterase không chọn lọc cạnh tranh, làm tăng cAMP nội bào , kích hoạt PKA , ức chế tổng hợp TNF và leukotriene và làm giảm viêm và miễn dịch bẩm sinh.

Ngoài ra, pentoxifylline cải thiện biến dạng tế bào máu đỏ (được biết đến như là một tác haemorrheologic), làm giảm độ nhớt máu và làm giảm khả năng kết tập tiểu cầu và sự hình thành huyết khối. Pentoxifylline cũng là một chất đối kháng tại thụ thể adenosine 2.

Giảm độ nhớt của máu đã cải thiện được lưu lượng máu, làm tăng lưu lượng máu đến các mô bị thiếu máu cục bộ và tăng nồng độ oxy mô ở người bị viêm tắc mạn tính động mạch ngoại biên. Pentoxifylin cũng làm tăng áp lực oxy ở vỏ não và dịch não tủy, đã được dùng để điều trị một số bệnh về tuần hoàn não. Pentoxifylin cũng ức chế sản xuất ra một cytokin, yếu tố alpha hoại tử u (TNFa) và đặc tính này đang được nghiên cứu điều trị một số bệnh.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Pentoxifylline chuyển hóa mạnh lần đầu ở gan (60 – 70%)

Pentoxifylline và các chất chuyển hóa phân bố vào các mô và dịch cơ thể chưa được biết đầy đủ. Có ít chứng cứ cho rằng thể tích phân bố của pentoxifylline không thay đổi nhiều ở người bị xơ gan. 45% pentoxifylline gắn kết với màng hồng cầu. Pentoxifylline được chuyển hóa đầu tiên bởi hồng cầu và sau đó bởi gan. Một số chất chuyển hóa có hoạt tính sinh học.

Thời gian bán thải của pentoxifylline là 0,4 tới 0,8 giờ. Thời gian bán thải các chất chuyển hóa là từ 1 tới 1,6 giờ.

Pentoxifylline thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa và thải trừ qua phân với tỷ lệ <4%. Ở người cao tuổi và người bị xơ gan, thời gian thải trừ của pentoxifylline và các chất chuyển hóa sẽ bị kéo dài hơn. Có một số chất chuyển hóa có thời gian thải trừ kéo dài khi suy thận

Pentoxifylline và các chất chuyển hóa được bài tiết qua sữa mẹ.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược: Natri clorid, natri metabisulfit, nước cất pha tiêm vđ 5ml

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

HDSD Thuốc Vintolin do Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc sản xuất (2016).

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM