Thuốc HEBERPROT-P75 là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc HEBERPROT-P75 (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
Nội dung chính
Toggle1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Nepidermin (Recombinant human epidermal growth factor – rhEGF)
Phân loại: Thuốc liền sẹo. Yếu tố phát triển biểu bì tái tổ hợp người (rhEGF)
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): D11AX.
Brand name: HEBERPROT-P75.
Hãng sản xuất : Center for Genetic Engineering & Bitechnology;
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Bột đông khô pha tiêm 0,075 mg : hộp 1 lọ
Thuốc tham khảo:
HEBERPROT-P 75 | ||
Mỗi lọ bột đông khô có chứa: | ||
rhEGF | …………………………. | 0,075 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Heberprot-P được chỉ định phối hợp với các phương pháp thông thường điều trị vết loét ở chân có nguyên nhân thần kinh và thiếu máu cục bộ, trên bệnh nhân đái tháo đường giai đoạn 3 và 4, theo phân loại Wagner với diện tích lớn hơn 1cm2 kích thích hình thành mô hạt có ích, cho phép liền sẹo thứ phát hoặc miếng ghép da tự thân, các tác dụng này đã được chứng minh ở một số nghiên cứu lâm sàng.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Dùng tiêm quanh hoặc trong vết thương..
Hướng dẫn cách dùng:
Chỉ sử dụng mỗi lọ thuốc cho một bệnh nhân.
Thận trọng tránh hư hỏng và nhiễm khuẩn cho lọ thuốc.
Nhân viên y tế phải rửa tay và đeo găng trước khi tiêm thuốc.
Tránh tổn thương lan rộng. Thay kim tiêm khi tiêmphần khác của vết thương.
Sau khi tiêm thuốc, bỏ phần thuốc còn lại.
Liều dùng:
Heberprot-P nên được sử dụng cùng với các phương pháp thích hợp điều trị loét chân do đái tháo đường, chuẩn bị phương pháp thích hợp để mở vết thương, giảm áp lực và các phương pháp điều trị thông thường. Phải chẩn đoán và điều trị sớm các vết loét do nhiễm trùng trước khi sử dụng Heberprot-P. Nếu nghi ngờ vết loét ác tính phải sinh thiết để loại trừ sự có mặt của khối u ác tính trước khi dùng Heberprot-P.
Heberprot-P được pha loãng với 5 ml nước cất, dùng 3 lần/tuần, tiêm quanh hoặc trong vết thương. Điều trị đến khi tạo mô hạt hoàn toàn ở vết thương, đóng kín vết thương hoặc tối đa 8 tuần điều trị. Dừng điều trị khi tổ chức có ích phủ kín toàn bộ vết thương hoặc diện tích vết thương còn dưới 1cm2.
Tại rìa tổn thương nên dùng kim tiêm 26Gx1/2, ở đáy tổn thương hoặc trong trường hợp loét sâu nên sử dụng kim tiêm 24Gx1/2. Trước tiên phải rửa sạch vùng da nơi tổn thương và thay kim tiêm mới khi tiêm ở các chỗ khác nhau để tránh lây nhiễm. Sau đó, vết thương phải được phủ một lớp gạc có tẩm dung dịch muối sinh lý để giữ ẩm và sạch.
Sau 3 tuần điều trị liên tiếp nếu không tạo thành mô có ích ở rìa của vết loét, nên kiểm tra lại liệu pháp điều trị và các yếu tố khác có thể cản trở đến kết quả lành vết thương, trong đó cần quan tâm tới viêm tủy xương, nhiễm trùng tại chỗ và rối loạn chuyển hóa.
4.3. Chống chỉ định:
Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
Bệnh nhân có chẩn đoán ung thư gần nơi tiêm thuốc.
Không dùng thuốc cho các bệnh nhân suy tim mất bù, bệnh nhân hôn mê do đái tháo đường hoặc đái tháo đường nhiễm toan ceton.
4.4 Thận trọng:
Lưu ý:
Thận trọng khi điều trị bằng các chế phẩm sinh học và cần tiến hành các biện pháp xử trí thích hợp khi gặp các tác dụng không mong muốn. Trước khi sử dụng Heberprot-P phải điều trị các bệnh viêm tủy xương, bệnh động mạch ngoại biên và bệnh thần kinh ngoại biên.
Chưa có tài liệu nghiên cứu Heberprot-P có khả năng đi vào sữa mẹ hay không, không dùng thuốc cho người mẹ đang cho con bú.
Cho đến hiện nay chưa đủ tài liệu chứng minh việc sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và trẻ em vì vậy bác sĩ phải thận trọng và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ rủi ro khi dùng thuốc cho các đối tượng này.
Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim cục bộ và suy thận với creatinin cao hơn 200 mmol/L.
Trước khi điều trị bằng Heberprot-P cần điều trị sớm và tích cực tình trạng nhiễm khuẩn tại vết thương.
Chưa có đầy đủ dữ liệu sử dụng thuốc an toàn cho thời gian điều trị dài hơn 8 tuần.
Cảnh báo:
Việc điều trị bằng Heberprot-P nên được tiến hành do các bác sĩ chuyên khoa, tại nơi có đầy đủ phương tiện chẩn đoán và đủ kinh nghiệm điều trị biến chứng loét bàn chân do tiểu đường.
Dung dịch đã pha của Heberprot-P nên được tiêm ngay sau khi chuẩn bị. Lọ thuốc sau khi mở nên được sử dụng trong vòng 24 giờ.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: NA
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Cho đến hiện nay chưa đủ tài liệu chứng minh việc sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và trẻ em vì vậy bác sĩ phải thận trọng và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ rủi ro khi dùng thuốc cho các đối tượng này.
Thời kỳ cho con bú:
Chưa có tài liệu nghiên cứu Nepidermin có khả năng đi vào sữa mẹ hay không, không dùng thuốc cho người mẹ đang cho con bú.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất được báo cáo là đau và cảm giác nóng tại chỗ tiêm, run rẩy, rùng mình, nhiễm khuẩn tại chỗ và sốt. Tần xuất xuất hiện các tác dụng phụ trong các thử nghiệm lâm sàng khác nhau được ghi nhận trong bảng sau:
Tác dụng phụ | Tổng số |
n | 297 |
Đau tại chỗ tiêm | 75 (25.2%) |
Nóng rát tại chỗ tiêm | 51 (17.2%) |
Run rẩy | 57 (19.2%) |
Rùng mình | 50 (16.8%) |
Nhiễm trùng tại chỗ | 39 (13.1%) |
Sốt | 27 (9.0%) |
Giám sát sử dụng Heberprot-P trên 926 bệnh nhân các tác dụng không mong muốn được báo cáo nhiều nhất là run rẩy (24,3%), đau tại chỗ tiêm (24,0%), cảm giác bỏng rát (17,8%), rùng mình (11,3%), nhiễm trùng tại chỗ (4,4%) và sốt (2,8%).
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Chưa có tài liệu nghiên cứu về tương tác của thuốc với các thuốc dùng tại chỗ, vì vậy không nên dùng cùng với các thuốc dùng tại chỗ khác.
4.9 Quá liều và xử trí:
Chưa có báo cáo nào về việc dùng thuốc quá liều và thuốc giải độc, mặt khác các tổn thương trên bệnh nhân tiểu đường thường là có sẵn, vì vậy ảnh hưởng toàn thân gần như không có.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
rhEGF tác dụng bằng cách gắn với thụ cảm (receptor) đặc hiệu ở màng tế bào đích. Receptor đó là glycoprotein có tác dụng tyrosine kinase. Sự có mặt của receptor này đã được báo cáo ở một số tuyến tế bào người, trừ tế bào tạo huyết, nhưng chắc chắn có liên quan mật thiết đến da. Điều này chứng minh rằng dùng thuốc tại chỗ hoặc tiêm dưới da rhEGF làm tăng sự phát triển của tế bào keratin cũng như nguyên bào sợi và làm dày màng sừng. Tác dụng gây nguyên phân của rhEGF được mô tả ở tế bào cơ trơn của mạch, nguyên bào sợi, tế bào keratin và các tế bào liên kết.
Một vài nghiên cứu dược lực học đã được tiến hành khi dùng rhEGF ngoài đường tiêu hóa chỉ ra rằng thuốc có vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng. Nghiên cứu ở chuột, trên toàn bộ cơ ngang thần kinh tọa của vùng đùi háng, khi tiêm rhEGF quanh vết thương: hệ thần kinh được kích thích tái tạo sợi trục thần kinh và tổng hợp myelin bởi dây thần kinh và tế bào của nó. Hai nghiên cứu độc lập chỉ ra rằng điều trị bằng rhEGF:
A) Hỗ trợ việc tái lập cơ dẫn thần kinh trong 60 ngày kể từ ngày bị thương trong chu kỳ điều trị 20 ngày.
B) Hỗ trợ việc thu hồi của các sợi trục thần kinh và myelin, ngăn chặn hoặc làm suy yếu sự thoái hóa sợi trục nội sinh.
C) Ngăn chặn hoặc trì hoãn sự thay đổi dinh dưỡng của mô mềm của tứ chi (da và tổ chức dưới da) đối với các vết loét ở chân và hoại tử ở ngón tay.
Hai nghiên cứu ở động vật gặm nhấm, một trường hợp bỏng dưới da khoảng 8-9% và một trường hợp nhiều cơ bị phá hủy do thioacetamid, cho thấy thuốc làm giảm nguy cơ hoại tử và tăng sinh mô ống tiêu hóa và thận bị phá hủy với liều điều trị 30mcg/kg tiêm dưới màng bụng có kiểm soát. Hơn nữa, các nghiên cứu này chỉ ra rằng liều rhEGF có tác dụng chống lại sự phá hủy gan và thiếu máu cục bộ và làm tái thông máu ở thận, sau khi thử nghiệm liều 500 và 750mcg/kg dùng đường tiêm phúc mạc. Dấu hiệu của sự suy yếu tế bào do nội xi hóa như là Malonyldialdehyde (MDA) thấp hơn đáng kể ở nhóm điều trị. Sinh thiết mô hạt của bệnh nhân điều trị bằng Heberprot-P đã được quan sát sự tân tạo mạch máu vi thể ở bệnh nhân thiếu máu cục bộ và phản ứng tăng sinh ở mô thần kinh.
Nghiên cứu lâm sàng
Nghiên cứu thí điểm trên 14 bệnh nhân loét bàn chân do đái tháo đường độ 3 và 4 theo phân loại Wagner với diện tích 21 đến 78cm2, hầu hết có thiếu máu cục bộ và không có lựa chọn điều trị nào khác. Heberprot-P được tiêm 25mcg trong vết thương 3 lần/tuần, cho đến khi hình thành mô hạt có ích hoặc tối đa sau 20 lần tiêm. Đáp ứng thuốc tốt đạt được trên 7 bệnh nhân (50%) với > 75% của bề mặt vết loét được bao phủ bởi mô hạt, với thời gian điều trị trung bình 33 ngày, những bệnh nhân lành vết thương hoàn toàn sau 57 ngày điều trị (tính trung bình), tránh được sự cắt cụt chi. Có 1 bệnh nhân tái phát bệnh sau khi điều trị 1 năm. Thuốc an toàn và đau tại nơi tiêm là tác dụng không mong muốn chính được báo cáo.
Một nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi đa trung tâm đã được tiến hành sau nghiên cứu thí điểm, với liều 25mcg và 75mcg, 3 lần/tuần đến khi kết thúc quá trình tạo mô hạt hoặc sau 8 tuần điều trị. Nghiên cứu trên 41 bệnh nhân đái tháo đường độ 3 và độ 4 theo phân loại Wagner, diện tích tổn thương > 20cm2 và > 50% thiếu máu cục bộ. Sự tạo thành mô hạt hoàn toàn được quan sát thấy là 82,6% và 61,1% bệnh nhân sau 3,8 và 4,9 tuần điều trị (tính trung bình) tương ứng với nhóm điều trị liều 75mcg và 25mcg. Sự biểu mô hóa hoàn toàn xảy ra ở 56% và 50% bệnh nhân sau 20 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị. Trong năm tiếp theo, 1 bệnh nhân ở nhóm dùng liều 75mcg tái phát bệnh. Điều này đưa đến kết luận Heberprot-P hiệu quả và an toàn để tạo thành mô hạt có ích, làm liền sẹo thứ phát và giảm nguy cơ cắt cụt chi (tới 66%) ở bệnh nhân loét bàn chân do đái tháo đường tiến triển có nguy cơ phải cắt cụt chi cao. Các tác dụng phụ thường gặp là: Nhiễm trùng tại chỗ (19,6%), sưng & đau ở vùng tiêm (17,1%), run (14,6%), rùng mình (12,2%) và sốt (9,8%).
Hai nghiên cứu dọc và theo dõi diễn biến sau đó đã được thực hiện. Nghiên cứu thứ nhất, Heberprot-P trên toàn quốc, trên bệnh nhân có vết loét tiến triển do đái tháo đường độ 3 và độ 4 theo phân loại Wagner, với diện tích vết loét trung bình lớn hơn 20cm2 Liều sử dụng 25mcg hoặc 75mcg, tiêm 3 lần/tuần cho đến khi tạo mô hạt hoàn toàn hoặc tối đa sau 8 tuần điều trị. Kết quả được báo cáo như sau: 83,9% bệnh nhân có đáp ứng tạo mô hạt hoàn toàn, trong đó 73% liền vết thương hoàn toàn trong 75 ngày (tính trung bình) và 82,8% bệnh nhân không phải cắt cụt chi. Các tác dụng phụ thường gặp là: đau (20,4%), nóng (10,8%), sốt (9,7%), run (7,5%), rùng mình (5,4%), tăng tạo mô hạt quá mức (4,3%), nhiễm trùng tại chỗ (4,3%), viêm mạch bạch huyết (2,2%).
Nghiên cứu thứ 2 gồm 20 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc với liều 75mcg, 3 lần/tuần cho đến khi vết thương đóng hoàn toàn. Đáp ứng tạo mô hạt hoàn toàn trong tất cả các trường hợp trung bình là 23 ngày. 80% bệnh nhân được báo cáo đóng hoàn toàn vết thương trung bình trong 35 ngày. Không có bệnh nhân nào phải cắt cụt chi. Thuốc có khả năng dung nạp tốt. Hai bệnh nhân tự nguyện rời bỏ khỏi nghiên cứu không liên quan đến thuốc. Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là: nóng ở nơi tiêm (45,0%), run (40,0%), rùng mình (30,0%), mệt (25%) và nhiễm trùng tại chỗ (10,0%).
Cuối cùng một nghiên cứu mù đôi ngẫu nhiên đa trung tâm với giả dược có kiểm soát, so sánh 2 nhóm điều trị, điều trị Heberprot-P 75mcg, 25mcg và giả dược ở bệnh nhân có vết loét do đái tháo đường tiến triển, độ 3 và độ 4 theo phân loại Wagner với hơn 50% thiếu máu cục bộ và diện tích vết loét trung bình hơn 20cm2.
Tiến hành điều trị 3 lần/tuần cho đến khi tạo mô hạt hoàn toàn hoặc tối đa sau 8 tuần điều trị. Nhóm bệnh nhân dùng Heberprot-P ở cả 2 liều có hơn 30% lợi thế so với dùng giả dược, tương ứng với trên 50% vết thương được bao phủ bởi mô hạt có ích trong 2 tuần điều trị. Sau 8 tuần, tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng tạo mô hạt hoàn toàn cao hơn đáng kể ở liều 75mcg (87%) so với giả dược (58%) (khoảng tin cậy 95% cho sự khác biệt: 9,8%; 47,1%). Điều trị có lợi ích rõ ràng hơn trong trường hợp nhiễm trùng có nguồn gốc thần kinh nguyên phát so với thiếu máu cục bộ. Thời gian để có đáp ứng hoàn toàn là sau 3 tuần với cả 2 nhóm sử dụng rhEGF và 5 tuần đối với nhóm giả dược. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với cả hai liều dùng. Cho tới 12 tháng, vết thương đã được đóng hoàn toàn, không tái phát trong 76% bệnh nhân dùng liều 75mcg trong thời gian trung bình 101 ngày so với 52% bệnh nhân dùng giả dược đã hồi phục trong trung bình 137 ngày. Liệu pháp trị liệu an toàn. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng được báo cáo. Các tác dụng phụ xuất hiện trong các nghiên cứu có liên quan đến thuốc là run (32% và 17% tương ứng ở nhóm 75mcg và 25mcg). Các tác dụng phụ khác thường liên quan đến quá trình tiêm do cũng xuất hiện ở nhóm dùng giả dược là: đau (31% tất cả bệnh nhân) và cảm giác nóng ở nơi tiêm thuốc (24,2%).
Cơ chế tác dụng:
rhEGF tác dụng bằng cách gắn với thụ cảm (receptor) đặc hiệu ở màng tế bào đích. Receptor đó là glycoprotein có tác dụng tyrosine kinase. Sự có mặt của receptor này đã được báo cáo ở một số tuyến tế bào người, trừ tế bào tạo huyết, nhưng chắc chắn có liên quan mật thiết đến da. Điều này chứng minh rằng dùng thuốc tại chỗ hoặc tiêm dưới da rhEGF làm tăng sự phát triển của tế bào keratin cũng như nguyên bào sợi và làm dày màng sừng. Tác dụng gây nguyên phân của rhEGF được mô tả ở tế bào cơ trơn của mạch, nguyên bào sợi, tế bào keratin và các tế bào liên kết.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Tác dụng của Yếu tố phát triển biểu bì da (EGF) đã được nghiên cứu đầy đủ với quá trình lành vết thương. Đây là 1 protein có cấu tạo phân tử đơn giản, khối lượng phân tử 6045 dalton, điểm đẳng điện 4,6 và chứa 53 aminoacid. EGF kích thích sự phát triển của nguyên bào sợi cũng như tế bào biểu mô.
Nghiên cứu in vivo, EGF có khả năng tạo phân bào trên tế bào ngoại bì và trung bì có nguồn gốc là tế bào cơ trơn của mạch, nguyên bào sợi, tế bào sừng và các mô gốc khác.
Tác dụng sinh học đầu tiên của EGF được phát hiện là mở mi mắt sớm và sớm mọc răng khi dùng đường tiêm cho chuột nhắt mới sinh ngoài đường tiêu hóa. Thuốc được Cohen và Carpenter phân lập từ nước tiểu người và sau đó là từ một số dịch trong cơ thể như huyết thanh, nước bọt, dịch dạ dày, sữa non, dịch màng ối và tinh dịch.
Mức EGF trong huyết tương không được phát hiện, nhưng có ở tiểu cầu với lượng đáng kể (khoảng 500 pmol/ 1012 tiểu cầu). Sau khi đông máu, nồng độ EGF đạt được 130 pmol/L, đủ để tạo sự nguyên phân và di chuyển tế bào. Phân tử này điều chỉnh sự phát triển, biệt hóa và chuyển hóa của một số tế bào. Các tế bào này có hoạt động phân bào và hóa ứng động như là bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân, kích thích sự phát triển và sự di chuyển của nguyên bào sợi, do đó cho phép tổng hợp collagen. Thuốc có hoạt động hóa ứng động và gây phân bào của các tế bào nội mô và biểu mô.
Đặc tính dược động học của EGF, sự phân bố của thuốc trong các cơ quan và con đường bài tiết vẫn đang là mục tiêu phân tích. Nghiên cứu được tiến hành trên chuột và chó sau khi dùng tại chỗ và tiêm tĩnh mạch liều duy nhất. Nồng độ đỉnh tính bằng nanogram (ng)/gram (g) của mô đã được kiểm tra ở thận, gan, da, dạ dày dựa theo hoạt tính phóng xạ ở giờ 96 cho thấy thuốc vẫn được bài tiết với giá trị tương đương 78% trong nước tiểu. Đặc điểm dược động học của EGF sau khi tiêm tĩnh mạch là phân bố nhanh, thải trừ chậm hơn ở máu cũng như ở huyết tương. Điều này chứng minh rằng gan và thận là hai cơ quan chính chịu trách nhiệm pha phân bố. Nồng độ trong máu luôn thấp hơn nồng độ trong huyết tương. Yếu tố phát triển biểu bì da tái tổ hợp người (rhEGF) không được phân bố trong tế bào máu, nguyên nhân có thể do thiếu receptor ở tế bào máu, rhEGF bị thoái hóa nhanh chóng tại mô (cơ quan) trước khi bài tiết vào nước tiểu (con đường bài tiết chính cho các sản phẩm này). Đã có tài liệu ghi nhận rằng, thận là cơ quan tiếp nhận phần lớn các chất chuyển hóa của rhEGF. Khi dùng thuốc tại chỗ, thuốc ít xâm nhập vào tuần hoàn ở da lành trên động vật, cũng như ở tổn thương trong thử nghiệm. Các đặc tính và sự phân bố của thuốc trong huyết tương có thể không tương ứng với lượng thuốc đưa vào. Điều này cho thấy trên thực tế, thuốc có đường dùng tại chỗ, không có tác dụng khi được dùng đường toàn thân và vì vậy tác dụng không mong muốn không phụ thuộc vào đường dùng thuốc.
Nghiên cứu dược lực học khi tiêm trong vết thương của Heberprot-P 25mcg và 75mcg, 3 lần/tuần, ở bệnh nhân đái tháo đường độ 1 và 2 theo phân loại Wagner, nồng độ huyết tương tối đa đạt được 5-15 phút sau khi tiêm (Tmax). Thuốc thải trừ nhanh, trong khoảng 2 giờ. Giá trị trung bình của diện tích dưới đường cong (AUC) khi dùng liều 25mcg là 85,1pg.giờ/ml sau giai đoạn đầu (giai đoạn 1) và nhiều hơn sau khi tiêm hơn 15 lần (giai đoạn 2), trong khi AUC của liều 75mcg là 197,8 và 243pg.giờ/ml tương ứng với giai đoạn 1 và 2. Từ đó thấy rằng không có sự tích lũy rhEGF trong quá trình điều trị. Sự khác nhau giữa các liều không quan sát được ở thông số t1/2 và thời gian lưu trung bình (MRT) ở trong cơ thể vào khoảng 1 giờ. Không phát hiện được sự gia tăng thải trừ thuốc trong nước tiểu sau khi tiêm 48 giờ, so sánh với nhóm dùng thuốc chứng, bởi vậy rhEGF trong nước tiểu có thể liên quan tới quá trình nội sinh.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Không có.
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ 2-8oC, xa nguồn nhiệt. Không để đông lạnh. Để thuốc trong bao bì gốc.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam
Hoặc HDSD Thuốc.
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM