Thuốc Mitoxantron Ebewe, Mitoxantron “Ebewe” là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Mitoxantron Ebewe, Mitoxantron “Ebewe” (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Mitozantrone (Mitoxantrone)
Phân loại: Thuốc chống ung thư. Kháng sinh gây độc tế bào
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): L01DB07.
Biệt dược gốc:
Biệt dược: Mitoxantron Ebewe, Mitoxantron “Ebewe”
Hãng sản xuất : Ebewe Pharma Ges.m.b.H.Nfg.KG
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch đậm đặc pha dung dịch tiêm truyền. Lọ 20mg/10ml, 10mg/5ml
Thuốc tham khảo:
MITOXANTRON “EBEWE” 20 mg/10ml | ||
Mỗi ml dung dịch đậm đặc có chứa: | ||
Mitozantrone | …………………………. | 2 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Ung thư vú tiến triển và/hoặc di căn
U lympho bào không Hodgkin
Ung thư bạch cầu dạng tủy cấp tính ở người lớn
Trong liệu pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến kháng hormon tiến triển phối hợp với glucocorticoid (uống) liều thấp bao gồm prednison và hydrocortison để làm giảm đau cho các bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác và bệnh nhân không được chỉ định điều trị xạ trị
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Dùng đường truyền tĩnh mạch
Mitoxantron “Ebewe” chỉ nên do các bác sĩ lâm sàng có kinh nghiệm về điều trị ung thư sử dụng.
Mitoxantron “Ebewe” phải được pha loãng trước khi điều trị.
Tiêm truyền tĩnh mạch
Mitoxantron “Ebewe” phải được tiêm truyền tĩnh mạch nghiêm ngặt.
Mitoxantron “Ebewe” có thể được tiêm vào một lọ chứa dụng dịch đẳng trương natri clorid hoặc glucose 5% tiêm truyền tĩnh mạch chậm trong khoảng thời gian không dưới 5 phút.
Mitoxantron “Ebewe” có thể cũng được pha loãng trong 50 ml boặc 100 ml dung dịch natri clorid hoặc glucose 5% để tiêm truyền tĩnh mạch trong 15-30 phút.
Tránh thoát mạch. Nếu xảy ra thâm nhiễm xung quanh tĩnh mạch thì ngừng điều trị ngay không chậm trễ. Một số phản ứng cục bộ (hoại tử) do thoát mạch đã được báo cáo trên một số trường hợp. Để điều trị xem mục “Quá liều”.
Thời gian sử dụng
Kinh nghiệm về việc sử dụng mitoxantron trong phối hợp điều trị ung thư tiền liệt tuyến kháng hormon cho thấy tổng liều tích lũy lên đến 120 mg/m2 diện tích cơ thể. Bác sĩ điều trị nên quyết định trong từng trường hợp cụ thể đối với việc điều trị vượt quá mức liều này.
Lưu ý đặc biệt:
Khuyến cáo đeo găng tay khi xử lý Mitoxantron “Ebewe”. Cần tránh bất kỳ tiếp xúc nào với da và niêm mạc. Trong trường hợp có tiếp xúc, các vùng liên quan phải được rửa sạch ngay bằng nước ấm (không nóng). Trong trường hợp có tiếp xúc với mắt, phải rửa thật cần thận, nếu cần thiết, kiểm tra kỹ về thị lực.
Các vật dụng có tiếp xúc với Mitoxantron “Ebewe” có thể rửa bằng dung dịch chứa calci hypoclorite 5,5 phần khối lượng trong 13 phần nước, chú ý đeo găng tay và kính bảo vệ.
Liều dùng:
Ung thư vú, u lympho bào không Hodgkin:
Trong đơn trị liệu, mức liều 14 mg mitoxantron/m2 diện tích cơ thể được khuyến cáo cho liệu trình điều trị đầu tiên. Mức liều này được lặp lại sau 21 ngày.
Liều khởi điểm thấp hơn 12 mg mitoxantron/m2 diện tích cơ thể được khuyến cáo cho bệnh nhân bị giảm dự trữ tủy xương, kết quả của việc điều trị hóa chất và/hoặc xạ trị hoặc trạng thái sức khỏe không tốt.
Việc điều chỉnh liều khi điều trị lặp lại nên được hướng dẫn theo mức độ và thời gian ức chế tủy xương. Nếu số tế bào bạch cầu và tiểu cầu vào ngày thứ 21 sau khi điều trị bằng mitoxantron vẫn ở mức bình thường thì có thể dùng tiếp múc liều trước đó của mitoxantron. Bảng sau là bảng hướng dẫn cho các mức liều được khuyến cáo dựa theo sự ức chế tủy xương.
Giá trị thấp nhất của bạch cầu và tiểu cầu vào ngày 6-15 sau khi bắt đầu liệu trình điều trị | Thời gian hồi phục để đạt giá trị bình thường | Liều dùng tiếp theo sự phục hồi về huyết học tương ứng |
> 1.500 tế bào bạch cầu/mm3 và > 50.000 tế bào tiểu cầu/mm3 | < 21 ngày | Nhắc lại liều trước |
> 1.500 tế bào bạch cầu/mm3 và > 50.000 tế bào tiểu cầu/mm3 | > 21 ngày | Không được dùng đến khi hồi phục về mức bình thường, sau đó nhắc lại liều trước đó |
1.500 tế bào bạch cầu/mm3 hoặc
50.000 tế bào tiểu cầu/mm3 |
Không tính thời gian hồi phục | Giảm 2 mg mitoxantron/m2 từ liều trước đó. |
1.000 tế bào bạch cầu/mm3 hoặc 25.000 tế bào tiểu cầu/mm3 | Không tính thời gian hồi phục | Giảm 4 mg mitoxantron/m2 từ liều trước dó |
Liều mitoxamron phối hợp với các thuốc kìm tế bào khác:
Khi phối hợp các thuốc kìm tế bào gây độc cho tủy xương, liều ban đầu nên giảm 2-4 mg mitoxantron/m2 diện tích cơ thể so với mức liều được khuyến cáo ở trên. Với các liều kế tiếp, như đã trình bày ở bảng trên, cần căn cứ vào mức độ và thời hạn ức chế tuỷ xương.
Ung thư bạch cầu:
Liều đơn dùng trong điều trị tái phát ung thực bạch cầu tủy cấp tính:
Liều khuyến cáo để thuyên giảm bệnh là 12 mg/m2 điện tích cơ thể, truyền tĩnh mạch liều duy nhất trong 5 ngày liên tiếp (tổng cộng 60 mg/m2). Trong các nghiên cứu lâm sàng với liều 12 mg/m2 mỗi ngày trong 5 ngày, kết quả là bệnh nhân đã thuyên giảm hoàn toàn sau đợi điều trị đầu tiên.
Phối hợp hóa trị liệu trong ung thư bạch cầu:
Trong điều trị khởi đầu, nên dùng 10-12mg mitoxantron/m2 diện tích cơ thể trong 3 ngày và 100 mg cytarabin/m2 điện tích cơ thể trong 7 ngày (liều cytarabin tiêm truyền liên tục trong mỗi 24 giờ).
Nếu cần thiết sử dụng liệu trình điều trị thứ 2 thì khuyến cáo phối hợp thuốc và liều dùng hàng ngày tương tự như trên, trong đó mitoxantron điều trị chỉ trong 2 ngày và cytarabin trong 5 ngày.
Nếu mitoxanton được phối hợp với các thuốc kìm tế bào khác, việc điều chỉnh liều có thể cần thiết và được cân nhắc khi điều trị khởi đầu cũng như trong các liệu trình điều trị tiếp theo.
Nếu các tác dụng phụ không phải huyết học ở mức độ nặng hoặc đe dọa tính mạng xảy ra trong suốt đợt điều trị khởi đầu đầu tiên thì chỉ nên tiến hành đợt điều trị khởi đầu thứ 2 sau khi các tác dụng phụ này đã giảm bớt.
Ung thư tiền liệt tuyến kháng hormon
Dựa trên các dữ liệu từ một nghiên cứu pha III so sánh mitoxantron + prednison điều trị đường uống (10mg/ngày) so với prednison đơn độc, liều khuyến cáo của mitoxantron là 12 mg/m2 tiêm truyền tĩnh mạch trong khoảng thời gian ngắn trong mỗi 21 ngày.
Nếu mức bạch cầu trung tính thấp nhất > 1000/mm3 và mức tiểu cầu thấp nhất > 100000/mm3 và không phát hiện thấy độc tính không phái huyết học không chấp nhận được, liều mitoxantron nên tăng 2 mg/m2 trong liệu trình điều trị tiếp theo. Nếu mức bạch cầu trung tính thấp nhất < 500/mm3 hoặc mức tiểu cầu thấp nhất < 50000/mm3, liều mitoxantron nên giảm xuống 2 mg/m2.
Các đối tượng bệnh nhân đặc biệt
Trẻ em:
Mitoxantron không được khuyến cáo chỉ định ở trẻ em và thiểu niên đưới 18 tuổi do chưa có đủ dữ liệu trên tính hiệu quả và số liệu tăng độc tính trên tim
Bệnh nhân suy gan:
Mức độ an toàn của mitoxanton trên bệnh nhân suy giảm chức năng gan chưa được nghiên cứu đầy đủ. Bệnh nhân ung thư suy giảm chức năng gan có thể giảm liều điều trị, bệnh nhân điều trị xơ cứng bì rải rác suy giảm chức năng gan không nên điều trị bằng mitoxantron. Ngừng dùng thuốc trong trường hợp bệnh nhân có kết quả kiểm tra chức năng gan bất thường. Thường xuyên tiến hành kiểm tra chức năng gan trước mỗi liều mitoxantron..
Bệnh nhân suy thận:
Thận trọng khi điều trị trên những bệnh nhân đang có bệnh về thận.
Chưa có nghiên cứu về điều chỉnh liều trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận hoặc gan..
4.3. Chống chỉ định:
Quá mẫn cảm với hoạt chất và các thành phần tá dược khác của thuốc
Không được tiêm Mitoxantron “Ebewe” vào động mạch, tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm vào khoang nhện
Phụ nữ có thai và cho con bú
Bệnh xơ cứng bì hệ thống với phân suất tống máu thất trái (LVEF) dưới 50%, hoặc suy giảm đáng kế chỉ số LVEF.
4.4 Thận trọng:
Chỉ nên sử dụng mitoxantron bởi các thầy thuốc có kinh nghiệm điều trị ung thư.
Cần kiểm soát thường xuyên các thông số lâm sàng, huyết học, sinh hóa trong quá trình điều trị.
Cần thực hiện kiểm tra công thức máu thường xuyên trong quá trình điều trị. Trên cơ sở các giá trị thu được, điều chỉnh liều có thể cần thiết (xem phẩn “Liều dùng, cách dùng, đường dùng”)
Khi bị giảm huyết cầu toàn thể hoặc nhiễm khuẩn nặng, cần thận trọng khi đùng mitoxantron.
Ngô độc tim
Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh tim nặng nên đặc biệt cần trọng khi dùng mitoxantron và phải được giám sát cẩn thận. Điều này cũng áp dụng đối với bệnh nhân bị các bệnh này do đã đùng anthracyclin trước đó hoặc do chiếu xạ trung thất từ trước.
Nên theo dõi thật cần thận bệnh nhân có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ và nếu mitoxantron được phối hợp với thuốc độc tế bào gây ngộ độc tim hoặc các thuốc độc cho tim khác (điều chỉnh liều nếu cần thiết).
Cần thực hiện việc kiểm tra thường xuyên chức năng tim mạch với các phương pháp thích hợp.
Ngộ độc tim tăng lên theo tích lũy mitoxantron. Ngộ độc tim do mitoxantron có thể xảy ra ngay cả trong trường hợp không có các yếu tố nguy cơ liên quan đến tim ở liều tích lũy thấp (ít hơn 100 mg/m2)..
Đột tử đã được báo cáo ở những bệnh nhân đa xơ cứng. Nguyên nhân do sử dụng mitoxantron chưa được làm rõ.
Bệnh bạch cầu trung tính
Các chất ức chế topoisomerase II, bao gồm mitoxantron hydrochlorid, khi đùng đồng thời với các thuốc chống ung thư khác (đặc biệt là eác anthracyclines) và/hoặc xạ trị, đã được gắn liền với sự phát triển của bệnh bạch cầu tuỷ cấp tính (AML) hay hội chứng loạn sản tủy (MDS). Đơn trị liệu bằng mitoxantron cũng liên quan với tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu myeloid cấp tính thứ cấp (xem mục “Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác” và “Tác dụng không mong muốn”),
Mitoxantron “Ebewe” có chứa natri. 5 ml hoặc 10 ml dung dịch đậm đặc để pha dung dịch tiêm truyền, tương ứng bao gồm 0,72 mmol (16,45 mg) natri hoặc 1,43 mmol (32,89 mg) natri tương ứng. Cần cân nhắc với bệnh nhân theo chế độ ăn hạn chế muối.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Mitoxantron có thể gây buồn nôn và nôn, đau đầu, rối loạn thị giác, hạ huyết áp và vì thế có thể dẫn đến giảm khả năng lái tàu xe hoặc vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: D
US FDA pregnancy category: D
Thời kỳ mang thai:
Mitoxantron có thể gây độc tính di truyền và lâm giảm sự phát triển của phôi thai. Chống chỉ định mitoxantron trong khi mang thai.
Phụ nữ không nên mang thai trong suốt quá trình điều trị bằng mitoxantron và 6 tháng sau khi dừng điều trị.
Nếu người bệnh mang thai trong quá trình điều trị nên cảnh báo bệnh nhân về nguy cơ di truyền độc tính đối với thai nhi.
Khả năng sinh sản
Miloxantron có thể gây độc tính di truyền. Vì thế đàn ông điều trị mitoxantron được khuyến cáo là không có con trong suốt quá trình điều trị và sau khi điều trị 6 tháng và phải được tư vấn về việc bảo vệ tinh trùng trước khi điều trị do khả năng gây vô sinh không hồi phục do điều trị bằng mitoxanton.
Thời kỳ cho con bú:
Mitoxantron được bài tiết qua sữa mẹ, và người ta nhận thấy nồng độ đáng kể của mitoxantron (18 nanogam/ml) trong 28 ngày sau lần dùng cuối cùng. Phải ngừng cho con bú trong suốt quá trình điều trị.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Tần số được xác định như sau:
Rất ph biến (> 1/10), phổ biến > 1/100 và <1/10), ít gặp (> 1/1000 và <1/100), hiếm (>1/10000 và < 1/1000), rất hiếm (<1/10000), không biết (có thể không được ước lượng từ đữ liệu có sẵn).
Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng
Rất phổ biến: sốt
Phổ biến: nhiễm trùng đe dọa tính mạng
U lành tính, ác tính và không xác định ( bao gồm cả các nang và polyp)
Không biết: bệnh bạch cầu cấp tính
Máu và rối loạn hệ bạch huyết:
Phổ biến: suy tủy, giảm bạch cầu
Ít gặp: giảm tiểu cầu
Hiếm: thiếu máu
Rối loạn hệ miễn dịch
Phổ biến: phản ứng quá mẫn
Hiếm: sốc phản vệ
Rất hiếm: ức chế miễn dịch
Rối loạn tâm thần:
Không biết: lo lắng, hoang mang
Rối loạn hệ thần kinh:
Phổ biến: tác dụng phụ thần kinh không cụ thể
Không biết: đau đầu
Rối loạn mắt:
Hiếm: mất màu xanh của củng mạc
Không biết: viêm kết mạc
Rối loạn tim mạch:
Phổ biến: thay đổi điện tâm đồ, loạn nhịp tim, giảm phân suất tống máu thất trái, khó thở
Ít gặp: suy tim (suy tim sung huyết), đau ngực
Hiếm: nhồi máu cơ tim
Rất hiếm: bệnh cơ tim
Rối loạn mạch máu:
Hiếm: mất màu xanh của các tĩnh mạch
Rất hiếm gặp: viêm tĩnh mạch do thoát mạch
Không biết: hạ huyết áp
Rối loạn tiêu hóa:
Rất phổ biến: buồn nôn, nôn mửa
Phổ biến: viêm miệng / viêm niêm mạc, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, táo bón
Ít gặp: xuất huyết tiêu hóa, chán ăn
Không biết: rối loạn vị giác
Rối loạn gan mật:
Phổ biến: rối loạn chức năng gan
Rối loạn da và mô dưới da:
Rất phổ biến: rụng tóc
Hiếm: mất màu xanh của móng tay và bong tróc
Rối loạn hệ sinh sản và tuyến vú:
Rất phổ biến: vô kinh, giảm sinh tinh
Rối loạn chung và tai chỗ tiêm:
Rất phổ biến: mệt mỏi, yếu
Rất hiếm: hoại tử
Không biết đến: phù
Xét nghiệm
Phổ biến: biến đổi màu của nước tiểu
Hiếm gặp: thay đổi các enzym gan, creatinin huyết thanh, urê mau và bilirubin
Không biết: thay đổi cân nặng
Hiếm khi thấy hội chứng ly giải khối u (đặc trưng bởi tăng acid uric, tăng kali mau, tăng phospho máu và giảm calci huyết) trong quá trình hóa trị dùng mitoxantron đơn trị liệu cũng như trong điều trị phối hợp.
Hai trường hợp tử vong đột ngột đã được mô tả ở những bệnh nhân đa xơ cứng được điều trị bằng mitoxantron (viêm màng não cấp tính, sốc nhiễm khuẩn). Chưa rõ liệu có mối liên hệ với việc sử dụng các mitoxantron hay không.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Đối với bệnh nhân xuất hiện và tiến triển nhiễm khuấn, cần tiến hành xác định số lượng tế bào máu, bao gồm cả số lượng tiểu cầu. Không nên điều trị bằng mitoxantron cho bệnh nhân xơ cứng bì rải rác trong trường hợp số lượng bạch cầu trung tính dưới 1 500/mm3. Thường tiêm truyền mitoxantron từ 1 đến 4 giờ trong trường hợp cấy ghép tủy xương dùng liều cao.
Ngừng dùng thuốc trong trường hợp bệnh nhân có chỉ số phân suất tống máu thất trái (LVEF) dưới giới hạn cho phép thông thường hoặc giảm nghiêm trọng trên lâm sàng. Ngừng dùng liều điều trị cảm ứng thứ hai trong trường hợp bệnh nhân phát triển tình trạng nguy kịch, có nguy hiểm đến tính mạng, trong trường hợp nhiễm độc không liên quan đến máu. Chỉ dùng lại thuốc khi độc tính đã được xử lý.
Mức độ an toàn của thuốc trong bệnh nhân suy giảm chức năng gan chưa được nghiên cứu đầy đủ. Bệnh nhân ung thư suy giảm chức năng gan có thể giảm liều điều trị, bệnh nhân điều trị xơ cứng bì rải rác suy giảm chức năng gan không nên điều trị bằng mitoxantron. Ngừng dùng thuốc trong trường hợp bệnh nhân có kết quả kiểm tra chức năng gan bất thường. Thường xuyên tiến hành kiểm tra chức năng gan trước mỗi liều mitoxantron.
Ngừng tiêm truyền ngay nếu xuất hiện ADR tại nơi tiêm (thuốc thoát ra khỏi mạch) như đau, nóng rát, ngứa, đỏ, sưng, đổi màu xanh, loét. Tiêm lại tại một mạch khác. Sự thoát mạch của thuốc có thể xảy ra trong quá trình tiêm truyền ngay cả khi máu vẫn quay trở lại mạch, có thể kèm theo đau nhức hoặc nóng rát. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ thoát mạch, chườm nước đá gián đoạn vùng da thuốc xâm nhập và vùng bị ảnh hưởng nặng nhất. Khu vực tiêm nên được kiểm tra thường xuyên, phòng nguy cơ xảy ra quá mẫn nơi tiêm. Nếu có dấu hiệu dị ứng cục bộ tiến triển, cần tiến hành tư vấn phẫu thuật sớm. Để giảm nguy cơ thoát mạch, dung dịch pha loãng mitoxantron hydroclorid được đưa chậm vào một đường truyền tĩnh mạch của dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5% trong tối thiểu 3 phút; và thường được truyền trong khoảng từ 15 – 30 phút. Đường ống tiêm truyền tĩnh mạch nên được gắn với kim bướm hoặc thiết bị khác phù hợp với việc đưa thuốc vào mạch máu lớn. Nếu có thể, nên tránh các mạch máu gần khớp, mạch máu gần khu vực tổn thương, gần mạch bạch huyết.
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Trong điều trị phối hợp với các thuốc chống ung thư khác, không thể loại trừ khả năng tăng độc tính (đặc biệt là gây độc cho tủy xương và cho tim).
Điều trị bằng các thuốc ức chế topoisomerase II, bao gồm mitoxantron, khi phối hợp với các thuốc chống tân sinh khác và/hoặc với xạ trị, sẽ làm phát triển bệnh bạch cầu tủy cấp tính (AML) hoặc hội chứng loạn sản tuỷ (MDS).
Tránh sử dụng đồng thời mitoxantron với natalizumab, vắc xin sống vì làm tăng tác dụng của những thuốc này. Trastuzumab làm tăng tác dụng của mitoxantron, Mitoxantron làm giảm hoạt tính của vắc xin bất hoạt. Mitoxantron có thể bị giảm tác dụng do một số cây thuộc chi Echinacea..
4.9 Quá liều và xử trí:
Triệu chứng:
Các phản ứng có hại gia tăng khi quá liều cấp tính hoặc mãn tính (xem phần “Tác dụng không mong muốn”), Diễn biến tiếp theo khi quá liều cấp và mạn tính được xác định bởi suy tủy xương, trong các giai đoạn khác nhau cho đến mất bạch cầu hạt với hoại tử đau thắt ngực và giảm tiểu cầu nghiêm trọng.
Có thể có những vết loét trong đường tiêu hóa, xuất huyết ruột có chảy máu ồ ạt, tiêu chảy và các triệu chứng dai dẳng của nhiễm độc gan và thận. Theo kinh nghiệm, bất sản tủy xương do quá liều cấp tính của mitoxantron có thể kéo dài (khoảng 3 tuần).
Ở những bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp tính, đôi khi có thể xảy ra viêm miệng nặng. Nên có những biện pháp thích hợp để phòng ngừa và điều trị.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng tim cấp tính ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau có thể xảy ra.
Mội số trường hợp bệnh nhân bị ung thư bạch cầu cấp tính bị viêm miệng. Vì thế cần cẩn trọng khi sử dụng, mặc dù mức độ viêm miệng do dùng một liều cao của thuốc nhẹ hơn so với điều trị ung thư bạch cầu dùng mitoxantron 10-12 mg/m2 trong 5 ngày liên tiếp.
Một số trường hợp bị các triệu chứng tim mạch cấp tính có liên quan đến quá liều.
Cách xử trí
Vẫn chưa tìm được thuốc giải độc. Do mitoxantron thải trừ rất nhanh khỏi huyết tương và có ái lực cao với mô cho nên không thể lọc mitoxantron bằng cách thẩm tách.
Sau khi phát hiện quá liều phải bắt đầu dùng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn.
Hỗ trợ về huyết học khi có hiện tượng mất bạch cầu hạt và giảm tiểu cầu
Các biện pháp hỗ trợ thông thường (bổ sung dịch truyền và cân bằng chất điện giải, theo dõi chức năng gan thận, kiểm soát tim mạch nghiêm ngặt…) phải được thực hiện trong thời gian điều trị nội trú.
Mỗi bệnh nhân quá liều cần được theo dõi cẩn thận các dấu hiệu lâm sàng để phát hiện biến chứng muộn đúng lúc.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Mã ATC : L01DB07
Mitoxantron là một anthracendion tổng họp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mitoxantron xen vào các ADN và kích thích tạo thêm các liên kết chéo trong và giữa các chuỗi ADN.
Mặc dù chưa xác định được hoàn toàn cơ chế tác dụng chống ung thư chính xác song người ta vẫn thừa nhận rằng có mối liên hệ với quá trình ức chế tồng họp acid nucleic. Mitoxantron là một chất ức chế tồng họp ADN và ARN hiệu quả và gây sai lệch nhân và tán xạ nhiễm sắc.
Tác dụng chống ung thư của mitoxantron không đặc hiệu với chu kỳ tế bào. Chất này làm ức chế chu kỳ tế bào trong pha G2 và làm tăng ARN và thể đa bội trong tế bào.
Cơ chế tác dụng:
Mặc dù cơ chế chính xác của mitoxantron chưa được xác định, mitoxantron được cho là can thiệp vào chức năng của topoisomerase II. Enzym topoisomerase liên kết với DNA qua các liên kết cộng hóa trị, hình thành phức hợp không bền enzymDNA. Phức hợp này tham gia vào phản ứng làm thay đổi định khu DNA tạo điều kiện cho việc hình thành cấu trúc của sợi đơn và sợi kép DNA. Mitoxantron ổn định phức hợp enzym-DNA không bền, do đó ngăn cản quá trình gắn kết các sợi DNA.
Cơ chế khác của mitoxantron gây độc tế bào có thể là sự tích tụ và cố kết các sợi DNA thông qua các liên kết chéo tĩnh điện, hình thành các gốc tự do phá vỡ các sợi DNA, ức chế protein kinase C, gây cảm ứng sự chết tế bào theo chương trình của các tế bào ung thư.
Mitoxantron làm chậm sự tiến triển của chu kỳ tế bào phụ thuộc vào nồng độ và thời gian. Mặc dù thuốc không đặc hiệu cho chu kỳ tế bào nhưng rất độc với tế bào ở pha S muộn.
Sự kháng của khối u đối với mitoxantron có thể xảy ra do gia tăng P-glycoprotein, do thay đổi hàm lượng hoặc hoạt tính của topoisomerase II, tăng cơ chế sửa chữa DNA hoặc cơ chế khác. Sự kháng chéo không hoàn toàn với anthracyclin khác đã được chứng minh in vitro, nên bệnh nhân không đáp ứng với anthracyclin khác vẫn có thể có đáp ứng đối với mitoxantron trong một số trường hợp.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Các nghicn cứu dược động học chi ra rằng mitoxantron được thải trừ nhanh chóng trong huyết tương sau khi truyền tĩnh mạch và thuốc này có thể tích phân bố vào các mô lớn.
5-22 giờ sau khi tiêm mitoxantron, nồng độ thuốc trong mô cao hơn trong huyết tương.
Phân bố trong dịch não tủy:
Mối liên quan giữa huyết thanh và dung dịch thuốc
Trong các mô hình nghiên cứu trên động vật, mitoxantron vưọt qua hàng rào máu não ở mức độ tối thiểu.
Liên kết protein: 90%
Thòi gian bản thải sinh học:
Ở phần lớn các bệnh nhân, thuốc thải trừ trong huyết tương theo mô hình 3 pha với thời gian bán thải cuối cùng (t1/2) xấp xỉ 215 giờ (xấp xỉ 9 ngày).
Trên cả người và động vật, miloxantron được thải trừ rất chậm qua thận và qua đường gan mật. Sau khi điều trị liều đơn 12mg/m2 ở người, xấp xỉ 10,1% liều đưọc thải qua đường tiểu trong vòng 120 giờ trong đó phẩn lớn được đào thải trong 24 giờ đầu tiên, 6,5% đào thải dạng mitoxantron không thay đổi, 3,6% là chất chuyển hóa. Độ thanh thải qua thận chỉ bằng 5% độ thanh thải toàn phần của cơ thể.
Thải trừ trong trường hợp suy chức năng thận:
Ở bệnh nhân suy thận, không nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa về độ thanh thải của thận đối với chất này. Không cần thiết phải điều chỉnh liều đối với bệnh nhân suy thận nhẹ và vừa.
Thải trừ trong trưòng hợp suy chức năng gan:
Ở bệnh nhân suy gan (ung thư hoặc di căn gan), thời gian bán thải kéo dài hơn và độ thanh thải giảm (xem mục “Liều dùng, cách dùng, đường dùng”).
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
6.2. Tương kỵ :
Không nên phối hợp, trộn đồng thời mitoxantron với heparin vì có khả năng tạo kết tủa. Mặt khác, vì các dữ liệu nghiên cứu cụ thể về tương kỵ chưa đầy đủ, nhà sản xuất khuyến cáo mitoxantron hydroclorid không nên trộn để tiêm truyền đồng thời với bất kỳ thuốc nào khác.
6.3. Bảo quản:
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C. Không để đông lạnh
Chế phẩm đã pha loãng nên được sử dụng ngay lập tức. Nếu không dùng ngay thì dung dịch không được bảo quản quá 24 giờ 6 2-8°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam
Hoặc HDSD Thuốc.
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM