Mephenesin – Myocur

Thuốc Myocur, Myocur Forte là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Myocur, Myocur Forte (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Mephenesin

Phân loại: Thuốc giãn cơ và giảm đau

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): M03BX06.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Myocur, Myocur Forte

Hãng sản xuất : Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén bao: 250 mg, 500 mg.

Thuốc tham khảo:

MYOCUR FORTE
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Mephenesin …………………………. 500 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

MYOCUR
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Mephenesin …………………………. 250 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Mephenesin được sử dụng cho việc điều trị hỗ trợ các co thắt cơ gây đau trong:

Các bệnh lý thoái hóa đốt sống và các rối loạn tư thế cột sống: Vẹo cổ, đau lưng, đau thắt lưng, các tình trạng co thắt cơ khác.

Điều trị hỗ trợ trong liệu pháp phục hồi chức năng và vật lý trị liệu.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn.

Liều dùng:

Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi:

Mephenesin dùng theo đường uống từ 1,5 g đến 3 g mỗi ngày, chia làm 3 lần (500 mg x 3 lần/ngày).

4.3. Chống chỉ định:

Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

4.4 Thận trọng:

Người bệnh có tiền sử dị ứng, hen phế quản, phản ứng dị ứng với thuốc, đặc biệt với aspirin.

Người có bệnh ở đường hô hấp, yếu cơ, có tiền sử nghiện thuốc, suy gan, suy thận.

Sử dụng đồng thời với rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng các tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh trung ương.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Mephenesin có thể gây buồn ngủ và làm giảm khả năng phối hợp các động tác, cho nên người bệnh không được lái xe hoặc điều khiển máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Không sử dụng

Thời kỳ cho con bú:

Không dùng mephenesin trong thời kỳ cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Những tác dụng có liên quan đến mephenesin dạng uống bao gồm co giật, run rẩy, co cứng bụng, buổn nôn, toát mồ hôi. Các triệu chứng này thường xảy ra ở những người bệnh phải dùng thuốc kéo dài.

Thường gặp, ADR > 1/100: Mệt mỏi, buồn ngủ, khó thở, yếu cơ, mất điều hòa vận động.

Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100: Đau khớp, buồn nôn, nôn mữa, bực tức, tiêu chảy, táo bón, nổi mẫn, ăn mất ngon, ảo giác, sốc phản vệ.

Hiếm, ADR < 1/1000: Phản ứng dị ứng. sốc phản vệ có giới hạn có thể xảy ra. Ngủ gà, phát ban.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Tác dụng không mong muốn của mephenesin thường xảy ra nhanh và ít trầm trọng, do đó biện pháp xử lí ADR chủ yếu là giảm liều thuốc hoặc ngừng thuốc, điều trị triệu chứng và hỗ trợ tăng cường để phục hồi sức khỏe. Tuy rất hiếm xảy ra, phải luôn luôn sẵn sàng cấp cứu sốc phản vệ.

Cần chú ý khi dùng dạng kem bôi cho người cao tuổi vì dẫn chất terpen trong tá dược có thể gây lú lẫn, không nên bôi nhiều.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Sử dụng đồng thời với rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung uơng có thể làm tăng các tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh trung ương.

4.9 Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: Giảm trương lực cơ, hạ huyết áp, rối loạn thị giác, ngủ gà, mất phối hợp động tác, ảo giác, liệt hô hấp và hôn mê.

Quá liều gây co giật ở trẻ em và có thể gây kích động và lú lẫn ở người già.

Cách xử trí: Người bệnh cần được theo dõi cẩn thận về hô hấp, mạch và huyết áp. Nếu người bệnh còn tỉnh táo, nên xử lý ngay bằng cách gây nôn, rửa dạ dày và điều trị triệu chứng.

Trong trường hợp người bệnh đã mất ý thức, làm hô hấp nhân tạo và chuyển người bệnh đến cơ sở chuyên khoa.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Mephenesin là thuốc giãn cơ có tác động trung ương. Hiệu quả giãn cơ theo cơ chế phong bế thần kinh cơ.

Cơ chế tác dụng:

Mephenesin là thuốc thư giãn cơ có tác dụng dược lý ở 3 cấp độ thần kinh trung ương, tủy sống và ngoại vi, một cách trực tiếp lên sợi cơ vân và sợi cơ trơn.

Gây thư giãn cơ và trấn tĩnh nhẹ theo cơ chế phong bế thần kinh cơ có tác dụng toàn thân và cũng có tác dụng tại nơi thuốc tiếp xúc.

Tác động lên cung phản xạ thần kinh tủy sống: ức chế hoạt động quá mức các phản xạ thần kinh làm giãn cơ.

Tác động trực tiếp trên cơ vân: làm giảm kích thích cơ.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Mephenesin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và phân bố ở hầu hết các mô trong cơ thể. Thuốc đạt nồng độ cao trong máu trong vòng 1 giờ.

Mephenesin được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Mephenesin có thời gian bán thải khoảng 45 phút.

Mephenesin được bài tiết ra nước tiểu chủ yếu ở dạng đã chuyển hóa và một phần ở dạng thuốc chưa biến đổi.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược: Tinh bột ngô, tinh bột tiền hồ hóa, natri starch glycolat, povidon K30, acid stearic, silic oxid dạng keo khan, talc, magnesi stearat, opadry II orange.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Bảo quản ở nhiệt độ từ 15°C đến 30°C, tránh ánh sáng.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM