Newchoice (Ethinylestradiol + Levonorgestrel)

Ethinylestradiol + Levonorgestrel – Naphaceptiv/Naceptiv/Newchoice/Nighthappy

Thông tin tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc Naphaceptiv, Naceptiv, Newchoice, Nighthappy

Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc Naphaceptiv, Naceptiv, Newchoice, Nighthappy (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Ethinylestradiol + Levonorgestrel

Phân loại: Thuốc tránh thai đường uống.

Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): G03AA07.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Naphaceptiv, Naceptiv, Newchoice, Nighthappy

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên hỗn hợp Levonorgestrel và Ethinylestradiol: (Viên màu vàng): Levonorgestrel 125 mcg, ethinylestradiol 30 mcg.

Viên sắt (II) fumarat: (Viên màu nâu): 75mg sắt (II) fumarat

Thuốc tham khảo:

NAPHACEPTIV
Mỗi viên nén có chứa:
Ethinylestradiol …………………………. 30 mcg
Levonorgestrel …………………………. 125 mcg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Naphaceptiv (Ethinylestradiol + Levonorgestrel)

NEWCHOICE
Mỗi viên nén có chứa:
Ethinylestradiol …………………………. 30 mcg
Levonorgestrel …………………………. 125 mcg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Newchoice (Ethinylestradiol + Levonorgestrel)

NIGHTHAPPY
Mỗi viên nén có chứa:
Ethinylestradiol …………………………. 30 mcg
Levonorgestrel …………………………. 125 mcg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Nighthappy (Ethinylestradiol + Levonorgestrel)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Dùng để tránh thai.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Uống mỗi ngày một viên không đứt quãng trong suốt thời gian muốn tránh thai. Thuốc phải dùng vào một thời điểm cố định trong ngày. Uống hết 21 viên vàng trước khi uống 7 viên nâu. Hết vỉ thuốc này uống tiếp tục vỉ thuốc khác không cần chờ kỳ kinh mới. Chỉ bắt đầu uống vỉ mới khi vỉ thuốc cũ đã uống hết.

Liều dùng:

Đối với người không sử dụng thuốc tránh thai trước đó (trong vòng 01 tháng gần nhất):

Bắt đầu uống thuốc vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Có thể uống thuốc vào ngày thứ 2 đến thứ 5 của chu kỳ kinh nhưng cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày đầu dùng thuốc.

Chuyển từ biện pháp tránh thai chứa nội tiết tố kết hợp khác sang dùng Naphaceptiv, Naceptiv, Newchoice, Nighthappy: tốt nhất nên bắt đầu uống thuốc ngay sau ngày uống viên tránh thai cuối cùng của thuốc tránh thai kết hợp đang dùng, nhưng không muộn hơn ngày uống thuốc tiếp theo sau tuần nghỉ thuốc, hoặc ngay sau ngày uống viên giả dược cuối cùng của thuốc tránh thai kết hợp đang dùng.

Chuyển từ biện pháp tránh thai chỉ chứa nội tiết tố progesteron ( dạng uống, dạng tiêm hoặc dạng que cấy dưới da) sang dùng Naphaceptiv, Naceptiv, Newchoice, Nighthappy:

Chuyển thuốc tránh thai dạng uống chỉ chứa nội tiết tố progesteron : có thể bắt đầu uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào.

Bỏ que cấy tránh thai chỉ chứa nội tiết tố progesteron: uống thuốc kể từ ngày bỏ que cấy.

Chuyển thuốc tiêm tránh thai dạng tiêm chỉ chứa nội tiết tố progesteron: uống thuốc kể từ ngày cần tiêm liều tiếp theo. Nhưng cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày đầu kể từ khi bắt đầu dùng thuốc.

Đối với người mới sinh, người sau sảy thai, nạo hút thai

Đối với người sảy thai hoặc nạo hút thai trong 3 tháng đầu thai kỳ: Có thể uống thuốc ngay lập tức mà không cần sử dụng thêm bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác.

Đối với người mới sinh hoặc sảy thai, nạo hút thai trong 3 tháng giữa thai kỳ: nên uống thuốc bắt đầu từ ngày thứ 21 đến 28 sau khi sinh con hoặc sảy thai, nạo hút thai. Đối với phụ nữa cho con bú ( xem phần dành cho phụ nữ có thai và cho con bú). Nếu uống thuốc muộn hơn thì phải sử dụng thêm các biện pháp tránh thai khác cho đến khi viên tránh thai đã được uống liên tiếp 7 ngày . Tuy nhiên, nếu đã giao hợp, nên loại trừ khả năng có thai trước khi uống thuốc hoặc phải đợi đến chu kỳ kinh đầu tiên.

Quên thuốc:

Nếu viên thuốc bị quên uống không quá 12 giờ so với thời gian uống thuốc hàng ngày, uống viên bị quên ngay lập tức khi nhớ ra. Các viên còn lại uống như bình thường. Tác dụng tránh thai không giảm.

Nếu viên thuốc bị quên uống quá 12 giờ so với thời gian uống thuốc hàng ngày, tác dụng tránh thai không được đảm bảo, cần nhớ hai nguyên tắc cơ bản sau đây:

Không được ngừng uống thuốc quá 7 ngày

Thuốc phải được uống liên tục trong 7 ngày để có hiệu quả tránh thai.

Do đó cần phải tuân thủ những quy định sau đây nếu quên uống thuốc quá 12 giờ:

Tuần đầu tiên:

Viên thuốc bị bỏ quên cuối cùng nên được uống càng sớm càng tốt, điều này có nghĩa là uống 2 viên cùng một ngày. Các viên thuốc còn lại được uống như bình thường. Ngoài ra nên sử dụng thêm biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày tiếp theo. Nếu giao hợp diễn ra trong 7 ngày trước khi quên thuốc thì khả năng mang thai nên được xem xét. Càng nhiều viên thuốc bị bỏ lỡ và khoảng cách giữa các viên thuốc càng ngắn thì nguy cơ mang thai càng cao.

Tuần thứ 2

Viên thuốc bị bỏ quên cuối cùng nên được uống càng sớm càng tốt, điều này có nghĩa là uống 2 viên cùng một lúc. Các viên thuốc còn lại được uống như bình thường.Với điều kiện người dùng đã uống thuốc liên tục trong vòng 7 ngày trước khi uống viên thuốc bị quên thì không cần sử dụng các biện pháp tránh thai bổ sung. Tuy nhiên, nếu đây không phải là trường hợp đó hoặc đã bỏ lỡ nhiều viên, người dùng nên sử dụng các biện pháp ngừa thai bổ sung trong 7 ngày tiếp theo.

Tuần thứ 3

Nguy cơ giảm độ tin cậy xảy ra do khoảng thời gian tiếp theo không dùng thuốc. Tuy nhiên, bằng cách điều chỉnh lịch trình uống thuốc, việc tránh thai vẫn có thể được đảm bảo. Do đó, cần tuân theo một trong hai hướng dẫn sau, không cần phải áp dụng các biện pháp tránh thai bổ sung, miễn là trong 7 ngày trước khi uống viên thuốc đã bỏ qua đầu tiên, người dùng đã dùng uống đầy đủ (không bỏ lỡ viên nào trong vòng 7 ngày trước đó). Nếu không, thực hiện theo 1 trong hai cách sau đây và có biện pháp tránh thai bổ sung khác trong 7 ngày tiếp theo:

Cách 1: Viên thuốc bị bỏ quên cuối cùng nên được dùng càng sớm càng tốt, ngay cả khi điều này có nghĩa là uống 2 viên cùng một lúc. Các viên thuốc tránh thai còn lại ( viên màu vàng) được uống như bình thường. Vỉ thuốc mới phải được bắt đầu ngay khi các viên tránh thai ( viên màu vàng) của vỉ thuốc hiện tại hết, nghĩa là bỏ qua 7 viên sắt (viên màu nâu) của vỉ hiện tại . Người sử dụng có thể sẽ không có kinh cho đến khi kết thúc vỉ thuốc thứ 2 nhưng có thể sẽ bị chảy máu đột ngột hoặc xuất huyết đột ngột vào ngày uống thuốc.

Cách 2: Cũng có thể ngừng dùng thuốc từ vỉ hiện tại. Sau đó, nghỉ 7 ngày, kể cả những ngày quên uống thuốc và sau đó tiếp tục với vỉ mới. Nếu người dùng bỏ lỡ một số viên thuốc và sau đó không có kinh so với khoảng cách đầu tiên thông thường không dùng thuốc thì nên cân nhắc khả năng mang thai.

Trong trường hợp rối loạn tiêu hóa: Trong trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng (nôn mửa hoặc tiêu chảy): ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc thì cần áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác. Nếu nôn mửa hoặc tiêu chảy nặng xảy ra trong vòng 3-4 giờ sau khi uống thuốc thì cần uống một viên bổ sung càng sớm càng tốt, việc này phải tiến hành trong vòng 12 giờ tính từ giờ uống thuốc hàng ngày thì mới duy trì được khả năng tránh thai. Nếu quá 12 giờ thì coi như đã quên 1 viên thuốc ( uống theo chỉ dẫn khi quên 1 viên thuốc).

Thay đổi ngày bắt đầu có kinh nguyệt hoặc trì hoãn hành kinh:

Để trì hoãn ngày có kinh , người sử dụng bỏ qua 7 viên thuốc màu nâu cuối cùng của vỉ cũ và sử dụng ngay vỉ thuốc mới như bình thường. Việc có kinh có thể bị trì hoãn như mong muốn nhưng không muộn hơn cho đến khi kết thúc vỉ thuốc thứ hai. Trong thời gian này, người phụ nữ có thể gặp chảy máu.

Để thay đổi ngày bắt đầu có kinh sang ngày khác trong tuần, người dùng có thể được khuyên rút ngắn khoảng cách không dùng viên tránh thai( viên màu vàng). Khoảng cách càng ngắn thì khả năng không có kinh sẽ cao hơn, có thể sẽ gặp chảy máu khi đang dùng vỉ kế tiếp (giống như khi trì hoãn một giai đoạn).

4.3. Chống chỉ định:

Viêm tắc huyết khối tĩnh mạch hoặc tiền sử có bệnh về huyết khối tĩnh mạch như (huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc mạch phổi),

Viêm tắc huyết khối động mạch hoặc tiền sử có bệnh về huyết khối động mạch như (nhồi máu cơ tim) hoặc dấu hiệu tiền sản (ví dụ như cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, đau thắt ngực).

Tai biến mạch máu não hoặc tiền sử có tai biến mạch máu não.

Sự có mặt của một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ nghiêm trọng ảnh hưởng đến huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch cũng có thể là chống chỉ định (xem phần 4.4):

Bệnh tiểu đường và các bệnh mạch máu

Cao huyết áp nặng

Rối loạn lipoprotein máu

Do di truyền hoặc mắc phải chứng huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch như: kháng protein hoạt động C (APC), thiếu antithrombin III, thiếu protein C, thiếu protein S, homocysteine cao bất thường trong máu và kháng thể kháng phospholipid (kháng thể kháng cardiolopin, thuốc chống đông máu lupus).

Bệnh gan nặng hoặc tiền sử từng mắc phải mà các đánh giá về chức năng gan chưa trở về mức bình thường.

U gan hoặc tiền sử có khối u ở gan (lành tính hoặc ác tính),

Nghi ngờ thuốc tránh thai ảnh hưởng đến các khối u (ví dụ: các cơ quan sinh dục hoặc vú)

Chảy máu âm đạo không được chẩn đoán,

Tiền sử đau nửa đầu với các triệu chứng thần kinh khu trú.

Quá mẫn với levonorgestrel hoặc ethinylestradiol hoặc với bất kỳ tá dược nào được liệt kê trong mục 6.1

Chống chỉ định khi uống viên Sắt II(7 viên màu nâu cuối cùng của vỉ thuốc)

Cơ thể thừa sắt: bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin và thiếu máu tan máu

Hẹp thực quản, túi cùng đường tiêu hóa

4.4 Thận trọng:

Levonorgestrel được dùng thận trọng đối với những người bị động kinh, bệnh van tim, bệnh tuần hoàn não, người bị đái tháo đường, u xơ tử cung, và với người có tăng nguy cơ có thai ngoài tử cung. Do thuốc có thể gây ứ dịch nên phải theo dõi cận thận ở người hen suyễn, phù thũng

Phải thăm khám và hỏi kỹ bệnh sử người bệnh trước khi kê đơn ethinylestradiol và chú ý đặc biệt đến huyết áp, vú và các cơ quan ở bụng và tiểu khung. Như thường lệ, thuốc uống tránh thai không được kê đơn quá 1 năm mà không thăm khám lại bệnh nhân. Nữ giới có rối loạn chức năng tim hoặc thận, động kinh, đau nửa đầu, hen hoặc u xơ tử cung đòi hỏi phải theo dõi cẩn thận khi dùng thuốc vì các bệnh này có thể nặng lên. Nguy cơ bệnh huyết khối nghẽn mạch do dùng ethinylestradiol tăng theo tuổi và hút thuốc lá. Do đó, nữ trên 35 tuổi khi dùng thuốc phải được khuyên bỏ hút thuốc lá. Phải định lượng nồng độ glucose, triglycerid trong máu, lúc đầu và định kỳ đối với người bệnh có khuynh hướng bị đái tháo đường hoặc tăng triglycerid huyết.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Thuốc không ảnh hưởng đến lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: B3

US FDA pregnancy category: X

Thời kỳ mang thai:

Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú

Thời kỳ cho con bú:

Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Thường gặp:

Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, nôn, cảm thấy vị kim loại, ỉa chảy.

Tim mạch: hạ huyết áp tư thế đứng

Hệ thần kinh trung ương: hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tâm thần, ngủ lơ mơ.

Gan: viêm gan, vàng da

Thần kinh- cơ và xương: yếu ớt

Nội tiết: Phù, đau vú

Tiết niệu, sinh dục: ra máu (chảy máu thường xuyên hay kéo dài, và ra máu ít), vô kinh.

Ít gặp:

Toàn thân: thay đổi cân nặng

Thần kinh: giảm dục tính

Da: rậm lông, ra mồ hôi, rụng tóc

Nội tiết và chuyển hóa: giảm đường huyết

Tiêu hóa: đau bụng

Mắt: viêm dây thần kinh thị giác, nhìn mờ

Mũi: rối loạn khứu giác

Hiếm gặp:

Thần kinh trung ương: viêm dây thần kinh ngoại biên, dị cảm, động kinh, run

Da: ban, nhạy cảm với ánh sáng

Nội tiết và chuyển hóa: tăng chuyển hóa, suy tim

Tiêu hóa: Viêm miệng

Huyết học: giảm tiểu cầu, ban xuất huyết.

Loãng xương, gây liền sớm đường khớp sọ trẻ em

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Paracetamol được thanh thải ra ngoài cơ thể nhanh hơn ở phụ nữ uống thuốc tránh thai và tác dụng giảm đau có thể giảm. Paracetamol còn làm tăng hấp thu ethinylestradiol từ ruột khoảng 20%.

Ethinylestradiol có thể làm tăng nhiễm sắc tố ở mặt do minocyclin gây nên.

Ethinylestradiol có thể làm tăng tác dụng và độc tính của zidovudin. Có thể làm giảm một cách dị thường tác dụng của imipramin nhưng đồng thời gây độc do imipramin. Rifampin làm giảm hoạt tính gây độc dục của estrogen khi dùng đồng thời, do gây cảm ứng enzym tiểu thể gan, dẫn đến tăng chuyển hóa estrogen.

Ethinylestradiol có thể làm tăng tác dụng chống viêm của hydrocortison do làm giảm chuyển hóa corticosteroid ở gan và/hoặc làm thay đổi sự gắn corticosteroid vào protein huyết thanh.

Estrogen có thể làm giảm tác dụng của thuốc uống chống đông máu.

Các chất cảm ứng enzym gan như barbiturat, phenytoin, primidon, phenobarbiton, rifampicin, carbamazepin và griseofulvin có thể làm giảm tác dụng tránh thai của Levonorgestrel. Đối với phụ nữ đang dùng những thuốc cảm ứng enzym gan điều trị dài ngày thì phải dùng một biện pháp tránh thai khác. Sử dụng đồng thời với các thuốc kháng sinh có thể làm giảm tác dụng của thuốc do can thiệp vào hệ vi khuẩn đường ruột.

4.9 Quá liều và xử trí:

Khi sử dụng quá liều có thể gây buồn nôn và khi ngừng thuốc có thể gây chảy máu ở phụ nữ. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Levonorgestrel và đồng phân hữu tuyền (+) của nó-Norgestrel đều là những progestin tổng hợp, thuộc dẫn xuất 19-nortestosteron. Chúng có thể dùng một mình hoặc phối hợp với estrogen trong liệu pháp tránh thai.Levonorgestrel thường dùng hơn và có hiệu quả hơn norgestrel gấp 2 lần. Với liều thấp, tác dụng tránh thai của progestin đơn thuần là do làm dày lớp niêm dịch cổ tử cung, làm cho tinh trùng không thể xâm nhập, và ngăn ngừa sự tăng sinh của lớp nội mạc tử cung, làm cho trứng được thụ tinh không thể làm tổ. Hiệu quả tránh thai của viên tránh thai đơn thuần chỉ có progestin thấp hơn so với viên tránh thai phối hợp estrogen –progestin.

Ethinylestradiol có tác dụng làm giảm nồng độ FSH và LH do đó không đạt được nồng độ và tỷ lệ thích hợp cho sự phóng noãn, các nang bào kém phát triển.

Sắt có ở mọi tế bào và có nhiều chức năng quan trọng cho đời sống . Ion sắt là thành phần của một số enzym cần thiết cho chuyển giao năng lượng (vd: cytochrom oxydase, xanthin oxydase) và cũng có mặt trong các hợp chất cần thiết cho vận chuyển và sử dụng oxy (vd: hemoglobin, myoglobin). Cytochrom được dùng làm một chất vận chuyển electron trong tế bào. Hemoglobin là một chất mang oxy từ phổi tới các mô và myoglobin tạo thuận lợi cho cơ sử dụng oxy và dự trữ. Thiếu oxy có thể ngăn cả các chức năng gan quan trọng của tế bào và enzym và dẫn đến bệnh tật , tử vong.

Có thể dùng các chế phẩm có sắt để điều trị các bất thường về tạo hồng cầu do thiếu sắt. Ngoài ra dùng sắt cũng có thể làm giảm nhẹ một số biểu hiện khác nhau của thiếu sắt như đau lưỡi, nuốt khó, loạn dưỡng móng chân, tay, nứt kẽ ở góc môi.

07 viên màu nâu chứa Sắt fumarat trong hộp thuốc có tác dụng bổ máu.

Cơ chế tác dụng:

Ethinylestradiol giống hệt với oestradiol nội sinh của con người. Nó thay thế cho sự sụt giảm sản xuất estrogen ở phụ nữ mãn kinh, và làm giảm bớt các triệu chứng mãn kinh. Estrogens ngăn ngừa loãng xương sau thời kỳ mãn kinh hoặc cắt buồng trứng.

Cơ chế tác động của Levonorgestrel được giải thích là do:

Thuốc làm ngừng việc rụng trứng;

Ngăn chặn sự thụ tinh, nếu như trứng đã rụng;

Ngăn cản quá trình bám vào thành tử cung làm tổ của trứng đã thụ tinh.

Vì vậy, Levonorgestrel ngăn chặn sự mang thai trước khi việc này xảy ra. Nếu đã mang thai, thuốc không có tác dụng nữa.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Ethinylestradiol có trong thuốc hấp thu nhanh và nhiều ở ống tiêu hóa, ít bị chuyển hóa bước đầu tại gan so với estradiol. Thuốc gắn nhiều vào albumin (khỏc với cỏc estrogen khỏc). Khả dụng sinh học sau khi uống là 51+9%. Bài tiết qua n- íc tiểu: 1-5%. Gắn víi huyết t- ơng: 95-98%. Thể tích phân bố: 3,5 + 1,0 lít/kg. Nửa đời thải trừ: 13­27 giờ.

Levonorgestrel có trong thuốc được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn ở đ- ờng tiêu hóa và không bị chuyển hóa b-íc đầu ở gan. Sinh khả dụng của Levonorgestrel hầu nh- bằng 100%. Trong huyết thanh Levonorgestrel liên kết víi globulin gắn hormon sinh dục (SHBG) và víi albumin. Con đ- ờng chuyển hóa quan trọng nhất của Levonorgestrel là khử oxy tiếp sau là liên hợp. Tốc đô thanh thải của thuốc có thể khác nhau nhiều lần giữa các cá thể; nửa đời thải trừ của thuốc ở trạng thái ổn định xấp xỉ 36 + 13 giờ. Levonorgestrel và các chất chuyển hóa bài tiết qua n- íc tiểu và phân. Nồng độ levonorgestrel trong huyết thanh có thể ức chế phóng noón là 0,2mcg/lít. Khi uống, nồng độ đỉnh trong huyết thanh xuất hiện sau 1,1 ±0,4 giờ. Levonorgestrel cũng phân bố vào sữa mẹ.

Sắt II Fumarat

Hấp thu: Hấp thu sắt phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố dạng thuốc, liều lượng, dự trữ sắt, mức độ tạo hồng cầu và chế độ ăn. Khi uống, sinh khả dụng của sắt có thể biến thiên từ dưới 1% đến 50%. Yếu tố chính kiểm soát hấp thu ở đường tiêu hóa là số lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Hấp thu sắt qua đường tiêu hóa khi dự trữ sắt tăng khi dự trữ sắt trong cơ thể thấp và ngược lại.Hấp thu sắt qua đường tiêu hóa tăng lên ở người thiếu sắt, có thể hấp thu 60% liều điều trị muối sắt. Tăng tạo hồng cầu cũng có thể kích thích hấp thu sắt ở đường tiêu hóa tăng gấp vài lần. Sắt có thể hấp thu suốt theo chiều dài của đường tiêu hóa nhưng hấp thu mạnh nhất ở tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng.

Phân bố: Sắt II đi qua tế bào niêm mạc đường tiêu hóa vào thẳng máu và gắn ngay vào transferin. Transferin vận chuyển sắt tới tủy xương và sắt được sáp nhập vào hemoglobin. Khoảng 0,15-0,3 mg sắt được phân bố vào sữa mẹ hàng ngày. Chuyển giao sắt qua nhau thai được coi là một quá trình tích cực vì nó xảy ra ngược với gradient nồng độ.

Đào thải: Chuyển hóa sắt xảy ra trong một hệ thống hầu như khép kín. Đa số lượng sắt được giải phóng do phá hủy hemoglobin được cơ thể tái sử dụng. Lượng sắt bài tiết hàng ngày ở nam khỏe mạnh chỉ bằng 0,5-2mg. Bài tiết này chủ yếu qua phân và do bong các tế bào da, niêm mạc đường tiêu hóa, móng, tóc, chỉ một lượng vết sắt được đào thải qua mật và mồ hôi.

5.3. Hiệu quả lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược Viên hỗn hợp Levonorgestrel và Ethinylestradiol gồm: Lactose, Tinh bột mỳ, HPMC, Titan dioxyd, PVP K30, Magnesi stearat, Talc, PEG 6000, Tartrazin E102, cồn 95O, nước cất.

Tá dược Viên sắt (II) fumarat gồm: Tinh bột mỳ, PVP K30, Sodium starch glycollate, Eudragit E100, Pregelatinized starch, Natrilaurylsulfat, Talc, Magnesi stearat, HPMC, Màu Brown, Màu Brilliant blue E 133, Màu tartrazin E102, Titan dioxyd, PEG 6000, cồn 95O, nước cất.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

HDSD Thuốc Naphaceptiv do Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà sản xuất (2018).

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM