Thuốc Lofrinex eye drops là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Lofrinex eye drops (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
Nội dung chính
Toggle1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Timolol
Phân loại: Thuốc chẹn beta không chọn lọc, thuốc chống glôcôm, chống tăng nhãn áp.
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): S01ED01.
Biệt dược gốc:
Biệt dược: Lofrinex eye drops
Hãng sản xuất : Micro Labs Limited
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch nhỏ mắt timolol maleat 0,50%.
Thuốc tham khảo:
LOFRINEX EYE DROPS | ||
Mỗi ml dịch nhỏ mắt có chứa: | ||
Timolol | …………………………. | 5 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Làm giảm nhãn áp ở người bệnh tăng nhãn áp hoặc glocom góc mở.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Dùng để nhỏ mắt.
Liều dùng:
Liều thường dùng lúc đầu thường là 1 giọt timolol maleate 0.25% vào mắt bị bệnh, ngày 2 lần. Nếu không đủ đáp ứng lâm sàng, liều có thể chuyển sang 1 giọt dung dịch 0.5% vào mắt bị bệnh, ngày 2 lần (đối với một số ít người, một giọt 0,1% timolol vào mắt bị bệnh, ngày 2 lần có thể đạt yêu cầu).
Nếu cần, có thể phối hợp timolol tra mắt với thuốc co đồng tử, epinephrine và các chất ức chế carbonic anhydrase.
Vì ở một số người bệnh, đáp ứng giảm nhãn áp của timolol có thể cần vài tuần mới ổn định, nên về đánh giá, cần đo nhãn áp sau khoảng 4 tuần dùng timolol. Nếu nhãn áp giữ được ở mức thỏa đáng, nhiều người điều trị có thể chuyển sang phác đồ điều trị ngày dùng 1 lần..
4.3. Chống chỉ định:
Quá mẫn cảm với timolol maleate hoặc bất cứ thành phần nào của chế phẩm.
4.4 Thận trọng:
Nên dùng thận trọng: Thuốc nhỏ mắt timolol maleate cho bệnh nhân chống chỉ định dùng thuốc ức chế beta adrenergic toàn thân, bệnh nhân chậm nhịp tim, suy tim từ độ 2 trở nên, tiểu đường.
Đặc biệt thận trọng khi dùng cho các bệnh nhân sau: hen, viêm phế quản, bệnh đường hô hấp mạn tính, suy tim độ 2 hay 3, nhịp tim chậm dưới 50 lần/ phút, các bệnh mạch máu ngoại biên và bệnh Raynaud.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Vì thuốc có thể gây đau đầu và rối loạn thị giác nên cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc sau khi dùng thuốc..
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: C
US FDA pregnancy category: C
Thời kỳ mang thai:
Dữ liệu an toàn dùng thuốc cho phụ nữ có thai chưa được thiết lập.
Thời kỳ cho con bú:
Timolol maleate có mặt trong sữa mẹ. Vì có thể xảy ra các phản ứng phụ của thuốc cho trẻ bú mẹ, nên cần ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Timolol maleate nhìn chung được dung nạp tốt; các phản ứng phụ sau đây đã được báo cáo: kích ứng mắt bao gồm cả viêm kết mạc, viêm mí mắt và viêm giác mạc, làm giảm độ nhạy của giác mạc, rối loạn thị giác bao gồm thay đổi sự khúc xạ mắt, nhìn đôi và sụp mí mắt; nhịp tim chậm, loạn nhịp tim, giảm huyết áp; đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Nếu xảy ra các bệnh gian phát về mắt (như chấn thương mắt, phẫu thuật mắt, nhiễm khuấn mắt), cần xin ý kiến của thầy thuốc ngay xem có nên tiếp tục dùng thuốc nữa không
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Mặc dù dung dịch tra mắt timolol đùng đơn độc ít có hoặc không có tác dụng trên đồng, tử, nhưng nếu dùng phối hợp timolol với epinephrinđôi khi gây giãn đồng tử.
Người bệnh không nên dùng phối hợp timolol với thuốc tra mắt loại chẹn beta khác vì tác dụng cộng hợp mạnh trên mắt và toàn thân.
Tránh phối hợp với barbiturat.
Cần thận trọng khi phối hợp với verapamil, diltiazem, reserpin vì có thể xảy ra hạ huyết áp nhịp tim chậm, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, suy tim.
4.9 Quá liều và xử trí:
Quá liều có thể xảy ra chậm nhịp tim, hạ huyết ấp, co thắt phể quản, suy tim cấp. Các biện pháp sau có thể áp dụng.
Rửa dạ dày: Rửa dạ dày trong vòng 4 giờ sau khi nghi ngờ quá liều, đồng thời dùng than hoạt nhiều lần đối với trường hợp quá liều nặng.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Thuốc nhỏ mắt Timolol maleate làm giảm nhãn áp thông thường hoặc khi tăng, có hoặc không liên quan tới bệnh glôcôm. Timolol maleate có tác dụng ngắn kháng beta-adrenergic không chọn lọc. Thuốc không có tác dụng tiết adrenalin và không có hoạt tính ổn định màng. [Pharmog].Thuốc nhỏ mắt Timolol maleate làm giảm nhãn áp nhưng không ảnh hưởng hoặc rất ít ảnh hưởng tới sự điều tiết của mắt hay kích cỡ đồng tử.
Cơ chế tác dụng:
Cơ chế tác dụng hạ nhãn áp của các thuốc chẹn beta còn chưa rõ, nhưng bằng phương pháp đo huỳnh quang và ghi nhãn áp, người ta thấy rằng thuốc này làm giảm sản xuất thủy dịch.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Sau khi nhỏ thuốc, thuốc có mặt trong huyết tương ở nồng độ rất thấp. Sau khi nhỏ thuốc Timolol maleate 0,5% kl/tt cả hai mắt ở người khoẻ mạnh, nồng độ đỉnh trong huyết tương thông thường đạt dưới 5ng/ml.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Tá dược: Sodium dihydrogen phosphate dehydrate, Disodium Phosphate Dodecahydrate..
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Hóa học: (2S)-1-[(1,1-dimethylethyl)amino] -3-[[4-(morpholin-4-yl)-1,2,5-thiadiazol-3-yl] oxy]propan-2-ol(Z)-butenedioate..
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam
Hoặc HDSD Thuốc.
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM