1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Cefdinir
Phân loại: Thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3.
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): J01DD15.
Biệt dược gốc: OMNICEF
Biệt dược: BRAVINE INMED, TRIKADINIR, CEFDINIR,
Hãng sản xuất : Công ty Cổ phần Dược phẩm trung ương I – Pharbaco
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nang 300 mg,
Bột pha hỗn dịch uống 125 mg/5 ml .
Thuốc tham khảo:
BRAVINE INMED | ||
Mỗi 5ml hỗn dịch sau khi pha có chứa: | ||
Cefdinir | …………………………. | 125 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Người lớn và trẻ vị thành niên:
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng .
Viêm phế quản mãn tính.
Viêm xoang hàm cấp.
Viêm họng/ viêm amidan.
Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng.
Có thể sử dụng điều trị chống co giật nếu có chỉ định lâm sàng.
Trẻ em:
Viêm tai giữa nặng.
Viêm xoang nặng
Viêm họng / viêm amidan.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Lộn ngược lọ thuốc và lắc để làm tơi bột thuốc
Thêm nước đun sôi để nguội vào đúng bằng vạch hình mũi tên trên thân hộp thuốc, sau đó lắc thật kỹ.
Mỗi lần uống, lấy đúng liều lượng theo khuyến cáo. Phần thuốc còn lại cần được đóng chặt nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Thuốc đã pha có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong 7 ngày.
Liều dùng:
Thuốc chỉ dùng theo sự kê đơn của bác sĩ.
Cân nặng: 9kg liều dùng: 2,5ml/12 giờ hoặc 5ml/24 giờ
Cân nặng: 18kg liều dùng: 5ml/12 giờ hoặc 10ml/24 giờ
Cân nặng: 27kg liều dùng: 7,5ml/12 giờ hoặc 15ml/24 giờ
Cân nặng: 36kg liều dùng: 10ml/12 giờ hoặc 20ml/24 giờ
Cân nặng: >43kg liều dùng: 12ml/12 giờ hoặc 24ml/24 giờ
4.3. Chống chỉ định:
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Người bệnh dị ứng với các kháng sinh cephaiosporin và penicilin.
4.4 Thận trọng:
Người có tiền sử quá mẫn cảm với nhóm penicilin.
Cá nhân hoặc trong gia đình người bệnh có phản ứng dị ứng như hen phế quả, phát ban hoặc mề đay.
Người rối loạn về thận. Giảm liều khi suy thận với creatinin < 30ml/phút.
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử viêm ruột.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái tàu xe và vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category:
US FDA pregnancy category: B
Thời kỳ mang thai:
Phụ nữ có thai và đang cho con bú: chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú:
Phụ nữ có thai và đang cho con bú: chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Gây ra các triệu chứng về tiêu hóa như: tiêu chảy,đau bụng; triệu chứng ngoài da như phát ban, ngứa
Tác dụng hiếm gặp:
Tăng ALT, AST, tăng bạch cầu ưa eosin. Khó chịu ở khoang miệng, thở khò khè, chóng mặt, ù tai, toát mồ hôi. Có thể bị sốt, ho.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Các antacid (có chứa nhôm hoạc magiê): uống kết hợp 300mg cefdinir với 30mL hỗn dịch có chứa nhôm hoặc magiê làm giảm tỷ lệ Cmax và AUC của khả năng hấp thụ xuống gần 40%. Thời gian để đạt được Cmax kéo dài 1giờ. Không có hiệu quả đáng kể nào về dược động học của cefdinir nếu uống antacid trước hoặc sau 2 giờ uống cefdinir. Nếu antacid thực sự cần thiết trong quá trình điều trị, thì cần uống Cefdinir trước hoặc sau ít nhất 2 giờ uống các thuốc antacid.
Probenecid: Cũng như các kháng sinh β-lactam khác, probenecid ức chế sự đào thải của thận đối với cefdinir, dẫn đến AUC tăng gần gấp đôi, nồng độ đỉnh huyết tương của cefdinir tăng 54% và kéo dài nửa đời bán thải 50%.
Các thuốc bổ sung sắt và thức ăn có chứa sắt: uống kết hợp cefdinir với các chất có chứa 60mg sắt hoặc các vitamin có chứa 10mg sắt sẽ làm giảm phạm vi hấp thu của cefdinir từ 80% xuống còn 31%. Nếu thực sự cần bổ sung sắt trong quá trình trị liệu, thì cần uống Cefdinir ít nhất trước
hoặc sau 2 giờ.
Ảnh hưởng lên các kết quả cận lâm sàng:
Kết quả dương tính giả có thể xảy ra khi tìm đường trong nước tiểu với dung dịch Benedict’s, dung dịch Fehling và Clintes. Kết quả dương tính giả không được ghi nhận với Tes-Tape.
Phản ứng Coombs trực tiếp dương tính có thể xảy ra.
4.9 Quá liều và xử trí:
Cefdinir có thể được loại ra khỏi cơ thể qua thẩm tách máu. Nếu bị động kinh cần ngừng thuốc ngay.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Cefdinir là kháng sinh có nhân cephem, có nhóm vinyl ở vị trí thứ 3 và nhóm 2-aminothiazoly hydroxyimino ở vị trí thứ 7 của 7-aminocephalosporanic acid.
Cefdinir không bị ảnh hưởng bở các loại men bêta-lactamase, có hoạt tính kháng khuẩn rộng chống lại các loại vi khuẩn gram(-) và gram(+); đặc biệt, nó có hiệu quả tốt trên các loại vi khuẩn gram(+) như: Staphylococcus sp., Streptococcus sp., kháng với những kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin uống khác đã có từ trước.
Cefdinir là thuốc diệt khuẩn, có hoạt tính diệt khuẩn cân đối, chống lại vi khuẩn gram(-) và vi khuẩn gram(+).
Cơ chế tác dụng:
Cơ chế tác dụng của cefdinir là ức chế sự tổng hợp của thành tế bào. Nó có ái lực cao với những protein kết hợp penicillin (PBP) 1 (1a, 1bs), 2 và 3, với những điểm tác dụng thay đổi tùy theo loại vi khuẩn.
5.2. Dược động học:
Hấp thu: Nồng độ đỉnh huyết tương của Cefdinir xảy ra trong vòng 2 – 4 giờ sau khi uống, liều càng cao thì nồng độ càng lớn, tuy nhiên nồng độ tăng ít hơn ở liều 300mg (7 mg/kg) – 600mg
(14 mg/kg). Thức ăn có chứa hàm lượng mỡ cao sẽ làm giảm khả năng hấp thu của thuốc từ 16% xuống còn 10%. Vì vậy không nên dùng Cefdinir với thức ăn.
Phân bố: Thể tích phân bố trung bình của Cefdinir ở người lớn là 0.35 L/kg (±0.29); ở bệnh nhân nhi (6 tháng – 12 tuổi) là 0.67 L/kg (±0.08). 60 – 70% Cefdinir gắn kết với huyết tương ở cả người lớn và bệnh nhân nhi, sự gắn kết này không phụ thuộc nồng độ.
Chuyển hoá và đào thải: Cefdinir không bị chuyển hoá, hoạt tính chủ yếu là do thuốc gốc. Cefdinir được thải trừ chủ yếu qua sự thải trừ của thận với nửa đời bán thải là 1.7 (± 0.6) giờ. Ở những người khoẻ mạnh với chức năng thận bình thường, độ thanh thải là 2.0 (± 1.0) mL/phút/kg và độ thanh thải theo đường uống với liều 300 – 600mg là 11.6 (±6.0) và 15.5 (±5.4) mL/phút/kg. 18.4% (±6.4) và 11.6% (± 4.6) liều dùng 300 – 600mg được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng không đổi. Độ thanh thải Cefdinir giảm ở bệnh nhân suy chức năng thận.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Tá dược: đường kính, acid citric, cellulose vi tinh thể, natri carboxymethyl cellulose , bột mùi dâu, natri benzoat, màu poncaau 4R……….cho 1 lọ.
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam.
HDSD Thuốc